Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Bài 17: Lớp vỏ khí

 Câu 1: Không khí gồm những thành phần nào?

Không khí gồm 3 thành phần chính: Khí ôxi,khí nitơ,hơi nước và các khí khác. Trong đó hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây,mưa,sấm chớp,

 Câu 2: Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Tầng nào là nơi diễn ra mọi hoạt động sinh hoạt và sinh của con người và sinh vật trên Trái Đất?

Lớp vỏ khí gồm tầng đối lưu,tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển. Tầng đối lưu là nơi diễn ra các hoạt động sinh sống trên Trấi Đất.Đặc biệt trong tầng bình lưu có lớp Ôdôn có tác dụng ngăn cẳn các tia bức xạ của Mặt trời có hại cho sinh vật và con người.Vì thế,chúng ta cần bảo vệ tầng ôdôn.

 

docx6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Bài 17: Lớp vỏ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 17: LỚP VỎ KHÍ MỤC TIÊU BÀI HỌC KiẾN thức Qua bài học,HS cần : - Biết được thành phần của lớp vỏ khí,tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí,biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí. - Biết các tầng của lớp vỏ khí: Tầng đối lưu,tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển và đặc điểm chính của mỗi tầng.Vai trò của lớp Ôdôn (O3) trong tầng bình lưu. - Biết các khối khí ở tầng đối lưu. Kĩ năng - Quan sát,nhận xét biểu đồ,biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí. -Vẽ biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí. Thái độ,tình cảm Có ý thức trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường. Năng lực a. Định hướng phát triển năng lực chung: tự học,giải quyết vấn đề,làm việc nhóm b. Định hướng phát triển năng lực chuyên biệt: phân tích biểu đồ,quan sát tranh ảnh, thu thập thông tin, CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. ChuẨn bị của giáo viên - BiỂu đồ các thành phần của không khí,hình vẽ các tầng của lớp vỏ khí. - Bản đồ tự nhiên thế giới. 2. Chuẩn bị của học sinh Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp,chuẩn bị SGK,vở ghi bài và các dụng cụ học tập khác, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học cá nhân,cặp. 2. Phương pháp thuyết trình HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’)( không kiểm tra bài cũ) 2. Bài mới (2’) a. Mở bài: Mọi hoạt động của con người đều có liên quan đến lớp vỏ khí hay khí quyển.Thiếu không khí sẽ không có sự sống trên Trái Đất.Chính vì thế chúng ta cần biết lớp vỏ khí gồm những thành phần nào,cấu tạo của nó ra sao và nó có vai trò gì trên Trái Đất.Tiết hôm nay,lớp chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 17: Lớp vỏ khí b. Nội dung: Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần của không khí ( Cá nhân)-8’ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Các em quan sát hình 45,SGK: Dựa vào hình 45,SGK cho biết các thành phần của không khí? Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm? GV: LưỢng hơi nước tuy rất nhỏ bé nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng trên Trái Đất. (Hiện tượng khí tượng là các hiện tượng có liên quan đến thời tiết biểu hiện trong khí quyển như mây,mưa,sấm,gió,bão) GV: Yêu cầu HS vẽ biểu đồ tỉ lệ thành phần không khí vào vở. GV chuyển ý sang mục 2: Xung quanh Trái Đất có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển.Khí quyển như một cơ máy thiên nhiên sử dụng năng lượng Mặt Trời phân phối điều hòa nước trên khắp hành tinh dưới hình thức mây,mưa,điều hòa CO2 và O2 trên Trái Đất.Con người không nhìn thấy không khí nhưng quan sát được các hiện tượng xảy ra trong khí quyển. Vậy,khí quyển có cấu tạo như thế nào? Đặc điểm của nó ra sao? Chúng ta đi tìm hiểu tiếp phần 2. HS quan sát hình và trả lời. HS trả lời: Không khí gồm có 3 thành phần chính: Khí ôxi(21%),khí Nitơ(78%),hơi nước và các khí khác(1%). 