Giáo án môn Địa lý lớp 8 - Tiết 9 đến tiết 18

 I. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:

 - Trình bày được những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi và

 cảnh quan tự nhiên của khu vực Nam Á.

 2.Về kĩ năng:

 - Đọc, phân tích lược đồ và mối quan hệ nhân quả giữa các thành tự nhiên của khu vực.

 3. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực chung: HS xác định vị trí, giới hạn, trình bày được đặc điểm TN khu vực Nam A

 - Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ 10.1, 10.2

 II. Các kĩ năng năng sống cơ bản:

 - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin.

 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin.

 

doc20 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 8 - Tiết 9 đến tiết 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp châu Á: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân. Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bảng 8.1 để trả lời các câu hỏi: ● Từ bảng 8.1, cho biết nước khai thác nhiều than, nhiều dầu mỏ nhất? Nước xuất khẩu nhiều than và dầu mỏ? ● Cho biết vai trò của công nghiệp khai khoáng? ● Vì sao Nhật Bản lại nhập nhiều nhiên liệu nhất? ● Giải thích vì sao CN sản xuất hàng tiêu dùng lại phát triển ở hầu hết các nước? ● Kể tên cường quốc CN, các nước và vùng lãnh thổ CN mới ở châu Á hiện nay? Giải thích: CN sản xuất hàng tiêu dùng phát triểnvì có sẵn nguồn nguyên liệu, sử dụng nhiều lao động và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Cần ít vốn, xây dựng nhanh nên phù hợp với điều kiện các nước đang phát triển ở châu Á. Nước”Nic”: Nhật Bản. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan. Bước 2: GV cho HS xem một số hình ảnh minh họa. GV chuẩn kiến thức: HĐ4: Tìm hiểu về dịch vụ châu Á: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cặp đôi. Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bảng 7.2/22 để trả lời các câu hỏi: ● Dựa vào bảng 7.2/22, cho biết tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, Hàn Quốc là bao nhiêu? Mối quan hệ tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP theo đầu người của 2 nước? Bước 2: GV cho HS xem một số hình ảnh minh họa và chuẩn kiến thức: 1. Nông nghiệp: - Trồng cây lương thưc: lúa gạo, lúa mì, ngô, chiếm 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì của thế giới. + Nước trồng nhiều lúa gạo nhât là Trung Quốc, Ấn Độ. + Nước xuất khẩu nhiều gạo nhất, nhì thế giới: Thái Lan, Việt Nam. - Trồng cây công nghiệp: chè, cao su, cà phê, mía, bông,.. - Chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, cừu. 2. Công nghiệp: - Công nghiệp được ưu tiên phát triển, bao gồm cả công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến, cơ cấu ngành đa dạng: - CN sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước. 3. Dịch vụ: - Là ngành được các nước rất coi trọng và phát triển cao ở Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: 1. Nhờ nguồn tài nguyên nào mà1số nước ở TN Á lại trở thành các nước có thu nhập cao. 2.Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành bài tập 3/28 SGK theo mẫu. 2. Hướng dẫn học tập - Dựa vào số liệu bảng 8.1/27, hãy vẽ biểu đồ cột kép thể hiện sản lượng khai thác và tiêu dùng dầu mỏ( triệu tấn) của các nước: In-đô-nê-xi-a, A-rập-xê-út, Cô-oét và nêu nhận xét. Chuẩn bị bài tiết sau học gồm mục 1 và 2. Tiết 11& 12 Bài 9 KHU VỰC TÂY NAM Á I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực Tây Nam Á. - Trình bày được đặc điểm dân cư, kinh tế-xã hội của khu vực Tây Nam Á không ổn định. 2.Về kĩ năng: - Đọc và xác định các đối tượng địa lí tự nhiên trên bản đồ. Xác định nguồn dầu mỏ xuất đi từ Tây Nam Á đến các nước trên thế giới. 3.. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày được đặc điểm TN và tình hình phát triển KT của khu vực - Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ, nhận xét biểu đồ và bảng số liệu, II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Thuyết trình tích cực; học sinh làm việc cá nhân, nhóm IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á, hình 9.4 2. Chuẩn bị của học sinh: một số hình ảnh minh họa. V. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2.Kiểm tra bài: Ngành nông nghiệp của các nước châu Á phát triển như thế nào? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về vị trí địa lí của khu vực: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, nêu vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ, trả lời các câu hỏi: ● Xác định trên bản đồ khu vực Tây Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ nào? Tiếp giáp với các: vịnh, biển, khu vực, châu lục nào? ● Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lí như thế nào? GVTK: TNÁ nằm khoảng vĩ độ 120 B - 420 B, xưa kia giáp châu Phi bởi dải đất hẹp. Sau đó người Ai Cập đã đào kênh Xuy-ê dài 162 km thông địa Trung Hải với Ấn Độ Dương, làm 2 châu lục ngăn cách nhau nhưng đã rút ngắn con đường giao thông thuỷ từ châu Âu sang châu Á và sang phía Đ của châu Phi. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên TNÁ: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: nhóm. Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Từ H 9.1, nhận xét về đặc điểm địa hình của TNÁ? Xác định trên bản đồ các miền địa hình của TNÁ từ ĐB xuống TN và hướng núi chủ yếu? Nhóm 2: Dựa vào H 9.1 và H 2.1, kể tên các đới khí hậu và các kiểu khí hậu của TNA!? Vì sao TNÁ nằm sát biển mà có khí hậu khô hạn? Nhóm 3: Xác định trên bản đồ các con sông và nguồn tài nguyên của TNÁ? Vì sao khu vực TNÁ lại có ít sông ngòi nhất châu Á? Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, GVTK: TNÁ có địa hình hiểm trở chủ yếu là núi và cao nguyên có độ cao TB từ 500 m trở lên chiếm diện tích lớn. TNÁ nằm trong 2 đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt. Giải thích về khí hậu khô hạn do địa hình có nhiều núi bao quanh, có đường chí tuyến B chạy ngang qua khu vực nên quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới khô (Tc), lượng mưa TB năm 1000 mm. GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, nêu vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV gọi 1 HS đọc SGK phần 3 và hỏi: ● Xác định trên bản đồ các quốc gia thuộc TNÁ? Quốc gia nào có diện tích lớn nhất? ● Nêu đặc điểm dân cư TNÁ?Tại sao dân cư sống tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các thung lũng có mưa? ● Cho biết tình hình phát triển kinh tế ở khu vực? Để tiện cho sinh hoạt và sản xuất. TNÁ có 4 quốc gia không phải người A-rập: Ix-ra-en, I-ran, Thổ Nhĩ Kì, Áp-ga-ni-x-tan. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: 1. Vị trí địa lí. - Nằm ở phía tây nam của châu Á từ khoảng 120B - 420B. - Vị trí chiến lược quan trọng: nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa 3 châu lục: Á-Âu-Phi. 2. Đặc điểm tự nhiên. a. Địa hình: - Địa hình: chủ yếu là núi và cao nguyên, phân bố phía B, ĐB và TN - Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà. b. Khí hậu: - Nhiệt đới khô nên phần lớn diện tích khu vực là hoang mạc và nửa hoang mạc. - Sông ngòi rất ít. c. Tài nguyên: - Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, phân bố chủ yếu ở vịnh Pec-xích. 3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị. a. Dân cư: - Phần lớn là người A-Rập, theo đạo Hồi. - Phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vung ven biển và thung lũng có mưa. b. Kinh tế, chính trị: - Không ổn định, phát triển công nghiệp và thương mại, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: 1. Xác định trên bản đồ vị trí địa lí và các miền địa hình của TNÁ từ ĐB xuống TN? 2.Trắc nghiệm: HS chọn đáp án đúng nhất của các câu sau: ● Các nước khai thác nhiều dầu nhất của khu vực Tây Nam Á là: a. A-rập-xê-út. b. I-ran, I-rắc. c. Cô- oét d. A-rập-xê-út, I-ran, I-rắc. ● Kì quan tgế giới cổ đại nào sau đây nằm trong khu vực Tây Nam Á: a. Tượng thần Dớt. b. Vườn treo Ba-Bi-Lon. c. Kim tự tháp. d. Ngọn hải đăn A-lếch- xăng-đơ-ri. 2. Hướng dẫn học tập: - Về nhà học bài và trả lời được các câu hỏi trong bài, cuối bài. - Chuẩn bị bài 10 để tiết sau học cho tốt, chú ý xem kĩ lược đồ, câu hỏi trong bài. Tiết 13 Bài 10 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực Nam Á. 2.Về kĩ năng: - Đọc, phân tích lược đồ và mối quan hệ nhân quả giữa các thành tự nhiên của khu vực. 3.. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS xác định vị trí, giới hạn, trình bày được đặc điểm TN khu vực Nam A - Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ 10.1, 10.2 II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Thuyết trình tích cực; học sinh làm việc cá nhân, nhóm, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á, hình 10.1, hình 10.2 2. Chuẩn bị của học sinh: một số hình ảnh minh họa. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài: Trinh bày tình hình kinh tế và chính trị của TNÁ? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu vị trí địa lí và địa hình của khu vực: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, nêu vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân ● Xác định trên bản đồ Nam Á tiếp giáp với các khu vực và đại dương nào? ● Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á? ● Dựa vào lược đồ H 10.1/33, hãy kể tên các miền địa hình chính của Nam Á từ Bắc xuống Nam? ● Xác định trên bản đồ các dãy núi cao, sơn nguyên và đồng bằng lớn của khu vực? Giải thích: Dãy núi Gát Tây cao TB 1300 m, sườn đông thoải còn sườn Tây dổ xuống biển thành nhiều bậc nên có tên gọi là “Gát”, tiếng địa phương nghĩa là bậc thang. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: nhóm Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Nêu đặc điểm khí hậu Nam Á? Hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất nhân dân trong khu vực? Nhóm 2: Dựa vào H 10.2/35, nhận xét sự phân bố lượng mưa ở khu vực Nam Á? Nguyên nhân? Nhóm 3: Xác định trên bản đồ các sông lớn và cảnh quan chủ yếu của khu vực Nam Á? Vì sao chế độ nước sông lại thay đổi theo mùa? Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, Bước 3: GVTK: từ tháng 4-6 thời tiết nóng, khô, từ giữa tháng 6 - 9 gió TN từ Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa nhiều, người dân chờ nghe tiếng sấm đầu mùa để chuẩn bị gieo trồng. Họ gọi gió TN là “gió thần”. Lượng mưa phân bố không đều nguyên nhân chủ yếu: - Do ảnh hưởng của địa hình trong sự kết hợp với gió mùa Tây Nam nên sườn Nam dãy Hi-ma-lay-a, miền đồng bằng sông Hằng, sườn Tây dãy Gát Tây có lượng mưa lớn. - Do chịu ảnh hưởng của gió Tây và Tây Bắc từ sơn nguyên I-Ran thổi tới rất khô, nóng nên mưa ít ở hoang mạc Tha. GV chuẩn kiến thức: 1. Vị trí địa lí và địa hình: a. Vị trí địa lí: - Nam Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương, có đường chí tuyến Bắc đi qua giữa khu vực. b. Địa hình: - Phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ nhất thế giới và chạy theo hướng TB-ĐN. - Ở giữa là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng. - Phía Nam là sơn nguyên Đê can rộng lớn với 2 rìa được nâng cao thành 2 dãy núi Gát Tây, Gát Đông 2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên: a. Khí hậu: - Phần lớn Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, một năm có 2 mùa rõ rệt: + Mùa Đông từ tháng 10-3, gió mùa ĐB thổi, thời tiết lạnh, khô. + Mùa hạ từ tháng 4-9, gió mùa TN thổi, thời tiết nóng, ẩm, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. - Lượng mua phân bố không đều: Mưa nhiều ở sườn nam của dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng sông Hằng, ven biển phía Tây dãy Gát tây. b. Sông ngòi và cảnh quan tự nhiên: - Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng. - Cảnh quan tự nhiên đa dạng. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: 1. Xác định trên bản đồ các miền địa hình của Nam Á? 2. Trắc nghiệm:: Kiểu khí hậu phổ biến nhất khu vực Nam Á là: a. Khí hậu nhiệt đới khô. b. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. c. Khí hậu nhiệt đới khô. 2. Hướng dẫn học tập: - Học bài xong, chuẩn bị bài 11, đọc và xem kĩ lược đồ phân bố dân cư Nam Á. - Xem kĩ bảng 11.1 và 11.2. Đem theo máy tính cá nhân để làm bài. Tiết 14 Bài 11 DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế-xã hội của khu vực Nam Á. 2.Về kĩ năng: - Nhận xét và tính toán bảng số liệu, xác định các nước của khu vực Nam Á trên bản đồ. 3. Về ý thức: Giáo dục HS nâng cao ý thức đoàn kết dân tộc và bình đẳng về tôn giáo. 4.. