Giáo án môn Địa lý lớp 8 - Bài 23 đến bài 43

 I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:

 1.Về kiến thức:

 - Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật, nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết

 phải bảo vệ tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.

 - Biết nhà nước nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài

 nguyên rừng.

 2.Về kĩ năng:

 - Phân tích bảng số liệu về biến động diện tích rừng ở Việt Nam.biết xử lí số liệu sang %

 để vẽ biểu đồ cột.

 3. Về thái độ: Giáo dục HS nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên sinh vật nước ta.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực chung: HS trình bày giá trị tài nguyên sinh vật Việt Nam và giải pháp bảo vệ.

- Năng lực chuyên biệt: Xử lí số liệu sang % để vẽ biểu đồ hình cột

 II. Các kĩ năng năng sống cơ bản:

 - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin.

 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin.

 

doc45 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 8 - Bài 23 đến bài 43, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng bằng sông Cửu Long được lâu dài, bền vững? Chuẩn bị lương thực, thực phẩm, thuốc men, phương tiện. XD cơ cấu kinh tế, nếp sống phù hợp môi trường sinh thái ngập lũ theo mùa. Nhà nước phối hợp với uỷ ban Mê Công để dự báo lũ chính xác. XD hệ thống đê bao, công trình thoát lũ.Tập trung dân ở các khu đất cao an toàn, có kiến trúc phù hợp. GV chuẩn kiến thức: 1. Sông ngòi Bắc Bộ. - Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt. - Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, lũ lớn nhất tháng 8. - Hệ thống sông lớn: Sông Hồng, Thái Bình. 2. Sông ngòi Trung Bộ. - Thường ngắn và dốc, lũ muộn do mưa vào Thu-Đông ( tháng 9->12, lũ lớn nhất tháng 11). Lũ lên nhanh và đột ngột nhất là khi gặp mưa và bão do địa hình hẹp ngang và dốc. - Hệ thống sông lớn: Sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba. 3. Sông ngòi Nam Bộ - Lượng nước lớn, chế độ nước khá điều hòa do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa. - Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, lũ lớn nhất tháng 10. - Hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai. - Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua 6 quốc gia và mang đến cho đất nước ta những nguồn lợi to lớn, song cũng gây nên những khó khăn không nhỏ vào mùa lũ. VI.Tổng kết, hướng dẫn học tập: 1.Tổng kết: 1. TP Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào? 2. Hãy viết sơ đồ tư duy thể hiện các hệ thống sông ngòi của nước ta? 2. Hướng dẫn học tập: Học bài, chuẩn bị bài 35 để tiết sau thực hành, đem theo máy tính, các dụng cụ để vẽ biểu đồ cột, biểu đồ đường. Tiết 41 Bài 35: THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU, THUỶ VĂN VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức và kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cột, biểu đồ đường và phân tích số liệu khí hậu-thuỷ văn. - Củng cố các kiến thức về khí hậu, thuỷ văn VN thông qua lưu vực S Hồng và S Danh. - Mối quan hệ nhân quả giữa mùa mưa và mùa lũ trên các lưu vực sông. 2. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình xác định được mùa lũ khác nhau ở các trạm và giải thích được nguyên nhân - Năng lực chuyên biệt: Vẽ được biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy của lưu vực sông Hồng, sông Gianh. Tính được lưu lượng nước mưa và lưu lượng. II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: bản đồ các hệ thống sông lớn ở nước ta và một số hình ảnh 2. Chuẩn bị của học sinh: thước kẻ, bút chì, bút bi, máy tính. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài: Nêu đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ và Nam Bộ? Xác định trên bản đồ 2 hệ thống sông lớn nhất của nước ta? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: HS thực hành vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy của lưu vực sông Hồng: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề. 