Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Bài 21: Thực hành: phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Nhóm 2,4: Tìm hiểu về nhiệt độ và lượng mưa của biểu đồ B. Biểu đồ nào là địa điểm ở nửa cầu Bắc, biểu đồ nào là địa điểm ở nửa cầu Nam? Vì sao?

GV: Hết thời gian thảo luận, mời đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

GV: Chiếu hình ảnh về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở bán cầu Bắc và giải thích.

 Biểu đồ A: là biểu đồ của địa điểm ở nửa cầu Bắc. Vì có mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10.

 Biểu đồ B: là biểu đồ của địa điểm ở nửa cầu Nam. Vì có mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Bài 21: Thực hành: phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25: Bài 21: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh biết cách đọc khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của địa phương được thể hiện trên biểu đồ. 2. Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được: Đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa. - Học sinh bước đầu biết nhận dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam. 3. Thái độ: - Thói quen: Thích tìm hiểu thông tin về thời tiết, khí hậu trên phương tin thông tin đại chúng và qua thực tế. - Tính cách: Giáo dục học sinh yêu thích học tập bộ môn. 4. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. - Năng lực riêng: Sử dụng biểu đồ, số liệu. II. PHƯƠNG PHÁP - Thảo luận nhóm. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp sử dụng biểu đồ. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội. - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai địa điểm A và B. 2 Học sinh: Chuẩn bị bài theo nội dung ở tiết trước, thước kẻ. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (Thời gian: 5’) ? Lượng hơi nước trong không khí do đâu mà có ? - Nguồn cung cấp hơi nước cho khí quyển chủ yếu là nước trong các biển và đại dương. ? Tại sao trong không khí lại có độ ẩm ? - Do có chứa hơi nước nên không khí có độ ẩm. ? Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành sương, mây, mưa? - Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hóa lạnh đià hơi nước trong không khí sẽ đọng lại (sự ngưng tụ)à sinh ra các hiện tượng sương, mây, mưa. 3. Bài mới: Nhiệt độ và lượng mưa là các yếu tố của khí hậu, để biết các yếu tố này được biểu hiện như thế nào trên biểu đồ. Bài học: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn. Bài 21: Thực hành: PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: (Thời gian 5’) I. Khái niệm về biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa. ?Qua tìm hiểu ở nhà các em hãy cho cô biết biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa là gì? à Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (biểu đồ khí hậu) là hình vẽ mô tả diễn biến của các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa các tháng trong năm của một địa phương. GV giới thiệu thêm: Để thể hiện diễn biến của nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm người ta dùng hệ tọa độ vuông góc với trục ngang (trục hoành) và trục dọc (trục tung). - Trục dọc: biểu hiện nhiệt độ và lượng mưa. - Trục ngang: biểu hiện thời gian. Hoạt động 2: II. Bài tập Bài tập 1: Cá nhân (Thời gian 10’) GV: Mời HS đọc bài tập 1/SGK/65 GV chiếu biểu đồ H.55. Quan sát biểu đồ H.55 và trả lời các câu hỏi: ? Những yếu tố nào được biểu hiện trên biểu đồ? Trong thời gian bao lâu? HSTL: GV chốt: Những yếu tố được thể hiện trên biểu đồ: nhiệt độ, lượng mưa. Trong thời gian 12 tháng. ? Yếu tố nào được biểu hiện theo đường? HSTT: GV chốt: Yếu tố thể hiện theo đường là nhiệt độ. ? Yếu tố nào thể hiện bằng hình cột? HSTL: GV chốt: Yếu tố thể hiện bằng hình cột là lượng mưa. ? Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng nào? HSTL: GV chốt: Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng: lượng mưa. ? Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng nào? HSTL: GV chốt: Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng: nhiệt độ. ? Đơn vị để tính nhiệt độ là gì? Đơn vị để tính lượng mưa là gì? HSTL: GV chốt: Đơn vị tính nhiệt độ là oC Đơn vị tính lượng mưa là milimet (mm). Bài tập 2: ( Giảm tải) Bài tập 3: ( Giảm tải) Bài tập 4+ 5: Nhóm (Thời gian 15’) Thảo luận: Cặp – 5’ Quan sát biểu đồ H.56,57 và trả lời các câu hỏi trong bảng sau: thời gian 5 phút. Nhóm 1,3: Tìm hiểu về nhiệt độ và lượng mưa của biểu đồ A. Biểu đồ nào là địa điểm ở nửa cầu Bắc, biểu đồ nào là địa điểm ở nửa cầu Nam? Vì sao? Nhóm 2,4: Tìm hiểu về nhiệt độ và lượng mưa của biểu đồ B. Biểu đồ nào là địa điểm ở nửa cầu Bắc, biểu đồ nào là địa điểm ở nửa cầu Nam? Vì sao? GV: Hết thời gian thảo luận, mời đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và bổ sung. GV: Chiếu hình ảnh về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở bán cầu Bắc và giải thích. à Biểu đồ A: là biểu đồ của địa điểm ở nửa cầu Bắc. Vì có mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10. à Biểu đồ B: là biểu đồ của địa điểm ở nửa cầu Nam. Vì có mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. II. Bài tập. Bài tập 1: - Những yếu tố được thể hiện trên biểu đồ: nhiệt độ, lượng mưa. Trong thời gian 12 tháng. +Yếu tố thể hiện theo đường là nhiệt độ. + Yếu tố thể hiện bằng hình cột là lượng mưa. - Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng: lượng mưa. - Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng: nhiệt độ. - Đơn vị tính nhiệt độ là oC - Đơn vị tính lượng mưa là milimet (mm). Bài tập 4: Nhiệt độ và lượng mưa Biểu đồ của địa điểm A Biểu đồ của địa điểm B Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng nào? 4 12 Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng nào? 1 7 Những tháng có mưa nhiều (mùa mưa) bắt đầu từ tháng mấy đến tháng mấy? 5 à 10 10à 3 Kết luận Là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của NCB. Vì: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 4 à tháng 10. Là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của NCN. Vì: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 10 àtháng 3 năm sau. V. CỦNG CỐ 1. Khoanh tròn vào ô đúng nhất - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là hình vẽ thể hiện: A. Nhiệt độ của một nơi. B. Lượng mưa của một nơi. C. Độ ẩm không khí của một nơi. D. Nhiệt độ và lượng mưa các tháng trong năm của một địa phương. Đáp án: D - Các kí hiệu thường dùng trên biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa: A. Ký hiệu điểm B. Ký hiệu đường, hình cột. C. Ký hiệu tượng hình. D. Cả A, B và C đều đúng. Đáp án: B 2. Tìm bí mật ô số Có 4 từ khóa liên quan đến nội dung bài học, GV gọi 4 em học sinh bất kì chọn ô số và giải mã ô số đó. Câu hỏi: 1. Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu? 2. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất ngày càng nóng lên được gọi là gì? 3. Hơi nước ngưng tụ ở lớp không khí gần mặt đất được gọi là gì? 4. Yếu tố chính nào của thời tiết sinh ra mưa? Từ khóa: 1000-2000mm, hiệu ứng nhà kính, sương, độ ẩm không khí. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Xem lại bài thực hành. - Chuẩn bị bài: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT + Vị trí, đặc điểm các đường chí tuyến và vòng cực trên bề mặt Trái Đất. + Tìm hiểu các đới khí hậu và các loại gió ở mỗi đới. Diên Khánh, ngày 07 tháng 03 năm 2018 Duyệt của GVHD giảng dạy Sinh viên thực tập Trần Ngọc Tuấn Lê Thị Viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 21 Thuc hanh Phan tich bieu do nhiet do luong mua_12304586.doc
Tài liệu liên quan