I. Mục tiêu bài học:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về bản đồ, vẽ bản đồ.
- Nêu được trình tự các công việc phải làm để vẻ được bản đồ.
2. Về kĩ năng:
Phân biệt được sự khác nhau về hình dạng các đường kinh, vĩ tuyến ở các bản đồ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin , phân tích, so sánh(HĐ1, HĐ2)
- Phản hồi / lắng nghe tích cực, Giao tiếp ; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng (HĐ1, HĐ4)
- Thể hiện sự tự tin. (HĐ2)
- Quản lí thời gian. (HĐ3, HĐ4)
- Đảm nhận trách nhiệm (HĐ1)
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
Động não ; Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình tích cực; Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ; HS làm việc cá nhân; Trò chơi; Trình bày 1 phút.
99 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 6 năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế động đất:
- Xây nhà chịu chấn động lớn.
- Nghiên cứu dự báo di tán dân.
* Kết luận:
- Những vùng hay bị động đất và núi lửa là những vùng vỏ Trái Đất không ổn định. Đó là nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
- Động đất khi lớn khi nhỏ chia làm 3 loại: Động đất rất nhỏ, động đất yếu, động đất mạnh xẩy ra trong phạm vi nhất định.
4) Củng cố: (5’) Gọi HS đọc phần ghi nhớ + bài đọc thêm.
- Nêu nguyên nhân của việc hình thành điạ hình trên bề mặt Trái Đất.
* Trắc nghiệm:
1) Nêu nguyên nhân tạo ra núi lửa và đôïng đất ?
a) Núi lửa do nội lực ,động đất do ngoại lực. c) Cả 2 đều do nội lực.
b) Núi lửa do ngoạilực, động đất do nội lực. d) Cả 2 đều do ngoại lực.
2/ Con người là tác nhân làm thay đổi Địa hình mặt đất rất lớn về mặt:
a/ Tích cực. c/ Câu a đúng, b sai.
b, Tiêu cực. d/ Cả a vàb đều đúng.
5) Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Học bài cũ.
- Sưu tầm bài viết, tranh ảnh về hiện tượng núi lửa và động đất.
TUẦN 15
Tiết: 15 Ngày soạn: 26/11/09
Ngày dạy: 29/111/09
Bài 13:
ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I) MỤC TIÊU:
- Phân biệt được độ cao tương đối và tuyệt đốicảu Địa hình.
+ Biết khái niệm núi và phân loại núi theo độ cao. Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
+ Hiểu được thế nào là Địa hình cacxtơ .
- Chỉ được một số núi già và núi trẻ.
- Có ý thức tích cực trong việc sử dụng và bảo vệ Địa hình miền núi.
*TRỌNG TÂM: Mục 1: Núi và độ cao của núi.
II) PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam hoặc quả Địa cầu.
Bảng phân loại núi, tranh ảnh về núi trẻ, núi già.
PP: Nêu vấn đề, gợi mở.
III DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:
1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thế nào gọi là nội lực? Ngoại lực?
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
Trên bề mặt Trái Đất có nhiều loại Địa hình khác nhau. Một trong các loại Địa hình phổ biến nhất là núi. Núi có nhiều loại, cách phân loại như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: (15’)
* Quan sát núi ở quả đïia cầu hay hình vẽ 36 sgk.
- Em hãy mô tả về độ cao của núi? Dạng Địa hình?
(Núi là1 bộ phận của vỏ Trái Đất có Địa hình nhô lên rất cao so mực nước biển trên 500m)
- Núi có những bộ phận nào?
Ở vùng nhiệt đới 3 bộ phận của núi rất rõ rệt: Đỉnh nhọn, sườn dốc, chân núi.
Ở vùng ôn đới: Do có băng hà tràn qua nên 2 bộ phận: Đỉnh và chân không rõ.
* Yêu cầu học sinh đọc bảng phân loại núi:
- Căn cứ vào độ cao người ta phân ra mấy loại núi?
* Giáo viên: Treo bản đồ tự nhiên Việt Nam : em hãy cho biết ngọn núi cao nhất nước ta?
