Giáo án môn Địa lý lớp 8 - Bài 13 đến bài 27

 I. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:

 - Trình bày được vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á và các đặc điểm tự nhiên

 của khu vực Đông Nam Á.

 2.Về kĩ năng: Biết được kĩ năng phân tích lược đồ, biểu đồ. Vận dụng vốn hiểu biết để giải

 thích một số đặc điểm tự nhiên của khu vực.

 3. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực chung: HS trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

 - Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ tự nhiên, nhận xét biểu đồ.

 II. Các kĩ năng năng sống cơ bản:

 - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin.

 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin.

 III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học:

 - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày.

 IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tụ nhiên khu vực Đông Nam Á. Hình 14.2

 2. Chuẩn bị của học sinh: tranh ảnh minh họa.

 

doc26 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 8 - Bài 13 đến bài 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào vở, nhận xét đầy đủ. Chuẩn bị bài 17 tuần sau học, đọc và quan sát kĩ H 17.1 và các câu hỏi, đoạn văn trong bài để tiết sau học. Tiết 23 Bài 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ( ASEAN ) I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học học sinh cần: - Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về hiệp hội các nước Đông Nam Á: quá trình thành lập, các thành viên của hiệp hội, mục tiêu hoạt động, VN trong ASEAN 2.Về kĩ năng: Xác định được các quốc gia trong khối ASEAN, luyện kĩ năng vẽ BĐ cột. 3.. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày quá trình thành lập, mục tiêu hoạt động của ASEAN - Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ. II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: lược đồ các nước thành viên ASEAN 2. Chuẩn bị của học sinh: tranh ảnh về hợp tác phát triển KT-XH các nước ASEAN V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2.. Kiểm tra bài: Hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư khu vực ĐNÁ? 3.. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về hiệp hội các nước Đông Nam Á. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: nêu vấn đề, tư duy. 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời: — Hãy kể tên 5 thành viên đầu tiên của hiệp hội các nước ĐNÁ? Những nước nào gia nhập sau Việt Nam? — Mục tiêu hợp tác của hiệp hội các nước ĐNÁ đã thay đổi qua thời gian như thế nào? Bước 2: Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 25/7/1995. GV chuẩn kiến thức: HĐ2:Tìm nhiểu về hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cặp đôi. Bước 1:GV gọi 1 học sinh đọc phần 2 xong và hỏi: — Các nước ĐNÁ có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế? — Sự hợp tác đó thể hiện như thế nào? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu về Việt Nam trong ASEAN. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: nêu vấn đề, tư duy. 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS trao đổi với nhau: — Phân tích những lợi thế của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN? — Nêu một số khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á. - Thành lập 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với 5 thành viên ban đầu. VN gia nhập ngày 25/7/1995. - Hiện nay gồm 10 thành viên. - Mục tiêu hợp tác của hiệp hội: + 25 năm đầu hợp tác về quân sự. + Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế-xã hội. 2. Hợp tác để phát triển kinh tế -Xã hội. - Nước phát triển mạnh hơn (Malaixia, Xingapo) giúp các nước thành viên chậm phát triển đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ. - Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước. - Xây dựng tuyến đường sắt và đường bộ từ Việt Nam sang các nước trên bán đảo Trung Ấn. - Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công. 3. Việt Nam trong ASEAN. - Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế-xã hội nhưng cũng có nhiều thách thức cần vượt qua. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập. 1.Tổng kết: 2. hướng dẫn học tập: - Về nhà học bài, làm bài tập 3/61, vẽ biểu đồ hình cột, dùng 9 kí hiệu phân biệt và có chú giải kèm theo - Chuẩn bị bài 18 tiết sau TH, đem theo máy tính làm bài kiểm tra 15 phút. Tiết 24 Bài 18: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM PU CHIA I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của hai nước Lào và Campuchia. 2.Về kĩ năng: - Xác định được trên BĐ các con sông, hồ, dãy núi và sơn nguyên của 2 nước. 3.. