Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Tuần 1 đến tuần 32

I.Mục tiêu :

 1. Kiến thức

 - Học sinh cần nắm được: Có mấy loại dông biển trong các đại dương.

 - Đặc điểm của các dông biển và sự chuyển động của chúng trong các đại dương.

 2. Kỹ năng Phân tích.

3.Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm thựctế

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1.Chuẩn bị của giáo viên Bản đồ các dông biển trong đại dương thế giới

 2.Chuẩn bị của học sinhSGK

III. Tiến trình dạy học:

1.ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ(15phút)

 -Dòng biển là gì ? Có mấy loại dông biển trong đại dương ?

 Dòng biển giống như các dông sông chảy trên lục địa.

 - Có 2 loại dông biển: + Dòng biển nóng

 

doc118 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Tuần 1 đến tuần 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tiết trên phương? Khu vực địa phương nhất định ? ? Thời tiết là gì ? Hs: là sự biểu hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định.) Gv: Khí tượng là gì ? Hs: như gió, mây, mưa Gv: Đặc điểm chung của thời tiết là? Hs: Thời tiết luôn thay đổi. Trong 1 ngày có khi thời tiết thay đổi đến mấy lần Gv: Vậy khí hậu là gì? Hs: Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài , từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật Gv: Thời tiết khác khí hậu như thế nào ? Hs: Thời tiết là tình trạng khí quyển trong thời gian ngắn, khí hậu tình trạng khí quyển trong thời gian dài Hoạt động 2: (20phút ) Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí. Gv: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết: Nhiệt độ không khí? Hs: Khi các tia bức xạ Mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó. Không khí mới nóng lên. Độ nóng lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí. Gv: Làm thế nào để tính được toTB ngày? Hs: Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m - to TB ngày: Đo 3 lần: 5h, 13h, 21h. VD( 20 + 23 + 21 ) :3) Gv: Tính to TB tháng, năm là? *Hoạt động 3(10phút) . Sự thay đổi nhiệt độ của không khí. Gv: Yêu cầu Hs đọc kiến thức và quan sát các hình 47, 48,49 (SGK). ? Tại sao lại có khí hậu lục địa và đại dương ? Hs: Do sự tăng giảm to của đất và nước khác nhau Gv: Tại sao to không khí lại thay đổi theo độ cao ? Hs: Càng lên vao to không khí càng giảm. - Cứ lên cao 100 m to lại giảm 0,6 to C.) Gv: Hãy giải thích sự chênh lệch to ở 2 đỉêm ở hình 48 (SGK)? ? Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo vĩ độ, điều đó được thể hiện như thế nào ? (Hình 48) Hs: Trả lời Gv: Chuẩn kiến thức 1. Khí hậu và Thời tiết a) Thời tiết. - Là sự biểu hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định. b) Khí hậu. - Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài , từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật. 2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí. a) Nhiệt độ không khí. Độ nóng lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí. b. Cách tính to TB : Để nhiệt kế trong bóng râm ,cách mặt đất 2m - to TB ngày: Đo 3 lần: 5h, 13h, 21h. VD: (20 + 23 + 21 ):3 - to TB tháng: to các ngày chia số ngày - to TB năm: to các thángchia 12 tháng 3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí: a) Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển: Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau. b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao: - Trong tâng đối lưu, Càng lên vao to không khí càng giảm. c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ. Không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao. 4. Củng cố (3phút ) - Nhiệt độ và khí hậu? - Cách tính to TB: Ngày tháng năm ? - Sự thay đổi của nhiệt độ không khí? 5. Hướng dẫn học sinh bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (2phút ) - Học bài cũ: Trả lời câu 1,2 (SGK) - Làm bài tập 3,4 (SGK) - Đọc trước bài 19. - Giờ sau học. IV. Rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... KÍ DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN Ngày...tháng...năm 2016 ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Ngày soạn: /12/2016 Ngàydạy: /12 Tiết 20 - Bài 19 KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm được: Khí áp là gì? Cách đo và dụng cụ đo khí áp. - Các đai khí áp trên Trái Đất. - Gió và các hoàn lưu khí quyển Trái Đất. 2. Kĩ năng: - HS phân tích các hình và tranh ảnh. 3.Thái độ - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên 1. Chuẩn bị của giáo viên - BĐ thế giới 2. Chuẩn bị của học sinh - Học bài cũ, đọc trước bài III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sĩ số lớp Lớp 8:................ 