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày được dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ dân cư Nam Á, nhận xét bảng 11.1 và 11.2 II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á, hình 10.1, hình 10.2 2. Chuẩn bị của học sinh: một số hình ảnh minh họa. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài: Trinh bày đặc điểm địa hình khu vực Nam Á? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về dân cư Nam Á. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, nêu vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ và bảng 11.1 để trả lời các câu hỏi sau: ● Xác định trên bản đồ các quốc gia thuộc Nam Á và nhận xét về sự phân bố dân cư của Nam Á? ● Quan sát bảng 11.1, cho biết 2 khu vực có số dân đông nhất và khu vực nào có mật độ dân số cao nhất? ● Từ 2 nhận xét trên, hãy rút ra đặc điểm dân cư khu vực Nam Á? ● Vì sao dân cư của Nam Á lại phân bố không đều? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế-xã hội Nam Á. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: nhóm Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Dựa vào bảng 11.2, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Ấn Độ? Sự chuyển dịch ấy phản ánh điều gì? Nhóm 2: Cho biết ngày nay nền kinh tế phát triển như thế nào? Xác định trên bản đồ các trung tâm CN của Ấn Độ? Nhóm 3: Nêu ý nghĩa của cuộc “Cách Mạng xanh và Cách Mạng trắng” ở Ấn độ? Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng báo cáo, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. Bước 3: GVGT: “CM xanh”được tiến hành trong ngành trồng trọt như chọn giống mới, cải tiến kĩ thuật, xây dựng công trình thuỷ lợi nên trồng trọt được quanh năm làm tăng sản lượng lương thực lên nhiều. “CM trắng” là tập trung vào ngành chăn nuôi phát triển mạnh nuôi bò sữa, làm tăng sản lượng sữa chính là món ăn ưa thích của người dân Ấn Độ nhưng họ lại kiêng ăn thịt bò. (đối với người theo đạo Ấn) GV chuẩn kiến thức: 1. Dân cư: - Là khu vực đông dân thứ 2 của châu Á, chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo. - Có mật độ dân số trung bình cao nhất các khu vực của châu Á 302 người/ km2. - Dân cư phân bố không đều: + Tập trung đông ở vùng đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển. Vì có mưa nhiều, đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. + Thưa thớt ở vùng nội địa và sơn nguyên Đê Can. Vì địa hình chủ yếu là núi, sơn nguyên, mưa ít. 2. Đặc điểm kinh tế-xã hội: - Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển. - Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á. + Công nghiệp hiện đại, nhiều ngành. + Nông nghiệp: đạt được nhiều thành tựu nhờ cuộc “ CM xanh” và “Cách Mạng trắng” đã giải quyết tốt vấn đề lương thực và thực phẩm cho nhân dân còn dư xuất khảu. - Dịch vụ đang phát triển và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP ( 48% ). VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: 1. Xác định trên bản đồ các khu vực tập trung đông dân cư của khu vực Nam Á và giải thích nguyên nhân? 2. Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn của Ấn Độ? 2. Hướng dẫn học tập - Về nhà học bài và làm bài tập sau: Dựa vào số liệu bảng 11.2/39, vẽ 2 biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của Ấn Độ năm 1995 và năm 2001 và nêu nhân xét? - Chuẩn bị bài 12 tuần sau học, xem kĩ H 12.1 và các câu hỏi của bài. Tiết 15 Bài 12 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được vị trí địa lí và phạm vi khu vực lãnh thổ khu vực Đông Á và các quốc gia trong khu vực. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên và cảnh quan tự nhiên có sự khác biệt giữa 2 khu vực phía Đông và phía Tây, giải thích được nguyên nhân của sự khác biệt ấy. 2.Về kĩ năng: Đọc, phân tích bản đồ, lược đồ và ảnh địa lí. 3.. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày đặc điểm tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên của khu vực - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ tự nhiên và giải thích được nguyên nhân của sự khác biệt. II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á 2. Chuẩn bị của học sinh: một số hình ảnh minh họa. V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2. Kiểm tra bài: Đặc điểm dân cư Nam Á? Vì sao dân cư Nam Á phân bố không đều? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi khu vực: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, nêu vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ trên bảng để trả lời các câu hỏi sau: ● Xác định trên bản đồ phạm vi, các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á ? ● Đông Á tiếp giáp với các biển và đại dương nào? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của khu vực: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: nhóm Bước 1: GV chỉ rõ giới hạn nửa phía Đ và nửa phía T phần đất liền, sau đó chia lớp làm 4 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Tìm hiểu các đặc điểm: địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên.của nửa phía Tây? Nhóm 2: Tìm hiểu các đặc điểm: địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên.của nửa phía Đông? Nhóm 3: Tìm hiểu các đặc điểm phần hải đảo của khu vực? Vì sao phần hải đảo có nhiều động đất và núi lửa? Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng báo cáo, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. GV giải thích thuật ngữ bồn địa và nói thêm về thuỷ chế sông Trường Giang điều hoà còn sông Hoàng Hà thất thường, gây lũ lớn vào mùa hạ nên người dân ví: “ Trường Giang như cô gái dịu hiền, Hoàng Hà như bà già cay nghiệt”. Đông á nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, một trong những khu vực có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt. Cho HS xem hình ảnh minh họa phần 2. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: 1. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á: - Lãnh thổ gồm 2 bộ phân: đất liền và hải đảo. - Gồm 4 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ. 2. Đặc điểm tự nhiên: a. Phần đất liền: - Gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên, chiếm 83,7% diện tích. - Có ĐKTN ở 2 nửa phía Đông và phía Tây khác nhau.rõ rệt: Nửa phía Tây: - Địa hình: Núi và sơn nguyên hiểm trở xen lẫn các bồn địa. - Khí hậu lục địa khắc nghiệt: - Sông ngòi: nơi bắt nguồn của 2 con sông hoàng Hà và Trường Giang. - Cảnh quan tự nhiên: thảo nguyên khô, bán hoang mạc và.hoang mạc. Nửa phía Đông - Vùng đồi núi thấp, xen các đồng bằng châu thổ rộng lớn. - Khí hậu gió mùa: - Vùng hạ lưu của 2 con sông nên thường bị lũ lụt vào hè -thu. - Cảnh quan tự nhiên: rừng ôn đới và cận nhiệt đới. b. Phần hải đảo: - Gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam. - Là miền núi trẻ có nhiều động đất và núi lửa. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: 1. Xác định trên bản đồ phạm vi, các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á? 2. Sông Hoàng Hà khác với sông Trường Giang ở điểm: a. Bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy về phí Đông. b. Bồi đắp nên đồng bằng màu mỡ ở phía Đông. c. Có lũ lớn vào cuối Hạ và đầu Thu, nước cạn vào Đông-Xuân. d. Chế độ nước thất thường, thường gây ra lũ lụt lớn. 2. Hướng dẫn học tập: - Về nhà học bài và làm bài tập 2/46 SGK. - Chuẩn bị bài 13 để tiết sau học, nhớ đem theo máy tính. để làm bài. Tiết 16 Bài 13 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được đặc điểm dân cư và kinh tế của khu vực Đông Á. - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của một số quốc gia trong khu vực Đông Á. 2.Về kĩ năng: Đọc và phân tích bảng số liệu, kĩ năng tính toán. 3.Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: HS trình bày đặc điểm dân cư và kinh tế của khu vực Đông Á. - Năng lực chuyên biệt: nhận xét bảng số liệu, sử dụng bản đồ kinh tế khác biệt. II. Các kĩ năng năng sống cơ bản: - Tư duy, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sự tự tin. III. Các kĩ thuật và phương pháp dạy học: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, tư duy, giải quyết vấn đề và trình bày. IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ kinh tế khu vực Đông Á. Bảng 13.1 và 13.2 2. Chuẩn bị của học sinh: máy tính cá nhân. V. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số.vắngcó phép 2.Kiểm tra bài: Trinh bày đặc điểm tự nhiên phần đất liền của khu vực Đông Á? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á: 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, nêu vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: cá nhân Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu, trả lời các câu hỏi sau: ● Quan sát bảng số liệu 11.1/38, nhận xét về dân số của Đông Á so với các khu vực khác của châu Á? ● Vì sao Đông Á có số dân đông nhưng mật độ dân số trung bình lại thấp hơn Nam Á? ● Từ bảng 13.2, hãy cho biết tình hình xuất-nhập khẩu của 3 quốc gia Đông Á năm 2001? Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu cao nhất? Bước 2: GVTK: Đông Á là khu vực đông dân nhất châu Á, có số dân cao hơn cả số dân của một châu lục: châu Phi (839 triệu người), châu Âu (728 triệu người). Kinh tế phát triển nhanh, giá trị hàng xuất > hàng nhập (xuất siêu). GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á. 1.Phương pháp-kĩ thuật DH: trực quan, giải quyết vấn đề 2.Hình thức tổ chức DH: nhóm Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm và giao việc: Nhóm 1,2: Tìm hiểu sự phát triển kinh tế Nhật Bản? Kể tên 1 số sản phẩm CN Nhật Bản được hợp tác sản xuất ở Việt nam? Nhóm 3,4: Tìm hiểu sự phát triển kinh tế Trung quốc? Xác định trên các trung tâm CN lớn của Trung Quốc Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng báo cáo: Đại diện nhóm 1 lên bảng báo cáo, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. GVTK: Người Nhật cần cù và chịu khó trong sản xuất và xây dựng đất nước. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhận được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài và nhiều nhất là của Hoa Kì, Nhật Bản nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế mạnh thử 2 thế giới. GV chuẩn kiến thức: Đại diện nhóm 2 lên bảng báo cáo, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. GVTK: Nhờ thực hiện chính sách cải cách và mở cửa nền kinh tế TQ có nhiều thay đổi: sản lượng lương thực đạt 385,5 triệu tấn và xếp thứ 1 thế giới. Tốc độ tăng trưởng KT cao và ổn định: năm 2000 tăng 7,9%, năm 2001 tăng 7,3% . Nay phát triển ngành hàng không vũ trụ và thành công trong việc đưa người vào vũ trụ. GV chuẩn kiến thức: 1.Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á: - Có dân số rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục khác trên thế giới. - Nền kinh tế phát triển nhanh với thế mạnh về xuất khẩu và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. 2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á: a. Nhật Bản: - Là cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới. Công nghiệp phát triển một số ngành mũi nhọn phục vụ cho xuất khẩu: Chế tạo ô tô, tàu biển, công nghiệp điện tử. b. Trung Quốc: - Nền kinh tế phát triển nhanh và đạt được nhiều thành tựu: + Giải quyết đủ lương thực cho hơn 1,3 tỉ người. + Phát triển nhanh chóng 1 nền công nghiệp hoàn chỉnh, dẫn đầu thế giới về sản lượng than. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. VI. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1.Tổng kết: 1. Xác định trên bản đồ các quốc gia thuộc khu vực Đông Á? 2. Cho biết đặc điểm phát triển kinh tế của khu vực Đông Á? 2. Hướng dẫn học tập: - Về nhà học bài và xem lại từ bài 7-13 để tiết sau ôn tập được tốt. - Đem theo máy tính để làm bài tập. Tiết 17 ÔN TẬP I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Học sinh phải biết hệ thống hóa được các kiến thức đã học về châu Á: - Về đặc điểm tự nhiên nổi bật của cháu Á và của từng khu vực. - Tình hình phát triển kinh tế -xã hội của cháu Á và một số quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh ở châu Á. 2.V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 7 - 13 - ĐỊA 8.doc