1. Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức từ bài 47 đến bài 59 theo đề cương ôn thi họa kì II
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích lược đồ, tranh, bảng thống kê số liệu, biểu đồ khí hậu, vẽ biểu đồ.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, khám phá thế giới.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tao, tự quản lý, giao tiếp
181 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 7 năm 2017 - Tiết 1 đến tiết 68, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Phía đông nam là dãy Drê-ken-bec
+ Trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri.
- Phía tây là các hoang mạc
- Khí hậu: Phần lớn Nam Phi nằm trong môi trường nhiệt đới.
+ Phía đông quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều
+ Cực Nam có khí hậu Địa Trung Hải
+ Phía tây có khí hậu khô và nóng
- Thảm thực vật phân hóa theo chiều đông sang tây :
+ Phía đông có rừng nhiệt đới
+ Càng đi sâu vào nội địa cảnh quan chuyển sang rừng thưa rồi xavan
+ Phía tây thực vật cần cổi, thưa thớt
b. Khái quát kinh tế- xã hội
- Thành phần chủng tộc đa dạng: gồm 3 chủng tộc lớn cùng thành phần người lai.
- Phần lớn theo đạo Thiên Chúa.
- Các nước có sụ phát triển kinh tế chênh lệch, trong đó Cộng hoà Nam Phi là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
1. Tổng kết: (4 phút)
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơi khí hậu Bắc Phi ?
- Nêu một số đặc điểm của công nghiệp và nông niệp của Cộng hoà Nam Phi?
2. Hướng dẫn học tập(2 phút)
- Học bài, làm bài tập
- HS làm bài tập 3/106 sgk
- Ôn tập đặc điểm kinh tế của các khu vực châu Phi
Ngày soạn: 25.12.2018
Tiết 35 ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm vững đặc điểm đặc điểm các môi trường tự nhiên và hoạt động kinh tế của các môi trường.
- Nắm vững đặc điểm thiên nhiên và dân cư, kinh tế, xã hội châu Phi
2/ Kỹ năng:
- Phân tích ảnh địa lí các môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế ở các môi trường
3. Thái độ
Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trườn ; phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tao, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Lược đồ các môi trường tự nhiên trên Thế giới
- Bản đồ tự nhiên châu Phi
2. Chuẩn bị của học sinh: - sách giáo khoa, tập bản đồ, dụng cụ học tập..
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ : 3’
Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi ?
* Khởi động : GV nêu yêu cầu nội dung tiết ôn tập
3. Bài dạy :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung .
Hoạt động 1 : Nhóm / Cả lớp (20 phút)
Phương pháp : trực quan, vấn đáp, đàm thoại
GV phát phiếu học tập cho các nhóm
N1 : Trình bày 3 kiểu khí hậu đặc trưng của môi trường đới ôn hòa.
N2 : Trình bày đặc điểm nền sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa
N3 : Trình bày đặc điểm nền công nghiệp ở đới ôn hòa
N4 :Hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và hậu quả của chúng đối với môi trường đới ô hòa.
Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả trước lớp và nhận xét bổ sung cho nhau.
CH : Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại của các hoang mạc ngày nay ?
CH : Nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới ?
CH : Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào ?
CH : Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt ?
Hoạt động 2: Cả lớp / Nhóm (17 phút)
CH : Cho biết ở châu Phi có đặc điểm địa hình như thế nào ?
CH : Trình bày đặc điểm khí hậu chung của châu Phi ?
GV cho HS thảo luận
CH : Giải thích vì sao châu Phi là châu lục khô và nóng nhất thế giới, hình thành những hoang mạc rộng lớn nhất trên Thế Giới ?
CH : Ở châu Phi có những loại khoáng sản nào?
CH : Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở châu Phi?
CH: Đặc điểm ngành NN, CN châu Phi?
I. Các môi trường địa lí
1. Môi trường đới ôn hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa
Đặc điểm tự nhiên môi trường đới ôn hòa
Hoạt động nông nghiệpở đới ôn hòa
Hoạt động công nghiệp ở đới ô hòa
Ô nhiễm môi trường đới ô hòa.
2. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
Hoạt động kinh tế
Hoang mạc đang ngày càng mở rộng.
3. Môi trường đới lạnh:
- Đặc điểm môi trường
- Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường.
- Sự thay đổi kinh tế.