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV hướng dẫn cách vẽ cho HS biết. Bước 2: GV cho 2 HS xung phong lên bảng vẽ, số HS còn lại vẽ vào vở ghi. Sau đó GV đánh giá và chấm điểm bài 2 HS trên bảng, xem và kiểm tra vở một số HS. Hướng dẫn HS tính lượng mưa và lưu lượng TB các tháng trong năm và lượng mưa TB của các tháng mùa mưa ở 2 trạm Sơn Tây, Đồng Tâm. HĐ2: Trên cơ sở biểu đồ đã vẽ, HS xác định mùa mưa và mùa lũ theo tiêu chí vượt trung bình. của 2 lưu vực sông. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cặp đôi. Bước 1: GV yêu cầu HS đọc phần b của bài và hỏi: — Mùa mưa trên lưu vực sông Hồng từ tháng nào đến tháng nào? Lượng mưa TB bao nhiêu mm/ tháng? — Mùa lũ từ tháng nào đến tháng nào? Lưu lượng nước trung bình bao nhiêu m3/s ? — Mùa mưa trên lưu vực sông Danh từ tháng nào đến tháng nào? Lượng mua TB bao nhiêu mm/ tháng? — Mùa lũ từ tháng nào đến tháng nào?Lưu lượng nước trung bình bao nhiêu m3/s ? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu về quan hê giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cặp đôi. Bước 1: GV yêu cầu HS đọc phần c của bài và hỏi: — Em có nhận xét gì về mùa mưa và mùa lũ trên 2 lưu vực sông Hồng và sông Gianh? — Từ đó, hãy rút ra nhận xét về quan hê giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông? Bước 2: GV giải thích thêm: trên thực tế mùa lũ không hoàn toàn trùng khớp với mùa mưa vì ngoài mưa còn có các nhân tố khác tham gia và làm biến đổi dòng chảy tự nhiên như độ che phủ rừng, hệ số thấm của đất đá, hình dạng mạng lưới sông và nhất là các hồ chứa nước nhân tạo đã điều tiết nước sông ngòi theo nhu cầu sử dụng của con người. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: a. Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy của lưu vực sông Hồng. - Vẽ 2 trục tung song song cách nhau 12 ô: + Trục bên trái biểu thị lượng mưa ( mm), chia lớn hơn số liệu đã cho. + Trục bên phải biểu thị lưu lượng m3/s, chia lớn hơn số liệu đã cho. + Trục hoành chia làm 12 tháng, mỗi tháng tương ứng 1 ô. - Lượng mưa vẽ trước bằng biểu đồ cột màu xanh, vẽ xong gạch xiên các cột có chú giải kèm theo. - Lưu lượng vẽ bằng biểu đồ đường, bằng cách gióng liệu ở trục tung bên phải và chấm các điểm giữa của các tháng tương ứng, sau đó dùng thước lần lượt nối các điểm lại được đường thể hiện chế độ dòng chảy của lưu vực sông Hồng. b. Xác định mùa mưa và mùa lũ theo chỉ tiêu vượt trung bình. ♦ Sông Hồng: - Mùa mưa lưu vực sông Hồng từ tháng 5-10, lượng mưa TB 263 mm/tháng (TB tháng 153 mm) - Mùa lũ từ tháng 6-10, lưu lượng nước TB 6 547 m3/s ( trung bình tháng là 3 632 m3/s) ♦ Sông Gianh: - Mùa mưa lưu vực sông Danh từ tháng 6-11, lượng mưa TB 309,7 mm/tháng ( TB tháng 186 mm) - Mùa lũ từ tháng 8-11, lưu lượng trung bình 128,9 m3/s ( trung bình tháng là 61,7 m3/s ) c.Nhận xét về quan hê giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông: ♦ Sông Hồng: - Mùa mưa trùng với mùa lũ, lũ lớn nhất vào tháng 8 và củng là tháng có lượng mưa lớn nhất. ♦ Sông Gianh: - Mùa mưa từ tháng 6-11 nhưng mùa lũ từ tháng 8-11. Mưa lớn nhất vào tháng 10 là 582 mm nhưng lũ lại lớn nhất vào tháng 9. Như vậy tháng 6 và 7 có mưa nhưng chưa có lũ. Kết luận: Các tháng mưa nhiều, lũ lớn ở lưu vực sông ngòi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khác nhau. VI.Tổng kết, hướng dẫn học tập: 1.Tổng kết: 1. .Mùa lũ và mùa mưa có thể lệch nhau vì các nhân tố nào? - Mạng lưới sông ngòi, rùng rậm, hồ chứa nước nhân tạo. - Đất của lưu vực có hang động ngầm, đất đá có hệ số thẩm thấu cao. 2. Hướng dẫn học tập: Về nhà vẽ hoàn tất 2 biểu đồ. Chuẩn bị bài 36 tiết sau học, xem kĩ và suy nghĩ trả lời các câu hỏi và lược đồ trong SGK, đem theo at lát địa lí Việt Nam để học. Tiết 42 Bài 36: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của đất Việt Nam. - Nắm được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. - Nêu được một số vấn đề lớn trong sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam. 2.Về kĩ năng: - Đọc lát cắt địa hình-thổ nhưỡng để nhận biết sự tương ứng trong phân bố đất với địa hình ở nước ta. Xác định được sự phân bố các nhóm đất chính ở nước ta. 3.Về thái độ: HS ý thức được vấn đề bảo vệ tài nguyên đất và biện pháp cải tạo đất. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày và giải thích được đặc điểm chung của đất Việt Nam. - Năng lực chuyên biệt: Đọc lát cắt địa hình-thổ nhưỡng, xác định được phân bố các nhóm đất chính. II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1.Chuẩn bị của giáo viên: bản đồ phân bố các loại đất chính ở nước ta và một số hình ảnh minh họa. 2. Chuẩn bị của học sinh: Átlat Địa lí Việt Nam. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2 .Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở, chấm bài vẽ biểu đồ của 4 học sinh trong lớp. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm chung của đất Việt Nam. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề. 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV treo bản đồ phân bố các loại đất chính ở VN lên, cho 1 HS đọc chú giải, sau đó đặt câu hỏi: — Hãy nêu đặc điểm chung của đất Việt Nam và giải thích nguyên nhân? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu 3 nhóm đất chính ở nước ta. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: nhóm 5 phút: Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận: Nhóm 1,2: Tìm hiểu đất feralít và đất mùn núi cao về: Diện tích, hình thành, đặc tính, loại đất và giá trị kinh tế? Nhóm 3,4: Tìm hiểu đất phù sa về: Diện tích, hình thành, đặc tính, loại đất và giá trị kinh tế? Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết hợp chỉ trên bản đồ, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. Bước 2: GV nhận xét và Chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở VN. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cặp đôi. Bước 1: GV nêu câu hỏi để HS trao đổi: — Vấn đề sử dụng đất ở nước ta hiện nay như thế nào? Vì sao tài nguyên đất ở nước ta bị suy giảm? — Nêu một số biện pháp cải tạo đất ở địa phương mà em biết? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: 1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam. a. Đa dạng, phức tạp, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam. - Nguyên nhân: sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như:đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật và sự tác động của con người. b. Nước ta có 3 nhóm đất chính: ♦ Nhóm đất Feralít: - Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. - Hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi. - Đặc tính chung là chua và nghèo mùn, nhiều sét. - Đất có màu đỏ, vàng. - Có giá trị trồng cây CN: chè, cà phê, cao su, trồng rừng. ♦ Nhóm đất mùn núi cao: - Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ. ♦ Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển: - Chiếm 24 % DT đất tự nhiên. - Tập trung ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. - Đất tơi xốp, giữ nước tốt, thích hợp trồng cây lương thực (lúa nước) và các cây thực phẩm. 2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam. - Đất đai là tài nguyên quý giá. Việc sử dụng đất chưa hợp lí, có tới 50% diện tích đất tự nhiên cần phải cải tạo. - Cần phải sử dụng hợp lí và có biện pháp bảo vệ đất như chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất ở miền núi. Cải tạo đất chua và đất mặn, phèn ở vùng đồng bằng ven biển. VI.Tổng kết, hướng dẫn học tập: 1.Tổng kết: 1. Việc sử dụng đất ở nước ta cần phải như thế nào? - Tiếp nhận và phát huy các kinh nghiệm của ông cha. - Áp dụng những nghiên cứu khoa học về cải tạo và sử dụng đất. - Thâm canh, đa canh, chống xói mòn bằng cách phủ xanh đồi núi, đất trống. 2. viết sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm cảa đất Việt Nam? 2. Hướng dẫn học tập: - Về nhà học bài và làm bài tập 2/ 129 SGK, vẽ biểu đồ hình tròn. Dùng 3 kí hiệu phân biệt 3 loại đất, có chú giải kèm theo và ghi số % vào trong biểu đồ. Sau đó mới ghi tên biểu đồ ở phía dưới. Đọc và chuẩn bị bài 37 tiết sau học. Tiết 43 Bài 37: ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. - Nắm được các hệ sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng. 2.Về kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ các hệ sinh thái, vị trí các vườn quốc gia của nước ta. 