Giáo án môn Địa lý lớp 7 - Trường THCS Tân Hiệp

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

 Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên châu Phi.

2. Kĩ năng:

- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.

- Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí.

- Nhận biết môi trường tự nhiên qua tranh, ảnh.

3. Thái độ:

- Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế.

- Có ý thức chấp hành tốt pháp luật.

 

doc110 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 7 - Trường THCS Tân Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tạo thành lớp sương mù bao phủ bầu trời diễn ra khá phổ biến ở các đô thị đới ôn hòa). + Nhóm 3 + nhóm 4: Việc tập trung dân quá đông vào các đô thị, siêu đô thị sẽ làm nảy sinh những vấn đề gì đối với môi trường? Có quá nhiều phương tiện giao thông trong các đô thị sẽ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? (Sự phát triển nhanh các đô thị lớn đã làm nảy sinh các vấn đề về môi trường, như tăng lượng khí thải từ các phương tiện giao thông, rác thải, khí thải trong sinh hoạt và sản xuất). + Nhóm 5 + nhóm 6: Dân đô thị tăng nhanh nảy sinh những vấn đề gì đối với xã hội ? * Bước 2: - Học sinh làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trả lời, nhận xét. (Giáo viên yêu cầu học sinh yếu dựa vào nội dung thảo luận nhóm trình bày). - Giáo viên chuẩn xác kiến thức, liên hệ các vấn đề trên ở đới nóng, ở Việt Nam. * Bước 3: - Để giải quyết những vấn đề xã hội trong các đô thị ở đới ôn hoà cần những giải pháp gì? - Học sinh nêu 3 giải pháp cơ bản của đô thị hoá phi tập trung. - Giáo viên nhấn mạnh: Những vấn đề đặt ra cho đô thị hoá ở đới ôn hoà cũng là những vấn đề mà nước ta cần quan tâm khi lập quy hoạch xây dựng hay phát triển một đô thị. 1. Đô thị hoá ở mức độ cao. - Tỉ lệ dân đô thị cao, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới. - Các đô thị phát triển nhanh, có quy hoạch. - Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư. 2. Các vấn đề của đô thị - Ô nhiễm môi trường. - Nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở và công trình công cộng. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: - Giáo viên hệ thống nội dung bài học. - Học sinh trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk trang 55. 2. Hướng dẫn học tập: - Học sinh học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk. - Chuẩn bị bài 17 “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa”. Tìm hiểu về hiện tượng “thủy triều đỏ” và “thủy triều đen”, “mưa axít”. V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần 11 Ngày soạn: Tiết 19 Ngày dạy: BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Biết các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở đới ôn hòa và hậu quả của nó. - Biết nội dung nghị định thư Ki-ô-tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất. - Tìm ra giải pháp để hạn chế ô nhiễm. 2. Kĩ năng: - Phân tích ảnh địa lí về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ở đới ôn hòa. - Vẽ biểu đồ về một số vấn đề môi trường ở đới ôn hòa. 3. Thái độ: - Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước. - Không có hành động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí và môi trường nước. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip, II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Ảnh về ô nhiễm môi trường không khí, nước (sgk). 2. Chuẩn bị của học sinh: Thước kẽ, bút chì để vẽ biểu đồ, sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Nêu đặc điểm đô thị hóa ở đới ôn hòa? Câu hỏi 2: Nêu các vấn đề nảy sinh do sự phát triển nhanh của đô thị gây ra? 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Sau khi học sinh trả lời câu hỏi 2 giáo viên khẳng định: Ô nhiễm môi trường đang là điều nhức nhối không chỉ riêng ở đới ôn hòa mà đây là vấn đề mang tính toàn cầu. Vậy nguyên nhân của sự ô nhiễm này là do đâu? Hậu quả nó để lại ra sao? Và phải ngăn chặn nó bằng cách nào? Đó là vấn đề chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa, nguyên nhân và hậu quả (cá nhân). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng số liệu và thống kê; tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân. * Bước 1: Học sinh quan sát hình 16.3, 16.4, 17.1. * Bước 2: - 3 bức ảnh có chung một chủ đề gì? - 3 bức ảnh cảnh báo điều gì trong khí quyển ? - Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm ? * Bước 3: - Giáo viên: khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lượng CO2 tăng nhanh, các trung tâm công nghiệp châu Mỹ, châu Âu thải hàng chục tỉ tấn CO2. Trung bình 700 -> 900 tấn/km2/năm. - Ngoài ra còn nguồn ô nhiễm nào? (do các hoạt động tự nhiên: bão cát, lốc bụi, núi lửa, cháy rừng, quá trình phân hủy xác động vật - thực vật ). - Không khí bị ô nhiễm gây nên những hậu quả gì? (GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời). - Giáo viên: Các nước trên thế giới hầu hết kí nghị định thư kiôtô để bảo vệ bầu khí quyển trong lành. - Giáo viên: Liên hệ lộ trình Mali thay thế cho nghị định thư kiôtô do Mĩ không tham gia kí kết. Hoạt động 2: Biết được hiện trạng ô nhiễm nước ở đới ôn hòa, nguyên nhân và hậu quả (nhóm). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm. * Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hai bức tranh hình 17.3, 17.4 sgk, qua hai bức tranh nói lên hiện trạng gì? * Bước 2: - Học sinh hoạt động nhóm: - Nhóm 1 + nhóm 2: Tìm nguyên nhân của ô nhiễm nước sông ngòi? + Nhóm 3 + nhóm 4: Tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển? + Nhóm 5 + nhóm 6: Hậu quả của ô nhiễm tới thiên nhiên và sông ngòi? - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. (GV gọi Hs yếu dựa vào nội dung TLN trả lời). - Nhóm khác nhận xét bổ sung. * Bước 3: - Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức. - Cho điểm các nhóm. * Bước 4: - Giáo viên giải thích: - Thủy triều đỏ: Dư thừa lượng đạm và nitơ trong nước thải sinh hoạt, phân hóa học -> tảo biển chết. -> gây cản trở giao thông ảnh hưởng hệ sinh thái, ô nhiễm nặng các vùng ven bờ. - Thủy triều đen: Sự ô nhiễm dầu mỏ nghiêm trọng, màng của váng dầu tiếp xúc với nước và không khí làm cho thức ăn của động vật biển suy giảm. Váng dầu cùng một số chất độc hại khác hòa tan vào nước lắng xuống sâu -> gây tác hại hệ sinh thái dưới sâu, hủy diệt sự sống trên biển và ven biển. -> Biện pháp: Xử lý nước thải. 1. Ô nhiễm không khí. - Hiện trạng: Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. - Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển. - Hậu quả: + Tạo nên những trận mưa axít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao, Khí thải còn làm thủng tầng ôzôn. 2. Ô nhiễm nước. - Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm: nước sông, nước biển, nước ngầm. (Phụ lục) IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: - Trình bày nguyên nhân, hậu quả gây ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hòa? - Hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk. 2. Hướng dẫn học tập: - Về nhà học và trả lời câu hỏi sgk . - Ôn lại kiến thức cách nhận biết đặc điểm khí hậu qua biểu đồ. V. PHỤ LỤC: Ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm Ô nhiễm biển Nguyên nhân - Hóa chất thải ra từ các nhà máy. - Lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng. - Chất thải nông nghiệp, ... - Váng dầu. - Các chất độc hại bị đưa ra biển, ... Hậu quả Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất. VI. RÚT KINH NGHIỆM: .................... Tuần 11 Ngày soạn: Tiết 20 Ngày dạy: BÀI 18: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: Biết lượng khí thải CO2 tăng là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái Đất nóng lên, lượng CO2  trong không khí không ngừng tăng và nguyên nhân của sự gia tăng đó. 2. Kĩ năng: Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng CO2 trong không khí. 3.Thái độ: Ủng hộ các biện pháp nhằm hạn chế lượng CO2 trong không khí. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh (sgk). 2. Chuẩn bị của học sinh: sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Nêu hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa? Câu hỏi 2: Nêu hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễm nước ở đới ôn hòa? 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Bài thực hành này giúp các em nắm vững, cũng cố lại những kiến thức về khí hậu và kiểu môi trường của đới ôn hòa. Rèn kĩ năng về biểu đồ, giải thích được nguyên nhân của một số hiện tượng địa lí. Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã (cá nhân). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ; tự học ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác; *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân. * Bước 1: - Giáo viên treo bản đồ các môi trường địa lí, nhắc lại vị trí đới ôn hòa và các môi trường trong đới ôn hòa. * Bước 2: - Em hãy nhắc lại đặc điểm khí hậu và sự phân hóa của môi trường ở đới ôn hòa? - Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: Rèn kỹ năng làm bài tập địa lí (nhóm). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác; *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm. Bài tập 1 - Xác định các kiểu môi trường qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa? * Bước 1: Cách biểu hiện trên bản đồ có gì mới? (Nhiệt độ và lượng mưa đều biểu hiện bằng đường). * Bước 2: - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm. - Nhóm 1 + Nhóm 2: Biểu đồ A. - Nhóm 3 + Nhóm 4: Biểu đồ B. - Nhóm 5 + Nhóm 6: Biểu đồ C. * Bước 3: - Gợi ý những nội dung cần thảo luận. - Phân tích nhiệt độ: mùa hạ, mùa đông. - Lượng mưa: mùa hạ, mùa đông. => Kết luận về kiểu khí hậu. * Bước 4: - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. (Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung thảo luận của nhóm trả lời). - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức theo bảng. Biểu đồ Nhiệt độ Lượng mưa Kết luận Mùa hạ Mùa đông Mùa hạ Mùa đông A 100c 9 tháng < 00c Mưa ít Chủ yếu mưa tuyết Môi trường ôn đới lục địa B 250c 100c Khô hạn Mưa nhiều Môi trường địa trung hải C < 150c 50c Mưa ít Mưa nhiều Môi trường ôn đới hải dương - Ghi điểm cho các nhóm. Bài tập 3 * Bước 1: Từ số liệu qua các năm hãy cho nhận xét về lượng CO2? (CO2 không ngừng tăng) (Lượng khí thải CO2 vào khí quyển là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên). * Bước 2: Nguyên nhân nào làm cho lượng khí thải CO2 tăng như vậy? (Do sản xuất công nhiệp phát triển, tiêu dùng chất đốt ngày càng tăng: gỗ phế liệu nông nghiệp, lâm nghiệp làm chất đốt trong sinh hoạt ngày càng tăng). * Bước 3: Tác hại của khí thải đối với thiên nhiên và đối với con nguời? IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: - Nhận xét ưu, khuyết điểm, kiến thức cần bổ sung. - Cho điểm và có lời khen học sinh có lời giải thích hay trong tiết thực hành. 2. Hướng dẫn học tập: - Ôn lại kiến thức: Các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu (lớp 6). Đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới. - Sưu tầm các tranh nói về hoang mạc và hoạt động của con người ở hoang mạc. V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM: ........ Tuần 12 Ngày soạn: Tiết 21 Ngày dạy: CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC BÀI 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Nắm được những đặc điểm cơ bản của hoang mạc. - Phân biệt được sự khác nhau giữa hoang mạc lạnh và hoang mạc nóng. - Biết được sự thích nghi của sinh vật với môi trường. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, so sánh biểu đồ khí hậu, phân tích ảnh địa lí. 3. Thái độ: - Thấy được những khó khăn của thiên nhiên để có ý thức bảo vệ thiên nhiên. - Có ý thức chấp hành tốt pháp luật. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip, II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ cảnh quan thế giới. 2. Chuẩn bị của học sinh: sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Hoang mạc là môi trường chiếm 1/3 diện tích đất nổi, song rất hoang vu và khí hậu khắc nghiệt. Vậy ở đây con người đã sống và sản xuất như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về tự nhiên và xã hội ở chương này. Môi trường hoang mạc không chỉ có ở đới nóng mà có ở tất cả các đới khí hậu và là nơi dân cư sinh sống ít nhất. Tại sao vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc (cá nhân). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân. * Bước 1: Học sinh quan sát hình 19.1 cho biết: Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? (GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời). * Bước 2: Xác định một số hoang mạc nổi tiếng thế giới trên bản đồ? Hoạt động 2: Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa (nhóm). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng biểu đồ, tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm. * Bước 1: - Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc? (GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời). - Giáo viên: Biên độ nhiệt ở hoang mạc rất lớn. Ban ngày (giữa trưa) lên 400c, ban đêm hạ xuống 00c. * Bước 2: Nguyên nhân? * Bước 3: - Hoạt động nhóm theo phiếu học tập. - Nhóm 1 + nhóm 3: Phân tích chế độ nhiệt - mưa hình 19.2, rút ra kết luận. - Nhóm 2 + nhóm 4: Phân tích chế độ nhiệt - mưa hình 19.3, rút ra kết luận. - Dựa vào kết quả thảo luận nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả sự khác nhau giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa. (Giáo viên yêu cầu học sinh yếu dựa vào nội dung thảo luận nhóm trình bày). - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc (cá nhân). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân. * Bước 1: - Động, thực vật ở môi trường hoang mạc như thế nào? - Trong điều kiện sống thiếu nước như thế thực vật - động vật thích nghi bằng cách nào? (GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời). - Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy muốn tồn tại và phát triển thực vật - động vật phải có cấu tạo cơ thể như thế nào? (... Lạc đà chịu khác giỏi 9 ngày, lạc đà chủ nhân của hoang mạc ăn và uống rất nhiều, dự trữ mỡ trong bướu, người mạc áo choàng trùm kín đầu.) 1. Sự phân bố. - Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu. 2. Khí hậu. - Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt. - Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa, + Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng. + Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh. 3. Cảnh quan hoang mạc. - Động, thực vật nghèo nàn. - Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể (thân cây mọng nước, lá biến thành gai, thân cây bò sát, rễ ăn thật sâu, động vật kiếm ăn ban đêm, thân có vẫy sừng ). IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: - Các hoang mạc thường phân bố chủ yếu ở đâu trên thế giới? - Trình bày đặc điểm khí hậu của hoang mạc? - Kể tên các thực vật - động vật sống chủ yếu ở hoang mạc? Giải thích tại sao nó lại thích nghi được? 2. Hướng dẫn học tập: Học và trả lời câu hỏi sgk. Xem trước bài 20. V. PHỤ LỤC: Nhiệt độ Hoang mạc đới nóng (190 B) Hoang mạc đới ôn hòa (430 B) Mùa đông Mùa hạ Biên độ nhiệt Mùa đông Mùa hạ Biên độ nhiệt 160c 400c 240c - 280c 160c 440c Lượng mưa Không mưa Rất ít Rất nhỏ 125 mm Đặc điểm khác nhau của khí hậu - Biên độ nhiệt năm cao - Mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng - Lượng mưa rất ít - Biên độ nhiệt năm rất cao - Mùa hạ không nóng, mùa đông rất lạnh. Mưa ít, ổn định. VI. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần 12 Ngày soạn: Tiết 22 Ngày dạy: BÀI 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người trong các hoang mạc, thấy được khả năng thích ứng của con người đối với môi trường - Biết nguyên nhân hoang mạc hóa đang mở rộng trên thế giới và các biện pháp cải tạo, chinh phục hoang mạc, ứng dụng vào cuộc sống. - Biết hoạt động của con người là một trong những tác động chủ yếu làm cho diện tích hoạng mạc ngày càng mở rộng. - Biết một số biện pháp nhằm cải tạo và ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc. 2. Kĩ năng: Phân tích ảnh địa lí về một số biện pháp cải tạo hoang mạc và ngăn ngừa sự phát triển hoang mạc. 3. Thái độ: - Giúp học sinh hiểu biết thêm về thực tế, biết bảo vệ thực vật địa phương. - Có ý thức chấp hành tốt pháp luật. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip, II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở hoang mạc (sgk). 2. Chuẩn bị của học sinh: sgk III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Khí hậu hoang mạc có những đặc điểm gì? Câu hỏi 2: Tính thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn của sinh vật ở hoang mạc ra sao? 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Mặt dù đời sống vô cùng khắc nghiệt của môi trường hoang mạc, nhưng con người vẫn có mặt từ rất lâu đời. Họ sinh sống, cải tạo, chinh phục hoang mạc như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc (cá nhân). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân. * Bước 1: - Quan sát hình 20.1, 20.2 cho biết: - Hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang mạc gồm những ngành nào? (GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời). - Chăn nuôi du mục là gì? Nuôi những con vật nào là chính? Tại sao? - Trồng trọt chủ yếu ở đâu? (GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời). * Bước 2: Học sinh đọc thuật ngữ " ốc đảo". * Bước 3: Nguyên nhân nào làm cho hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang mạc chủ yếu là trồng trọt trong ốc đảo? * Bước 1: - Ngành kinh tế mới xuất hiện ở hoang mạc là gì? * Bước 2: Quan sát hình 20.3, 20.4 cho biết vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc cải tạo bộ mặt hoang mạc? Hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là dầu khí đang diễn ra ngày càng nhiều ở các hoang mạc * Bước 3: Nguyên nhân? * Bước 4: Con người tập trung chủ yếu ở đâu? Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc (cặp). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học; ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm. * Bước 1: - Quan sát hình 20.5 em thấy hiện tượng gì ở hoang mạc? - Điều này gây bất lợi gì cho cuộc sống sinh hoạt và kinh tế của con người? - Nguyên nhân hoang mạc mở rộng là gì? (GV gọi học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời). (Tự nhiên, cát lấn, biến động thời tiết, thời kì khô hạn kéo dài, khai thác cây xanh quá mức hoặc do gia súc ăn, phá cây non -> Do tác động của con người là chủ yếu). Các hoang mạc ngày càng mở rộng một phần cũng là do BĐKH. * Bước 2: - Nêu một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc? (ví dụ hình 20.3, 20.6). - Liên hệ thực tế Việt Nam. 1. Hoạt động kinh tế. a. Hoạt động kinh tế cổ truyền. - Chăn nuôi du mục. - Trồng trọt trong ốc đảo. - Nguyên nhân: Thiếu nước. b. Hoạt động kinh tế hiện đại. - Khai thác dầu khí, nước ngầm - Nguyên nhân: Nhờ tiến bộ của khoa học - kĩ thuật. - Dân cư chỉ tập trung ở các ốc đảo. 2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng. - Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến động của khí hậu toàn cầu. - Biện pháp: cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm, trồng rừng. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: - Nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở hoang mạc? - Nêu các biện pháp đã và đang sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình mở rộng của hoang mạc trên thế giới? 2. Hướng dẫn học tập: - Học và trả lời câu hỏi sgk. - Ôn lại: Đặc điểm khí hậu hàn đới - ranh giới (lớp 6). - Những tác động xấu của con người ở đới nóng và đới ôn hòa tới môi trường trong sinh hoạt và sản xuất công - nông nghiệp. V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần 13 Ngày soạn: Tiết 23 Ngày dạy: CHƯƠNG IV: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH BÀI 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới. - Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh. - Biết sự thích nghi của động vật - thực vật ở đới lạnh. 2. Kĩ năng: - Đọc bản đồ ở Bắc cực và Nam cực để nhận biết vị trí, giới hạn. - Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của một số địa điểm ở mt đới lạnh. 3. Thái độ: - Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế. - Có ý thức chấp hành tốt pháp luật. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ... - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên Bắc Cực và Nam Cực. 2. Chuẩn bị của học sinh: sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Trình bày những hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại ở môi trường hoang mạc? Câu hỏi 2: Nêu những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp ngăn chặn? 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Nếu môi trường hoang mạc có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, khô hạn, bất lợi cho sự sống, thì cũng còn một môi trường nữa của trái đất có khí hậu không kém, thực vật - động vật cũng nghèo nàn. Đó là môi trường nào? Có đặc điểm như thế nào là nôi dung bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Biết vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới. Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh. (cặp). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học; sử dụng bản đồ ... *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm ... * Bước 1: Hs quan sát H21.1 và 21.2 : - Xác định ranh giới của môi trường đới lạnh? (GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - Cho biết sự khác nhau của môi trường đới lạnh ở 2 nửa cầu? * Bước 2: Thảo luận cặp - Quan sát H21.1 nêu diễn biến của nhiệt độ và lượng mưa ở đới lạnh? Gợi ý: Nhiệt độ tháng cao nhất ( 100c T7) Nhiệt độ tháng thấp nhất ( - 300c T1) - Quanh năm nhiệt độ như thế nào? Biên độ nhiệt ra sao? + Số tháng có nhiệt độ > 00c (3 tháng T6->T9). + Số tháng có nhiệt độ T5 năm sau). -> Nhiệt độ của môi trường đới lạnh có đặc điểm gì? - Lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu? - Mưa ở đới lạnh có đặc điểm gì khác so với các môi trường khác? * Bước 3: Gv gió ở đới lạnh thổi rất mạnh, luôn có bão tuyết vào mùa đông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12347631.doc