(Đỉnh fanxipăng: 3143m thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, ngoài ra còn có nhiều núi thấp và trung bình khác)
* Giáo viên: Đưa quả Địa cầu giới thiệu châu lục có Địa hình cao nhất.
(Châu phi)
- Đỉnh núi cao nhất thế giới: Chô mô lung ma: 8848m, thuộc dãy núi Himalaya.
* Giáo viên: Treo lược đồ hình 34 sgk:
- Em hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối khác cách tính độ cao tương đối của núi như thế nào?
- Theo quy ước đó độ cao nào thường cao hơn?
Những chỉ số độ cao của núi trên bản đồ là độ cao tuyệt đối.
- Ngoài sự phân loại núi theo độ cao người ta còn dựa vào đâu để phân loại núi?
(Thời gian hình thành núi, nên phân ra núi già ,núi trẻ)
* Hoạt động 2: (10’)
* Giáo viên: Treo lược đồ H35 sgk, cho học sinh quan sát và rút ra nhận xét :
Chia nhóm: Hoạt động: 5’
- Nhóm 1 +2: Nêu đặc điểm hình thaí, thời gian hình thành núi trẻ.
- Nhóm 3+ 4: Nêu đặc điểm hình thái, thời gian hình thành núi già?
- Địa hình Việt Nam núi già hay núi trẻ?
(Núi già nhưng do vận động tân tiến tạo nâng lên làm cho trẻ lại).
* Giáo viên: Giới thiệu một số dãy núi trẻ, già trên quả Địa cầu: Núi trẻ : Himalaya (Châu Á)
Anpơ (Châu âu)
An Đét (Châu Mỹ)
Núi già: Apalat ( Châu Mỹ)
Xcăngđinavi ( Châu âu)
* Chuyển ý: - Địa hình cacxtơ là loại Địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Địa hình này có đặc điểm như thế nào?
* Hoạt động 3: ( 8’)
- Địa hình đá vôi có đặc điểm hình dạng như thế nào?
- Tại sao Địa hình cacxtơ có nhiều hang động?
(Vì đá vôi là loại đá dễ tan, trong điều kiện khí hậu thuận lợi ,nước mưa thấm vào kẽ nứt của đđá khoét mòn tạo thành các hang động trong khối núi)
- Địa hình đá vôi có gí trị như thế nào?
(Cung cấp vật liệu xây dựng, có nhiều hang động trị giá về du lịch ).
Ví dụ: Đôïng Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình (Việt Nam) xếp hạng đẹp nhất thế giới; Động Tam Thanh ở Lạng Sơn, Vịnh Hạ Long là kỳ quan thế giới.
- Quan sát H.38 sgk em hãy mô tả những gì em thấy được trong hang động.
Nhũ đá: Sản phẩm của đá vôi hoà tan do nước có axit, cacbonic. Nhũ đá có nhiều dạng kỳ thu.
Nhũ đá từ trần động rũ xuống: gọi là chũng đá.
Nhũ đá từ sàn động rũ xuống: gọi là măng đá.
=> Kết luận chung về giá trị kinh tế của miền núi: nhiều tài nguyên khoáng sản, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.
Nội dungchính
Núi và độ cao của núi:
- Núi là dạng Địa hình nhô cao nổi bật trên mặt đất.
- Độ cao thường trên 500m so với mực nước biển.
- Núi có 3 bộ phận: Đỉnh, sườn và chân núi. Đỉnh nhọn, sườn dốc, chân núi.
- Căn cứ vào độ cao phân núi ra 3 loại núi:
+ Núi thấp : < 1000m
+ Núi trung bình : 1000m -> 2000m
+ Núi cao : > 2000m.
_ Độ cao tuyệt đối được tính: Khoảng cách đo chiều thẳng đứng từ mặt nước biển đến đỉnh núi .
_ Độ cao tương đối được tính bằng khoảng cách từ chân núi đến đỉnh núi.
Núi già, núi trẻ:
_ Núi trẻ: Cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu hẹp.
+ Hình thành cách đây vài chục triệu năm.
_ Núi già: Bào mòn nhiều, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
+ Hình thành cách đây hàng triệu năm.
