Giáo án môn Địa lý lớp 8 - Trường THCS Tân Đông

1. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức:

 *HS biết:

 Hoạt động 1: Trình bày những đặc điểm nổi bật về dân cư khu vực Nam Á.

 Hoạt động 2: Trình bày những đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội khu vực Nam Á

 *HS hiểu:

 Hoạt động 1: Vì sao đây là khu vực tập trung dân đông và có mật độ dân số cao.

 Hoạt động 2: Nam Á là khu vực có kinh tế phát triển, trong đó Ấn Độ có nền kinh tế phát triển nhất. Các cuộc Cách mạng xanh và cách mạng trắng ở Ấn Độ.

 1.2. Kĩ năng:

 *HS thực hiện được: Kĩ năng phân tích lược đồ phân bố dân cư và ảnh địa lí. Phân tích bảng số liệu

 *HS thực hiện thành thạo: Tính mật độ dân số dựa vào bảng số liệu. Kĩ năng quan sát tranh ảnh

 1.3. Thái độ:

 *Thói quen: GD ý thức học tập bộ môn.

 *Tính cách: GD đoàn kết, chống mê tín dị đoan, tự do tín ngưỡng.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Dân cư

 - Đặc điểm kinh tế xã hội.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 8 - Trường THCS Tân Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 13 - Tuần: 13 Ngày dạy: 21.11.2016 Bài 11 DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: *HS biết: Hoạt động 1: Trình bày những đặc điểm nổi bật về dân cư khu vực Nam Á. Hoạt động 2: Trình bày những đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội khu vực Nam Á *HS hiểu: Hoạt động 1: Vì sao đây là khu vực tập trung dân đông và có mật độ dân số cao. Hoạt động 2: Nam Á là khu vực có kinh tế phát triển, trong đó Ấn Độ có nền kinh tế phát triển nhất. Các cuộc Cách mạng xanh và cách mạng trắng ở Ấn Độ. 1.2. Kĩ năng: *HS thực hiện được: Kĩ năng phân tích lược đồ phân bố dân cư và ảnh địa lí. Phân tích bảng số liệu *HS thực hiện thành thạo: Tính mật độ dân số dựa vào bảng số liệu. Kĩ năng quan sát tranh ảnh 1.3. Thái độ: *Thói quen: GD ý thức học tập bộ môn. *Tính cách: GD đoàn kết, chống mê tín dị đoan, tự do tín ngưỡng. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Dân cư - Đặc điểm kinh tế xã hội. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Bản đồ dân cư, kinh tế khu vực Nam Á. 3.2. Học sinh: Tập bản đồ. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: ............................................................................................... 8A2: ............................................................................................... 8A3: ............................................................................................... 8A4: ............................................................................................... 8A5: ............................................................................................... 4.2. Kiểm tra miệng: Xác định vị trí giới hạn khu vực Nam Á? Có mấy miền địa hình? Đặc điểm? (9đ) Nước nào có kinh tế phát triển nhất Nam Á?(1đ) HS xác định bản đồ. Địa hình chia thành 3 miền: + Phía Bắc: dãy Himalaya hùng vĩ, cao đồ sộ nhất thế giới. + Ở giữa: đồng bằng Ấn - Hằng rộng lớn. + Phía Nam: sơn ngưyên Đề - can tương đối thấp và bằng phẳng. - Ấn Độ 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *Khởi động: Khu vực Nam Á có tài nguyên thiên nhiên giàu có, là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại Thế giới. Hiện nay Nam Á vẫn là khu vực các nước đang phát triển, có dân cư đông bật nhất Thế giới. Vậy dân cư ở đây ra sao có đặc điểm như thế nào, các em tìm hiểu trong bài học hôm nay? Hoạt động 1: Cá nhân (17p) Quan sát bản đồ + hình 11.1. Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư của Nam Á? Quan sát bảng 11.1 (diện tích và số dân). Tính mật độ dân số? Khu vực nào đông dân nhất châu Á? Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất? - Đông Á: 127,8 ng/km2. đông nhất. - Trung Á: 0,01 ng/km2 - Nam Á: 302 ng/km2. cao nhất. - Tây Nam Á: 40,8 ng/km2 - ĐNÁ: 117,5 ng/km2 Quan sát H11.1 + lược đồ phân bố dân cư châu Á. Mật độ dân số Nam Á thuộc loại nào? Phân bố dân cư như thế nào? Tập trung ở khu vực nào? Siêu đô thị tập trung ở đâu? - Dân cư Nam Á ở mức >100 ng/km2. - Phân bố không đồng đều. - Tập trung ở vùng đồng bằng và nơi có mưa. - Siêu đô thị phân bố ven biển vì có điều kiện thuận lợi. Nam Á là nơi ra đời của tôn giáo nào? Dân cư theo tôn giáo nào là chủ yếu? (H11.2) Chuyển ý. Hoạt động 2: Cả lớp (17p) Những trở ngại lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội Nam Á? - Nam Á bị đế quốc Anh đô hộ, là nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới, và tiêu thụ hàng công nghiệp của công ti tư bản Anh. Nơi đây có sự mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo sâu sắc. - Quan sát H11.3, H11.4. Tình hình phát triển kinh tế của khu vực như thế nào? - Chân núi Himalaya và quốc đảo. - Tiện nghi sinh hoạt nghèo nàn thô sơ, diện tích canh tác nhỏ, đơn giản trình độ sản xuất nhỏ hoạt động lạc hậu, kinh tế đang phát triển. - Quan sát bảng 11.2. Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ở Ấn Độ? Phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào? - Nông nghiệp giảm 0,7% (1995 - 1999). - Nông nghiệp giảm 2,7% (1999 - 2001). Ngành nông – lâm – thủy sản, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào? - Công nghiệp hiện đại như luyện kim, cơ khí, năng lượng. - Nông nghiệp “Cách mạng xanh” “Cách mạng trắng”. - Dịch vụ: phát triển 48% GDP. Năm 2001 GDP là 477 tỉ USD tăng 5,88%; GDP bình quân đầu người 460 USD/ng. *GV mở rộng: - “Cách mạng xanh”: Tiến hành trong ngành trồng trọt: Chương trình khai hoang, xây dựng hệ thống thuỷ nông đặc biệt là việc tạo ra những giống lúa và cây trồng có năng suất cao, có khả năng chống dịch bệnh, thích nghi với điều kiện khí hậu, chất lượng tốt, đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp công nghệ và kỹ thuật canh tác mới làm tăng sản lương thực của Ấn Độ. - “Cách mạng trắng”: Tập trung vào ngành chăn nuôi làm tăng sản lượng sữa, món ăn ưa thích của người Ấn Độ. Nhờ hai cuộc “cách mạng” này mà Ấn Độ không những cung cấp đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân mà còn xuất khẩu. 1. Dân cư: - Dân số:1356 triệu người (2001). - Là khu vực đông dân thứ 2 châu Á. - Mật độ dân số cao. - Dân cư phân bố không đông đều. - Tập trung ở vùng đông bằng và khu vực có mưa. - Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo. 2. Đặc điểm kinh tế xã hội: - Tình hình chính trị xã hội khu vực Nam Á không ổn định. - Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. - Ấn Độ là nước phát triển nhất, giá trị tương đối nông nghiệp giảm, giá trị tương đối công nghiệp, dịch vụ tăng. 4.4. Tổng kết: Quan sát bản đồ. Nhận xét và xác định sự phân bố dân cư Nam Á? - Dân cư phân bố không đồng đều. Tập trung đông ở đồng bằng, ven biển, nơi có nguồn nước ngọt dồi dào. Quốc gia Nam Á nước nào có dân số đông nhất? - Ấn Độ. 4.5. Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học ở tiết này: - Học bài, làm BT bản đồ. *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị trước bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á? Khu vực Nam Á có những quốc gia và lãnh thổ nào? Đặc điểm tự nhiên của khu vực? 5. PHỤ LỤC:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 11 Dan cu va dac diem kinh te khu vuc Nam A_12489373.doc
Tài liệu liên quan