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày và giải thích được đặc điểm sinh vật Việt Nam. - Năng lực chuyên biệt: xác định được phân bố các hệ sinh thái rừng ở nước ta. II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1.Chuẩn bị của giáo viên: bản đồ phân bố động-thực vật Việt Nam và một số hình ảnh minh họa. 2. Chuẩn bị của học sinh: Átlat Địa lí Việt Nam. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài: Nêu đặc điểm nhóm đất feralít của nước ta? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về đặc điểm chung của sinh vật. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: nêu vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV treo bản đồ lên bảng và yêu cầu HS dựa vào phần 1 để trả lời câu hỏi: — Hãy nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? Bước 2: GV KL: Sinh vật VN phong phú, đa dạng, phân bố trên mọi miền tổ quốc và phát triển quanh năm. Chúng tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc sinh động và hài hòa. GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu sự giàu có về thành phần loài sinh vật 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào phần 2 để trả lời câu hỏi sau: — Sự giàu có về thành phần loài sinh vật biểu hiện như thế nào? — Vì sao sinh vật nước ta có thành phần loài phong phú? Bước 2: GV giải thích vì Việt Nam là nơi gặp gỡ của các luồng thực vật di cư: Hi-ma-lay-a, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Mi-an-ma. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá theo chiều Bắc-Nam, Tây-Đông và theo độ cao. GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu sự đa dạng về hệ sinh thái. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: nhóm 5 phút: Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận: Nhóm 1,2: Tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa? Nhóm 3,4: Tìm hiểu các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia? Các hệ sinh thái nông nghiệp? Bước 2: Đại diện các nhóm 1,3 lần lượt báo cáo, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu thiếu) Sau đó GV hỏi thêm: — Cho biết rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau? Bước 3: GV chuẩn kiến thức: 1. Đặc điểm chung - Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng về thành phần loài, về hệ sinh thái do các điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật khá thuận lợi. 2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật. - Có 14 600 loài thực vật,11 200 loài và phân loài động vật. Nhiều loài được ghi trong “Sách đỏ Việt Nam”. 3. Sự đa dạng về hệ sinh thái. - Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau, phân bố khắp mọi miền: + Vùng đất bãi triều, cửa sông, ven biển phát triển rừng ngập mặn. + Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể: rừng kín thường xanh, rừng rụng lá mùa khô, rừng ôn đới núi cao Hoàng Liên Sơn. + Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, có giá trị kinh tế-xã hội và khoa học to lớn. + Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át hệ sinh thái tự nhiên: bán tự nhiên (Nông-lâm-ngư nghiệp), nhân tạo hoàn toàn: Vườn-ao-chuồng. VI.Tổng kết, hướng dẫn học tập: 1.Tổng kết: 1. Xác định trên bản đồ một số vườn quốc gia của nước ta? Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có vườn quốc gia nào? 2. Hướng dẫn học tập: Về nhà sưu tầm tranh ảnh về các vườn quốc gia của VN. Chuẩn bị bài 38 tiết sau học, đem theo máy tính để làm bài tập. Tiết 44 Bài 38: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật, nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. - Biết nhà nước nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. 2.Về kĩ năng: - Phân tích bảng số liệu về biến động diện tích rừng ở Việt Nam.biết xử lí số liệu sang % để vẽ biểu đồ cột. 3. Về thái độ: Giáo dục HS nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên sinh vật nước ta. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày giá trị tài nguyên sinh vật Việt Nam và giải pháp bảo vệ. - Năng lực chuyên biệt: Xử lí số liệu sang % để vẽ biểu đồ hình cột II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1.Chuẩn bị của giáo viên: bản đồ phân bố động-thực vật Việt Nam và một số hình ảnh minh họa. 2. Chuẩn bị của học sinh: một số hình ảnh minh họa về bảo vệ tài nguyên sinh vật. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu giá trị của tài nguyên sinh vật. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH:trực quan, tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV yêu cầu học sinh quan sát bảng 38.1 và tìm hiểu về giá trị của tài nguyên sinh vật: — Tài nguyên sinh vật ở nước ta có giá trị to lớn như thế nào trong phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống? — Xác định trên bản đồ một số vườn quốc gia có giá trị phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học? — Giá trị tài nguyên rừng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái như thế nào? Bước 2: GV chuẩn kiến thức HĐ2: Tìm hiểu về bảo vệ tài nguyên rừng: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: nhóm 5 phút. Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 4 nhóm: Nhóm 1,2: Vì sao chúng ta phải bảo vệ tài nguyên rừng? Nhóm 3,4: Nêu một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay? Bước 2: Đại diện các 1,3 nhóm báo cáo và các nhóm 2,4 nhận xét và bổ sung (nếu thiếu). GVTK: Treo biểu đồ độ che phủ rừng thời kì 1943-2005 cho HS thấy được sự gia tăng dân số quá nhanh ở nước ta khi nền kinh tế đang phát triển và trình độ dân trí còn thâp là nguyên nhân cơ bản. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu về bảo vệ tài nguyên động vật: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH:tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ, trả lời: — Vì sao chúng ta phải bảo vệ tài nguyên động vật? — Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên động vật để chúng không bị tuyệt chủng? Bước 2: GV nói thêm một số biện pháp: Thành lập các khu bảo tồn động vật quý hiếm: Các sở thú, vườn quốc gia, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho người dân. Phấn đấu năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng và nâng độ che phủ lên 45%. GV chuẩn kiến thức: 1. Giá trị của tài nguyên sinh vật a. Phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống. - Cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến, dược liệu như các cây thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ, thực phẩm. - Là tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn và nghiên cứu khoa học. - Tài nguyên sinh vật có khả năng phục hồi và phát triển. b. Bảo vệ môi trường sinh thái. - Duy trì cân bằng hệ sinh thái tự nhiên: Giữ nước ngầm, hạn chế lũ lụt trong mùa mưa, giảm hạn hán trong mùa khô. - Giảm bớt sự ô nhiễm bầu khíquyển: Hút khí CO2 , thải khí O2 2. Bảo vệ tài nguyên rừng: - Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng: Có tới 10 triệu ha đất trống và đồi trọc, độ che phủ rừng rất thấp, các cây to và gỗ tốt đã cạn kiệt. 3. Bảo vệ tài nguyên động vật: - Việc phá rừng đã huỷ diệt nhiều động vật, làm mất đi nguồn gen quý hiếm. - Tập trung đánh bắt hải sản ven bờ quá nhiều, một số hình thức đánh bắt mang tính chất huỷ diệt và nguy hiểm như dùng chất nổ, dùng điện để đánh bắt VI.Tổng kết, hướng dẫn học tập: 1.Tổng kết: 1.Giá trị tài nguyên rừng về măt: Phát triển KT-XH, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường 2.Hướng dẫn học tập: 1. Về nhà làm bài tâp 3/135, lần lượt tính tỉ lệ che phủ (%) các năm (lấy số liệu từng năm * 100 : 33 triệu ha), vẽ biểu đồ cột, lưu ý có quy định về khoảng cách năm chính xác. 2. Chuẩn bị bài 39 tiết sau học, xem kĩ và suy nghĩ các câu hỏi trong bài. Tiết 45 Bài 39: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Trình bày và giải thích được 4 đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam. - Nêu được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. 