1. Câu hỏi nhận biết
- Trục trái đất nghiêng hay thẳng đứng
2. Câu hỏi thông hiểu
- Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào?
- Người ta chia bề mặt trái đất ra bao nhiêu khu vực?
3. Câu hỏi vận dụng
- Thời gian trái đất tự quay quanh trục 1 vòng trong 1 ngày, đêm ước tính thời gian là bao lâu?- HS lên xác định hướng tự quay của trái đất?
- Dựa vào số kinh tuyến trên quả địa cầu em hãy cho biết mỗi một múi giờ có bao nhiêu kinh tuyến?
4. Câu hỏi vận dụng cao
- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau trên Trái đất?
- Nguyên nhân nào dẩn đến hiện tượng ở nửa cầu Bắc các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch hướng về phía bên phải hay bên trái so với hướng chuyển động.
- Tính giờ của Nhật Bản, Việt Nam, Niu-Yook (Mĩ), Pháp nếu giờ gốc là 7h
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Chủ đề: Trái đầt và chuyển động của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9, 10, 11 Ngày soạn: 18/10/2018
Tiết 9, 10, 11:
Chủ đề: TRÁI ĐẦT VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Nắm được vân động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Cách chia và tính múi giờ ở các múi giờ khác nhau trên Trái Đất.
- Tính được giờ của một khu vực giờ khi biết giờ gốc và ngược lại.
- Nắm được hệ quả của sự chuyển động quanh trục của trái đất.
- Hiểu được cơ chế của sự chuyển động của Trái đất quanh mặt trời (quỹ đạo thời gian chuyển động và tính chất của sự chuyển động).
- Nhớ các vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí trên quĩ đạo Trái đất.
- Biết được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời.
2. Kĩ năng: Giúp HS:
- Dùng quả địa cầu chứng minh ngày đêm kế tiếp nhau trên trái đất.
- Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái đất trên quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.
- Biết cách dùng quả địa cầu để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.
- Thu thập, trao đổi phản hồi thông tin: H Đ 1, H Đ 2,
- Phương pháp đàm thoại gợi mở, nhóm, thuyết trình H Đ 1, H Đ 2
3. Thái độ: Yêu thích học bộ môn, có thế giới quan khoa học
II. NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và TT, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ.
III. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả
Sự chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất và các hệ quả
IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ CẦN ĐẠT CỦA HỌC SINH
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1. Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả
- Nắm được vân động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Nắm được hệ quả của sự chuyển động quanh trục của trái đất.
- Dùng tranh, ảnh rút ra kiến thức bài học. Cách chia và tính múi giờ ở các múi giờ khác nhau trên Trái Đất.
Tính được giờ của một khu vực giờ khi biết giờ gốc và ngược lại.
2. Sự chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất và các hệ quả
- Biết được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời.
- Hiểu được cơ chế của sự chuyển động của Trái đất quanh mặt trời (quỹ đạo thời gian chuyển động và tính chất của sự chuyển động).
- Nhớ các vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí trên quĩ đạo Trái đất.
Giải thích được các hiện tượng diễn ra trong dân gian về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa
V. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Câu hỏi nhận biết
- Trục trái đất nghiêng hay thẳng đứng
2. Câu hỏi thông hiểu
- Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào?
- Người ta chia bề mặt trái đất ra bao nhiêu khu vực?
3. Câu hỏi vận dụng
- Thời gian trái đất tự quay quanh trục 1 vòng trong 1 ngày, đêm ước tính thời gian là bao lâu?- HS lên xác định hướng tự quay của trái đất?
- Dựa vào số kinh tuyến trên quả địa cầu em hãy cho biết mỗi một múi giờ có bao nhiêu kinh tuyến?
4. Câu hỏi vận dụng cao
- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau trên Trái đất?
- Nguyên nhân nào dẩn đến hiện tượng ở nửa cầu Bắc các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch hướng về phía bên phải hay bên trái so với hướng chuyển động.
- Tính giờ của Nhật Bản, Việt Nam, Niu-Yook (Mĩ), Pháp nếu giờ gốc là 7h
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hát tập thể
GV: Dẫn dắt, giới thiệu bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả :
1. Vận động tự quay quanh trục của trái đất:
* GV giao nhiệm vụ:
GV vẽ kết hợp H 19 Hướng tự quay của Trái đất và H 21 Hiện tượng ngày đêm trên trái đất / SGK trang 21, 22 lên bảng và yêu cầu học sinh xác định cực Bắc, cực Nam, hướng Đông, hướng Tây => GV điền tiếp ngày và đêm
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp (bàn) ( 2 HS/ bàn). ( Thời gian: 3 phút)
+ Trục của trái đất nghiêng hay thẳng đứng?