1. Thành phần của không khí: - Gồm các khí: + Nitơ (78%) + Ôxi (21%) + Hơi nước và các khí khác (1%) Hoạt động 2: Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển) (cá nhân/cặp/thuyết trình)-15’ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV:Cho HS làm việc cặp (3’). Các em quan sát hình 46,SGK.Các tầng khí quyển và trả lời câu hỏi sau? - Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Vị trí của mỗi tầng? GV: Gọi một cặp bất kì đứng lên trả lời câu hỏi. GVNX: GV: Mời một em HS lên xác định vị trí của mỗi tầng. GVNX: GV: Em có nhận xét gì về sự thay đổi nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu? GV: Các em tiếp tục quan sát hình 46 kết hợp với thông tin có trong SKG,cho cô biết,Trong tầng bình lưu có lớp gì? Tác dụng của lớp đó trong khí quyển? GV chuyển ý sang mục 3: Do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất (lục địa và đại dương) nên không khí ở đáy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí có đặc tính khác nhau về nhiệt độ,độ ẩm.chúng ta sang tìm hiểu tiếp phần 3 HS sau khi quan sát hình 46.SGK trả lời câu hỏi: Lớp vỏ khí gồm các tầng : Tầng đối lưu (0-16km),tầng bình lưu (16-80km),các tầng cao của khí quyển từ 80km trở lên. HS đọc SGK và trả lời : Trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ lại giảm đi 0,6°C. HS trả lời: Trong tầng bình lưu có lớp Ôdôn,có tác dụng ngăn cẳn những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. 2.Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển): - ChiỀu dài khí quyển: trên 60.000 km. - Càng lên cao,không khí càng loãng.Khoảng 90% không khí tập trung ở độ cao gần 16 km sát mặt đất. - Lớp vỏ khí gồm 3 tầng: + Tầng đối lưu (0-16km) + Tầng bình lưu (16-80km) + Các tầng cao của khí quyển (từ 80km trở lên) - Tầng gần mặt đất nhất là tầng đối lưu,cao khoảng 16km,tập trung 90% không khí ,không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng,càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm (cứ lên cao 100m thì nhiệt độ lại giảm đi 0,6°C). Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng như mây,mưa,sấm chớp, Hoạt động 3 : Các khối khí (cá nhân/thuyết trình)-7’ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Các em đọc SGK trang 53,54 và trả lời câu hỏi: -Căn cứ vào đâu để người ta chia ra các loại khối khí ? GV: Mỗi loại khối khí hình thành ở đâu và có tính chất gì? GV thuyết trình: Khối khí luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết,di chuyển tới đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó. GVKL : Sự phân biệt các khối khí chủ yếu à căn cứ vào tính chất của chúng (nóng,lạnh,khô,ẩm).Việc đặt tên các khối khí căn cứ vào nơi hình thành GVgiới thiệu một số kí hiệu của khối khí: E: Khối khí xích đạo T: Khối khí nhiệt đới (Tm,Tc: Khối khí đại dương,khối khí lục địa) P: Khối khí ôn đới hay cực đới (Pm: kk ôn đới đại dương;Pc: lục địa) A: Khối khí băng địa. HS đọc SGK trả lời: Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia ra khối khí nóng và khối khí lạnh. Căn cứ vào mặt tiếp xúc chia thành khối khí đại dương và khói khí luc địa. HS trả lời: - KhỐi khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp,nhiệt độ cao - Khối khí lạnh hình thành trên các vìng vĩ độ cao,nhiệt đọ tương đối thấp - Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương,độ ẩm lớn -Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền,tương đối khô. 3. Các khối khí Có 4 khối khí: + KHối khí nóng + Khối khí lạnh + Khối khí đại dương + Khối khí lục địa TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1.Tổng kết (5’) Câu 1: Không khí gồm những thành phần nào? Không khí gồm 3 thành phần chính: Khí ôxi,khí nitơ,hơi nước và các khí khác. Trong đó hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây,mưa,sấm chớp, Câu 2: Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Tầng nào là nơi diễn ra mọi hoạt động sinh hoạt và sinh của con người và sinh vật trên Trái Đất? Lớp vỏ khí gồm tầng đối lưu,tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển. Tầng đối lưu là nơi diễn ra các hoạt động sinh sống trên Trấi Đất.Đặc biệt trong tầng bình lưu có lớp Ôdôn có tác dụng ngăn cẳn các tia bức xạ của Mặt trời có hại cho sinh vật và con người.Vì thế,chúng ta cần bảo vệ tầng ôdôn. Câu 3: Dựa vào nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc,người ta chia ra mấy loại khối khí? Dựa vào nhiệt độ người ta chia ra khối khí nóng và khối khí lạnh. Dựa vào bề mặt tiếp xúc người ta chia ra khối khí lục địa và khối khí đại dương. 2. Hướng dẫn học tập (1’) - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới,Bài 18:Thời tiết,khí hậu và nhiệt độ không khí.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 17 Lop vo khi_12401017.docx
Tài liệu liên quan