Địa hình cacxtow và các hang động:
- Địa hình đá vôi có nhiều dạng khác nhau, phổ biến là đỉnh nhọn, sắc, sườn dốc đứng.
- Đá vôi cung cấp nguyên vật liêụ xây dựng.
- Vùng núi đá vôi có nhiều hang động có giá trị du lịch.
4) Củng cố: (5’)
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Sự khác nhau giữa cách đo độ cao tương đối và tuyệt đối .
- Trình bày sự phân loại núi theo độ cao.
- Chỉ 1 số núi già, trẻ trên quả Địa cầu.( Nếu còn thời gian.)
* Trắc nghiệm:
1/ Các số ghi độ cao trên bản đồ là?
a/ Độ cao tương đối. b/ Độ cao tuyệt đối.
c/ Câu a đúng, b sai. d/ Cả 2 đều đúng.
2/ Đa số Địa hình núi ở Việt Nam là?
a/ Núi trẻ. b/ Núi trẻ lại.
c/ Núi già. d/ Cả 3 đều đúng.
5) Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Trả lời câu hỏi còn lại.
- Đọc bài đọc thêm + Nghiên cứu trước bài 14.
TUẦN 16
Tiết 16 Ngày soạn: 5/12/09
Ngày dạy: 7/12/08
Bài 14
ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I) MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được đặc điểm hình thái của 3 dạng Địa hình: ĐB, CN, đồi qua quan sát hình ảnh, tranh vẽ.
- Chỉ đúng 1 số đồng bằng, cao nguyên lớn trên bản đồ thế giới
- Có ý thức tích cực bảo vệ, sử dụng Địa hình đồng bằng và cao nguyên.
* TRỌNG TÂM : Mục 1: Bình nguyên.
II) CHUẨN BỊ:
GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, thế giới.
Tranh ảnh (nếu có).
PP: Phân tích, đàm thoại.
HS: Tìm hiểu về Bình nguyên, cao nguyên, đồi.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:
1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu sự khác nhau giữa cách đo độ cao tương đối và tuyệt đối.
- So sánh sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài : (1’)
- Ngoài Địa hình núi ra trên bề mặt Trái Đất còn có 1 số dạng Địa hình nữa, đó là: Cao nguyên, bình nguyên (đồng bằng), và đồi. Vậy khaí niệm các dạng Địa hình này ra sao chúng có điểm giống và khác nhau như thế nào chúng ta vào bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS :
* Hoạt động1 : (15’)
GV cho HS quan sát H39:
- Diện tích, hình thái bề mặt của đồng bằng?
- Chia lớp ra 4 nhóm (3’) mỗi nhóm hoàn thành 1 phần việc sau:
+ Nhóm1: Độ cao.
+ Nhóm 2: Đặc điểm hình thái.
+ Nhóm 3: Kể tên khu vực nổi tiếng.
+ Nhóm 4: Nêu giá trị kinh tế.
Học sinh trình bày, các nhĩm nhận xét, GV chuẩn xác:
Nội dung chính:
1/ Bình nguyên:
Độ cao.
Đặc điểm hình thái.
Kể tên khu vực nổi tiếng
Giá trị kinh tế
- Độ cao tuyệt đối nhỏ hơn hoặc bằng 200m, cũng có đồng bằng cao khoảng 500m.
- Hai loại đồng bằng: Bào mòn và bồi tụ.
+ Bào mòn: Bề mặt hơi gợn sóng.
+ Bồi tụ: Bề mặt bằng phẳng do phù sa sông lớn bồi đắp ở cửa sông.
- Đồng bằng bào mòn: Châu Âu, Canada.
- Đồng bằng bồi tụ: Đồng bằng Hoàng Hà, Amazon, Cửu Long (Việt Nam).
- Thuận lợi cho việc tưới tiêu nước, trồng cây lương thực thực phẩm.
- Nông nghiệp phát triển, dân cư đông đúc, tập trung nhiều thành phố lớn đông dân.
Quan sát BĐ thế giới:
- Hãy tìm trên BĐ đồng bằng của các châu thổ: Sông Nin (châu Phi), sông Hoàng Hà (Trung Quốc) và sông Cửu Long (Việt Nam).