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Cách đo to TB/ ngày ? Cho ví dụ ? Số lần đo cộng lại = to TB ngày. Số lần 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: (20phút ) . Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất Gv: Nhắc lại chiều dày khí quyển là bao nhiêu ? Hs: (60000km)độ cao 16km sát mặt đất không khí tập trung là 90%, không khí tạo thành sức ép lớn. không khí tuy nhẹ song bề dày khí quyển như vậy tạo ra 1 sức ép lớn đối với mặt đất gọi là khí áp Gv: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết: - Khí áp là gì ? Hs: 1 sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp. Gv: Người ta đo khí áp bằng dụng cụ gì ? Hs: (Khí áp kế ) Gv: Yêu cầu HS đọc kiến thức và quan sát H50 (SGK) cho biết: ? Có bao nhiêu đại áp phân bố trên bề mặt Trái Đất ? Hs: 3 đai áp thấp là XĐ, ở vĩ độ 60độ bắc, nam, 4đai áp cao ở vĩ độ 30 độ bắc nam và 2 cực . *Hoạt động 2(15phút ). Gió và các hoàn lưu khí quyển Gv: Yêu cầu HS quan sát H51.1 (SGK) và kiến thức trong (SGK) cho biết: ? Nguyên nhân sinh ra gió ? Gió là gì ? Hs: (Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp. Sự chuyên động của không khí sinh ra gió.). Gv: QSH52 cho biết có mấy loại gió chính trên Trái Đất ? Hs: - Các loại gió chính: + Gió Đông cực. Gió Tây ôn đới .Gió tín phong) Gv: Hoàn lưu khí quyển là gì ? Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển. Hs: Có 6 vòng hoàn lưu khí quyển 1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất a) Khí áp: - Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. - Đơn vị đo: mm thủy ngân b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất. - Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực + Các đai khí áp thấp nằm khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam + Các đai khí áp cao nằm khoảng vĩ độ 300 và khoảng vĩ độ 900 Bắc và Nam ( Cực Bắc và cực Nam) 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển . * Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp. - Các loại gió chính: * Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất: + Gió tín phong: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam ( Các đai áp cao chí tuyến) về xích đạo ( Đai áp thấp xích đạo) Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam + Gió Tây ôn đới: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam ( Các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam ( Đai áp thấp ôn đới) Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Tây Nam; nửa cầu Nam hướng Tây Bắc + Gió Đông cực: Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc, Nam ( Cực Bắc, Nam) về khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam ( Đai áp thấp ôn đới) Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam - Hoàn lưu khí quyển. Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển. 4.Củng cố : (3phút ) - Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp? - Nguyên nhân nào sinh ra gió? 5. Hướng dẫn học sinh bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (1 phút) - Học bài và làm BT4 (SGK) - Đọc trước Bài 20 . - Giờ sau học. IV. Rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... KÍ DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN Ngày...tháng...năm 2016 ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Ngày soạn: /12/2016 Ngàydạy: /12 Tiết 24 - Bài 20 Hơi nước trong không khí mưa I. Mục tiêu 1 Kiến thức: - HS nắm được: KN độ ẩm của không khí, độ bão hoà hơi nước trong không khí và hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong không khí. - Biết tính lượng mưa trong ngày, tháng, lượng mưa TB năm. 2.Kĩ năng: - Đọc lược đồ phân bố lượng.Phân tích lược đồ. 3.Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh ảnh, bảng phụ 2. Chuẩn bị của học sinh - Học bài cũ, đọc trước bài III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sĩ số lớp Lớp 8:................ 