Giáo án môn Địa lý lớp 8 - Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á

Hồng Kông từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997.

- GV: Quá trình phát triển kinh tế các nước Đơng Á ntn?

 Quan sát H13.2. Nhận xét tình hình xuất khẩu, nhập khẩu 3 nước Đông Á?

- Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu => Nhật Bản lớn nhất.

Vai trò của các nước, vùng lãnh thổ Đông Á trong sự phát triển hiện nay trên thế giới?

 T - Tốc độ phát triển kinh tế cao, hàng hóa nhiều đủ sức cạnh tranh với các nước phát triển.

 - Thành trung tâm buôn bán của châu Á Thái Bình Dương.

 - Trung tâm tài chính lớn, thị trường chứng khoán sôi động của thế giới. (Nhật Bản, Hồng Kông).

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 8 - Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 15 - Tuần: 15 Ngày dạy: 05.12.2017 Bài 13 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: *HS biết: Hoạt động 1: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư và sự phát triển kinh tế - xã hội Đông Á. Hoạt động 2: Những đặc điểm cơ bản phát triển KTXH của Nhật Bản và Trung Quốc. *HS hiểu: Hoạt động 1: Vai trò của các nước, vùng lãnh thổ Đông Á trong sự phát triển hiện nay trên thế giới. Hoạt động 2: Vì sao Trung Quốc và Nhật Bản đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. 1.2. Kĩ năng: *HS thực hiện được: Xác định được các trung tâm kinh tế lớn của Đông Á trên bản đồ. *HS thực hiện thành thạo: Phân tích và đọc bảng số liệu. 1.3. Thái độ: *Thói quen: Cố gắng phấn đấu trong học tập. *Tính cách: GD tác động của việc tăng dân số ảnh hưởng đến các mặt trong cuộc sống. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Đặc điểm về dân cư và sự phát triển KTXH Đông Á. - Sự phát triển kinh tế xã hội của Nhật Bản và Trung Quốc. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Lược đồ kinh tế khu vực Đông Á. 3.2. Học sinh: Tập bản đồ. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: ............................................................................................... 8A2: ............................................................................................... 8A3: ............................................................................................... 8A4: ............................................................................................... 8A5: ............................................................................................... 4.2. Kiểm tra miệng: Nêu đặc điểm địa hình phần đất liền và phần hải đảo nam Á? (8đ) Những ngành công nghiệp của Nhật bản đứng đầu thế giới? (2đ) - Phía Tây: núi, cao nguyên, bồn địa. - Phía Đông: đồi núi thấp xen kẽ với đồng bằng. - Núi trẻ ở hải đảo thường xuyên có động đất và núi lửa hoạt động. - Chế tạo ô tô, tàu biển. - Điện tử. - Chế biến hàng tiêu dùng. 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *Khởi động: Đông Á là khu vực đông dân của châu Á, đồng thời là khu vực phát triển nhanh, nơi có nhiều nền kinh tế mạnh của TG. Trong tương lai sự phát triển kinh tế của các nước Đông Á sẽ nhiều hứa hẹn. Hoạt động 1: Cá nhân (20 phút) Dựa vào bảng số liệu 13.1, so sánh dân số Đông Á với châu Âu, Phi, Mĩ? Dựa H6.1/20 SGK cho biết dân cư Đông Á tập trung đông ở khu vực nào? Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc nào? - Mongoloit Sau chiến tranh Thế giới thứ II nền kinh tế các nước Đông Á như thế nào? - Đều bị kiệt quệ Hiện nay kinh tế các nước khu vực này ra sao? - Phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng cao.. - Trung Quốc, Nhật Bản nền kinh tế thứ 2, 3 thế giới. *GV mở rộng: + Hiện nay Trung Quốc là cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ. + Hàn Quốc, Đài Loan, đặc khu kinh tế Hồng Công và Singapo là 4 con rồng kinh tế của châu Á xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ 2 + Các quốc gia và vùng lãnh thổ này nổi bật vì đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và cơng nghiệp hĩa nhanh. + Hồng Kông là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (đặc khu hành chính còn lại là Ma Cao) + Hồng Kông từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. - GV: Quá trình phát triển kinh tế các nước Đơng Á ntn? Quan sát H13.2. Nhận xét tình hình xuất khẩu, nhập khẩu 3 nước Đông Á? - Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu => Nhật Bản lớn nhất. Vai trò của các nước, vùng lãnh thổ Đông Á trong sự phát triển hiện nay trên thế giới? T - Tốc độ phát triển kinh tế cao, hàng hóa nhiều đủ sức cạnh tranh với các nước phát triển. - Thành trung tâm buôn bán của châu Á Thái Bình Dương. - Trung tâm tài chính lớn, thị trường chứng khoán sôi động của thế giới. (Nhật Bản, Hồng Kông). Hoạt động 2: Cả lớp (15 phút) Những đặc điểm phát triển kinh tế của Nhật Bản? Nêu một số ngành công nhiệp đứng đầu thế giới? - Công nghiệp là ngành mũi nhọn là sức mạnh kinh tế. - Nông nghiệp: quỹ đất nông nghiệp ít nhưng năng suất sản lượng cao. - Giao thông vận tải phát triển mạnh phục vụ đắc lực cho kinh tế và đời sống. - Công nghiệp chế tạo ôtô, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng. *GV: GDP Nhật Bản đạt 33400 USD/người (2001) = > Lao động cần cù nhẫn lại. Ý thức tiết kiệm. Kỉ luật lao động cao. Tổ chức quản lí chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ đông, trình độ cao. Những đặc điểm phát triển kinh tế của Trung Quốc? - Nông nghiệp đạt được điều kì diệu giải quyết vấn đề về lương thực cho số dân đông. - Công nghiệp xây dựng nền công nghiệp hoàn chỉnh, đặc biệt công nghiệp hiện đại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sản lượng nhiều ngành đứng đầu thế giới. Các thành tựu trong công nghiệp? Vì sao Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu trong phát triển KT - XH? - Nhờ cĩ đường lối chính sách mở cửa - Phát huy được nguồn lao động dồi dào - Cĩ nguồn tài nguyên phong phú - Ngày nay Trung Quốc đưa cả con người vào vũ trụ: Dương Vĩ Lợi với tàu Thần Châu V GD ỨNG PHÓ BĐKH VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI Cùng với sự phát triển kinh tế NB và Trung Quốc đã thải 1 lượng khí thải rất lớn vào môi trường. Các thiên tai thường hay xảy ra ở các nước. 1. Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á. - Dân số rất đông, nhiều hơn dân số các châu lục khác trên thế giới. - Dân cư tập trung chủ yếu ở phía Đông. - Hiện nay nền kinh tế các nước phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. - Kinh tế phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. 2. Đặc điểm phát triển kinh tế của một số quốc gia Đông Á: a. Nhật Bản: - Có nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới, đặc biệt là các ngành công nghệ cao b. Trung Quốc: - Nông nghiệp phát triển nhanh, giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ người. - Công nghiệp: phát triển một nền công nghiệp hoàn chỉnh với nhiều ngành hiện đại. 4.4. Tổng kết: Tình hình phát triển kinh tế của Đông Á hư thế nào? - Hiện nay nền kinh tế các nước phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. - Kinh tế phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Những đặc điểm phát triển kinh tế của Trung Quốc? - Nông nghiệp đạt được điều kì diệu giải quyết vấn đề về lương thực cho số dân đông. - Công nghiệp xây dựng nền công nghiệp hoàn chỉnh, đặc biệt công nghiệp hiện đại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sản lượng nhiều ngành đứng đầu thế giới. 4.5. Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học ở tiết này: - Học bài, làm BT bản đồ. *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài Đông Nam Á ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO. - Tìm hiểu vị trí và giới hạn? - Đặc điểm tự nhiên? 5. PHỤ LỤC:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 13 Tinh hinh phat trien kinh te xa hoi khu vuc Dong A_12354063.doc
Tài liệu liên quan