I. MỤC TIÊU: HS đạt được:
1.Kiến thức:
- HS biết phương hướng trên bản đồ.
- HS hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý của 1 điểm.
- Biết cách tìm phương hướng kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý của 1 điểm trên bản đồ, trên quả địa cầu.
2. Kĩ năng:
- HS xác định được phương hướng, toạ độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ và quả địa cầu.
3/ Thái độ: HS yêu thích môn học, thích khám phá.
4/ Năng lực, phẩm chất:
- NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác
- NL chuyên biệt : sử dụng bản đồ.
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập
19 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Tuần 1 đến tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / 8/2018 Ngày dạy: / 8 / 2018
Bài 1- Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU
I.Mục tiêu : Sau bài học, HS cần:
1/ Kiến thức: HS làm quen với bộ môn Địa lý, nắm được nội dung của môn địa lý lớp 6 là nghiên cứu về Trái đất và các thành phần tự nhiên của Trái đất. Từ đó bước đầu định hình được cách học tập với bộ môn này thế nào cho tốt.
2/ Kĩ năng: HS bước đầu nhận thức được: bản đồ, cách sử dụng bản đồ là một phần quan trọng trong chương trình học tập, bên cạnh đó còn phải biết thu thập, xử lý thông tin Có kỹ năng quan sát thực tế, biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề cụ thể.
3/ Thái độ: Gây cho các em có sự hứng thú với bộ môn, có mong muốn học tập tốt để mở rộng hiểu biết, yêu thiên nhiên, đất nước.
4/ Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập
II. Chuẩn bị :
1.GV: + Quả địa cầu.
+ Biểu đồ nhiệt độ hoặc mưa.
+ Một số cảnh quan.
2. HS: + SGK + vở ghi.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp: vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm
Kĩ thuật: thảo luận nhóm, chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn ®Þnh tổ chức
* KiÓm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs
* Vào bài mới:
? Em đã học những kiến thức địa lí nào ở bậc Tiểu học?
? Em đã đọc sách Địa lí 6 chưa? Cuốn sách này có những nội dung gì?
GV và HS trao đổi, GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hđ1: Tìm hiểu nội dung môn địa lí 6
- PP: vấn đáp, trực quan
- KT: đặt câu hỏi
- HS đọc sgk địa lí 6, xem phần mục lục
? Học địa lí 6, các em sẽ mở rộng những kiến thức gì ?
- HS quan sát quả địa cầu và bản đồ thế giới.
GV giới thiệu về 1 biểu đồ và các thông tin đọc được.
GV giới thiệu 1 số cảnh quan khác nhau: Hoang mạc, rừng rậm
- Chương trình Địa lý 6 rèn luyện cho các em những kĩ năng nào?
(Đọc bản đồ, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin)
-Những kĩ năng đó có ý nghĩa gì ?
- HS: trả lời
- GV: chuẩn xác và mở rộng.
-Tiểu kết
-Chuyển ý
Hđ2: ( hoạt động cá nhân, theo cặp)
PP: hoạt động nhóm
KT: chia nhóm, TL nhóm
* HS thảo luận nhóm lớn:
? Để học địa lí tốt ta phải làm gì?
GV giới thiệu phần chữ đỏ sau mỗi bài → Kiến thức cần ghi nhớ.
Phần CH, bài tập: Yêu cầu HS cần trả lời được.
Nếu có bài đọc thêm, cần chú ý đọc
- Tiểu kết.
1. Nội dung của môn Địa lý 6
- Cung cấp những kiến thức về Trái Đất: vị trí trong vũ trụ, hình dạng, kích thước, những vận động và những hiện tượng sinh ra trên TĐ.
+ Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất: Đất đá, không khí, nước, sinh vật
- Những kiến thức ban đầu về bản đồ và phương pháp sử dụng bđ.
-Rèn luyện những kỹ năng về bản đồ, kn thu thập, phân tích, xử lí thông tin
2. Cần học môn Địa lý 6 như thế nào?
- Nắm được nội dung kiến thức cơ bản.