* Hoạt động 2: (12’)
- Quan sát H40, H41 tìm những điểm giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao ngyên.
( Giống: thuận lợi cho HĐ tưới tiêu, gieo trồng các loại cây, chăn nuôi.
Khác: Bình nguyên là do bồi đắp phù sa, còn cao nguyên phần lớn là đất đỏ badan do núi lửa tạo thành. Khác nhau về độ cao và độ dốc của sườn. Khác nhau về quá trình hình thành).
- Độ cao của cao nguyên?
- Nêu đặc điểm của cao nguyên.
- Keå teân các cao nguyên noåi tieáng.
( Cao nguyeân Taây Taïng ( TQ), cao nguyeân Taây Nguyeân (VN)).
- Giaù trò kinh teá của cao nguyên?
Giữa miền núi và bình nguyên thường có một vùng chuyển tiếp gọi là trung du, vùng này có nhiều đồi.
* Hoạt động 3: ( 8’)
- Ñoä cao của đồi?
- Ñaëc ñieåm hình thaùi?
- Keå teân khu vöïc đồi noåi tieáng.
( Vuøng trung du Phuù Thoï, Thaùi Nguyeân)
- Giaù trò kinh teá của đồi?
2/ Cao nguyên:
- Ñoä cao tuyeät ñoái > 500m.
- Beà maët töông ñoái baèng phaúng hoaëc gôïn soùng, söôøn doác.
- Thuaän lôïi troàng caây coâng nghieäp.
- Chaên thaû gia suùc lôùn.
3/ Đồi:
- Ñoä cao töông ñoái, không quá 200m.
- Daïng baùt uùp, ñænh troøn, söôøn thoaûi.
- Thuaän tieän troàng caây coâng nghieäp keát hôïp laâm nghieäp chaên thaû gia suùc.
4) Củng cố : (5’)
- Bình nguyên có mấy loại? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ?
( Hai loại bình nguyên: Bào mòn và bồi tụ; do phù sa sông lớn bồi đắp ở cửa sông).
- Tại sao người ta xếp cao nguyên vào loại Địa hình miền núi?
( Vì ĐH cao nguyên có độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên, nghĩa là đã thuộc vào độ cao của miền núi).
- Quan sát BĐ Việt Nam cho biết Địa phương em có dạng Địa hình nào?
( Địa hình: Núi cao ở Tây Bắc; Cao nguyên Tây Nguyên; Vùng núi trung du Phú Thọ, Thái Nguyên)
* Trắc nghiệm:
1/ Cao nguyên là dạng Địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp về các ngành:
A/ Trồng cây công nghiệp. B/ Trồng cây ăn quả.
C/ Chăn nuôi gia súc lớn. D/ Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
2/ Châu thổ là dạng Địa hình được hình thành do quá trình:
A/ Bào mòn. B/ phong hoá.
C/ Xâm thực. D/ Tất cả đều sai.
5) Hoạt động nối tiếp: (1’)
Đọc phần ghi nhớ, đọc bài đọc thêm, học bài.
Hoàn thành 3 bài tập cuối bài.
Chuẩn bị bài 15.
.
TUẦN 17
Tiết: 17 Ngày soạn: 12/12/09
Ngày dạy: 14/12/09
ÔN TẬP HỌC KỲ I.
I) MỤC TIÊU:
- Khái quát và hệ thống hoá kiến thức đã học cho học sinh từ đó các em rút được phương pháp học tập tốt hơn.
* TRỌNGTÂM : Chương Trái Đất.
II) CHUẢN BỊ : Qủa Địa cầu.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG :
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Tại sao người ta xếp cao nguyên vào loại Địa hình miền núi?
3/ Bài mới:
Hướng dẫn học sinh ôn tập. (30’)
Câu 1/ Quan sát H20 cho biết cùng một lúc trên Trái Đất có bao nhiêu khu vực giờ khác nhau? Mỗi khu vực rộng bao nhiêu kinh tuyến? Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì ở nước ta là mấy giờ?
