Giáo án môn Địa lý lớp 7 - Học kì I

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết nhận dạng và xác định biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ lượng mưa của một địa phương thể hiện trên biểu đồ.

3. Thái độ.

- Có ý thức thực hành

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Bản đồ vùng ĐB sông Hồng(Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội.)

2. Học sinh:

- Chuẩn bị bài.

 

doc321 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 7 - Học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu. .PHỤ LỤC Khu vực Đặc điểm Bắc Phi Trung Phi Phía Bắc Phía Nam Phía Tây Phía Đông Địa hình - Núi trẻ Atlat - Đồng bằng ven ĐTD Hoang mạc nhiệt đới lớn nhất TG (Xahara) - Bồn địa - Sơn nguyên và hồ kiến tạo Khí hậu - Địa Trung Hải (mưa nhiều) - Nhiệt đới (khô, nóng) Xích đạo ẩm và nhiệt đới - Gío mùa xích đạo Thảm thực vật Rừng lá rộng rậm rạp phát triển trên sườn đón gió Xavan, cây bụi nghèo nàn, thưa thớt. - Ốc đảo cây xanh tốt. Chủ yếu là chà là - Rừng rậm xanh quanh năm - Rừng thưa và xavan - Xavan « công viên » phát triển trên các cao nguyên. - Rừng rậm trên sườn đón gió. Dân cư - Chủ yếu là người Ả rập và Bec-be, thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it. - Tôn giáo: theo đạo Hồi. - Khu vực đông dân nhất châu lục. Chủ yếu người Bantu, thuộc chủng tộc Nê-g rô-it. - Dân cư tập trung nhiều xung quanh hồ lớn; - Tôn giáo: tín ngưỡng đa dạng. Kinh tế - Khai thác, xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt - Du lịch. - Lúa mì, cây CN nhiệt đới, bông, ngô, ô liu, cây ăn quả. - CN chưa phát triển ; - KT chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây CN xuất khẩu. Nhận xét chung - KT tương đối phát triển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch. Xuất hiện nhiều đô thị mới ở những nơi hoang vắng. - KT chậm phát triển, chủ yếu xuất khẩu nông sản. 4. Hoạt động luyện tập: ? So sánh đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Phi và Trung Phi? ? Dân cư Bắc Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào? ? Vì sao dân cư tập trung đông ở cao nguyên Đông Phi? 5.Rút kinh nghiệm. Ngày 04/ 01 / 2018 Ngày soạn: 03 / 01 / 2018 Ngày dạy: / 01 / 2018 Tiết 38- Bài 33: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (tiếp theo) MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: Kiến thức: - Nắm vững nhưng đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực Nam Phi. - Phân biệt những nét khác nhau về tự nhiên và kinh tế xã hội giữa các khu vực châu Phi. - Cộng hòa Nam Phi là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và phân tích lược đồ tự nhiên và kinh tế. - KNS: Tư duy-tìm kiếm và xử lí thông tin (HĐ 1, HĐ 2); giao tiếp-lắng nghe, phản hồi; tự nhận thức (HĐ 2). CHUẨN BỊ CỦA GV – HS 1. Giáo viên: - Lược đồ tự nhiên châu Phi. - Lược đồ khu vực châu Phi. - Lược đồ kinh tế châu Phi. - Một số hình ảnh về văn hóa và tôn giáo của các nước châu Phi Ả rập – Hồi giáo, châu Phi Nam Xahara và Nam Phi. 2. Học sinh: Bài học, Sgk, vở ghi, vở bài tập. PHƯƠNG PHÁP - Hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh. Trực quan. - Thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở, giảng giải. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Hoạt động khởi động Nam Phi là khu vực nhỏ nhất trong 3 khu vực của châu Phi, nhưng Nam Phi là khu vực có ý nghĩa quan trọng, đại diện cho một châu Phi đang đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về khu vực nằm ở nửa cầu Nam của châu Phi. 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới . Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về tự nhiên Nam Phi. - Mục tiêu : HS nắm được đặc điểm tự nhiên, dân cư các khu vực Nam Phi. -PP: Khai thác kiến thức từ bản đồ, đầm thoại gợi mở.. - Gv: Quan sát bản đồ tự nhiên châu Phi và lược đồ ba khu vực châu Phi, hãy xác định ranh giới khu vực Nam Phi? + Từ màu sắc của địa hình cho biết độ cao trung bình của khu vực Nam Phi là bao nhiêu? (trung bình hơn 1000 m). ? Toàn bộ khu vực thuộc loại địa hình gì? ? Địa hình có đặc điểm gì nổi bật? Xác định trên bản đồ dãy Đrê-ken-béc, bồn địa Ca-la-ha-ri, sông Dăm-be-ri? + Khu vực Nam Phi nằm trong môi trường khí hậu gì? (Nam Phi nằm trong môi trường nhiệt đới). ? Tại sao phần lớn Bắc và Nam Phi cùng nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu ở Nam Phi lại ẩm, dịu hơn? (Diện tích Nam Phi nhỏ hơn Bắc phi, 3 mặt giáp đại dương. Phía đông Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ biển vào nên khí hậu thời tiết quanh năm nóng, ẩm, mưa nhiều). ? Vai trò của dãy Đrêkenbec đối với lượng mưa ở 2 sườn của dãy núi này? (dãy Đrêkenbec chắn gió nên đồng bằng duyên hải và các sườn núi hướng ra biển có mưa nhiều còn ở sườn phía tây ít mưa). ? Cho biết thực vật từ đông sang tây thay đổi như thế nào? (phía đông có nhiều mưa có rừng rậm nhiệt đới dần về phía tây là rừng thưa và xavan). - Hs: tìm hiểu, trả lời. - Gv: chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về kinh tế-xã hội Nam Phi - Mục tiêu : HS nắm được đặc điểm dân cư khu vực Nam Phi. -PP: Khai thác kiến thức từ bản đồ, đầm thoại gợi mở.. - Gv: Chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: + Nhóm 1: Quan sát Lược đồ khu vực châu Phi, nêu tên các nước thuộc khu vực Nam Phi? ? Dựa vào Sgk và kiến thức cho biết thành phần chủng tộc của Nam Phi khác với Trung và Bắc Phi như thế nào? (Bắc Phi chủ yếu là người Ả rập, Béc be thuộc Ơrôpêôit.Trung Phi chủ yếu là người Nêgrôit. Nam Phi chủ yếu là người Nêgrôit, Ơrôpêôit và người lai. Riêng ở đảo Mađagaxca là người Man gát thuộc chủng tộc Môngôlôit. Tệ nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi ở Nam Phi đã được xoá bỏ). + Nhóm 2: Dựa vào Sgk, hiểu biết kết hợp với lược đồ kinh tế châu Phi hãy: ? Nhận xét tình hình phát triển kinh tế ở các nước trong khu vực Nam Phi? ? Nêu sự phân bố các loại khoáng sản chính của khu vực Nam Phi? (khoáng sản: Uranium, Crôm; công nghiệp như: luyện kim màu, hoá chất, dệt, cơ khí, sản xuất ôtô). CH Nam Phi nổi tiếng và đứng đầu thế giới về sản xuất vàng, khai thác kim cương, là 1 trong những nước hàng đầu thế giới về khai thác Uranium. Cây ăn quả cận nhiệt được trồng nhiều ở duyên hải đông nam, nam. Chăn nuôi là ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. - Hs: tìm hiểu, thảo luận, đại diện trình bày. - Gv: nhận xét và chuẩn kiến thức. 3. Khu vực Nam Phi a. Khái quát tự nhiên - Địa hình: là cao nguyên khổng lồ, cao trung bình hơn 1000m. + Phía đông nam là dãy Đrê-ken-béc nằm sát biển, cao 3000m. + Trung tâm là bồn địa Ca-la-ha-ri. - Khí hậu và thực vật: + Phần lớn Nam Phi nằm trong môi trường khí hậu nhiệt đới. + Cực nam có khí hậu Địa trung hải. + Lượng mưa và thảm thực vật phân hóa theo chiều từ tây sang đông. b. Khái quát kinh tế-xã hội - Thành phần chủng tộc đa dạng: 3 chủng tộc lớn (Nê-grô-ít, Ơ-rô-pê-ô-it, Môn-gô-lô-it và người lai. - Phần lớn theo đạo Thiên chúa. - Các nước ở khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, phát triển nhất là nước Cộng hoà Nam Phi: Công nghiệp khai khoáng giữ vai trò quan trọng, cung cấp nhiều cho xuất khẩu. 4. Hoạt động luyện tập. - Những nét đặc trưng về tự nhiên của Nam Phi? - Nêu một số đặc điểm của công nghiệp và nông nghiệp của cộng hoà Nam Phi? 5.Rút kinh nghiệm. Ngày 04/ 01 / 2018 Ngày soạn: 10 / 01 / 2018 Ngày dạy: 17 / 01 /2018 Tiết 39- Bài 34: THỰC HÀNH SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài thực hành giúp cho HS: 1. Kiến thức: - Nắm vững sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi. - Nắm vững sự khác biệt trong nền kinh tế của 3 khu vực châu Phi. 2. Kiến thức: - Rèn cho HS kĩ năng đọc bản đồ, phân tích, so sánh các số liệu. - KNS: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân, tự nhận thức. 3. Thái độ: HS chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài và nghiên cứu khoa học. II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS 1. Giáo viên: - Lược đồ kinh tế châu Phi; - Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi (phóng to). 2. Học sinh: Bài học, Sgk, vở ghi, vở bài tập, tập bản đồ thực hành. III. PHƯƠNG PHÁP - Trực quan, thảo luận theo nhóm nhỏ; đàm thoại gợi mở; thực hành. - Thuyết giảng tích cực. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Hoạt động khởi động Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về các khu vực châu Phi. Để củng cố cho các em kiến thức về kinh tế của 3 khu vực, chúng ta học bài hôm nay: 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới . Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Phân tích mức thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi (năm 2002). - Mục tiêu : HS nắm được mức thu nhập bình quân đầu người các nước châu Phi. -PP: Khai thác kiến thức từ bản đồ, đầm thoại gợi mở.. - GV: cho HS quan sát Lược đồ H34.1 cho biết: Tên các quốc gia ở châu Phi có thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD/năm. Các quốc gia này chủ yếu nằm ở khu vực nào của châu Phi? + Tên các quốc gia ở châu Phi có thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD/năm. Các quốc gia này chủ yếu nằm ở khu vực nào của châu Phi? + Nhận xét về sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người giữa 3 khu vực kinh tế của Châu Phi? - Hs: tìm hiểu, trả lời. - Gv: nhận xét và chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Lập bảng so sánh - Mục tiêu : HS nắm biets cách lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế các nước châu Phi. -PP: Khai thác kiến thức từ bản đồ, thảo luận nhóm ... - Gv: Chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Thời gian 5’ + Nhóm 1: tìm hiểu về đặc điểm kinh tế của Bắc Phi? + Nhóm 2: tìm hiểu về đặc điểm kinh tế của Trung Phi? + Nhóm 3: tìm hiểu về đặc điểm kinh tế của Nam Phi? - Hs: tìm hiểu, thảo luận, cử đại diện trình bày. Cả lớp nhận xét. - Gv: nhận xét và chuẩn kiến thức. 1. Phân tích mức thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi (năm 2002). - Các quốc gia có thu nhập trên 1000 USD/năm: Ma-rốc, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Li-bi, Ai Cập, Na-mi-bi-a, Bôt-xoa-na, Cộng hòa Nam Phi, Xoa-di-len. + Các quốc gia này chủ yếu nằm ở Bắc Phi và Nam Phi. - Các quốc gia có thu nhập dưới 200 USD/năm: Buốc-ki-na Pha-xô, Ni-giê, Sát, Ê-ti-ô-pi-a, Xô-ma-li, Xi-ê-ra Lê-ông. + Các quốc gia này chủ yếu nằm ở Bắc và Trung Phi. - Sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người giữa 3 khu vực kinh tế của Châu Phi: + Không đồng đều giữa các khu vực: Nam Phi cao nhất, tiếp đến là Bắc Phi, thấp nhất là Trung Phi. + Trong mỗi khu vực cũng có sự chênh lệch lớn về thu nhập bình quân đầu người. 2. Lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế của ba khu vực ở châu Phi (Bảng phụ lục) * Phụ lục Khu vực Bắc Phi Trung Phi Nam Phi Đặc điểm kinh tế - Chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch - Các cây trồng chủ yếu: lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới (các nước ven Địa Trung Hải); lạc, bông, ngô (các nước phía Nam Xa-ha-ra). - Kinh tế các nước Trung Phi chậm phát triển, trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu. - Nạn đói diễn ra thường xuyên do thiên tai nặng nề, nền kinh tế nhiều nước thường xuyên rơi vào khủng hoảng do giá nông sản và khoáng sản không ổn định. - Các nước ở khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, phát triển nhất là nước Cộng hoà Nam Phi. Có các ngành công nghiệp chính như: khai khoáng, luyện kim màu, cơ khí, hoá chất 3. Hoạt động luyện tập - Xác định trên bản đồ H44.1 các nước có mức thu nhập bình quân đầu người từ 200 – 1000USD/người/năm? - Trình bày những nét đặc trưng nhất của nền kinh tế châu Phi? 4.Rút kinh nghiệm. Ngày 11/ 01 / 2018 . Ngày soạn:10 / 01 2018 Ngày dạy: 18 / 01 /2018 CHƯƠNG VII: CHÂU MĨ Tiết 40 Bài 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lý, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. - Trình bày được những đặc điểm khái quát về lãnh thổ, dân cư, dân tộc của châu Mĩ: + Lãnh thổ: trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam; + Đại bộ phận dân cư có gốc là người nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng. 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ (lược đồ) châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí địa lý của châu Mĩ. - Đọc bản đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ để biết dân cư châu Mĩ hiện nay có nguồn gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng. - KNS: Tư duy-tìm kiếm và xử lí thông tin; giao tiếp; tự nhận thức. 3. Thái độ - Hình thành thói quen tự học tập, nghiên cứu. II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS 1. Giáo viên: Bản đồ thế giới, Quả địa cầu. Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. Lược đồ các luồng nhập cư châu Mĩ. 2. Học sinh: Bài học, vở ghi, sgk, vở bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP - Trực quan, khai thác kiến thức từ bản đồ, biểu đồ. - Đàm thoại gợi mở, thuyết giảng tích cực IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Hoạt động khởi động Trên con đường tìm tới Ấn Độ theo hướng Tây, ngày 12/10/1492, đoàn thủy thủ do Crix-tốp Cô-lôm-bô dẫn đầu đã cập bến lên một miền đất lạ mà ông không hề biết mình đã khám phá ra lục địa thứ 4 của Trái Đất-châu Mĩ. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ. - Mục tiêu : HS nắm được vị trí địa lí , vị trí tiếp giáp của châu Mĩ . -PP: Khai thác kiến thức từ bản đồ, thảo luận nhóm ... - GV: Quan sát lược đồ H35.1 Sgk/110, xác định vị trí, giới hạn, tọa độ địa lí của châu Mĩ? + Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây? + Xác định các đường chí tuyến, đường xích đạo và hai vòng cực? + Cho biết vị trí lãnh thổ châu Mĩ so với các châu lục khác có điểm gì khác biệt cơ bản? + Vị trí châu Mĩ và châu Phi có những điểm giống và khác nhau? (Giống: nằm đối sứng qua xích đạo và có 2 đường chí tuyến đi qua lãnh thổ. Khác: lãnh thổ châu Mĩ trải dài hơn về phía 2 cực và các đường chí tuyến đi qua phần hẹ của lãnh thổ, còn châu Phi ngược lại; thiên nhiên châu Mĩ ôn hòa và phon phú hơn). + Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào? ? Xác định vị trí kênh đào Pa-na-ma và cho biết ý nghĩa của kênh đào này? - Hs: tìm hiểu, trả lời. - Gv: nhận xét và chuẩn kiến thức. 1. Một lãnh thổ rộng lớn - Vị trí địa lý: + Châu Mĩ có diện tích trên 42 triệu km2, là châu lục lớn thứ 2 trên thế giới sau châu Á. + Tọa độ địa lí: Điểm cực Bắc: mũi Mơc-chi-xơn (71059’B, kể cả các đảo là 83003’B) thuộc Ca-na-đa. Điểm cực Nam: mũi Phroi-et (53054’N kể cả các đảo là 560N) thuộc Chile. Điểm cực Đông: mũi Bran-cô (34050’T) thuộc Bra-xin. Điểm cực Tây: mũi Prin-xơ op Uên (168004’T) thuộc bán đảo A-lax-ca, Hoa Kì. ðChâu Mĩ trải dài từ vùng cực Bắc (66033’B) đến tận vùng cận cực Nam, trên khoảng 139 vĩ độ. - Tiếp giáp: phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương; Đông