- Quan sát các sự vật, hiện tượng, trên tranh ảnh, hình vẽ đặc biệt là bản đồ...
- Ngoài kênh chữ phải qs và khai thác kiến thức ở cả kênh hình.
- Biết liên hệ thực tế, qs và tìm cách giải thích những sự vật và hiện tượng địa lí xung quanh..
3. Hoạt động luyện tập:
- Môn Địa lý 6 giúp em hiểu biết được những vấn đề gì?
- Em cần học môn Địa lý 6 thế nào cho tốt?
4. Hoạt động vận dụng:
- Viết đoạn văn bày tỏ mong muốn của em khi học môn địa lí 6.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Đọc các bài trong cuốn địa lí 6.
- Chuẩn bị bài 2.
Tuần 2
Ngày soạn: /8/2018 Ngày dạy: /8/2018
Chương I : TRÁI ĐẤT
Tiết 2: BÀI 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
1/ Kiến thức:
- Nắm được các hành tinh trong hệ Mặt trời, biết 1 số đặc điểm của hành tinh Trái đất như: Vị trí, hình dạng, kích thước trái đất.
- Hiểu 1 số khái niệm: Kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, biết được công dụng của chúng.
2/ Kĩ năng: Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
3/ Thái độ: GD ý thức yêu thích môn địa lí và bảo vệ môn trường.
4/ Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, lược đồ, quả địa cầu, phân tích tranh ảnh,
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập
II. Chuẩn bị:
1/ GV:- Quả địa cầu
- Tranh hệ Mặt trời.
- Lưới kinh, vĩ tuyến.
2/ HS: SGK +Vở ghi.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp: vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm
Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, phân tích video
IV. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ: +Chương trình Địa lý 6 cung cấp cho các em những vấn đề gì?
+Nêu phưong pháp học môn Địa lý ?
* Vào bài mới:
GV cho hs quan sát quả địa cầu.
? Quả địa cầu là gì? Quả địa cầu giúp gì cho các em trong bài học về trái đất?
GV giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Họat động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu vị trí của Trái đất trong hệ mặt trời
- PP: vấn đáp, trực quan, phân tích video, hđ nhóm
- KT: đặt câu hỏi, TL nhóm
- GV cho hs xem video mô phỏng vị trí của trái đất trong hệ mặt trời.
GV giới thiệu: Người tìm ra hệ Mặt trời: Ni-cô-lai Cô-pec-nic (1473-1543): bác bỏ thuyết “Địa tâm hệ”, xây dựng thuyết “Nhật tâm hệ”.
? Từ video và H1.1 sgk, cho biết Hệ mặt trời là gì ?
- GV: “Hành tinh”: là những thiên thể quay xung quanh Mặt Trời.
?Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh? Kể tên?
( Diêm Vương không phải là hành tinh)
? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần hệ Mặt Trời?
? Ý nghĩa của vị trí thứ 3?
* HS thảo luận cặp đôi :
? Vì sao Trái Đất là nơi duy nhất có sự sống trong Hệ Mặt Trời?
- GV: 5 hành tinh Thuỷ, Kim, Mộc, Hỏa, Thổ được quan sát bằng mắt thường từ thời cổ đại. Khi bắt đầu có kính thiên văn (năm 1781), phát hiện ra các hành tinh còn lại.
? Ngoài những hành tinh trên, trong hệ Mặt Trời còn có những thiên thể nào?
- Mặt Trăng, sao Bắc Đẩu
-GV lưu ý các thuật ngữ: Mặt Trời, Hệ Ngân Hà.
- Tiểu kết
- Chuyển ý
HĐ 2 : Tìm hiểu hình dạng, kích thước của trái đất và hệ thống kinh , vĩ tuyến
PP : vấn đáp, trực quan
KT : đặt câu hỏi, động não
? Trong sự tích Bánh chưng, bánh dày, người xưa quan niệm Trái Đất có hình gì?
GV: Thế kỉ XVII, hành trình vòng quanh Trái Đất của Ma-zen-lăng trong 1083 ngày, loài người đã có câu trả lời về hình dạng của Trái Đất.
- HS quan sát quả Địa cầu.