(- Cùng một lúc trên Trái Đất có 24 giờ khác nhau. Bề mặt Trái Đất được chia ra làm 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng.
- 15 kinh tuyến. (360 : 24 = 15).
- Ở nước ta là 19 giờ).
Câu 2/ Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
(Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất có độ nghiêng không đổi và luôn hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời. Thời gian nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhận được nhiều nhiệt là mùa nóng, cùng lúc đó, nửa cầu còn lại chếch xa Mặt Trời nhận được ít nhiệt là mùa lạnh).
Câu 3/ - Vào ngày 22/6 (hạ chí), ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
- Vào ngày 22/12 (đông chí), ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
( - Vào ngày 22/6 (hạ chí), ánh sáng Mật Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027’B, vĩ tuyến đó là đường chí tuyến Bắc.
- Vào ngày 22/12 (đông chí), ánh sáng Mặt Trời chiếu thảng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027’ Nam, vĩ tuyến đó là đường chí tuyến Nam).
Câu 4/ Trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.
( Gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ: dày 5-70 km, trạnh thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, tối đa 1.0000c.
- Lớp trung gian: dayg gần 3.000 km, trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 1.500- 4.7000c.
- Lớp lỏi: dày trên 3.000km, lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5.0000c).
Câu 5/ Kể tên các lục Địa và đại dương trên Trái Đất.
( - Lục Địa: Á-Âu, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Ôt-xtrây-li-a.
- Đại dương: TBD, ĐTD, ÂĐD, BBD).
Câu 6/ Địa hình bề mặt Trái Đất chịu tác động của lực nào? Thế nào gọi là nội lực, ngoại lực?
( - Chịu tác động của 2 lực: Nội lực và ngoại lực.
- Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất, có tác động đến các lớp bên trong của Trái Đất tạo ra hiện tượng núi lơar hoặc động đất.
- Ngoại lực là lực sinh ra ở bên ngoài, ngay ở trên bề mặt Trái Đất hoặc gần mặt đất có liên quan đến quá trình phong hóa và xâm thược các lớp đất đá: do gió, nước chảy).
Câu 7/ Trình bày cách tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của núi.
( - Độ cao tuyệt đối là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ mực nước biển đến đỉnh núi.
- Độ cao tương đối là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ chân núi đến đỉnh núi).
Câu 8/ Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên.
( - Giống nhau: Đều thuận lợi cho hoạt động tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc.
- Khác nhau: + Bình nguyên là do phù sa bồi đắp, còn cao nguyên phần lớn là đất đỏ ba dan do núi lửa tạo ra.
+ Khác nhau về độ cao và độ dốc của sườn.
+ Khác nhau về quá trình hình thành).
3) Củng cố: (9’) - Giáo viên chốt lại nội dung câu hỏi.
4) Hoạt động nối tiếp: (1’) - Nhắc học sinh giờ sau kiểm tra học kỳ.
TUẦN 18
Tiết: 18 Ngày soạn: 20/12/09
Ngày dạy: 21/12/09
KIỂM TRA HỌC KỲ I.
I) MỤC TIÊU: - Thông qua bài kỉêm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh trong học kỳ I. Từ đó giáo viên rút kinh nghiệm cải tiến cách giảng dạy và giúp học sinh cải tiến cách học.
II) CHUẨN BỊ : Đề kiểm tra.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG :
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
3/ Bài mới:
ĐỀ:
TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1/ Từ vĩ tuyến gốc đến cực Bắc có bao nhiêu đường vĩ tuyến Bắc?
A/ 60. B/ 70.
C/ 80. D/ 90.
Câu 2/ Các khu vục giờ trên bề mặt Trái Đất:
A/ Khác nhau.
B/ Phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây.
C/ Cả A,B đều đúng.
D/ Cả A,B đều sai.
Câu 3/ Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết:
A/ Càng thấp.
B/ Càng cao.
C/ Số lượng các đối tượng Địa Lý trên bản đồ giảm.
D/ Cả A và C đều đúng.
Câu 4/ Đường đồng mức là đường thể hiện:
A/ Độ cao Địa hình.