+ Trái đất tự quay 1 vòng quanh trục theo hướng nào? Thời gian tự quay là bao lâu ?
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành thảo luận theo từng cặp, cử người ghi chép nội dung thảo luận
*HS báo cáo: HS trình bày kết quả thảo luận, HS khác nhận xét, bổ xung
* Đánh giá:
GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức:
-Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo.
-Hướng tự quay : từ Tây sang Đông
-Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm).
GV mở rộng thêm: Thời gian nhìn thấy mặt trời 2 lần xuất hiện ở cùng 1 vị trí trên bầu trời được quy ước là 1 ngày đêm, 24h. Thời gian quay đúng 1 vòng của TĐ là 23h 56’ 4s, là ngày thực (ngày thiên văn). Còn 3’56s là thời gian TĐ phải quay thêm để thấy được vị trí xuất hiện ban đầu của mặt trời.
2 . Hệ quả vận động tự quay quanh trục của trái đất:
Quan sát H 20 Các khu vực giờ trên trái đất và cho biết:
- Cho biết có bao nhiêu kinh tuyến trong hình?
- 1 ngày đêm là bao nhiêu giờ? Vậy mỗi kinh tuyến tương đương bao nhiêu giờ?
Quan sát H. 22 SGK mũi tên có gạch đứt khoảng là hướng mà vật phải chuyển động, còn mũi tên
không đứt khoảng là hướng của vật chuyển động.
* GV giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung ( Thời gian: 5 phút)
Nhóm 1: Người ta chia bề mặt Trái Đất thành bao nhiêu khu vực giờ ? Mỗi khu vực có một giờ riêng thống nhất được gọi là gì ? Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua gọi là khu vực gì ?
Nhóm 2: Quan sát H. 8 SGK cho biết VN là mấy giờ, TQ là mấy giờ? Vậy 2 khu vực này có số giờ như thế nào so với nhau?
Nhóm 3: Nếu đi về phía đông thì thời gian ra sao so với phía tây?
Nhóm 4: Các vật ở đây chuyển động ra sao so với hướng đã định? Em hãy cho biết các vật chuyển
động từ phía Nam lên phía Bắc bị lệch về hướng nào? các vật chuyển động từ phía Bắc xuống
phía Bắc bị lệch về hướng ra sao?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
HS tiến hành thảo luận theo nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký ghi chép nội dung thảo luận
*HS báo cáo: HS trình bày kết quả thảo luận ( 2 phút/ nhóm) , HS khác nhận xét, bổ xung
* Đánh giá: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức
Bề mặt Trái Đất được chia ra thành 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng thống nhất gọi là giờ khu vực. Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua gọi là khu vực giờ gốc
-Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên trên Trái Đất.
- Nếu đi về phía đông nhanh hơn 1 giờ, về phía tây chậm hơn 1 giờ.
- Vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng.
+ Từ Bắc xuống Nam vật chuyển động lệch về bên phải.
+ Từ Nam lên Bắc vật chuyển động lệch về bên trái.
II . Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời và các hệ quả:
1. Sự chuyển động quanh mặt trời của trái đất
* GV giao nhiệm vụ̣
* HS báo cáo: HS trả lời CH, HS khác nhận xét, bổ xung
H: Em hãy cho biết khi trái đất chuyển động quanh Mặt Trời thì trục của Trái Đất ntn ? =>
trục của trái đất nghiêng
H: Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hình gì?=> Quỹ đạo của trái đất quay quanh
mặt trời là đường di chuyển của trái đất quanh mặt trời. Hình elip gần tròn giống hình bầu dục gần tròn
H : Dựa vào H 23 SGK em hãy cho biết: trái đất quay quanh mặt trời theo hướng nào ?
trên quỹ đạo có hình gì ?=> Trái đất quay quanh mặt trời theo hướng từ tây sang đông trên 1 quỹ đạo có hình elip gần tròn.
H: Và thời gian trái đất chuyển động 1 vòng trên quỹ đạo là bao lâu ? => Thời gian trái đất
chuyển động 1 vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ.