?Trái Đất có dạng hình gì?
GV: lưu ý sự khác nhau giữa hình tròn và hình cầu.
? Hình dạng thực tế của Trái Đất có phải là hình cầu chuẩn không?
Hơi dẹt ở 2 cực và phình ra ở Xích đạo.
- HS: Quan sát H2.
? Cho biết độ dài bán kính của Trái Đất và độ dài đường xích đạo?
?Diện tích của Trái Đất là bao nhiêu?
- HS: Quan sát H3.
- Gv giới thiệu cho HS điểm cực Bắc và cực Nam.
? Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu gọi là gì? Chúng có chung đặc điểm gì
( Độ dài của các đường kinh tuyến).
? Nếu mỗi đường kinh tuyến cách nhau 10, có bao nhiêu đường kinh tuyến? 360 đường KT
?Thế nào là kinh tuyến gốc?
? Đường kinh tuyến gốc chia Trái Đất thành các nửa cầu nào?
? Những đường kinh tuyến nằm ở nửa cầu Đông gọi là kinh tuyến gì?
?Những đường kinh tuyến nằm ở nửa cầu Tây gọi là kinh tuyến gì?
? Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
? Những vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì? Nêu đặc điểm của nó?
? Độ dài của các đường vĩ tuyến?
?Xác định vĩ tuyến lớn nhất, bé nhất.
?Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10, có bao nhiêu đường vĩ tuyến? 181 vĩ tuyến
?Xác định trên quả địa cầu đường vĩ tuyến gốc?
?Vĩ tuyến gốc chia Trái Đất thành những nửa cầu nào?
?Xác định nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
? Thế nào là vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam.
? Công dụng của hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến?
?Tại sao phải xác định kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc?
+Để đánh số thứ tự các đường kinh-vĩ tuyến.
+Phân chia các nửa cầu.
?Thực tế trên bề mặt Trái Đất có đường kinh-vĩ tuyến không?
- Tiểu kết..
1. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
- Có 8 hành tinh quay xung quanh Mặt Trời → gọi là Hệ Mặt Trời.
-Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 và là nơi duy nhất có sự sống trong Hệ Mặt Trời.
NN : Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời khoảng 150 triệu km
2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh,vĩ tuyến:
a/ Hình dạng
-Trái Đất có dạng hình cầu.
b/ Kích thước:
- Rất lớn: BK: 6370km
- Đường xđ dài: 40076km
-Diện tích: 510 triệu km2
c/ Hệ thống kinh, vĩ tuyến.
- Có hai điểm cố định trên TĐ gọi là cực: Bắc và Nam.
- Kinh tuyến: là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam, có độ dài bằng nhau.
- Kinh tuyến gốc: 00 đi qua Đài Thiên văn Grin-uýt (Luân Đôn - Nước Anh).
+ Những kt nằm bên phải kt gốc là kt Đ thuộc nửa cầu Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi, Đại Dương.
+ Những kt nằm bên trái kt gốc là kt T thuộc nửa cầu T, trên đó có toàn bộ C.Mĩ.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến, có đặc điểm nằm song song với nhau và có độ dài nhỏ dần từ Xích đạo về 2 cực.
-Vĩ tuyến gốc (Xích đạo): là vĩ tuyến lớn nhất , được đánh dấu 00, chia TĐ thành 2 nửa cầu: B&N.
+ Nửa cầu B: nửa bề mặt đ/c tính từ XĐ đến cực B.
+ Nửa cầu N: nửa bề mặt đ/c tính từ XĐ đến cực N.
- Vĩ tuyến B: những vĩ tuyến nằm từ XĐ đến cực B.
- Vĩ tuyến N: những vĩ tuyến nằm từ XĐ đến cực N.
* Nhờ có hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến người ta xác định được vị trí của mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất..
3. Hoạt động luyện tập:
- Vẽ mô phỏng quả địa cầu, vẽ mô phỏng đường VT gốc, KT gốc, VT nam, VT bắc, KT đông, KT tây, xác định các nửa cầu trên hình.
- HS làm BT 2 sgk.