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày được vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của hai nước Lào - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: lược đồ các nước ttự nhiên kinh tế Lào 2. Chuẩn bị của học sinh: tranh ảnh về KT-XH Lào V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày sự hợp tác phát triển kinh tế -xã hội của hiệp hội các nước Đông Nam Á? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về nước Lào. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: nhóm. Bước 1: GV treo bản đồ lên bảng và tổ chức cho HS thảo luận, thời gian là 8 phút: Nhóm 1,2: Dựa vào bản đồ và gợi ý các câu hỏi trong SGK, hãy tìm hiểu về: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Lào? Nhóm 3,4: Dựa vào bản đồ và gợi ý các câu hỏi trong SGK, hãy tìm hiểu về vị trí và điều kiện tự nhiên của Cam-pu-Chia? Bước 2: Các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng báo cáo kết hợp chỉ bản đồ, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung thêm ( nếu thiếu). — Vị trí địa lí của Lào có gì khác biệt so với Cam-pu-chia? Bước 2: GV nhận xét bài làm của các nhóm và chuẩn kiến thức: I. Tìm hiểu về Lào. 1. Vị trí địa lí. - Nằm sâu trong nội địa, không giáp biển nên khó khăn trong quan hệ với các nước bằng đường biển. 2. Điều kiện tự nhiên. - Địa hình chủ yếu núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Sông ngòi: Sông Mê Công, có giá trị phát triển thuỷ lợi và thuỷ điện, cung cấp nước cho sinh hoạt. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập. 1. Tổng kết: 1.Hãy xác định vị trí địa lí của Lào trên bản đồ? 2. Hướng dẫn học tập: 1.Bài tập về nhà trình bày vào vở vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Cam-pu-chia. Chuẩn bị bài 22 để tiết sau học, xem kĩ bảng 22.1 và các câu hỏi ở trong bài. PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM cëd Tiết 25 Bài 22: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học học sinh cần: - Biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới. - Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á. 2.Về kĩ năng: - Xác định vị trí nước ta trên bản đồ, nhận xét bảng số liệu về cơ cấu kinh tế nước ta. 3.. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày được VN trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: bản đồ hành chính Việt Nam. 2. Chuẩn bị của học sinh: tranh ảnh minh họa V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về Việt Nam trên bản đồ thế giới 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV treo bản đồ lên bảng để HS quan sát và hỏi: ● Quan sát H 17.1, cho biết VN gắn với châu lục nào, đại dương nào? Có chung biên giới trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào? ● Lấy ví dụ để chứng minh VN là quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực ĐNÁ? Bước 2: HS lên bảng xác định, trả lời câu hỏi. Sau đó giáo viên lấy một số ví dụ chứng minh cho HS hiểu rõ: - Về tự nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm sâu sắc của khu vực ĐNÁ. - Văn hóa: có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, kiến trúc có mối quan hệ chặt chẽ với các nước trong khu vực. - Lịch sử: lá cờ đầu trong khu vực về chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc. - Là thành viên ASEAN năm 1995, tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, nêu vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bảng 22.1 để trả lời câu hỏi: — Từ bảng 22.1, nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta năm 1990 và năm 2000? — Nêu một số thành tựu nổi bật về kinh tế-xã hội của nước ta trong thời gian qua? Bước 2: GVTK: Từ năm 1990-2000,tỉ trọng nông nghiệp giảm 14,4%, công nghiệp tăng 13,9%, dịch vụ tăng 0,5%. Cơ cấu KT thay đổi theo hướng CN hóa, hiện đại hoá. Mỗi năm VN xuất khẩu hơn 4 triệu tấn gạo, xuất khẩu các nông sản khác như: cà phê, chè búp khô, thuỷ sản...và chuẩn kiến thức: HĐ 3: Tìm hiểu về phương pháp học bộ môn. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: nêu vấn đề. 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV gọi 1 HS đọc phần 3 lên và hỏi: —Theo em để học tốt bộ môn địa lí cần có phương pháp học như thế nào? Bước 2: GV nhấn mạnh một số yêu cầu đặc trưng, cần thiết khi học bộ môn địa lí cho HS hiểu rõ. 1.Việt Nam trên bản đồ thế giới. - Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. - Việt Nam gắn liền với lục địa Á -Âu nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương và nằm gần trung tâm Đông Nam Á. - Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phía đông giáp Biển Đông. - Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. - Văn hóa có nền văn minh lúa nước - Là lá cờ đầu trong khu vực về chống thực dân và đế quốc. - Là thành viên hiệp hội các nước Đông Nam Á ( 25/7/1995) 2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển. - Nền kinh tế ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. - Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, đa dạng hóa. Là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. - Công nghiệp phát triển nhanh: nhiều khu CN mới, khu chế xuất đã xây dựng và đi vào sản xuất. - Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lí. Phấn đấu năm 2020 trở thành nước công nghiệp. 