II. Thiên nhiên và con người ở châu Phi
1. Thiên nhiên châu Phi
- Địa hình
- Khí hậu
- Khoáng sản
2. Dân cư, xã hội châu Phi
- Dân cư
- Đặc điểm Kinh tế châu Phi
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
1. Tổng kết: (4 phút)
- GV khái quát lại nôi dung ôn thi học kì
- Gv hướng dẫn HS làm bài tập số 2 /SGK/ tr.58
2. Hướng dẫn học tập(2 phút)
- HS ôn tập thật kĩ nội dung tiết ôn tập
- Chuẩn bị bài cũ thật tốt cho kì thi học kì I.
Ngày soạn: 25.12.2018
Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: ĐỊA LÍ 7
Thời gian làm bài: 45 phút
KIỂM TRA VIẾT
I. Môc tiªu:
1. KiÕn thøc:
-Kiểm tra kiến thức về Dân số, Sự phân bố dân cư,các chủng tộc trên thế giới
- Nhận biết các kiểu môi trường thông qua phân tích biểu đồ nhiệt độ, mưa
- Phân biệt 2 kiểu quần cư trê thế giới
-Sự đa dạng của thế giới
2. Kü n¨ng: - RÌn kü n¨ng lµm bµi, kÜ n¨ng tÝnh to¸n, sö lÝ sè liÖu
3. Th¸i ®é: - Yªu thÝch m«n häc
II. Chuẩn bị:
Học sinh: theo nội dung ôn tập ( từ bài...đến bài....)
Giáo viên: Ma trận,đề, đáp án, biểu điểm
III. Hình thức kiểm tra.
TNKQ 20%. Tự luận 80%
IV. Nội dung kiểm tra:
1. Phạm vi kiến thức: Chương trình kì 1( từ bài đến bài )
2. Ma trận đề
3. Đáp án, thang điểm
V. Dự kiến kết quả KT:
Điểm giỏi..đạt % Điểm Yếu..đạt %
Điểm khá..đạt % Điểm kém..đạt %
Điểm Tb..đạt %
VI. Tổ chức kiểm tra:
HĐ1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
HĐ2. Tiến hành KT 45p: GV: Giao đề
1.Ma trận
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Dân số, các chủng tộc trên thế giới
TN. Dân số TG, các chủng tộc trên TG
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
2
0.5
5%
Số câu: 2
điểm: 0,.5đ
Tỉ lệ: 5%
Các kiểu môi trường, nhận biết môi trường
TL. Đặc điểm MT nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa
TN. Khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình TG
TL. Phân tích ảnh nhận biết môi trường
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
2,5
25%
1
1
10%
1
2,5
25%
Số câu: 3
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60 %
Quần cư, TG đa dạng
TN.Các siêu đô thị trên TG
TL. Phân biết 2 quần cư, sự đa dạng TG
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ
1
0,5
5%
1
3.0đ
30%
Số câu: 2
Số điểm: 3,5đ
Tỉ lệ: 35%
Tổng số điểm các mức độ nhận thức
3,5đ
4,0đ
2,5đ
10đ
= 100%
2. Đề kiểm tra.
ĐỀ 1
Môn: Địa 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Lựa chọ câu trả lời đúng trong các câu sau
Câu 1.
Bùng nổ dân số thế giới khi tốc độ gia tăng dân số tự nhiên từ bao nhiêu trở lên: (0.25đ)
A. 2% B. 2,1%
C. 2,2% D. 2,3%
Câu 2. Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở châu lục nào ? (0.25đ)
A. Châu Mỹ B. Châu Âu
C. Châu Á D. Châu Phi
Câu 3. Khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình của thế giới là: (0.5đ)
A. Bắc Á B. Đông Nam Á
C. Trung Á D. Nam Á
Câu 4. Chọn đúng (Đ) hoặc (Sai) trong các câu sau (1,0 điểm)
1. Hai khu vực đông dân nhất thế giới là Nam Á và Đông Á
2. Môi trường xích đạo ẩm thảm thực vật là rừng thưa chuyển sang xa van
3. Cảnh quan công nghiệp nổi bật ở đới ôn hòa là: các nhà máy, công xưởng, hầm mỏ ....được nối với nhau bằng các tuyến đường giao thông chằng chịt.