4. Hoạt động vận dụng:
- Viết bài giới thiệu về các hành tinh trong hệ mặt trời, trong đó giới thiệu cụ thể về Trái đất.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm hiểu về vũ trụ qua các video trên internet.
- Chuẩn bị bài 3.
Tuần 3
Ngày soạn: 1 / 9 /2018 Ngày dạy:8 / 9 /2018
Tiết 3 : Bài 3: TỶ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1/ Kiến thức:
- Định nghĩa được đơn giản về bản đồ.
- Biết được yếu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ.
2/ Kĩ năng:
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế tính theo đường chim bay và ngược lại.
3/ Thái độ:
- Tích cực học tập.
4/ Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, tính toán, sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ.
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Một số bản đồ có tỷ lệ khác nhau. Thước tỷ lệ.
2. Học sinh: Tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp: trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm, thị phạm
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, chia nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1/ Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vị trí của Trái đất trong hệ mặt trời? Vị trí đó có ý nghĩa gì?
* Vào bài mới:
- GV treo và giới thiệu bản đồ tự nhiên thế giới.
- HS quan sát.
? Quan sát bản đồ em thấy được những yếu tố nào thể hiện trên bản đồ?
- HS phát biểu. GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu bản đồ là gì?
- HS quan sát bản đồ tự nhiên thế giới
? Ngoài bản đồ ở sgk, trong thực tế còn có những loại bản đồ nào? Phục vụ cho nhu cầu gì? HS liên hệ trả lời...
? Vậy bản đồ là gì?
? Cho biết tầm quan trọng của bản đồ trong việc dạy và học địa lý?
-> Để có khái niệm chính xác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lý của các vùng đất khác nhau trên TĐ.
- HS hoạt động theo cặp:
? Quan sát quả địa cầu và bản đồ thế giới, so sánh hình dạng, vị trí của các châu lục trên bản đồ và quả địa cầu?
-HS; Trả lời
-GV: Chuẩn xác và mở rộng
+ Giống: đều là hình ảnh thu nhỏ của thế giới.
+Khác: bản đồ thể hiện trên mặt phẳng, Quả địa cầu thể hiện mặt cong.
HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
GV đưa ví dụ về tỉ lệ:
1 ; 1 ; 1
20 50 100
? Trong toán học gọi đây là gì ?
( tỉ số - trên là tử số
- dưới là mẫu số )
GV dùng 2 bản đồ có tỉ lệ khác nhau giới thiệu vị trí phần ghi tỉ lệ.
? Tử số chỉ giá trị gì? Mẫu số chỉ gtrị gì?
? Từ đây em hiểu tỉ lệ bản đồ là gì ?
GV giải thích:
1 = 1 = 1km
100.000cm 1.000 m
? Tính 1 ; 1
1.000.000 10.000
? Quan sát hình 8 - 9 cho biết: Mỗi cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu m ở ngoài thực địa ?
? Bản đồ nào có tỷ lệ lớn hơn ?
? Bản đồ nào thể hiện chi tiết hơn?
? Tỷ lệ bản đồ cho ta biết điều gì ?
? Tỷ lệ bản đồ biểu hiện ở mấy dạng ?
Gv bổ sung: Tỉ lệ số: Là 1 phân số, có tử số là 1, mẫu số càng lớn, tỉ lệ bản đồ càng nhỏ. Tỉ lệ thước: Được vẽ cụ thể dưới dạng 1 thước do đã tính sẵn, mỗi doạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.
Quan sát hình 8 – 9 cho biết bản đồ nào có tỷ lệ lớn hơn ? Bđồ nào thể hiện các đối tượng chính xác hơn, chi tiết hơn ? (H8)
? Vậy muốn bản đồ có độ chi tiết cao cần sử dụng loại bản đồ nào ?
HĐ 3: Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số trên bản đồ
HS dựa vào thông tin sgk, nêu các bước đo tính khoảng cách trên bản đồ.
GV hướng dẫn hs cách đo tính khoảng cách theo tỉ lệ thước và tỉ lệ số.
GV làm mẫu.
HS hoạt động nhóm lớn làm bài tập đo tính kcách thực địa:
N1: Từ KS Hải Vân à KS Thu Bồn.