giáp với Đại Tây Dương; Tây giáp với Thái Bình Dương. - Kênh đào Pa-na-ma nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, có ý nghĩa: + Rút ngắn khoảng cách đường biển từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại; + Tránh được những rủi ro về thời tiết. + Giảm được nhiều chi phí vận chuyển. Hoạt động 2: Tìm hiểu vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng. - Mục tiêu : HS nắm được thành phần chủng tộc của châu Mĩ . -PP: Khai thác kiến thức từ bản đồ, thảo luận nhóm ... - Gv: Dựa vào Sgk và hiểu biết của bản thân cho biết: +Châu Mĩ được người Âu phát kiến vào thời gian nào? ( vào cuối thế kỉ XV) +Chủ nhân của châu Mĩ là ai? Họ thuộc chủng tộc nào? (Chủ nhân là người Anh điêng và người Exkimô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it) ? Dựa vào lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ (H35.2) cho biết những luồng nhập cư vào châu Mĩ? (Chủng tộc Môn-gô-lô-it cư trú chủ yếu tại châu Á di dan sang, họ chia thành người Exkimo ở vùng Bắc châu Mĩ và người Anh-điêng phân bố khắp châu Mĩ) ? Cho biết những nét cơ bản của người Ex-ki-mô và Anh-điêng: hoạt động kinh tế và địa bàn sinh sống? ? Các nền văn hóa của các bộ lạc cổ Mai-a, A-xơ-tếch, In-ca? +Dựa hình 35.2 giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ? (do các nước nhập cư châu Mĩ ở những khu vực khác nhau như: ở Bắc Mĩ là Anh, Pháp, Đức, Italia – tiếng Anh ; Trung Mĩ là người Nêgrôit; còn Nam Mĩ là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha). + Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ? (trước thế kỉ XV có người Anh Điêng và Exkimô, sau này châu Mĩ có đủ các chủng tộc trên thế giới và sự hoà huyết giữa các chủng tộc đã tạo nên các dạng người lai) - Hs: tìm hiểu trả lời. - Gv: nhận xét và chuẩn kiến thức. 2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng: - Do lịch sử nhập cư lâu dài, đại bộ phận dân cư có gốc là người nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng: + Trước Thế kỉ XVI có người Ex-ki-mô và người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it sinh sống. + Từ TK XVI đến TK XX có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới: Môn-gô-lô-it, Nê-gro-it, Ơ-rô-pê-ô-it. - Các chủng tộc ở châu Mĩ đã hòa huyết, tạo nên thành phần người lai. 3. Hoạt động luyện tập - Xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới vị trí châu lục? - Vì sao ở châu Mĩ có các thành phần chủng tộc đa dạng? 4.Rút kinh nghiệm. Ngày 11/ 01 / 2018 Ngày soạn: 16 / 01 / 2018 Ngày dạy: 24 / 01 / 2018 Tiết41- Bài 36: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ là từ vùng cực Bắc đến vĩ tuyến 150B. - Trình bày được đặc điểm địa hình Bắc Mĩ: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến: + Phía Tây là miền núi trẻ Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở; + Giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng, nhiều hồ lớn và sông dài; + Phía đông: miền núi già A-pa-lat và cao nguyên. - Trình bày được đặc điểm của các sông và hồ lớn của Bắc Mĩ. - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ. 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ (lược đồ) châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí của khu vực Bắc Mĩ. - Rèn kĩ năng phân tích lát cắt địa hình. Củng cố kĩ năng đọc bản đồ. - KNS: + Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin qua bài viết, lược đồ và lát cắt về đặc điểm thiên nhiên (địa hình, khí hậu) của Bắc Mĩ. Phân tích, giải thích sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ. + Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm. + Tự nhận thức: Tự tin khi trình bày 1 phút. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về thiên nhiên của Việt Nam và Thế giới. 4, Định hướng phát triển năng lực,phẩm chất - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực sử dụng bản đồ II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS 1. Giáo viên: Lược đồ tự nhiên châu Mĩ. Lát cắt địa hình Bắc Mĩ. 2. Học sinh: Bài học, sgk, vở ghi, .... III. PHƯƠNG PHÁP - Thảo luận theo nhóm nhỏ; đàm thoại gợi mở; thuyết giảng tích cực; trình bày 1 phút. - Trực quan. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức: 2. Hoạt động khởi động:: - Trình bày vị trí, giới hạn châu Mĩ? (Vị trí, tọa độ, tiếp giáp, diện tích). - Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư ở châu Mĩ? + Trước TK XVI: chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it. + Từ TK XVI đến nay có đầy đủ các thành phần chủng tộc trên Thế giới. Bắc Mĩ trải dài từ khoảng 150B – 800B, là lục địa có tự nhiên phân hóa đa dạng, thể hiện qua cấu trúc địa hình, đặc điểm khí hậu và đặc biệt là mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu. Đó là nội dung bài học: 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn - Mục tiêu: hs nắm được vị trí , giới hạn Bắc Mĩ. - PP: Khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh , thảo luận nhóm Gv: Dựa vào lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ xác định vị trí, giới hạn Bắc Mĩ? - Hs: lên bảng xác định, hs khác nhận xét, bổ sung. - Gv: chuẩn kiến thức. * Vị trí địa lí, giới hạn: - Bắc Mĩ kéo dài từ khoảng 150B – 800B. Hoạt động 2: Tìm hiểu các khu vực địa hình - Mục tiêu: hs nắm được các khu vực địa hình của Bắc Mĩ. - PP: Khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh , thảo luận nhóm - GV: Hướng dẫn học sinh đọc lát cắt địa hình. ? Quan sát 36.1 và 36.2 Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? (núi già ở phía đông, đồng bằng ở giữa và núi trẻ ở phía tây) + Chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Nhóm 1: ? Xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống Coocđie? ? Dựa vào H36.2 Sgk/114 hệ thống Cooc-đi-e có những khoáng sản gì? (cao trung bình 3.000 - 4.000m, gồm nhiều dãy chạy song song xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên) Nhóm 2: Nêu đặc điểm của miền đồng bằng trung tâm? ? Xác định trên lược đồ hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mixixipi – Mit-xu-ri, cho biết giá trị to lớn của hệ thống sông và hồ của miền? (Hồ băng hà, chứa nước ngọt và có giá trị thủy điện rất lớn. Hệ thống sông dài 7000km được nối với miền hồ bằng các kênh đào. Có giá trị về giao thông đường thủy giữa sông hồ và Đại Tây Dương). Nhóm 3: Cho biết miền núi già và sơn nguyên phái đông gồm những bộ phận nào? (SN trên bán đảo Labrado của Ca-na-đa, dãy A-pa-lat của Hoa Kì). - Hs: tìm hiểu, thảo luận, đại diện trình bày. - Gv: nhận xét và chuẩn kiến thức. GV giải thích thêm: HT Coocdie phía tây như bức tường chạn gió tây ôn đới từ TBD thổi vào nội địa, có vai trò như hàng rào khí hậu giữa miền ven biển phía tây với sườn đón gió nên có mưa nhiều ở sườn phía đông, các cao nguyên nội địa ít mưa. Dãy A-pa-lat phía đông thấp và hẹp nên ảnh hưởng của ĐTD đối với lục địa Bắc Mĩ vào sâu hơn, rộng hơn. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa. 1. Các khu vực địa hình: \ - Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến: + Ở phía tây là hệ thống núi trẻ Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở: dài 9.000 km theo hướng Bắc-Nam, cao trung bình 3.000 - 4.000 m. Gồm nhiều dãy chạy song song, xen kẽ các cao nguyên và sơn nguyên. Là miền có nhiều kim loại quý, chủ yếu là kim lợi màu với trữ lượng lớn: đồng, vàng, quặng đa kim và Uranium. - Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng, cao phía bắc và tây, thấp dần phía nam và đông nam; trong miền có hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mit-xu-ri-Mi-xi-xi-pi có giá trị kinh tế cao (thủy điện và giao thông). - Ở phía đông: miền núi già A-pa-lat hướng ĐB-TN rất giàu khoáng sản và cao nguyên. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân hóa khí hậu - Mục tiêu: hs nắm được sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mĩ. - PP: Khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh , thảo luận nhóm - Gv: Dựa lược đồ H36.3 Sgk/115 cho biết theo chiều Bắc-Nam Bắc Mĩ có các kiểu khí hậu nào? Tại sao? (Khí hậu hàn đớ , ôn đới, nhiệt đới. Lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến 150B) ? Ở Bắc Mĩ kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất? ( đó là kiểu khí hậu ôn đới) ? Quan sát lược đồ H36.2 & 36.3 giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu ở phía tây & phía đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì? (các dãy núi thuộc hệ thống Coocđie kéo dài theo hướng Bắc-Nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào. Vì vậy, các cao nguyên, bồn địa và ở sườn đông Coocđie ít mưa; còn ở phía tây coocđie thì mưa nhiều) ? Ngoài 2 sự phân hóa khí hậu trên, lục địa còn có loại phân hóa khí hậu nào khác? Thể hiện rõ nét ở đâu? - Hs: tìm hiểu trả lời. - Gv: nhận xét và chuẩn kiến thức. 2. Sự phân hoá khí hậu: - Khí hậu Bắc Mĩ đa dạng, vừa phân hoá theo chiều Bắc - Nam lại vừa phân hoá theo chiều Tây-Đông: + Theo chiều Bắc-Nam: có các kiểu khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất. + Trong mỗi đới khí hậu đều có sự phân hóa theo chiều Tây-Đông. - Nguyên nhân: + Lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến 150B. + Các dãy núi thuộc hệ thống Coocđie kéo dài theo hướng Bắc-Nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào. Vì vậy, các cao nguyên, bồn địa và ở sườn đông Coocđie ít mưa; còn ở phía tây coocđie thì mưa nhiều. - Sự phân hóa khí hậu theo độ cao. Thể hiện rõ nhất ở miền núi trẻ Cooc-đi-e. 4. Hoạt động luyện tập - Giải thích tại sao khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hóa theo chiều từ Tây-Đông? - Tại sao ở Bắc MĨ khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn? 5. Rút kinh nghiệm . Ngày 18 / 01 / 2018 Ngày soạn: 16 /01 / 2018 Ngày dạy: 25 / 01 / 2018 Tiết 42- Bài 37: DÂN CƯ BẮC MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm của dân cư Bắc Mĩ: + Dân số tăng chậm, chủ yếu là gia tăng cơ giới; + Dân cư phân bố không đều; + Tỉ lệ dân đô thị cao. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ dân cư. - Xác định sự phân bố dân cư khác nhau ở phía tây và phía đông kinh tuyến 1000T, sự di dân từ vùng Hồ Lớn đến “Vành đai Mặt Trời”. - KNS: Tư duy-thu thập và xử lí thông tin, phân tích qua bài viết, tranh ảnh, lược đồ (HĐ 1-2); giao tiếp; tự nhận thức. 3. Thái độ: có ý thức tìm hiểu về dân số trên thế giới cũng như ở Việt Nam. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực sử dụng bản đồ II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ. - Một số hình ảnh về đô thị Bắc Mĩ. 2. Học sinh: Bài học, vở ghi, sgk,... III. PHƯƠNG PHÁP - Trực quan, đàm thoại gợi mở, thuyết giảng tích cực. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định lớp: 2. Hoạt động khởi động ? Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? - Đơn giản, chia làm 3 khu vực địa hình theo chiều kinh tuyến: + Phía tây: miền núi trẻ Cooc-đi-e,........ + Giữa là đồng bằng rộng lớn,...... + Phía đông: miền núi già A-pa-lat,.... ?Trình bày sự phân hoá của khí hậu Bắc Mĩ? Giải thích sự phân hoá đó? - Đa dạng, phân hóa theo chiều Bắc-Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12486524.doc
Tài liệu liên quan