4. “ Thủy triều đen ” là hiện tượng do váng dầu ở các vùng ven biển tạo nên .
Phần II. ( 8 điểm)
Câu 5 ( 2,5 điểm) Môi trường nhiệt đới gió mùa
Trong đới nóng, có một khu vực tuy cùng vĩ độ với các môi trường nhiệt đới và hoang mạc nhưng thiên nhiên có nhiều nét đặc sắc, đó là vùng nhiệt đới gió mùa.
Em hãy nêu đặc điểm nổi bật của môi trường nhiệt đới gió mùa ?
Câu 6 (3,0 điểm) So sánh điểm khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị ?
Câu 7: (2,5 điểm) Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở hình bên theo những nội dung sau:
a. Nhiệt độ cao nhất vào tháng nào? Bao nhiêu 0C ? Thấp nhất vào tháng nào? Bao nhiêu 0C ?
Biên độ nhiệt năm ?
b. Mùa mưa nhiều là những tháng nào? Mùa mưa ít là những tháng nào?
Biểu đồ nhiệt độ
và lượng mưa của Hà Nội
c. Biểu đồ này thuộc kiểu môi trường nào?
ĐỀ 2
Môn: Địa 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Lựa chọ câu trả lời đúng trong các câu sau
Câu 1. Đáy rộng, thân thon dần, đỉnh nhọn là đặc điểm của tháp dân số nào .(0.25đ)
A. Tháp dân số trẻ B. tháp dân số già.
C. Tháp dân số ổn định D. Cả A và B
Câu 2. Chủng tộc Nê-grô-it phân bố chủ yếu ở châu lục nào (0.25đ)
A. Châu Mỹ B. Châu Âu
C. Châu Á D. Châu Phi
Câu 3. Những khu vực nào ở Châu Á có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên.(0.5 đ)
A. Khu vực Bắc Á B. Khu vực Tây Á
C. Khu vực Nam Á D. Khu vực Đông Á
Câu 4. Chọn đúng (Đ) hoặc (Sai) trong các câu sau (1,0 điểm)
1. Người I-núc (E-xki-mô) sống trong ngôi nhà băng chủ yếu ở Nam Mĩ.
2. Thiên nhiên ở đới lạnh thay đổi theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông
3. Nền nông nghiệp ở đới ôn hòa được tổ chức theo kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với quy mô lớn, áp dụng kĩ thuật tiên tiến, hiện đại....
4. Mưa a xít là hiện tượng mưa gây ra trong điều kiện không khí bị ô nhiễm do có chứa một
tỉ lệ cao ôxít lưu huỳnh (SO2).
Phần II. ( 8 điểm)
Câu 5. (2,5đ) Môi trường nhiệt đới
Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 50 đến chí tuyến ở cả 2 bán cầu, môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng. Khu vực nhiệt đới là một trong những nơi đông dân của thế giới.
Nêu đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới?
Câu 6. (3,0đ) Tại sai nói “Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng” ?
Câu 7: (2,5 điểm) Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở hình bên theo những nội dung
a. Nhiệt độ cao nhất vào tháng nào? Bao nhiêu 0C ? Thấp nhất vào tháng nào? Bao nhiêu 0C ? Biên độ nhiệt năm ?
b. Mùa mưa nhiều là những tháng nào? Mùa mưa ít là những tháng nào?
c. Biểu đồ này thuộc kiểu môi trường nào?
3. §¸p ¸n + thang ®iÓm
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn : Địa lí 7
(Hướng dẫn chấm gồm 01 trang)
ĐỀ SỐ 1
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
C
B,D
Đ
S
Đ
Đ
Điểm
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 5
2,5 điểm
- Mức đầy đủ cho điểm tối đa
* Hai đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:
- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió:
+) Nhiệt độ trung bình năm > 20oc.
+) Biên độ nhiệt trung bình là 8oc.
+) Lượng mưa trung bình >1500mm, mùa khô ngắn có lượng mưa nhỏ.