2.Về kĩ năng: - Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên VN hoặc ÁtLát Địa lí Việt Nam để xác định các TPTN. 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày và giải thích được 4 đặc điểm của tự nhiên VN. - Năng lực chuyên biệt: tư duy địa lí tổng hợp về các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ. II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1.Chuẩn bị của giáo viên: bản đồ phân bố động-thực vật Việt Nam và một số hình ảnh minh họa. 2. Chuẩn bị của học sinh: một số hình ảnh minh họa về bảo vệ tài nguyên sinh vật. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài: Chứng minh tài nguyên sinh vật ở nước ta có giá trị to lớn về các mặt:phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH:trực quan, tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cặp đôi: Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ, trao đổi 2 phút — Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởngđến đời sống và sản xuất của nhân dân ta như thế nào — Vùng nào và vào mùa nào tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất? Bước 2: GVTK: Thổ nhưỡng có đất feralít màu đỏ hoặc vàng chiếm 65% diện tích. - Sinh vật: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với các thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. - Địa hình: Xâm thực mạnh mẽ ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. - Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa. - Vào mùa đông vùng Bắc Bộ tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cặp đôi: Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ 2 phút: — Tính xem ở nước ta 1 km2 tương ứng với bao nhiêu km2 mặt biển? Là một nước ven biền Việt Nam có thuận lợi gì trong phát triển kinh tế? Diện tích biển 1 000 000 : 331212 = 3,02 km2 Bước 2: GV chỉ trên bản đồ và chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu Việt Nam là một nước nhiều đồi núi. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH:trực quan, tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cặp đôi: Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS trao đổi 2 phút: — Chứng minh Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi? Miền núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế-xã hội? Bước 2: GV giảng giải thêm quy luật đai cao ở miền núi phá vỡ quy luật địa đới: Cứ lên cao 1 000 m nhiệt độ giảm 5- 6 0C như Đà Lạt, Sa Pa. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ4: Tìm hiểu thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: Nêu vấn đề, tư duy, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân: Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời: — Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng và phức tạp biểu hiện như thế nào?Nguyên nhân? Ví dụ: Sự khác biệt từ B vào N: miền Bắc có mùa Đông lạnh nên trồng được rau quả á nhiệt đới, miền Nam không có. Từ Đ-T: miền Tây Bắc ấm hơn Đông Bắc do tác động của dải Hoàng Liên Sơn che chắn. Nguyên nhân: Do lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài phức tạp. Do vị trí địa lí. Nơi gặp gỡ và chịu tác động của nhiều hệ thống tự nhiên 1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm. - Tính chất này biểu hiện trong mọi thành phần của cảnh quan thiên nhiên nước ta nhưng tập trung nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. - Tuy nhiên có nơi, có mùa lại bị khô hạn, lạnh giá với những mức độ khác nhau (mùa Đông vùng Bắc Bộ tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất.) 2. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. - Biền Đông rộng lớn, bao bọc phía đông và phía Nam phần đất liền nước ta, có ảnh hưởng tới toàn bộ thiên nhiên nước ta. - Sự tương tác của đất liền và biển đã tăng cường tính chất nóng, ẩm, gió mùa cho thiên nhiên nước ta. 3. Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi. - Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta. - Cảnh quan vùng núi thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 28 - 43- ĐỊA 8.doc
Tài liệu liên quan