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Khí áp là gì? Người ta đo khí áp bằng? - Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trong lượng. Vì khí quyển rất dày, nên trọng lượng của nó cũng tạo ra 1 sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp. - Khí áp kế. 3. Bài mới. - Giáo viên giới thiệu bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: (20phút ) Hơi nước và độ ẩm của không khí: Gv: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết: ? Trong thành phần không khí lượng hơi nước chiếm bao % ? Hs: (1%) Gv: Nguồn cung cấp hơi nước trong không khí ? Hs: ( do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông, suối..). Gv: Độ ẩm của không khí là gì? Hs: (Là do hơi nước có trong không khí nên không khí có độ ẩm. Gv: Người ta đo độ ẩm của không khí bằng ẩm kế. Gv: Qs Bảng có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượnghơi nước đó trong không khí ? Hs: (nhiệt độ không khícàng cao càng chứa được nhiều hơi nước) Hoạt động 2: (15phút) Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất. Gv: Yêu cầu HS quan sát H52 và H53 cho biết: Gv: Mưa được hình thành do đâu? Hs: (Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.) Gv: Cách tính lượng mưa tháng ? Hs: ( Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng) Gv: Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại. - Cách tính lượng mưa trung bình năm ? Hs: (Tổng lượng mưa nhiều năm chia số năm ) Gv: Yêu cầu HS quan sát hình 54 (SGK) cho biết: ? Sự phân bố lượng mưa trên thế giới? Hs: Phân bố không đồng đều. - Mưa nhiều ở vùng xích đạo - Mưa ít ở vùng cực và gần cực) 1- Hơi nước và độ ẩm của không khí: a) Độ ẩm của không khí: Không khí Bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm. b, Mối quan hệ giữa nhiệtđộ không khí và độ ẩm: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng lên cao,lượng hơi nước chứa được càng nhiều ( Độ ẩm càn cao) 2- Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất. * Quá trình tạo thành Mây, Mưa: - Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa. a) Tính lượng mưa trung bình của một địa phương. - Đo bằng dụng cụ: Thùng đo mưa (Vũ kế) - Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng. - Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại. b) Sự phân bố lượng mưa trên thế giới. - Phân bố không đồng đều từ xích đạo về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa ít nhất là 2 vùng cực Bắc và cực Nam 4. Củng cố (3phút ) Hơi nước và độ ẩm của không khí? Mưa và sự phân bố lượng mưa trên thế giới? 5. Hướng dẫn học sinh bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (1 phút) Trả lời câu hỏi và bài tập: 1, 2, 3, 4 (SGK) Đọc trước bài 21. Giờ sau học. III. Tiến trình dạy học ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... KÍ DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN Ngày...tháng...năm 2016 ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Ngày soạn: /12/2016 Ngàydạy: /12 Tiết 25 - Bài 21 Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh biết cách đọc và khai thác thông tin, rút ra nhận xét về thời gian và lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên biểu đồ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được dạng biểu đồ.Phân tích và đọc biểu đồ. 3. Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên H 1. Chuẩn bị của giáo viên 2. Chuẩn bị của học sinh - Học bài cũ, đọc trước bài III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sĩ số lớp Lớp 8:................ 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Gv: Trình bày KN mưa là gì? Hs: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa) 3. Bài mới Giáo viên giới thiệu bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Hoạt động 1(15phút ) Bài 1: Gv: Yêu cầu học sinh quan sát H55 (SGK) cho biết: ? Những yếu tố nào được biểu hiện trên biểu đồ? ? Yếu tố nào được biểu hiện theo đường, yếu tố nào được biểu hiện theo cột? ? Trục bên nào biểu hiện nhiệt độ? Trục bên nào biểu hiện lượng mưa? ? Đơn vị biểu hiện lượng mưa và nhiệt độ là gì? Gv: Chuẩn kiến thức. + Hoạt động nhóm :4 nhóm Gv: Dựa vào bảng trị số vừa hoàn thành và H55 (SGK) cho biết: Nhóm 1 Nhận xét về nhiệt độ Nhóm 2 nhận xét lượng mưa của Hà Nội? B2 thảo luận thống nhất ghi vào phiếu (5phút ) B3 thảo luận trước toàn lớp Treo phiếu học tập Gv: đưa đáp án- các nhóm nhận xét - Lượng mưa: Mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9. Còn mưa ít vào các tháng 10 – 4 - Nhiệt độ: Cao ở các tháng 6, 7, 8, 9 Thấp ở các tháng 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4 *Hoạt động 2(10phút ) Bài 2: Gv: Yêu cầu học sinh quan sát H56 và H57 (SGK) cho biết: HS: Hoàn thành bảng thống kê (SGK) GV: Chuẩn kiến thức HS: Từ bảng ở bài 2 cho biết: - Biểu đồ nào của nửa cầu Bắc? -Biểu đồ nào là của nửa cầu Nam? 1.Bài 1: a. Nhiệt độ và lượng mưa - Nhiệt độ biểu hiện theo đường - Lượng mưa được biểu hiện theo hình cột. - Trục dọc bên phải (Nhiệt độ) - Trục dọc bên trái (Lượng mưa) - Đơn vị thể hiện nhiệt độ là:0C - Đơn vị thể hiện lượng mưa là: mm b.ghi kết quả vào bảng : Cao nhất Thấp nhất Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất Trị số Tháng Trị số Tháng 290C 7 160C 1 130C Cao nhất Thấp nhất Lượng mưa chênh lệch giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất Trị số Tháng Trị số Tháng 300mm 8 20mm 12 280mm C, Nhận xét: + Lượng mưa: Mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9. Còn mưa ít vào các tháng 10 – 4 + Nhiệt độ: Cao ở các tháng 6, 7, 8, 9 Thấp ở các tháng 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4 2.BàI tập 2 Biểu đồ A B Tháng có nhiệt độ cao T4 (310C) T1 (200C) Tháng có nhiệt độ thấp T1 (210C) T7 (100C) Tháng mưa nhiều T5-10 T10-3 2. Bài tập 2 - Biểu đồ A (ở nửa cầu Bắc) - Biểu đồ B (ở nửa cầu Nam) 4.Củng cố (2phút) - Giáo viên nhắc lại kiến thức của các bài tập. 5. Hướng dẫn học sinh bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (1 phút) Hoàn thành các bài tập Đọc trước bài 22 IV. Rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... KÍ DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN Ngày...tháng...năm 2016 ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Ngày soạn: ..../..../2016 Ngày giảng:6A:..../..../2016 6B:..../..../2016 Tiết 26- Bài 22 CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nắm được vị trí và đặc điểm các đường Chí tuyến và vòng cực trên bề mặt Trái đất. - Trình bày được vị trí các đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt Trái đất. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng đọc, phân tích Biểu đồ, Lược đồ. 3. Thái độ: hiểu được các đới khí hậu có trên Trái Đất II. Chuẩn bị giáo viên và học sinh 1.Chuẩn bị của giáo viên - Biểu đồ các đới khí hậu. - Biểu đồ các vành đai nhiệt. 2. Chuẩn bị của học sinh - Học bài cũ, nghiên cứu trước bài học, SGK III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) 6A......................................... 6B......................................... 2. Kiểm tra bài cũ (5’) ? Các chí tuyến và vòng cực nằm ở các vĩ độ nào? 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề: Sử dụng mở đầu SGK trang 67. b. Triển khai bài dạy. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động1: Các chí tuyến và vòng cực trên Trái đất. GV: Dựa vào kiến thức đã học. Hãy cho biết - Các chí tuyến nằm ở vĩ độ nào? - Tia sáng Mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các đường này vào các ngày nào? HS: 22/6 -> Chí tuyến Bắc. 22/12 -> Chí tuyến Nam GV: Ngày 22/6 được gọi là ngày gì? GV: Ngày 22/12 được gọi là ngày gì? GV: Các Vòng cực Bắc & Nam nằm ở vĩ độ nào? HS: Trả lời GV: Chuẩn kiến thức GV: Ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất thì ánh sáng và lượng nhiệt ở đó ra sao? HS: Nhiều. GV: Nhiệt độ ở đó ntn? HS: Nóng. GV: Chuẩn kiến thức GV: Chuyển ý: Vậy tương ứng với 5 vành đai nhiệt trên Trái đất có các đới khí hậu nào tương ứng ta tìm hiểu mục 2... Hoạt động 2: Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ. GV: Yêu cầu quan sát H58 SGK trang 67. Hãy: GV: Kể tên 5 đới khí hậu trên TĐ? GV: Vị trí của Đới nóng? HS: Trả lời GV: Góc chiếu của ánh sáng Mặt trời? HS: Quanh năm lớn GV: Sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm? HS: ít . GV: Chuẩn kiến thức GV: Vị trí của2 Đới ôn hòa? GV: Đặc điểm nhiệt độ? GV: Loại gió thổi thường xuyên? GV: Lượng mưa trung bình năm? HS: Trả lời GV: Chuẩn kiến thức GV: Vị trí của 2 Đới lạnh? HS: Trả lời GV: Nhiệt độ? GV: Loại gió thổi thường xuyên? GV: Lượng mưa TB năm? HS: Trả lời GV: Lượng mưa TB năm? GV: Chuẩn kiến thức GV: Ngoài 5 đới khí hậu kể trên người ta còn phân ra nhiều đới khí hậu nhỏ hẹp như: cận xích đạo, cận nhiệt đới, cận ôn đới... 1. Các chí tuyến và vòng cực trên Trái đất. - Các chí tuyến: Là những đường có ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất vào các ngày Đông chí và Hạ chí. - Các vòng cực: Là giới hạn của khu vực có ngày, đêm dài 24 giờ. - Có 5 vành đai nhiệt: + 1 đới nóng. + 2 đới ôn hòa. + 2 đới lạnh. 2. Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ. a, Đới nóng: ( Nhiệt đới ). - Nằm trong khoảng từ 23027'B-> 23027'N - Nóng quanh năm. - Loại gió thổi thường xuyên: Tín phong. - Lượng mưa TB năm từ 1000-> 2000mm. b, Hai đới ôn hòa: ( ôn đới ). - Nằm trong khoảng từ 23027'B-> 66033'B 23027'N-> 66033'N - Nhiệt độ trung bình. -Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới. - Lượng mưa TB từ 500-> 1000mm. c, Hai đới lạnh ( Hàn đới ). - Nằm trong khoảng từ 66033'B-> cực Bắc 66033'N-> cực Nam - Quanh năm giá lạnh. - Loại gió thổi thường xuyên: Đông cực - Lượng mưa TB năm dưới 500mm. 4. Củng cố. - Nêu đặc điểm của khí hậu Nhiệt đới? Loại gió thổi thường xuyên? - Nêu đặc điểm của khí hậu Ôn đới? Loại gió thổi thường xuyên? - Nêu đặc điểm của khí hậu Hàn đới? Loại gió thổi thường xuyên? 5. Hướng dẫn học sinh bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (1 phút) - Học bài và làm bài tập cuối bài SGK trang 69. - Ôn tập lại kiến thức từ bài 13 -> 19 để tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. IV. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Kí duyệt tổ chuyên môn Ngày....tháng....năm 2016 ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn:..../..../2016 Ngày giảng: 6A:..../..../2016 6B:..../..../2016 Tiết 27 ÔN TẬP. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nắm kiến thức đã được học trong thời gian học kì II (từ bài 15 đến bài 22) 2. Kỹ năng: - Phân tích, hệ thống hóa lại kiến thức bằng cách trả lời câu hỏi, bài tập 3. Thái độ: - Bảo vệ thành phần tự nhiên trên Trái Đất. II. Chuẩn bị giáo viên và học sinh 1.Chuẩn bị của giáo viên - Hệ thống câu hỏi. 2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập lại kiến thức đã học. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức, 6A.................................. 6B.................................. 2. Kiểm tra bài cũ. ( Không ) 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài dạy. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: kiến thức cần nhớ GV: Bình nguyên là gì? Có mấy loại bình nguyên? HS: Trả lời GV: Tại sao người ta xếp Cao nguyên và dạng địa hình miền núi? HS: Trả lời GV: Địa phương em có dạng địa hình nào? Đặc điểm của dạng địa hình đó? HS: Trả lời GV: Khoáng sản là gì? Khi nào được gọi là mỏ khoáng sản? GV: Lớp vỏ khí chia làm mấy tầng? Đặc điểm của tầng đối lưu? HS: Trả lời GV: chuẩn kiến thức GV: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? HS: Trả lời GV: Chuẩn kiến thức GV: Gió là gì? có những loại gió nào? Đặc điểm? HS: Trả lời GV: chuẩn kiến thức GV: Trong điều kiện nào thì hơi nước trong không khí ngưng tụ thành Mây, Mưa? HS: Trả lời GV: chuẩn kiến thức 1. Kiến thưc cần nhớ - Bình nguyên là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng có độ cao tuyệt đối dưới 200m. - Có 2 loại: + Bình nguyên bồi tụ + Bình nguyên bào mòn. - Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng nhưng có sườn dốc, có độ cao tuyệt đối trên 500m. - Địa hình Đồi. - Có độ cao tương đối trên 200m. - Khoáng sản là những loại khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng. - Tập trung với số lượng lớn -> Mỏ khoáng sản. - Lớp vỏ khí gồ 3 tầng: + Tầng đối lưu. + Tầng bình lưu. + Các tầng cao của khí quyển. * Đặc điểm của tầng đối lưu. - 90% Không khí của khí quyển tập trung. - Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. - Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao. - là nơi sảy ra các hiện tượng khí tượng - Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong thời gian ngắn, nhất định. - Khí hậu: Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật. - Gió là sự chuyển động của các khối không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. + Gió Tín phong: là loại gió thổi từ áp cao 300 về áp thấp Xích đạo. + Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi từ áp cao 300 về áp thấp 66 33'. + Gió Đông cực: là loại gió thổi từ áp cao Cực về áp thấp 66033'. - Không khí bão hòa, hơi nước bốc lên cao gặp lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa. 4. Củng cố - Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của HS. - Cho điểm các cá nhân, nhóm làm việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12384013.doc
Tài liệu liên quan