- Thời tiết có diễn biến thất thường, hay có thiên tai xảy ra (lũ lụt,
hạn hán)
* Mức chưa đầy đủ: thiếu 01 ý trừ 0.25 - 0,5 điểm
* Mức không đạt: học sinh không làm hoặc trả lời sai các ý- không cho điểm
0,5
0,25
0,25
0,5
1,0
Câu 6
3.0 điểm
a. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6: 320C; Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1: 170C; Biên độ nhiệt năm là 150C
b. Những tháng mưa nhiều: 5,6,7,8,9,10; Những tháng mưa ít là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
c. Biểu đồ thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa
0,5 đ
1,0 đ
1.0 đ
Câu 7
2.5 đ
a. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6: 320C; Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1: 170C; Biên độ nhiệt năm là 150C
b. Những tháng mưa nhiều: 5,6,7,8,9,10; Những tháng mưa ít là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
c. Biểu đồ thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa
0,5 đ
1,0 đ
1.0 đ
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM
Môn : Địa lí 7
(Hướng dẫn chấm gồm 01 trang)
ĐỀ SỐ 2
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
D
C. D
S
S
Đ
Đ
Điểm
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 5
2,5 điểm
- Mức đầy đủ cho điểm tối đa
* Đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới là:
- Nóng quanh năm và có một thời kì khô hạn (từ 3 – 9 tháng),
- Lượng mưa tập trung vào một mùa.
- Càng gần hai chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài
- Biên độ nhiệt trong năm càng lớn.
- Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm.
* Mức chưa đầy đủ: thiếu 01 ý trừ 0,5 điểm
* Mức không đạt: học sinh không làm hoặc trả lời sai các ý- không cho điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 6 3,0 điểm
* Rộng lớn:
- Có 6 châu lục, con người có mặt ở tất cả các châu lục, các đảo
- Vươn tới tầng cao đầy kết quả
- Xuống dưới thềm lục địa
* Đa dạng:
- Hành chính: có hơn 200 quốc gia, khác nhau về chế độ chính trị, xã hội.
- Dân tộc: có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc riêng, trang phục, ngôn ngữ, văn hóa tín ngưỡng khác nhau.
- Mỗi môi trường có cách thức tổ chức sản xuất, hoạt động kinh tế khác nhau
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
1,0
Câu 7 2,5 điểm
a. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6: 320C; Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1: 170C; Biên độ nhiệt năm là 150C
b. Những tháng mưa nhiều: 5,6,7,8,9,10; Những tháng mưa ít là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
c. Biểu đồ thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa
0,5 đ
1,0 đ
1.0 đ
VII. Phân tích kết quả kiểm tra.
1 . Kết quả.
Điểm giỏi..đạt % Điểm Yếu..đạt %
Điểm khá..đạt % Điểm kém..đạt %
Điểm Tb..đạt %
2.Phân tích kết quả.
3. Phương án bổ xung kiến thức cho HS chưa đạt.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ
nhận thức
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TP nhân văn của môi trường
Nhận biết được điều kiện xảy ra BNDS
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
0.8
8%
1
0.8
8%
Các môi trường địa lí
Biết được dặc điểm cơ bản của các môi trường
Nhận định được nguyên nhân phân hoá của các môi trường
Trình bày được nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường
- Trình bày được nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng HMH trên trái đất
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
5
2
20%
3
1.2
12%
2
4
40%
11
7.2
72%
Châu Phi
Giải thích được nguyên nhân các đặc điểm khí hậu của châu Phi
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20%
1
2
20%
TS câu TS điểm
Tổng TL
7
2,8
28%
5
5,2
52%
1
2
20%
13
10
100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: ĐỊA LÍ 7
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu ý em cho là đúng nhất:
Câu 1: Bùng nổ dân số xảy ra khi:
a. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trung bình năm trên 2.1%
b. Do tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp
c Do chất lượng cuộc sống được nâng cao
d. Dân số tăng nhanh và đột ngột
Câu 2: Hoang mạc hết sức khô hạn của thế giới nằm ở:
a Trung Á; b Ô-xtrây-li-a; c Nam Mĩ. D. Bắc Phi;
Câu 3: Những nơi có tốc độ hoang mạc hóa nhanh nhất là:
Ở rìa các hoang mạc đới nóng có mùa khô kéo dài
Bên trong các hoang mạc đới nóng có nhiệt độ cao quanh năm.
Ở các hoang mạc ôn đới khô khan.