B/ Các đặc điểm của Địa hình.
C/ Vị trí khác nhau của các Địa hình.
D/ Cả A và B đều đúng.
TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1/ (3 đ)
Quan sát hình 20 cho biết: Cùng một lúc trên Trái Đất có bao nhiêu khu vực giờ khác nhau? Mỗi khu vực rộng bao nhiêu kinh tuyến? Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì ở nước ta là mấy giờ?
Câu 2/ (2 đ)
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Câu 3/ (3 đ) Trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.
4/ Cũng cố: Nhận xét tiết kiểm tra.
5/ Hoạt động nối tiếp: chuẩn bị bài 15.
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA KI ĐỊA 6
TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1/ (0,5 điểm) D.
Câu 2/ (0,5 điểm) C.
Câu 3/ (0,5 điểm) D.
Câu 4/ (0,5 điểm D.
TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1/ (3 đ)
- Cùng một lúc trên Trái Đất có 24 giờ khác nhau. Bề mặt Trái Đất được chia ra làm 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng.
- 15 kinh tuyến. (360 : 24 = 15).
- Ở nước ta là 19 giờ.
Câu 2/ (2 đ)
Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất có độ nghiêng không đổi và luôn hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời. Thời gian nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhận được nhiều nhiệt là mùa nóng, cùng lúc đó, nửa cầu còn lại chếch xa Mặt Trời nhận được ít nhiệt là mùa lạnh.
Câu 3/ (3 đ)
Gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ: dày 5-70 km, trạnh thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, tối đa 1.0000c.
- Lớp trung gian: daỳ gần 3.000 km, trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 1.500- 4.7000c.
- Lớp lỏi: dày trên 3.000km, lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5.0000c.
TUẦN 19
Tiết: 19 Ngày soạn: 26/12/09
Ngày dạy: 28/12/09
TRẢ BÀI KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học đánh giá kiến thức bài kiểm tra.
- Rèn kỹ năng ôn tập chuẩn bị bài kiểm tra.
- Có ý thức hơn trong học tập, ôn tập, làm bài kiểm tra.
HỌC KỲ II
TUẦN 20
Tiết: 19 Ngày soạn: 2/1/2010
Ngày dạy: 4/1/2010
Bài 15
CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu các khái niệm về khoáng vật, đá, khoáng sản và mỏ khoáng sản. Biết phân loaiï các loại khoáng sản theo công dụng. Hiểu biết về khai thác hợp lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
- Nhận biết được 1 số loaiï khoáng sản .
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
* TRONGTÂM: Mục 1: Các lïoại khoáng sản.
II) CHUẨN BỊ:
GV: BĐ khoáng sản Việt Nam.
Một số mẩu đá khoáng sản.
pp:Phân tích, thảo luận.
- HS: Bảng phụ, dụng cụ học tập.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:
1) Ôn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
2) Kiểm tra bài củ:
3) Bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 1’)
Vật chất cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất gồm các loại khoáng vật và đá. Những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sữ dụng vào trong hoạt động kinh tế gọi là khoáng sản. Vậy thế nào là khoáng sản, mỏ khoáng sản. Chúng được hình thành như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: (20’)
* Vật chất cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất gồm các loại khoáng vật và đá. Khoáng vật là vật chất trong tự nhiên dưới dạng tinh thể trong thành phần các loại đá.
Khoáng vật và đá có loại có ích, có loại không có ích. Loại có ích gọi là khoáng sản. -> Khoáng sản là gì?
- Mỏ khoáng sản là gì?
* Cho học sinh đọc bảng công dụng các loại khoáng sản.
- Kể tên 1 số loại khoáng sản, nêu công dụng từng loại.
Loại khoáng sản
Tên khoáng sản
Công dụng.
Năng lượng
- Than đá bùn, dầu mỏ, khí đốt.
- Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng.
- Nguyên liêïu cho công nghiệp hoá chất.
Kim loại
- Kim loại đen: Sắt, mangan
- Kim loại màu: Đồng, chì, kẽm.
- Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen, kim màu, từ đó sản xuất ra gang, thép, đồng, chì.
Phi kim loại.