N2: Từ KS Hoà Bình à KS Sông Hàn.
N3: Từ KS Hải Vân à KS Hoà Bình.
N4: Từ KS Hải Vân à KS Sông Hàn
1/ Bản đồ là gì
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng.
2. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
- Tỉ lệ bản đồ là tỷ số giữa khoảng cách trên bản đồ với khoảng cách ngoài thực địa.
- Ý nghĩa: Tỉ lệ bản đồ cho biết bđồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế. Bản đồ có mẫu số càng lớn thì tỷ lệ càng nhỏ.
- Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở 2 dạng:
Tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
- Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao.
3. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số / bản đồ.
* Cách đo:
- Theo thước tỉ lệ:
+ Đánh dấu khoảng cách giữa 2 điểm vào thước.
+ Đặt thước dọc theo thước tỉ lệ, đọc trị số.
- Theo số tỉ lệ:
+ Đo khoảng cách.
+ Dựa vào số tỉ lệ để tính khoảng cách trên thực địa.
* Bài tập:
- Từ Hải Vân đến Thu Bồn:
5,5 . 7500 = 0,4125 Km
- Từ HB đến Sông Hàn:
4 . 7500 = 30000 cm = 0,3 Km
3. Hoạt động luyện tập:
- Làm bài tập 2 SGK và bài tập bản đồ.
+ Theo tØ lÖ b¶n ®å,1cm øng víi 2km ,nªn 5cm .200000= 1000.000cm( 10km)
+Theo tØ lÖ b¶n ®å,1cm øng víi 60km,nªn 5cm .6000000= 30.000000cm(300km)
- Làm bài tập 3 SGK và bài tập bản đồ.
+105 km=10500.000cm
+10500.000cm: 15cm= 700.000-> VËy tØ lÖ b¶n ®å 1:700000( nghÜa lµ 1cm trªn b¶n ®å øng víi 7km, kho¶ng c¸ch gi÷a HN vµ HP ®o ®îc 15cm, nªn kho¶ng c¸ch tõ HN-> HP lµ: 15cm.7km=105km)
4. Hoạt động vận dụng:
- Tập tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ thước (hoặc tỉ lệ số) trên bản đồ trong Tập bản đồ địa lí 6.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Đọc bài 2 sgk trrang 9 để tìm hiểu thêm về bản đồ.
- Chuẩn bị bài 4.
Tuần 4 Ngày soạn: 8 /9/2018 Ngày dạy: 15/9/2018
Tiết 4 Bài 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ
KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÝ
I. MỤC TIÊU: HS đạt được:
1.Kiến thức:
- HS biết phương hướng trên bản đồ.
- HS hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý của 1 điểm.
- Biết cách tìm phương hướng kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý của 1 điểm trên bản đồ, trên quả địa cầu.
2. Kĩ năng:
- HS xác định được phương hướng, toạ độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ và quả địa cầu.
3/ Thái độ: HS yêu thích môn học, thích khám phá.
4/ Năng lực, phẩm chất:
- NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác
- NL chuyên biệt : sử dụng bản đồ.
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập
II. CHUẨN BỊ:
1.GVBản đồ châu Á, bản đồ khu vực Đông Nam Á. Quả Địa Cầu.
2. HS: SGK ,vở ghi , tìm hiểu nội dung bài học
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, thị phạm
Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
? .Tỷ lệ bản đồ là gì? Làm bài 2 SGK
5cm trên bản đồ ứng: 10km nếu tỷ lệ 1/200.000.
300km nếu tỷ lệ 1/600.000.
? .Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ? Làm bài 3 SGK
Bản đồ có tỷ lệ 15/10.500.000 = 1/ 700.000.
* Vào bài mới:
- GV treo bản đồ châu Á.
- Em hãy xác định các hướng Đ, T, N B trên quả địa cầu?
- GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Phương hướng trên bản đồ:
? TĐ hình cầu, làm thế nào xác định phương hướng trên mặt quả địa cầu?