Ở đới lạnh
Câu 4: Vấn đề lớn của đới lạnh hiện nay là:
Thiếu nhân lực ;
b. Thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện đại;
c. Nguy cơ tuyệt chủng một số động vật quí.
d. Cả a và c đều đúng
Câu 5: Tính chất đặc trưng của khí hậu hoang mạc là:
a. Mưa theo mùa b. Nắng nóng quanh năm
c. Rất khô hạn d. Rất giá lạnh
Câu 6: Giới hạn của đới lạnh là
a. Từ vòng cực đến cực b. Từ xích đạo đến chí tuyến
c. Từ chí tuyến đến vòng cực d. Từ 50 B đến 50N
Câu 7: Tập tính nào không phải là sự thích nghi của động vậtở đới lạnh:
a. Ngủ đông b. Sống thành bầy đàn để tránh rét
c. Ra sức ra ngoài để kiếm ăn d.Di cư để tránh rét
Câu 8: Sự phân tầng của thực vật theo độ cao ở vùng núi là do ảnh hưởng của sự thay đổi:
a. Đất đai theo độ cao b. Nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao
c. Khí áp theo độ cao d. Lượng mưa theo độ cao
Câu 9: Nối các ý cở cột A sao cho phù hợp với các ý ở cột B:
Kiểu môi trường
Cảnh quan tương ứng
1.Xích đạo ẩm
a. Rừng cây bụi lá cứng
2.Nhiệt đới
b. Cây xương rồng
3. Hoang mạc
c. Rừng rậm xanh quanh năm
4. Địa Trung Hải
d. Xa van cây bụi
Câu 10: Nhận định sau đúng hay sai:
Việc sử dụng nhiều phân bón thuốc trừ sâu trong nông nghiệp không ảnh hưởng gì đến môi trường đới ôn hòa:
Đúng Sai:
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2đ): Trình bày nguyên nhân và hậu quả của ô nhiểm không khí ở đới ôn hòa
Câu 2 (2đ): Trình bày nguyên nhân và biện pháp khắc phục của hiện tượng hoang mạc hóa ngày càng mở rộng ở trên trái đất?
Câu 3 (2đ): Giải thích tại sao châu Phi là châu lục có khí hậu khô nóng và nhiều hoang mạc nhất thế giới?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: ĐỊA LÍ 7
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Phần trắc nghiệm khách quan ( 4điểm) : Mỗi câu chọn đúng được 0.4 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
a
d
a
d
c
a
c
b
sai
Câu 9: 1- c; 2-d; 3 – b; 4- a
B. Phần tự luận
Câu 1(2đ).Em hãy trình bày các nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
* Nguyên nhân : (1đ)
- Khí thải trong công nghiệp và các phương tiện giao thông
- Cháy rừng, hoạt động núi lửa, sự bất cẩn do sử dụng năng lượng nguyên tử.
*Hậu quả :(1đ)
- Gây mưa axit ăn mòn công trình xây dựng, chết cây cối,..
- Gây bệnh đường hô hấp, gây hiệu ứng nhà kính, tạo lỗ thủng tầng ô dôn
Câu 2(2đ)
- Nguyên nhân của hiện tượng hoang mạc hóa trên thế giới: (1đ)
+ Do nạn cát bay
+ Do sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
+ Do tác động của con người như chặt phá rừng
- Biện Pháp: (1đ):
+ Trồng rừng chắn cát và bảo vệ các vành đai rừng phòng hộ ven các hoang mạc
+ Khai thác nước ngầm cải tạo hoang mạc
+ Khắc phục các nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu
Câu 3: (3đ)
Giải thích tại sao châu Phi là châu lục có khí hậu khô nóng và nhiều hoang mạc nhất thế giới?
- Có đường chí tuyến bắc và nam chạy ngang phần bắc và nam của châu lục nên vị trí nằm kẹp giữa hai chí tuyến, phần lớn diện tích châu Phi thuộc đới nóng, nên chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa khô và nóng.(1.0)
- Hình dạng mập mạp đường bờ biển ít bị cát xẽ ít biển ăn sâu vào nội địa nên ít chịu ảnh hưởng của biển.(1.0)
- Có các dòng biển lạnh Benghela, Canasi..chạy sát bờ nước biển ít bốc hơi..ít mưa.(1.0)
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá mức độ tiếp thu cũng như vận dụng kiến thức đã học của học sinh
- HS tự đánh giá lại tình hình học tập của bản thân mình
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản và rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS.
