Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Bài 23: Sông và hồ

1. Sông và lượng nước của sông:

a. Sông:

- Giáo viên chiếu slide học sinh xem 1 số con sông trên thế giới

- Giáo viên đặt câu hỏi: Bằng kiến thức thực tế các em hãy trình bày sông có đặc điểm như thế nào?

- Sau đó giáo viên hình thành khái niệm của sông và yêu cầu học sinh nhắc lại

- Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận: Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa

- Giáo viên chiếu slide: Hình 59 và đặt câu hỏi: Lưu vực sông là gì?

docx6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Bài 23: Sông và hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 23: SÔNG VÀ HỒ Thông tin chung Chủ đề: Địa Lí Đối tượng: Học sinh từ 11 – 14 tuổi Thời gian ước tính: 45’ Mục tiêu và yêu cầu Kiến thức Cho học sinh hiểu được khái niệm của sông. Và mỗi con sông sẽ có một lượng nước, chế độ chảy và nguồn cung cấp nước khác nhau. Hiểu được hồ có khác gì so với sông. Biết được căn cứ vào tính chất của nước thì có 2 loại hồ và nguồn gốc hình thành hồ cũng khác nhau. Kĩ năng Vận dụng thực tế vào bài học Rèn luyện kĩ năng xác định các con sông và hồ trên lược đồ Việt Nam Phân tích được các nguồn lợi ích sông và hồ mang lại Rèn luyện kĩ năng hợp tác làm việc nhóm Ý nghĩa Giáo dục ý thức về nguồn lợi của sông và hồ, liên hệ thực tế việc bảo vệ môi trường cho sông và hồ STT Nội dung Phương pháp Mô tả hoạt động Tư liệu Thời gian 1 Khởi động Trò chơi: Kể tên những con sông và hồ Giáo viên chia lớp ra thành 5 nhóm và 1 nhóm có 8 thành viên. Cho học sinh di chuyển nhóm thành vòng tròn Giáo viên phát giấy A3 và bút cho học sinh Giáo viên phổ biến thể lệ trò chơi: Trong thời gian 5’ hãy kể tên các con sông và hồ mà em biết Giáo viên hô to “bắt đầu” và tính thời gian Hết thời gian: Giáo viên cho học sinh dán giấy học tập lên bảng và đếm số lượng sông và hồ các em đã liệt kê Nhóm nào kể tên được nhiều nhất sẽ chiến thắng và được phần quà KL: Giáo viên trao đổi với học sinh: chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sông và hồ có những đặc điểm gì? Chúng có những thuận lợi và khó khăn gì cho chúng ta? Giấy A3, bút 8’ 2 Sông và lượng nước của sông Trực quan Thảo luận nhóm Sông và lượng nước của sông: Sông: Giáo viên chiếu slide học sinh xem 1 số con sông trên thế giới Giáo viên đặt câu hỏi: Bằng kiến thức thực tế các em hãy trình bày sông có đặc điểm như thế nào? Sau đó giáo viên hình thành khái niệm của sông và yêu cầu học sinh nhắc lại Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận: Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa Giáo viên chiếu slide: Hình 59 và đặt câu hỏi: Lưu vực sông là gì? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và rút ra kết luận: Lưu vực sông là vung đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông Giáo viên đặt câu hỏi: Hệ thống sông bao gồm những bộ phận nào? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và rút ra kết luận: Dòng sông chính cùng phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông. Lượng nước của sông: Giáo viên đặt câu hỏi: Lưu lượng là gì? Học sinh trả lời, giáo viên rút ra kết luận: Lưu lượng: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở địa điểm nào đó trong 1 giây(m3/S). Giáo viên đặt câu hỏi: Thủy chế là gì? Giáo viên có thể giải thích đơn giản là: Thủy -> nước, chế -> chế độ. Nói chung là chế độ nước của một con sông Giáo viên rút ra kết luận: Thủy chế của sông là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm. Giáo viên chia lớp ra thành 5 nhóm thảo luận câu hỏi: Hãy kể tên những thuận lợi và khó khăn của sông mang lại đối với đời sống người dân? Giáo viên phát giấy A3 và bút cho học sinh Giáo viên hô to “bắt đầu”, các nhóm thảo luận trong 2’ Hết 2’ đại diện từng nhóm dán bảng học tập lên bảng Nhóm nào liệt kê được nhiều đáp án đúng nhóm đó chiến thắng Slide Giấy A3, bút 15’ Hồ Trực quan Hồ Giáo viên chiếu slide học sinh xem 1 số hồ trên thế giới Giáo viên đặt câu hỏi: Bằng kiến thức thực tế các em hãy trình bày hồ có đặc điểm như thế nào? Sau đó giáo viên hình thành khái niệm của hồ và yêu cầu học sinh nhắc lại Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận: Hồ là những khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền. Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Căn cứ vào tính chất của nước hồ có mấy loại Học sinh trả lời và giáo viên rút ra kết luận: Căn cứ vào tính chất của nước, hồ có 2 loại: Hồ nước mặn Hồ nước ngọt Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Nguồn gốc hình thành các hồ có giống nhau hay không? Học sinh trả lời và giáo viên rút ra kết luận: Căn cứ vào nguồn gốc hình thành khác nhau: Hồ vết tích của các khúc sông Hồ miệng núi lửa Hồ nhân tạo Giáo viên sẽ giải thích cho học sinh hiểu từng nguồn gốc hình thành hồ Hồ vết tích của các khúc sông: bản thân nó là 1 con sông nhưng do thay đổi dòng chảy riêng nên lâu ngày sẽ hình thành hồ Giáo viên chiếu slide minh họa cho hồ vết tích của các khúc sông: Hồ Tây Hồ miệng núi lửa: Khi núi lửa ngưng hoạt động hoặc tạm ngưng hoạt động lâu ngày sẽ hình thành trên miệng núi lửa, vì miệng núi lửa tựa như hình lòng chảo Giáo viên chiếu slide hồ miệng núi lửa ở một số nước như Nhật Bản Hồ nhân tạo: Do con người tạo ra Giáo viên chiếu slide hồ Dầu Tiếng Giáo viên chia lớp ra thành 5 nhóm thảo luận câu hỏi: Hãy kể tên những thuận lợi của hồ mang lại đối với đời sống người dân? Giáo viên phát giấy A3 và bút cho học sinh Giáo viên hô to “bắt đầu”, các nhóm thảo luận trong 2’ Hết 2’ đại diện từng nhóm dán bảng học tập lên bảng Nhóm nào liệt kê được nhiều đáp án đúng nhóm đó chiến thắng Slide Giấy A3, bút 14’ 3 Củng cố Trò chơi “Ai nhanh hơn” Hệ thống bài học bằng sơ đồ tư duy Cho học sinh chơi 1 trò chơi “Ai nhanh hơn” Giáo viên dán giấy học tập lên bảng giấy đã có viết tên các con sông và các hồ không theo hàng và không theo trình tự Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm cử đại diện một bạn nhanh tay và tinh mắt nhất Giáo viên phát bút cho học sinh, mỗi nhóm một màu khác nhau Giáo viên sẽ đọc to tên các con sông hoặc hồ một cách ngẫu nhiên Học sinh sẽ phải tìm và khoanh lại đáp án giáo viên đã đọc Kết thúc 3’ nhóm nào nhiều đáp án nhất nhóm đó chiến thắng Giấy A0 Bút 7’ 4 Dặn dò Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà học bài cũ, làm bài tập và đọc bài mới 1’

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an tong hop_12399156.docx
Tài liệu liên quan