- Muối mỏ, Apatit, thạch anh, kim cương,
- Nguyên liệu để sản xuất phân bón, gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng.
* Chuyển ý: - Những nơi tập trung nhiều khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản. Vậy có những loại mỏ khoáng sản nào?
* Hoạt động 2: ( 10’).
* Cho học sinh đọc phần 2: HS hoạt động nhĩm: 2 nhĩm (3’)
Nhĩm 1: Thế nào là mỏ khoáng sản nội sinh?
Nhĩm 2: Thế naò gọi là mỏ khoáng sản ngoại sinh?
- Mỗi loại chịu tác động của yếu tố gì trong quá trình hình thành? ( Nội lực và ngoaị lực).
- Tại sao gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?
+ Lưu ý: 1 số khoáng sản có nguồn gốc cả nội và ngoại (Quặng - Sắt).
- Thời gian hình thành các mỏ khoáng sản bao lâu?
(90% mỏ quặng, sắt hình thành cách đây 500 – 600 triệu năm; Than: Cách 250 – 280 triệu năm.)
=> Kết luận: Khoáng sản được hình thành từ rất lâu, quí và không phải là vô tận nên phải biết coi trọng vấn đề khai thác sữ dụng và bảo vệ.
* Hoạt động3: (8’)
1) Các loại khoáng sản:
a) Khoáng sản là gì?
- Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sữ dụng.
- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung 1 số lượng lớn khoáng sản có giá trị khai thác công nghiệp.
b) Phân loại khoáng sản:
2) Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoaị sinh:
- Những khoáng sản được hình thành do mắc ma rồi được đưa lên gần mặt đất bằng mỏ gọi là các mỏ khoáng sản nội sinh. VD: Đồng, chì, kẽm
- Khoáng sản được hình thành tích tụ vật chất nơi trũng (do tác động ngoại lực) gọi là mỏ ngoại sinh. VD: Than, cao lanh, đá vôi
3) Vấn đề khai thác, sữ dụng, bảo vệ :
- Khai thác hợp lý .
- Sữ dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Củng cố: (5)
Khoáng sản là gì?khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
- Trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng
- quá trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh như thế nào?
* Trắc nghiệm: 1 ) Mỏ khoáng sản là:
a) Khoáng sản tập trung với tỷ lệ cao. c) Khoáng sản có giá trị khai thác cao.
b) Khoáng sản tập trung vào 1 Địa điểm . d) Tất cả đều đúng.
2) Chúng ta phải khai thác và sữ dụng khoáng sản hợp lý có kế hoạch, tiết kiệm vì:
a) Khoáng sản là tài nguyên quý giá. c) Thời gian hình thành rất lâu.
b) Có nguy cơ ngày càng bị cạn kiệt. d) Cả 3 ý trên đều đúng.
5)Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Ôn lại cách biểu hiện Địa hình trên bản đồ.
- Giờ sau thực hành
TUẦN 21
Tiết: 20 Ngày soạn: 101/1/10
Ngày dạy: 11/1/10
Bài 16: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ HOẶC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ LỚN
I) MỤC TIÊU:
- Học sinh biết khái niệm dường đồng mức.
- Có khả năng đo tính độ cao và thực Địa dựa vào bản đồ.
Biết đọc và sữ dụng các bản đồ có tỷ lệ lớn có các đường đồng mức.
II)CHUẨN BỊ:
GV: Lược đồ hình 44 phóng to.
pp: Quan sát, thảo luận nhóm.
HS: Bảng phụ, dụng cụ học tập.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG :
1) Ôn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
2) Kiểm tra bài củ:
- Khoáng sản là gì? Khi nào thì gọi là mỏ khoáng sản?
- Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng?
3) Bài mới:
a) Nhiệm vụ bài thực hành: tìm các đặc điểm của Địa hình dựa vào các đường đồng mức.
b) Hướng dẫn cách tìm: - Cách tính khoảng cách giữa các đường đồng mức .
- Cách đo độ cao1 số Địa điểm.
+ Địa điểm cần xác định độ cao trên đường đồng mức đã ghi số.
