Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Tiết 28 - Bài 22: Các đới khí hậu trên trái đất

GV: Dựa vào vĩ độ, khí hậu trên Trái đất được chia làm mấy đới ? Kể tên các đới khí hậu đó ?

5 đới: 1 đới nóng, 2 đới ôn hòa, 2 đới lạnh.

GV: Cho thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận câu hỏi trong 7p:

+ Nhóm 1+2: Xác định vị trí đới nóng (góc chiếu ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, gió, lượng mưa) ?

+ Nhóm 3+4: Xác định vị trí đới ôn hòa (góc chiếu ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, gió, lượng mưa) ?

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Tiết 28 - Bài 22: Các đới khí hậu trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/03/2018 Ngày dạy: 12/3/2018 Tiết 28: Bài 22: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Sau khi học xong, học sinh cần: - Nắm được vị trí và đặc điểm các chí tuyến và các vòng cực trên trái đất. - Hiểu được sự phân chia bề mặt Trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ. Trình bày được năm đới khí hậu trên trái đất: một đới nóng, hai đới ôn hòa và hai đới lạnh. 2. Kỹ năng - Thực hiện được: Trình bày được vị trí và đặc điểm cả các đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt trái đất. - Biết khai thác kiến thức từ kênh hình. 3. Thái độ. - Qua việc tìm hiểu các đới khí hậu trên trái đất, học sinh biết liên hệ thực tiễn tới khí hậu của nước ta và khí hậu của địa phương mình. - Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn. 4. Định hướng năng lực hình thành. - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng tranh ảnh. II. Kỹ năng sống cần giáo dục. - Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin. - Kỹ năng trình bày, diễn đạt - Kỹ năng hoạt động nhóm. III. Phương pháp giảng dạy. - Thực hành nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. - Phương pháp đàm thoại.. - Phương pháp trực quan. IV.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Bản đồ các đới khí hậu trên trái đất - Phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh. - SGK, vở ghi chép. - Nghiên cứu trước bài học V.Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút ) Câu hỏi: Em hãy cho biết nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào từ xích đạo về hai cực? Giải thích? 3.Giới thiệu bài mới: Trước khi vào bài học ngày hôm nay em nào có thể kể tên cho thầy một số quốc gia có: khí hậu nắng nóng quanh năm, khí hậu mát mẻ và kiểu khí hậu lạnh giá, rét buốt? Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Đó chính là do chúng nằm ở những vĩ độ thuộc các đới khí hậu khác nhau. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Bài 22 CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. 4.Dạy học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu các chí tuyến và vòng cực trên trái đất. GV: Dựa vào kiến thức SGK, em hãy nhắc lại trên bề mặt trái đất có mấy chí tuyến ? Đó là những chí tuyến nào ? à Hai chí tuyến là chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. GV: Dựa vào hình 58 SGK trang 67 , em hãy cho biết Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam nằm ở vĩ độ nào ? à Chí tuyến Bắc: 23027’B, Chí tuyến Nam: 23027’N GV: Tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất ở chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam vào các ngày nào? àNhấn mạnh: ngày 21/3 mặt trời chiếu thẳng góc vào xích đạo, đến 22/6 chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc. Ngày 23/9 mặt trời lại trở về chiếu thẳng góc vào xích đạo, ngày 22/12 chiếu thẳng góc vào chí tuyến Nam. Như vậy trong 1 năm, mặt trời có 2 lần chiếu thẳng góc vào xích đạo, 1 lần vào chí tuyến Bắc và 1 lần vào chí tuyến Nam GV: Trên bề mặt trái đất có mấy vòng cực? Xác định vị trí của các vòng cực trên hình 58. àNhấn mạnh: Các vòng cực là giới hạn của khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ. GV: Dựa vào kiến thức SGK và cho biết vai trò của các đường chí tuyến và vòng cực? à Các chí tuyến và vòng cực là những đường ranh giới phân chia bề mặt TĐ ra 5 vòng đai nhiệt song song với xích đạo: vòng đai nóng, 2 vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh Chuyển ý: Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, TĐ cũng chia ra 5 đới khí hậu. Song sự phân hóa ranh giới và đặc điểm của các đới khí hậu như thế nào ta cùng tìm hiểu sang mục 2. Hoạt động 2 : Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ. GV: Dựa vào SGK, em hãy cho biết : Sự phân hóa khí hậu trên Trái đất phụ thuộc vào những nhân tố cơ bản nào ? Nhân tố nào quan trọng nhất ? Vì sao ? à Vĩ độ- quan trọng nhất, biển và lục địa, hoàn lưu khí quyển; vì sự phân chia các đới khí hậu là cách phân chia đơn giản. GV: Dựa vào vĩ độ, khí hậu trên Trái đất được chia làm mấy đới ? Kể tên các đới khí hậu đó ? à5 đới: 1 đới nóng, 2 đới ôn hòa, 2 đới lạnh. GV: Cho thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận câu hỏi trong 7p: + Nhóm 1+2: Xác định vị trí đới nóng (góc chiếu ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, gió, lượng mưa) ? + Nhóm 3+4: Xác định vị trí đới ôn hòa (góc chiếu ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, gió, lượng mưa) ? + Nhóm 5+6: Xác định vị trí đới lạnh (góc chiếu ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, gió, lượng mưa) ? (Các nhóm thảo luận, ghi kết quả ra phiếu học tập. Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức). PHIẾU THẢO LUẬN Đới Đặc điểm Nhiệt đới Ôn đới Hàn đới Vị trí Góc chiếu của MT trong năm Nhiệt độ Lượng mưa trong năm Loại gió thường xuyên. 1. Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái đất - Chí tuyến Bắc: 23027’B - Chí tuyến Nam: 23027’N ð Chí tuyến là những đường có ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc vào các ngày hạ chí (22/6) và ngày đông chí (22/12). - Vòng cực Bắc: 66033’B - Vòng cực Nam: 66033’N ð Vòng cực là những đường giới hạn khu vực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ. - Các chí tuyến và vòng cực là những đường ranh giới phân chia bề mặt trái đất ra 5 vòng đai nhiệt: + 1 vòng đai nóng. + 2 vòng đai ôn hòa. + 2 vòng đai lạnh. 2. Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ. - Có 5 vòng đai nhiệt - Tương ứng với 5 đới khí hậu trên trái đất: 1 đới nóng, 2 đới ôn hòa, 2 đới lạnh. a. Đới nóng: ( nhiệt đới) - Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam (23027’B – 23027’N) - Đặc điểm: + Góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. +Nhiệt độ: Nóng quanh năm. +Gió thổi thường xuyên: Tín phong. +Lượng mưa TB: 1000mm- 2000mm/N. b. Hai đới ôn hòa: ( Ôn đới) - Giới hạn: từ chí tuyến Bắc, Nam đến vòng cực Bắc, Nam. (23027’B,N-66033’B,N) - Đặc điểm: + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau lớn. + Nhiệt độ trung bình, các mùa thể hiện rõ rệt trong năm. + Gió thổi thường xuyên : Gió Tây ôn đới + Lượng mưa TB: 500 - 1000mm/N. c. Hai đới ôn hòa: (Ôn đới) - Giới hạn: từ 2 vòng cực Bắc, Nam đến 2 vòng cực Bắc, Nam. (66033’B,N – cực B,N). - Đặc điểm: + Góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu sáng giao động lớn. + Quanh năm giá lạnh, có băng tuyết bao phủ quanh năm.. + Gió thổi thường xuyên: Gió Đông cực. + Lượng mưa TB: <500mm/N. V. Củng cố và dặn dò: 1.Củng cố. Câu 1: Trên trái đất có bao nhiêu đới khí hậu? A. 1 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 2: Gió thổi trong khu vực nhiệt đới là gió gì? A. Tín Phong B. Gió Tây ôn đới C. Gió Đông cực 2. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK - Đọc trước bài: Sông và hồ. DUYỆT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 22 Cac doi khi hau tren Trai Dat_12322437.doc
Tài liệu liên quan