+ Lấy hướng tự quay của để chọn đông, tây; hướng vuông góc với hướng chuyển động của TĐ là bắc và nam. Từ 4 hướng cơ bản định ra các hướng khác.
- GV: Treo bđ tự nhiên C.Á có các đường kinh vĩ tuyến là những đường cong
- HS: QS bản đồ.
-GV: Phần giữa bản đồ là phần trung tâm. từ trung tâm xác định hướng trên là hướng bắc, dưới là hướng nam, trái là hướng tây, phải là là hướng đông.
Nếu ở ngoài thực địa, điểm trung tâm là vị trí người quan sát.
? Cơ sở xác định hướng trên bản đồ dựa vào yếu tố nào?
- HS:Quan sát H10 SGK.
Giới thiệu các hướng chính.
? Trên thực tế có những bản đồ không thể hiện kinh tuyến, vĩ tuyến, làm thế nào xác định được phương hướng?
- HS: Trả lời; GV chuẩn xác
- Tiểu kết..
- Chuyển ý
- GV: Giới thiệu cách xđ vị trí của một điểm trên bđ hoặc trên quả địa cầu.
-GV: vẽ H11 lên bảng.
200 KTG 00
C 100
00
? Điểm C (H11) là nơi gặp nhau của đường kinh tuyến, vĩ tuyến nào?
C
? Kinh độ, vĩ độ của 1 điểm là gì?
? Như thế nào là tọa độ địa lý?
? Nêu cách viết tọa độ địa lí của một điểm.
- GV: Hướng dẫn hs tìm tọa độ địa lí của điểm không nằm trên các đường k,v tuyến kẻ sẵn.
- HS: Trả lời;GV: chuẩn xác và mở rộng.
GV khái quát bài học bằng sơ đồ tư duy.
HS đọc ghi nhớ.
1. Phương hướng trên bản đồ:
- Muốn xác định được phương hướng trên bản đồ, chúng ta phải dựa vào các đường:
+ Kinh tuyến: đầu trên:hướng bắc ,đầu dưới: hướng nam.
+ Vĩ tuyến: bên phải: hướng đông, bên trái: hướng tây.
- Chú ý: có những bản đồ, lược đồ không thể hiện các đường kinh tuyến, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại.
2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý:
a. Khái niệm:
- Kinh độ của 1 điểm: là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua địa điểm đó đến kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ của 1 điểm: là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Toạ độ địa lý của 1 điểm bao gồm kinh độ, vĩ độ của địa điểm đó trên bản đồ.
b. Cách viết:
- Kinh độ viết trên.
- Vĩ độ viết dưới.
Vd: 200T
100B
3. Hoạt động luyện tập:
- GV: chia lớp thành 6 nhóm:
- N1,2,3: bài tập phần a,b (T16)
- N4,5,6: bài tập phần c,d (T16)
- HS: Qs H.12 + H.10, đại diện nhóm lên trình bày, các em khác góp ý bổ sung.
- GV: Chuẩn xác và cho điểm nhóm làm tốt
3. Bài tập:
a. Các chuyến bay từ Hà Nội đi:
H - Hà Nội → Viên Chăn:
Tây Nam
- Hà Nội → Gia-các-ta
Nam.
- Hà Nội → Ma-ni-la: Đông N Nam.
-Cu-a-la-lăm-pơ => Băng Cốc: Tây Bắc
-Cu-a-la-lăm-pơ=> Manila: Đông Bắc.
-Ma-ni-la =>BăngCốc: Tây Nam.
b. Toạ độ địa lý:
A B C
c. Các điểm có TĐĐL:
E Đ
d. Từ 0 à A: hướng bắc.
0 à B: hướng đông.
0 à C: hướng nam.
0 à D: hướng tây.
4/ Hoạt động vận dụng:
- Tập xác định phương hướng và toạ độ địa lí của các địa điểm trên bản đồ.
5/ Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm hiểu thêm thông tin về phương hướng và toạ độ địa lí trên bản đồ.
- Tìm hiểu : “ Kí hiệu trên bản đồ”( bài 5): Đọc sgk, tìm hiểu kĩ nội dung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12419456.doc