+ Địa điểm cần xác định độ cao trên đường đồng mức không ghi số.
+ Địa điểm cần xác định độ cao nằm giữa khoảng cách các đường đồng mức.
c) Cho học sinh hoạt động nhóm hoàn thành 2 bài tập ở bài thực hành.
* Câu 1: (14’) Đường đồng mức là đường như thế nào? Tại sao dựa vào đường đồng mức trên bản đồ chúng ta có thể biết được hình dạng Địa hình?
- Đường đồng mưc là đường nối những điểm có cùng 1 độ cao trên bản đồ.
- Dựa vào đường đồng mức biết độ ca tuyệt đối của các điạ điểm và đặc điểm hình dạng Địa hình, độ dốc, hướng nghiêng.
* Câu 2: (20’) - Xác định trên lược đồ hình 44 sgk hướng từ núi A1 đến đỉnh A2: Hướng đông.
- Sự chênh lệch về độ cao của 2 đường đồng mức trên lược đồ là 100m.
- Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi.
A1 = 900m. B1 = 500m B3 > 500m.
A2 = 600m. B2 = 650m. A1 cách A2 : 7,7Cm. 1Cm = 1Km.
=> Vậy khoảng cách theo đường chim bay trên thực Địa 7,7km = 7700m
- Sườn tây dốc hơn sườn đông vì các đường đồng mức phía tây sát nhau hơn phía đông.
4) Củng cố : (5’) - Kiểm tra kết quả học sinh làm, hướng dẫn phần còn lúng túng.
- Cho điểm những HS trả lời đúng.
5) Hoạt động nối tiếp: (1’) - Tìm hiểu lớp vỏ của Trái Đất. Mặt trăng có lớp vỏ khí không.
TUẦN 22
Tiết: 21 Ngày soạn: 16/01/11
Ngày dạy: 17/01/11
Bài 17
LỚP VỎ KHÍ
I) MỤC TIÊU :
- Học sinh biết thành phần của lớp vỏ khí: Biết vị trí, đặc điểm của các tầng lớp vỏ khí. Vai trò của lớp ôzôn trong tầng bình lưu.
+ Giải thích nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh, lục Địa, đại dương.
- Biết sữ dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí.
Vẽ biểu đồ tỷ lệ các thành phần của không khí.
- Có ý thức, tích cực bảo vệ bầu khí quyển.
*TRỌNG TÂM:
Phần 2: Cấu tạo của lớp vỏ khí.
II) PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: Tranh vẽ các tầng của lớp võ khí.
Bản đồ các khối khí.
Pp: Giải thích.
- HS: Bảng phụ, dụng cụ học tập.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:
1) Ôn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số.
2) Kiểm tra bài củ: ( không)
3) Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
- Trái Đất được bao bọc bởi lớp khí quyển có bề dày trên 60.000Km. Đó là 1 trong những đặc điểm quan trọng để Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống. Vậy khí quyển là gì? Cấu tạo ra sao? Vai trò quan trọng như thế nào trong sự sốngtrên Trái Đất?
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: (5’)
- Dựa vào H.45 cho biết: Thành phần của không khí? Tỷ lệ phần trăm?
- Thành phần nào có tỷ lệ nhỏ nhất?
Nếu không có hơi nước thì không có hiện tượng khí tượng.
* Chuyển ý: - Lớp vỏ khí có cấu tạo như thế nào?
* Hoạt động 2: (20’)
Con người không ngừng tìm cách chiều dày của lớp vỏ khí.
- Em hãy cho biết chiều dày của khí quyển?
(+ Càng lên cao không khí càng loảng. 90% Không khí tập trung ở đôï cao 16Km.
+ Phần còn lại dày hàng nghìn Km nhưng chỉ có 10% không khí).
-Vậy khí quyển có cấu tạo như thế nào? Đặc điểm ra sao?
- Quan sát hình 46 cho biết: Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Vị trí của mỗi tầng ?
- Nêu những đặc điểm của tầng đối lưu?
- Tại sao người leo núi đến độ cao 6000m đã cảm thấy khó thở? (lớp không khí đậm đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12417363.doc