I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: Biết một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc. Nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Kỹ năng: Tính được thể tích hình hộp chữ nhật. Bước đầu nắm được cách chứng minh 1 đường thẳng vuông góc với 1 mp, hai mp vuông góc.
II/ CHẨN BỊ
GV: Mô hình hộp CN; Bảng phụ;
HS: Cách tính thể tích một hình.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ:
? Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' hãy chỉ ra và chứng minh:
a - Một cạnh của hình hộp chữ nhật // với 1 mp?
b - Hai mp song song
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 58, 59, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/4/2018.
Ngày dạy: 23/4/2018 – 8C.
Tiết 58. §2. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (Tiếp)
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: HS nắm được thế nào là hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc trong không gian.
HS nắm được thế nào là đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận biết quan hệ giữa các đường thẳng, giữa đường thẳng với mặt phẳng, giữa hai mặt phẳng với nhau.
- Thái độ: Giáo dục cho HS tính thực tế của các khái niệm toán học.
II/ CHUẨN BỊ
GV: Mô hình hình hộp CN. Bảng phụ (tranh vẽ hình hộp).
HS: Kiến thức về đường thẳng song song trong mặt phẳng.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ:
GV: Đưa ra hình hộp chữ nhật:
? Hãy kể tên các mặt, các đỉnh, các cạnh của hình hộp chữ nhật?
? Nêu khái niệm hai đường thẳng song song đã học?
2. Nêu vấn đề: Hai đường thẳng không có điểm chung trong không gian có được coi là // không ? bài mới ta sẽ nghiên cứu.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Hai đường thẳng song song trong không gian
? Làm ?1 SGK?
GV: Theo dõi và gợi ý HS qua việc chỉ trên hình vẽ.
GV: Giới thiệu về hai đường thẳng song song trong không gian.
? AD // A’D’ không?
? AD có // DD’ không?
? AD và D’C’ cùng nằm trong một mặt phẳng không?
HS trả lời theo hướng dẫn của GV
GV: Giới thiệu cho HS về hai đt vuông góc.
GV: Hai đường thẳng phân biệt, cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
GV: Nêu hình ảnh hai mp //.
?1. - Các mặt của hình hộp: ABCD, ABB’A’, AA’D’D, A’B’C’D’, BB’C’C, CC’D’D.
- BB’ và AA’ cùng nằm trong một mặt phẳng vì đều thuộc hình chữ nhật AA'B'B.
- BB' và AA’ không có điểm chung.
* a // b a, b mp (ỏ)
a b = .
* Ví dụ:
+ AA' // DD' (cùng nằm trong mp (ADD'A'))
+ AD và DD' không // vì không có điểm chung => AD DD’.
+ AD và D’C' không cùng nằm trong một mp.
* Chú ý: a // b; b // c a // c
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song
? Làm ? 2 SGK?
GV: Theo dõi, cũng cố và giới thiệu về đường thẳng song song với mp.
HS: Theo dõi và ghi nhớ.
? Làm ?3 SGK?
GV: Giới thiệu 2 mp // bằng mô hình:
+ AB và AD cắt nhau tại A và chúng chứa trong mp (ABCD).
+ A’B’ và A’D’ cắt nhau tại A’ và chúng chứa trong mp (A’B’C’D’).
thì ta nói rằng:
mp (ABCD) // mp (A'B'C'D')
GV: Giới thiệu ví dụ như SGK.
? Làm ?4 Có các cặp mp nào // với nhau ở hình 78 SGK?
GV: Gợi ý để cùng HS rút ra nhận xét.
?2. AB//A’B’ vì chúng cùng thuộc một mp và không có điểm chung.
AB không nằm
trong mp (A’B’C’D’).
=> AB // (A’B’C’D’)
?3. Các đt song song với mp (A’B’C’D’):
+ AD // (A'B'C'D'), + AB // (A'B'C'D'),
+ BC // (A'B'C'D'), + DC // (A'B'C'D').
* Chú ý :
Đường thẳng song song với mp:
BC // mp (A'B'C'D')
BC// B'C'
BCkhông(A'B'C'D')
* Hai mp song song
mp (ABCD) // mp (A'B'C'D')
AB, AD mp(ABCD),
AB AD = {A}
A’B’,A’D’mp(A’B’C’D’),
A’B’A’D’= {A’}
AB//A’B’; AD//A’D’
D H C
B
A'
B'
D'
I
L
K
A
C’
?4. mp (ADD’A’ )// mp (IHK)
mp (BCC’B’ )// mp (IHKL)
mp (ADD’A’ )// mp (BCC’B’)
mp (AD/C/B/ )// mp (ADCB)
3. Nhận xét: a // (P) thì a và (P) không có điểm chung.
(P) // (Q) (P) và (Q) không có điểm chung.
(P) và (Q) có 1 điểm chung A thì có đường thẳng a chung đi qua A(P) (Q).