II. Hình thức: Tự luận khách quan
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: (không)
3. Đề kiểm tra:
MA TRẬN ĐỀ HAI CHIỀU
Mức độ
tư duy
Chủ đề (nội dung)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phần I:
THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
- Biết được các chủng tộc chính trên Thế giới. (câu 1)
- Tính được mật độ dân số và nhận xét về MĐDS của một quốc gia. (câu 8)
TSĐ: 3 đ
TL: 30 %
Đ: 1 đ
TL: 33,3%
Đ: 2 đ
TL: 66,7%
Phần II:
CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ
- Biết các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa.
(câu 2)
- Biết được các cây trồng chủ yếu ở đới nóng. (câu 3)
- Hiểu được hậu quả của sự ô nhiễm MT ở đới ôn hòa và cách khắc phục. (câu 4)
- Hiểu được sự thích nghi của thực, động vật ở MT hoang mạc.
(câu 5)
TSĐ: 5 đ
TL: 50%
Đ: 2 đ
TL: 40%
Đ: 3 đ
TL: 60%
Phần III:
THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
- Nêu được đặc điểm địa hình châu Phi. (câu 7)
- Phân biệt được lục địa và châu lục. (câu 6)
TSĐ: 2 đ
TL: 20%
Đ: 1 đ
TL: 50%
Đ: 1 đ
TL: 50%
TSĐ: 10đ
TL: 100%
Đ: 4 đ
TL: 40%
Đ: 4 đ
TL: 40%
Đ: 2 đ
TL: 20%
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 (1 điểm): Trên Thế giới có mấy chủng tộc chính? Kể tên.
Câu 2 (1 điểm): Nêu tên hai khu vực điển hình trên Thế giới nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa.
Câu 3 (1 điểm): Kể tên các loại cây trồng chủ yếu ở đới nóng.
Câu 4 (2 điểm): Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa gây ra những hậu quả gì? Để khắc phục tình trạng trên cần phải có những biện pháp nào?
Câu 5 (1 điểm): Cách thích nghi của thực vật, động vật ở môi trường hoang mạc diễn ra như thế nào?
Câu 6 (1 điểm): Hãy phân biệt lục địa với châu lục.
Câu 7 (1 điểm): Nêu đặc điểm địa hình Châu Phi.
Câu 8 (2 điểm): Cho bảng số liệu về diện tích và dân số năm 2001.
Tên nước
Diện tích (km2)
Dân số (triệu người)
Việt Nam
329314
78,7
Trung Quốc
9597000
1273,3
Em hãy tính mật độ dân số của các nước ở bảng trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
CÂU
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
1
- Trên TG có 3 chủng tộc chính.
- Kể tên: Ơ-rô-pê-ô-it; Môn-gô-lô-it; Nê-grô-it.
0,25
0,75
TĐ:1,0
2
- Khu vực Nam Á
- Đông Nam Á
0,5
0,5
TĐ:1,0
3
Các loại cây trồng chủ yếu ở đới nóng: lúa nước; ngũ cốc; cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả nhiệt đới.
0,25 x 4 loại cây
TĐ:1,0
4
* Hậu quả ô nhiễm MT ở đới ôn hòa:
- Gây mưa a-xít.
- Gây hiện tượng thủy triều đen, thủy triều đỏ.
- Gây hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”
- Ô nhiễm phóng xạ.
* Biện pháp khắc phục:
- Xử lý tốt các nguồn chất thải.
- Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn TNTN.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
TĐ:2,0
5
- Thực vật: thân bọc sáp, lá biến thành gai để chóng thoát hơi nước; rễ to và dài để hút nước dưới sâu.
- Động vật: ban ngày vùi mình trong cát, hốc đá; ban đêm đi kiếm ăn để tránh nóng.
0,5
0,5
TĐ:1,0
6
- Lục địa: là khối đất liền rộng hàng triệu km2, có biển và đại dương bao quanh.
- Châu lục: bao gồm phàn lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh.
0,5
0,5
TĐ: 1,0
7
Đặc điểm địa hình châu Phi:
- Có thể coi là khối cao nguyễn không lồ, cao TB 750m,
- Trên bề mặt chủ yếu là các sơn nguyên và bồn địa.
- Phía đông được nâng lên mạnh, có nhiều hồ, vực sâu.
- Ít núi cao và đồng bằng thấp.