* Đánh giá: GV chuẩn xác kiến thức:
- Trái đất quay quanh mặt trời theo hướng từ tây sang đông trên 1 quỹ đạo có hình elip gần tròn. Thời gian trái đất chuyển động 1 vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ.
- Tính chất : Khi chuyển động trên qũy đạo quanh mặt trời trục trái đất bao giờ cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
GV BS kiến thức : Thời gian chuyển động của Trái Đất trên quĩ trên quỹ đạo gọi là năm thiên văn. Giữa năm lịch và năm thiên văn chênh nhau 6h. Như vậy để cho năm lịch và năm thiên văn trùng nhau thì cứ sau 4 năm người ta phải thêm vào năm lịch một ngày. Năm đó gọi là năm nhuận.
2. Hệ quả chuyển động quanh mặt trời của trái đất
a. Hiện tượng các mùa:
GV: Sử dụng mô hìmh chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời .
* GV giao nhiệm vụ:
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành thảo luận theo nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký
ghi chép nội dung thảo luận
* HS báo cáo: HS trình bày kết quả thảo luận ( 2 phút/ nhóm), HS khác nhận xét, bổ xung
Nhóm 1 : Ngày 22/6 nửa cầu nào ngã về phía mặt trời ? lượng nhiệt và ánh sáng nhận được ra sao ? gọi là mùa gì ?
Nhóm 2 : Ngày 22/12 nửa cầu nào ngã về phía mặt trời ? lượng nhiệt và ánh sáng nhận được ra sao ? gọi là mùa gì ?
Nhóm 3 : Ngày 21/3 lượng nhiệt và ánh sáng nhận được ra sao ? gọi là mùa gì ?
Nhóm 4 : Ngày 23/9 lượng nhiệt và ánh sáng nhận được ra sao ? gọi là mùa gì ?
Ngày
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam
22/6
Hạ chí
Mùa nóng
Đông chí
Mùa lạnh
22/12
Đông chí
Mùa lạnh
Hạ chí
Mùa nóng
21/3
Xuân phân
Chuyển tiếp từ lạnh sang nóng
Thu phân
Chuyển tiếp từ nóng sáng lạnh
23/9
Thu phân
Chuyển tiếp từ nóng sang lạnh
Xuân phân
Chuyển tiếp từ lạnh sang nóng
H : Khi chuyển động độ nghiêng của trái đất ra sao ?=> giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng
của trục không đổi đó là sự chuyển động tịnh tiến.
Đó là các mùa tính theo dương lịch
Dựa vào bảng tính mùa và cho biết
H : Các mùa tính theo âm lịch và âm dương lịch ra sao so với nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc ?
H : Khi ở nửa cầu bắc nhận được ánh sáng nhiều, lượng nhiệt cao đó là mùa nóng. Vào lúc đó ở nửa cầu nam ra sao ?
H : Như vậy, sự phân bố lượng nhiệt và cách tính mùa ở 2 nữa cầu Bắc và nam ra sao so với nhau ?
* Đánh giá : GV chuẩn xác. HS ghi bài
Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của trái đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về 1 phía. Hai nửa cầu luân phiên chúc và ngã về phía mặt trời sinh ra các mùa.
- Ngày 22/6 : ở NCB là mùa hè, NCN là mùa đông .
- Ngày 22/12 : NCB là mùa đông , NCN là mùa hè.
- Ngày 21/3 và 23/9 : là 2 mùa chuyển tiếp xuân và thu ở 2 nửa cầu.
Các mùa tính theo âm lịch và âm dương lịch có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc
Sự phân bố lượng nhiệt và cách tính mùa ở 2 nữa cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược
nhau.
b. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất:
Treo tranh vẽ hiện tượng ngày dêm dài ngắn theo mùa lên bảng yêu cầu HS quan sát tranh. Giới thiệu các đường sáng tối, trục Bắc, Nam
* GV giao nhiệm vụ
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành thảo luận theo cặp
* HS báo cáo: HS trình bày kết quả thảo luận ( 2 phút/ nhóm), HS khác nhận xét, bổ xung
H: Vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối không trùng nhau ?=> đường phân chia sáng tối vuông gốc với mặt phẳng quỹ đạo, trục trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’nên đường phân chia sáng tối và trục trái đất hợp tạo 1 góc 23027’
H: Vào ngày 22-6 ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó được gọi là đường gì? => Vào ngày 22-6 ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến 23027’B .Đây là giới hạn cuối cùng ánh sáng Mặt Trời tạo được một góc vuông xuống nửa cầu Bắc vĩ tuyến này được gọi là chí tuyến Bắc
H: Vào ngày 22-12 ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với vĩ tuyến bao nhiêu?Vĩ tuyến đó có tên gọi là gì?=> giới hạn cuối cùng mà ánh sáng Mặt Trời tạo được một góc vuông xuông nửa cầu Nam là vĩ tuyên 23027’N đường đó được gọi là chí tuyến Nam
H: ở 00 23027’có ngày ra sao so với 23027’ 66033’
H: Thông qua hai hình 24, 25 em có nhận xét gì về thời gian ngày và đêm ở hai nửa cầu vào các mùa khác nhau ?
H: các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm lượng nhiệt nhận được ra sao so với nhau, ngày đêm ntn so với nhau?
Địa điểm
Vĩ độ
Thời gian ngày đêm
Mùa
Kết luận
Bắc bán cầu
900B
66033’B
23027’B
Ngày =24h
Ngày =24h
Ngày >đêm
Hè
Càng lên vĩ độ cao ngày càng dài. Từ 66033’B cực
Ngày =24h
Xích đạo
00
Ngày = đêm
Quanh năm ngày bằng đêm.
Nam bán cầu
23027’N
66033’N
900N
Ngày < đêm
Đêm =24h
Đêm =24h
Đông
Càng đến cực Nam ngày càng ngắn, đêm dài ra. Từ 66033’N
cực, đêm =24h
Dựa vào H. 15:
H: Nêu sự khác nhau về độ dài ngày đêm A, B và A’, B’ ngày 22/6, 22/12?
H: ngày 22/6, 22/12 độ dài ngày, đêm ở điểm C ntn?
* Đánh giá: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức:
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái đất (BN) → sinh ra hiện tượng ngày đêm
dài, ngắn khác nhau theo vĩ độ.
- Các địa điểm trên đường Xích đạo: độ dài ngày đêm bằng nhau.
- Vào 21/3 và 23/9 mọi nơi trên Trái đất đều có ngày bằng đêm .
- 22/6 : ở BCB có N > Đ , ở BCN có N < Đ.
- 22/12 : ở BCB có N Đ
- Càng về 2 cực, độ dài ngày đêm chênh lệch càng lớn.
c. Ở hai miền cực có số ngày đêm dài 24 giờ thay đổi theo mùa (Cho HS đọc SGK)
GV cung cấp thêm cho HS
- Ngày 22/6 và 22/12: các địa điểm nằm trên đường VCB và VCN có 1 ngày hoặc 1 đêm dài suốt 24 giờ .
- Từ đường VCB và VCN đến 2 điểm cực số ngày có ngày dài 24 giờ hoặc đêm dài 24 giờ , dao động từ 1 ngày đến 6 tháng .
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Vẽ và hoàn thành nội dung 2 sơ đồ dưới đây :
Hệ quả
.....................kế tiếp nhau
24..........................trên bề mặt trái đất
Sự................................
của các vật chuyển động trên bề mặt trái đất
Mô tả hiện tượng
Trái đất tự quay quanh trục
Trục trái đất.....................
Hướng quay...................
Thời gian quay 1 vòng quanh trục.........................
Hệ quả
Hiện tượng...........................
.............................................
Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo..........
.............................................
.............................................
Mô tả hiện tượng
Trái đất chuyển động quanh mặt trời
Quỹ đạo hình....................
Trục luôn nghiêng với hướng...................đổi
Thời gian quay 1 vòng quanh Mặt trời..................
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Dựa vào H 20 SGK và cho biết:
Đại hội thể thao mùa đông dược tổ chức tại thành phố Sochi của nước Nga khai mạc lúc 7h tối ngày 7/12/2014 (giờ Matxcơva), khi đó ở Hà Nội và Luân Đôn là mấy giờ?
Tính giờ của Nhật Bản, Việt Nam, Niu-Yook (Mĩ), Pháp nếu giờ gốc là 7h. (=>NB: 16h; VN 14h; Niu-Yook 2h; Pháp 7h)
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- CH: Trao đổi với người thân về câu tục ngữ
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia li 6 Chu de Trai dat va chuyen dong cua trai dat_12455628.doc