4. Củng cố:
GV nhắc lại các kiến thức HS cần nắm và tổ chức cho HS làm các bài tập 6 và 9 SGK.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài học.
- Làm các bài tập 7; 8 SGK - tr 100.
- Chuẩn bị bài: §3. Thể tích hình hộp chữ nhật. (Hình học)
Xem lại kiến thức đã học và xem trước bài mới.
Ngày soạn: 25/4/2018.
Ngày dạy: 26/4/2018 – 8C.
Tiết 59. §3. THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: Biết một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc. Nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Kỹ năng: Tính được thể tích hình hộp chữ nhật. Bước đầu nắm được cách chứng minh 1 đường thẳng vuông góc với 1 mp, hai mp vuông góc.
II/ CHẨN BỊ
GV: Mô hình hộp CN; Bảng phụ;
HS: Cách tính thể tích một hình.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ:
? Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' hãy chỉ ra và chứng minh:
a - Một cạnh của hình hộp chữ nhật // với 1 mp?
b - Hai mp song song
2. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc
? Trả lời ?1 SGK?
HS: Trả lời.
GV: chốt lại đường thẳng mp:
a a' ; b b'
a mp (a',b') a' cắt b'
? Hãy tìm trên mô hình hoặc hình vẽ những ví dụ về đường thẳng vuông góc với mp?
HS trả lời theo hướng dẫn của GV.
? Thế nào là đt vuông góc với mp?
GV: Nêu nhận xét.
HS: Ghi nhớ.
? Thế nào là 2 mp vuông góc?
GV: Cũng cố về hai mp vuông góc.
? Làm ?2 và ?3 SGK?
HS: Thực hiện trả lời các câu hỏi ?2 và ?3.
GV: Theo dõi sau đó cũng cố lại.
?1.
AA' AD
vì AA'DD' là
hình chữ nhật.
AA' AB
Vì AA'B'B là hình chữ nhật.
Khi đó ta nói: A’A vuông góc với mặt phẳng (ABCD) tại A và kí hiệu: A’A mp (ABCD)
* Đường thẳng vuông góc với mp: a b,
a c và b, c mp(P) => a mp(P).
* Nhận xét: (SGK - tr 101)
* Hai mp vuông góc: Nếu a mp(a,b); a mp(a',b') thì mp (a,b) mp(a',b').
?2. Ở hình trên:
- Có AA’, B’B, C’C, D’D mp (ABCD).
- đt AB năm trong mp(ABCD) vì nó là 1 cạnh của hình chữ nhật ABCD.
- Có AB (ADD’A’) vì AB AD và Ab AA’ của mp (ADD’A’).
?3. Ở hình trên, các mp mp(A’B’C’D’) là (ABB’A’),(BB’C’C), (CDD’C’), (AA’D’D).
2. Thể tích hình hộp chữ nhật
GV: Ở tiểu học ta đã học công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
? Hãy nhắc lại công thức đó?
? Nếu là hình lập phương thì công thức tính thể tích sẽ là gì?
GV: yêu cầu HS đọc SGK tr 102-103 phần thể tích hình hộp chữ nhật đến công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
GV: Cho HS nghiên cứu ví dụ ở SGK.
HS : Tìm hiểu ví dụ.
GV: Cũng cố lại.
* Thể tích hình hộp chữ nhật:
V = a.b.c
(Với a, b, c là 3 c
kích thước của hình
hộp chữ nhật) b
a
* Thể tích hình lập phương:
V = a3
Ví dụ: Tính thể tích hình lập phương, biết diện tích toàn phần của nó là 216 cm2.
Giải: S mỗi mặt là: 216 : 6 = 36(cm2)
Độ dài của hình lập phương:
a == 6 (cm)
Thể tích hình lập phương:
V = a3 = 63 = 216 (cm3).
3. Cũng cố:
GV: Nhắc lại những kiến thức HS cần nắm.
? Làm bài tập 10 SGK?
GV: Theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS dưới lớp.
? Làm bài tập 11 SGK?
Tính các kích thước của một hình hộp chữ nhật, biết rằng chúng tỉ lệ với 3, 4, 5 và thể tích của hình hộp này là 480 cm3
? Nhận xét
GV: Cũng cố lại.
Bài tập 10:
a) BF AB và BF BC
=> BF (ABCD).
BF EF và BF FG
=> BF ( EFGH).
b) mp (AEHD)
có AD (CGHD)
=> (AEHD) (CGHD).
Bài tập 11: Gọi các kích thước của hình hộp chữ nhật là a, b, c
Ta có: = k
Suy ra a = 3k ; b = 4k; c =5k.
V = abc = 3k. 4k. 5k = 480.
Do đó k = 2
Vậy a = 6; b = 8; c = 10.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài học.
- Làm các bài tập 12, 13 và xem phần luyện tập.
- Tiết sau: Luyện tập (Hình học).
Xem lại kiến thức về hình hộp chữ nhật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 58,59-hinh-8.doc