3. Học địa lí Việt Nam như thế nào? (HS xem SGK) VI.Tổng kết, hướng dẫn học tập: 1. Tổng kết: Mục tiêu tổng quát chiến lược 10 năm 2001-2010 của nước ta là gí? 2. Hướng dẫn học tập: - Về nhà học bài và làm bài tập 2/80 ( vẽ biểu đồ hình tròn) - Chuẩn bị bài 23 tiết sau học, xem và trả lời các bảng số liệu, các câu hỏi trong SGK. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM cëd Tiết 26 Bài 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học học sinh cần: - Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta. - Nêu được ý nghĩa vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế-xã hội. - Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta. 2.Về kĩ năng: - Sử dụng bản đồ tự nhiên VN để xác định vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ nước ta. 3.. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày được vị trí, giới hạn, đặc điểm lãnh thổ nước ta. - Năng lực chuyên biệt: nhận xét bản đồ II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: bản đồ hành chính nước CHXHCN Việt Nam. 2. Chuẩn bị của học sinh: atlat Địa lí VN. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu một số thành tựu nổi bật của nước ta trên con đường xây dựng và phát triển đất nước? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về vị trí và giới hạn lãnh thổ. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: nêu vấn đề, tư duy. 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV treo BĐ lên bảng cho HS quan sát và nêu câu hỏi để HS lên bảng xác định trên bản đồ: — Hãy xác định tọa độ các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây phần đất liền nước ta? — Từ B vào N, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ? Nằm trong đới khí hậu nào? — Từ tây sang đông phần đất liền nước ta rộng nhiêu kinh độ và nằm ở múi giờ thứ mấy theo giờ GMT? — Vùng biển nước ta rộng bao nhiêu km2 ?Xác định trên BĐ đảo có diện tích lớn nhất và hai quần đảo xa nhất của nước ta? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: nêu vấn đề, tư duy. 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời: — Nêu các đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên?Vị trí ấy có ý nghĩa gì về mặt tự nhiên và kinh tế-xã hội? GVTK: Vị trí địa lí là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên các đặc điểm chung của tự nhiên VN như tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, t/c ven biển, t/c đa dạng và phức tạp. Khí hậu nước ta thay đổi theo mùa và theo vùng, có nhiều thiên tai thường xảy ra: Bão, lũ lụt, Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu về đặc điểm lãnh thổ nước ta. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cặp đôi. Bước 1: GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời: — Nêu nhận xét về hình dạng lãnh thổ nước ta? — Hình dạng lãnh thổ đã ảnh hưởng tới điều kiện tự nhiên và hoạt động GTVT nước ta như thế nào? GVTK: - Đối với thiên nhiên: Phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ giữa các vùng, các miền. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền làm tăng tính chất nóng ẩm của thiên nhiên. - Đối với GTVT:Phát triển được nhiều loại hình GTVT Khó khăn: Lãnh thổ dài và hẹp ngang, nằm sát biển nên các tuyến đường dễ bị hư hỏng bởi thiên tai: Bão, lũ lụt, sóng, nhất là tuyến đường Bắc-Nam. — Vịnh biển nào đẹp nhất của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào? Vịnh Hạ Long năm 1994. Năm 2004 được UNESCO công nhận là thiên nhiên có địa chất đẹp nhất thế giới. Năm 2003 thêm vịnh Nha Trang. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: 1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ. a. Phần đất liền: - Toạ độ địa lí phần đất liền: + Điểm cực B (Hà Giang) 23023’B + Điểm cực N (Cà Mau) 8034’B. + Đ cực T(Điện Biên) 10209’Đ. + Đ cực Đ (Khánh Hoà) 109024’Đ. - Diện tích đất tự nhiên 331212 Km2 . - Nằm trong khu vực múi giờ thứ 7 b. Phần biển: - Có diện tích khoảng 1 triệu km2 c. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên. - Vị trí nội chí tuyến. - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNÁ đất liền và Đông Nam Á hải đảo. - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. => ý nghĩa: + Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa ẩm nên thiên nhiên đa dạng và phong phú nhưng cũng bị nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán gây nhiều thiệt hại lớn. + Nằm gần trung tâm Đông Nam Á nên thuận lợi giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế -xã hội với các nước trên thế giới. 2. Đặc điểm lãnh thổ: a. Phần đất liền: - Kéo dài theo chiều Bắc-Nam 1650 km và có bề ngang hẹp (Quảng Bình gần 50 km). - Đường bờ biển hình chữ S dài 3260 km, đường biên giới trên đất liền dài 4600 km. b. Phần biển Đông: - Thuộc chủ quyền nước ta mở rộng về phía đông và đông nam, có nhiều đảo và quần đảo. - Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế. VI.Tổng kết, hướng dẫn học tập: 1. Tổng kết 1. Xác định trên BĐ toạ độ các điểm cực B, N, Đ, T của nước ta? 2.Hãy nêu đặc điểm lãnh thổ nước ta? 2. Hướng dẫn học tập: - Về nhà học bài và làm bài tập 2/86 vào vở. - Chuẩn bị bài 24 tiết, xem kĩ các hình 24.1, 24.2, 24.3 và suy nghĩ các câu hỏi trong bài. Tiết 27 Bài 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học học sinh cần: - Biết diện tích, trình bày được một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển nước ta. - Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng. Biết các thiên tai thường xảy ra ở vùng biển nước ta và sự cần tiết phải bảo vệ môi trường biển. 2.Về kĩ năng: - Sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á để xác định được vị trí, giới hạn của biển Đông. - Sử dụng lược đồ phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển Đông để xác định và trình bày. 3. Về thái độ: Giáo dục cho HS biết vùng ven biển nước ta ở một số tỉnh-thành đang bị ô ô nhiễm do nhiều nguyên nhân đã làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên biển. 4.. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày được vị trí, giới hạn, đặc điểm lãnh thổ nước ta. - Năng lực chuyên biệt: nhận xét bản đồ II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: bản đồ vùng biển Việt Nam. 2. Chuẩn bị của học sinh: tranh ảnh minh họa, atlat Địa lí VN V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm vị trí địa lí về mặt tự nhiên và đặc điểm lãnh thổ VN? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về diện tích và giới hạn biển VN. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: nêu vấn đề, tư duy. 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát H 24.1 và hỏi: — Từ H 24.1,hãy đọc tên các eo biển và các vịnh. — Cho biết vùng biển nước ta có diện tích là bao nhiêu km2, tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào? GVTK: Biển Đông là do Việt Nam đặt tên còn trên BĐ thế giới biển Nam Trung Hoa, DT là 3447000 km2, rộng thứ 3 của TBD, tương đối kín, giáp 6 quốc gia và một vùng lãnh thổ. Giải thích đường cơ sở của vùng biển nước ta H 24.5/92 mới vẽ đến đảo Cồn Cỏ do phần vịnh Bắc Bộ giữa VN và Trung Quốc chưa thoả thuận xong. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu, hải văn của biển. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: nhóm Bước 1: GV cho HS thảo luận theo nhóm, 5 phút: Nhóm 1,2: Quan sát H 24.2, nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước biển tầng mặt tháng 1 và tháng 7? Nguyên nhân? Nhóm 3,4: Vùng biển VN mang tính chất nhiệt đới gió mùa thể hiện như thế nào? Vì sao hướng chảy 2 dòng biển mùa đông và mùa hạ lại khác nhau ? Bước 2: Các nhóm 1, 3 cử đại diện lên bảng báo cáo, nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung. Bước 3: GVGT: tháng 1 nhiệt độ nước biển tầng mặt giảm dần từ biển vào đất liền ở miền Bắc, miền Nam tăng dần do tác động của gió mùa ĐB về mùa đông. Tháng 7 chênh lệch ít khoảng 10C. Hướng chảy của 2 dòng biển ngược nhau do hướng của 2 loại gió mùa thổi tạo nên. Giải thích nước trồi: Là nước từ dưới đáy chuyển động lên theo phương thẳng đứng. Nước chìm là nước từ trên mặt chuyển động xuống đáy biển. Nguyên nhân: Do sự thay đổi về độ mặn của nước biển tạo nên. GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV cho 1 HS đứng dậy đọc phần 2 của bài và nêu câu hỏi: — Kể 1 số tài nguyên biển của nước ta, chúng là cơ sở phát triển những ngành kinh tế nào? Những thiên tai thường xảy ra ở vùng biển nước ta? — Những nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên biển và làm ô nhiễm môi trường vùng ven biển của nước ta? — Để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường biển, chúng ta cần phải làm gì? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam. a. Diện tích, giới hạn: - Biển Đông là 1 biển lớn với diện tích khoảng 3447000 km2, tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo đến chí tuyến Bắc. - Vùng biển Việt Nam là 1 phần của biển Đông, diện tích khoảng 1 triệu km2, biển nóng quanh năm b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển - Chế độ nhiệt: nhiệt độ TB năm là 230C. - Chế độ gió: gió ĐB từ tháng 10-4, gió TN từ tháng 5-9 - Chế độ mưa ít hơn đất liền, TB 1100-1300 mm/ năm. - Dòng biển lạnh ĐB-TN, dòng biển nóng TN-ĐB. - Chế độ thuỷ triều rất phức tạp. - Độ muối TB là 30-33 %0 . 2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam. - Nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng (hải sản, khoáng sản-nhất là dầu mỏ và khí đốt, có nhiều bãi biển đẹp phát triển du lịch..) - Một số thiên tai thường xảy ra ở vùng biển nước ta: Mưa, bão, sóng to, triều cường. - Đã có hiện tượng ô nhiễm ở 1 số vùng ven bờ - Nguồn lợi hải sản đang giảm sút. VI.Tổng kết, hướng dẫn học tập: 1.Tổng kết 1. Cho 1 HS đọc bài đọc thêm: Vùng biển chủ quyền của nước Việt Nam/ 91. 2. Vì sao nói biển Đông là một ổ bão? Vì là 1 biển nóng, nơi giao tranh của các luồng gió và các khối khí, các Frông và hội tụ nhiệt đới. 2.Hướng dẫn học tập: Học bài và chuẩn bị bài 25 tiết sau học, xem kĩ bảng 25.1, H 25.1 Tiết 28 Bài 25: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học học sinh cần: - Lãnh thổ VN có một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp từ Tiền Cambri tới ngày - Hệ quả của lịch sử tự nhiên lâu dài đó có ảnh hưởng tới cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên nước ta. 2.Về kĩ năng: - Đọc sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo, xác định các mảng nền hình thành qua các giai đoạn, các đứt gãy lớn. Nhận biết được những nơi thường có động đất xảy ra ở nước ta. 3.. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày được 3 giai đoạn lịch sử phát triển của tự nhiên VN. - Năng lực chuyên biệt: nhận xét sơ đồ II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo. Bảng niên biểu địa chất. 2. Chuẩn bị của học sinh: máy tính V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài: Vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa thể hiện thế nào? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về giai đoạn Tiền cambri. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bảng 25.1 và hỏi: — Quan sát bảng 25.1, cho biết vùng địa chất kiến tạo nào hình thành sớm nhất? Giai đoạn Tiền cambri xảy ra cách đây bao nhiêu triệu năm? Kể tên các nền móng cổ và xác định hướng phân bố của chúng? — Từ bảng 25.1, nhận xét sinh vật trong giai đoạn này? GVTK: Giai đoạn này vỏ trái đất có nhiều biến động, không ổn định, bầu khí quyển nhiều CO2, ít khí O2. sự sống xuất hiện và tiến hoá ở dạng sơ khai nhất. Các nền cổ được cấu tạo bởi các loại đá rắn chắc, có thể bị rạn nứt. Có hướng TB-ĐN và hướng vòng cung, phân bố rải rác trên mặt biển nguyên thuỷ, tạo điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về giai đoạn Cổ kiến tạo. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: nhóm Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Giai đoạn cổ kiến tạo: gồm mấy đại, xảy ra cách đây bao nhiêu triệu năm? Kể tên các nền móng hình thành? Hoạt động tạo núi diễn ra như thế nào? Lãnh thổ nước ta đã hình thành chưa? Nhóm 2: Từ bảng 25.1, nhận xét sự tiến hóa phát triển sinh vật giai đoạn cổ kiến tạo và tân kiến tạo? Sự hình thành các bể than cho biết khí hậu, thực vật ở nước ta trong giai đoạn này như thế nào? Nhóm 3: Cho biết đặc điểm chính của giai đoạn Tân kiến tạo? Nêu ý nghĩa của Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay? Bước 2: Các nhóm lần lượt cử đại diện báo cáo, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung GVTK: Giai đoạn có 4 vận động tạo núi lớn xảy ra, lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền, 1 bộ phận vững chắc của châu Á-TBD. Khí hậu ấm dần lên, cây hạt trần phát triển, động vật phát triển và tiến hoá dần. Đá vôi thuộc nhóm đá trầm tích, mềm mại tạo nên đồi núi thấp ở Phú Thọ, Bắc Giang.Cuối giai đoạn này địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu về giai đoạn Tân kiến tạo. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: nhóm Bước 1: Nhóm 3 trình bày xong, giáo viên câu hỏi thêm: — Những năm gần đây có 1 số trận động đất xảy ra ở nước ta, chứng tỏ điều gì? Bước 2: GVTK: Tân kiến tạo diễn ra trong 1 giai đoạn ngắn nhưng quan trọng, diễn ra rất mạnh mẽ nhưng không phá vỡ kiến trúc cổ đã có mà chỉ nâng cao địa hình, làm núi non sông ngòi trẻ lại. Cây hạt kín, động vật có vú và loài người xuất hiện. Ngày nay Tân kiến tạo vẫn tiếp diễn ở nước ta và trên TG: Ngày 24/5/1972, tại sông Cầu (Bình Định), trận ĐĐ mạnh 70R, làm hư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 13- 27-ĐỊA 8(2015).doc
Tài liệu liên quan