0,25
0,25
0,25
0,25
TĐ: 1,0
8
- Mật độ dân số của VN: 239 người/km2
- Mật độ dân só của TQ: 132 người/km2
1,0
1,0
TĐ: 2,0
TỔNG ĐIỂM
10,0 ĐIỂM
V- Rót kinh nghiÖm
.....
Tuần 19
Ngày soạn: 19.12.2017
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Thông qua tiết ôn tập HS nhận biết tốt đặc điểm các môi trường ôn hòa, hoang mạc, đới lạnh và môi trường rừng núi. Thấy được, mỗi môi trường có những hoạt động kinh tế điển hình và vấn đề bảo vệ môi trường ở đây là gì. p lại toàn bộ kiến thức chương I – Phần Hai cho các em và qua đó đánh giá lại quá trình tiếp thu tri thức cho HS.
2. Kĩ năng
- Tổng hợp, rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho HS
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tao, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT và TT, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video...
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Lược đồ các kiểu môi trường địa lí.
- Bản đồ kinh tế thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh: - sách giáo khoa, tập bản đồ, dụng cụ học tập..
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Trình bày đặc điểm chung của khí hậu đới nóng ?
* Khởi động : Nhằm củng cố lại kiến thức của HS chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết.
3. Bài mới
A/ GV cung cấp hệ thống câu hỏi. HS thảo luận trả lời. Sau đó GV hệ thống dưới dạng dàn ý.
1.? Nêu 2 đặc điểm của đới ôn hòa?
-Tính chất trung gian của khí hậu đới nóng và đới lạnh; thời tiết diễn biến thất thường.
- Tính đa dạng của thiên nhiên theo không gian, thời gian.
? Phân biệt sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu của đới ôn hòa qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
- Sự khác nhau đó ảnh hưởng đến các kiểu rừng như thế nào?
2.? Hình thức sản xuất nông nghiệp của đới ôn hòa?
? Nêu những nguyên nhân làm cho nông nghiệp đới ôn hòa đạt hiệu quả cao?
3.? Nền công nghiệp của đới ôn hòa có đặc điểm gì và vai trò của nó đối với thế giới?
4.? Đặc điểm đo thị của đới ôn hòa?
-Theo em vấn đề cần giải quyết của đô thị đới ôn hòa là gì?
( Về môi trường, giao thông, quy hoạch phát triển, vấn đề xã hội)
5. Môi trường hoang mạc thường phân bố ở đâu trên Trái Đất. Đặc điểm môi trường?
-Trong điều kiện khắc nghiệt đó hoạt động kinh tế ở đây diễn ra ntn?
- Vấn đề cần quan tâm?
6. Đới lạnh trên Trái Đất có đặc điểm gì?
Tại sao đới lạnh là nơi có nhiều tài nguyên nhưng việc khai thác còn ít.
7. Môi trường vùng núi khí hậu và thực vật thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-Để thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội của vùng núi thì cần phát triển ngành kinh tế nào?
- Trong qua trình phát triển kinh tế đã ảnh hưởng đến môi trường ntn? Nêu các biện pháp khắc phục?
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP. ( 5 phút )
1. Tổng kết:
Hs trả lời Gv giúp các em hoàn chỉnh kiến thức của mỗi môi trường dưới dạng dàn ý.
2. Hướng dẫn học tập
- GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ vào vở.
Ngày so¹n: 19 /12/2017
TiÕt
Tuần 19
Bài : ¤n tËp
I. MỤC TIÊU: Sau bµi häc, HS cÇn ®¹t ®îc.
1- KiÕn thøc
- ThÊy ®îc sù kh¸c nhau vÒ §KTN, TNTN hai khu vực Bắc Phi Vf Nam Phi
2- Kü n»ng:
- Cñng cè kÜ n¨ng ph©n tÝch b¶n ®å, biÓu ®å
- Ph¸t triÓn kh¶ n¨ng tæng hîp, hÖ thèng ho¸ kiÕn thøc ®· häc, x¸c lËp mèi quan hÖ gi÷a
3- Th¸i ®é : cã ý thøc häc tËp ®óng ®¾n.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tao, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT và TT, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - B¶n ®å tù nhiªn châu Phi
2. Chuẩn bị của học sinh: - sách giáo khoa, tập bản đồ, dụng cụ học tập..
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1 - æn ®Þnh:
2- KiÓm tra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12529552.doc