I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: Cũng cố kiến thức về tam giác đồng dạng. Biết vận dụng kiến thức về tam giác đồng dạng vào thực tế.
- Kỹ năng: Biết thực hiện các thao tác cần thiết để đo đạc, tính toán tiến đến giải quyết yêu cầu đặt ra của thực tế; kỹ năng đo đạc, tính toán, khả năng làm việc theo tổ nhóm.
Đo được gián tiếp chiều cao của vật.
- Thái độ: Giáo dục HS tính thực tiễn của toán học.
II/ CHUẨN BỊ
HS: Giác kế đứng, thước dây ; Kiến thức về tam giác đồng dạng.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Bài cũ:
? Để đo chiều cao của 1 cây, hay 1 cột cờ mà không đo trực tiếp vậy ta làm thế nào?
GV: Cũng cố và kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 52, 53, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/4/2018.
Ngày dạy: 06/4/2018 - 8C.
Tiết 52.
§9. ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp HS nắm chắc nội dung 2 bài toán thực hành cơ bản (Đo gián tiếp chiều cao một vật và khoảng cách giữa 2 điểm).
- Kỹ năng: Biết thực hiện các thao tác cần thiết để đo đạc tính toán tiến đến giải quyết yêu cầu đặt ra của thực tế, chuẩn bị cho tiết thực hành kế tiếp.
- Thái độ: Giáo dục HS tính thực tiễn của toán học, có ý thức nghiêm túc khi tìm hiểu kiến thức thực tế.
II/ CHUẨN BỊ
GV: Giác kế đứng, thước đo góc, thước ngắm, hình vẽ như hình 54, 55 SGK.
HS: Kiến thức về tam giác đồng dạng.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Bài cũ:
? Nhắc lại trường hợp đồng dạng góc – góc của tam giác và trường hợp đồng dạng góc nhọn của tam giác vuông?
2. Nêu vấn đề:
? Để đo chiều cao của 1 cây, hay 1 cột cờ mà không đo trực tiếp vậy ta làm thế nào?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Đo gián tiếp chiều cao của vật
GV: Cho HS hoạt động theo từng nhóm trao đổi và tìm cách đo chiều cao của cây. HS hoạt động theo nhóm
? Nêu cách làm? C'
C
B A A'
Các nhóm báo cáo và rút ra cách làm đúng nhất.
GV: Đưa ra VD: giả sử đo được AB = 1,5; A'B = 4,5; AC = 2
? Thì cây cao mấy m?
HS Thay số tính chiều cao.
GV cũng cố lại.
+ Bước 1:
- Đặt thước ngắm tại vị trí A sao cho thước vuông góc với mặt đất, hướng thước ngắm đi qua đỉnh của cây.
- Xác định giao điểm B của đường thẳng AA' với đường thẳng CC' (Dùng dây).
Bước 2:
- Đo khoảng cách BA, AC và BA'
Do ABC A'B'C' (GN)
.
- Cây cao là:
2. Đo khoảng cách của 2 điểm trên mặt đất
trong đó có 1 điểm không thể tới được
GV: Cho HS xem hình 55
? Tính khoảng cách AB?
A
A
B a C
HS suy nghĩ, thảo luận trong nhóm tìm cách đo được khoảng cách nói trên.
HS Suy nghĩ phát biểu theo từng nhóm.
GV: Theo dõi và cũng cố lại.
GV: Nếu a = 7,5 m, a' = 15 cm
và A'B' = 20 cm.
? Khoảng cách giữa 2 điểm AB?
HS: Thay số vào và tính.
Gv cũng cố lại.
Bước 1: Đo đạc
- Chọn chỗ đất bằng phẳng; vạch 1 đoạn thẳng có độ dài tuỳ chọn (BC = a)
- Dùng giác kế đo góc trên mặt đất đo các góc ABC = , ACB =
Bước 2: Tính toán và trả lời:
Vẽ trên giấy A'B'C' với B'C' = a',
B’ = ; C’ =
có ngay ABC ~ A'B'C' (g.g)
Áp dụng:
Nếu a = 7,5 m, a' = 15 cm, A'B' = 20 cm.
Khoảng cách giữa 2 điểm AB là:
cm = 10 m.
3. Củng cố:
GV cho 2 HS lên bảng ôn lại cách sử dụng giác kế để đo 2 góc tạo thành trên mặt đất.
HS lên trình bày cách đo góc bằng giác kế ngang.
GV: Cho HS ôn lại cách sử dụng giác kế đứng để đo góc theo phương thẳng đứng.
HS trình bày và biểu diễn cách đo góc sử dụng giác kế đứng.
GV: Cho HS làm bài tập 53 SGK.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Tìm hiểu thêm cách sử dụng 2 loại giác kế.
- Xem lại phương pháp đo và tính toán khi ứng dụng đồng dạng.
- Làm các bài tập còn lại ở SGK.
- Tiết sau: Luyện tập (Đại số).
Xem lại kiến thức về cách giải PT bậc nhất một ẩn, hai quy tắc biến đổi BPT.
Ngày soạn: 10/4/2018.
Ngày dạy: 11/4/2018 – 8C.
Tiết 53. Thực hành ngoài trời
ĐO CHIỀU CAO CỦA MỘT VẬT
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: Cũng cố kiến thức về tam giác đồng dạng. Biết vận dụng kiến thức về tam giác đồng dạng vào thực tế.
- Kỹ năng: Biết thực hiện các thao tác cần thiết để đo đạc, tính toán tiến đến giải quyết yêu cầu đặt ra của thực tế; kỹ năng đo đạc, tính toán, khả năng làm việc theo tổ nhóm.
Đo được gián tiếp chiều cao của vật.
- Thái độ: Giáo dục HS tính thực tiễn của toán học.
II/ CHUẨN BỊ
HS: Giác kế đứng, thước dây ; Kiến thức về tam giác đồng dạng.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Bài cũ:
? Để đo chiều cao của 1 cây, hay 1 cột cờ mà không đo trực tiếp vậy ta làm thế nào?
GV: Cũng cố và kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: (Tổ chức thực hành)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Nêu yêu cầu của buổi thực hành
+ Đo chiều cao của cột cờ ở sân trường
+ Phân chia 4 tổ theo 4 góc ở 4 vị trí khác nhau.
Các tổ nghe, xác định vị trí thực hành của tổ mình.
GV: Tổ chức cho các nhóm HS thực hành đo chiều cao cột cờ.
HS các tổ về đúng vị trí và tiến hành thực hành đo.
HS làm theo hướng dẫn của GV.
GV: Theo dõi, đôn đốc các tổ làm việc, đo ngắm cho chuẩn.
GV: Kiểm tra đánh giá đo đạc, tính toán của từng nhóm.
Đo gián tiếp chiều cao của vật (Cột cờ)
B1: Chọn vị trí đặt thước ngắm AC (giác kế đứng) sao cho thước vuông góc với mặt đất, hướng thước ngắm đi qua đỉnh cột cờ.
C’
B2: Dùng dây xác định giao điểm của A'Avà C’C.
B3: Đo khoảng cách BA, BA', AC.
B5: Tính chiều cao của cột cờ A’C’.
Thực hành đo:
3. Củng cố:
GV: làm việc với cả lớp.
+ Nhận xét kết quả đo đạc của từng nhóm.
+ Thông báo kết quả đúng.
+ Ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức toán học vào đời sống hàng ngày.
+ Khen thưởng các nhóm làm việc có kết quả tốt nhất.
+ Phê bình rút kinh nghiệm các nhóm làm chưa tốt.
+ Đánh giá cho điểm bài thực hành (Lấy điểm cho điểm KT 15 phút).
4. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục tập đo một số kích thước ở nhà: chiều cao của cây, ngôi nhà,
- Tiết sau học §5. Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối (Đại số).
Xem lại kiến thức về giá trị tuyệt đối, PT bậc nhất một ẩn.
Ngày soạn .
Tiết 53. Thực hành ngoài trời
ĐO KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI ĐIỂM TRÊN MẶT ĐẤT TRONG ĐÓ CÓ MỘT ĐIỂM KHÔNG THỂ TỚI ĐƯỢC.
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: Cũng cố kiến thức về tam giác đồng dạng.
- Kỹ năng: Biết thực hiện các thao tác cần thiết để đo đạc tính toán tiến đến giải quyết yêu cầu đặt ra của thực tế, kỹ năng đo đạc, tính toán, khả năng làm việc theo tổ nhóm.
Đo được gián tiếp khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được.
- Thái độ: Giáo dục HS tính thực tiễn của toán học, qui luật của nhận thức theo kiểu tư duy biện chứng.
II/ CHUẨN BỊ
GV: Giác kế ngang.
HS: Thước dây, thước đo góc, kiến thức về tam giác đồng dạng.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Bài cũ:
? Để đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể đến được ta làm như thế nào?
GV: Cũng cố và kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: (Tổ chức thực hành)
GV: Nêu yêu cầu của buổi thực hành: Đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể đến được.
GV hướng dẫn thực hành.
HS: Theo dõi.
GV: Phân chia 4 tổ theo 4 góc ở 4 vị trí khác nhau.
Các tổ đến vị trí qui định tiến hành thực hành.
Các tổ tiến hành đo, ghi chép số liệu và tính toán.
GV theo dõi HS tiến hành đo.
HS: Báo cáo kết quả.
GV kiểm tra kết quả đo.
Đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất trong đó có một điểm không thể tới được:
a) Các bước thực hiện
Bước 1: Chọn vị trí đất bằng vạch đoạn thẳng BC có độ dài a tuỳ ý.
Bước 2: Dùng giác kế đo các góc = ; =.
Bước 3: Vẽ A'B'C' trên giấy sao cho B’C’ = a' (Tỷ lệ với a theo tỷ số k)
và có = ; =
Bước 4: Đo trên giấy cạnh A'B', A'C' của A'B'C'
Tính đoạn AB, AC trên thực tế theo tỷ số k.
Bước 5: Báo cáo kết quả tính được.
b) Tiến hành thực hành:
A
B C
3. Củng cố:
GV: Kiểm tra đánh giá đo đạc tính toán của từng nhóm.
GV: làm việc với cả lớp.
+ Nhận xét kết quả đo đạc của từng nhóm.
+ Thông báo kết quả đúng.
+ Ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức toán học vào đời sống hàng ngày.
+ Khen thưởng các nhóm làm việc có kết quả tốt nhất.
+ Phê bình rút kinh nghiệm các nhóm làm chưa tốt.
+ Đánh giá cho điểm bài thực hành.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài tập: 53, 54, 55 SGK – tr 87.
- Chuẩn bị các mục còn lại của bài: §4. Bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Xem lại cách giải PT bậc nhất một ẩn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 52,53-hinh-8.doc