Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 60, 61

I/ MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nắm chắc các yếu tố (đáy, mặt bên, chiều cao ) của hình lăng trụ đứng. Nắm được cách gọi tên theo đa giác đáy của nó.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình lăng trụ đứng.

- Thái độ: Giáo dục cho HS tính thực tế của các khái niệm toán học.

II/ CHUẨN BỊ

 GV: Mô hình hình lăng trụ đứng. Bảng phụ (tranh vẽ hình hộp);

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ:

? Bài tập 16/ SGK 105?

2. Nêu vấn đề:

GV: Chiếc đèn lồng tr106 cho ta hình ảnh một lăng trụ đứng. Vậy hình lăng trụ đứng là gì ? Nó có những yếu tố nào? Tiết học hôm nay chúng ta sẻ nghiên cứu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 60, 61, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/4/2018. Ngày dạy: 27/4/2018 – 8C. Tiết 60. LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp HS nắm chắc các yếu tố của hình hộp chữ nhật. Biết một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song. Nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hành tính thể tích hình hộp chữ nhật. Bước đầu nắm được phương pháp chứng minh1 đường thẳng vuông góc với 1 mp, hai mp song song. II/ CHẨN BỊ GV: Mô hình hình hộp CN, hình hộp lập phương, một số vật dụng hàng ngày có dạng hình hộp chữ nhật. Bảng phụ. HS: Kiến thức về hình hộp chữ nhật, thể tích hình hộp chữ nhật. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của GV - HS Nội dung ? Nêu khái niệm về đường thẳng vuông góc với mp, hai mp vuông góc? Chỉ cụ thể trên mô hình? ? Viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương? Nêu rõ các đại lượng có trong công thức? * Đường thẳng vuông góc với mp: a mp(a'b') * Đường thẳng // mp: BC// mp (A'B'C'D') * Hai mp : Nếu a mp (a,b)và a mp (a',b') thì mp (a,b) mp (a',b') * Thể tích hình hộp chữ nhật: V = a.b.h (Với a, b, h là ba kích thức của hình hộp chữ nhật và có cùng đơn vị đo). 2. Bài mới: (Tổ chức chữa bài tập) ? Làm bài tập 13 SGK? GV: Treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung. 1 HS điền vào bảng, cả lớp làm tại chỗ. GV: Kiểm tra, theo dõi HS làm. ? Nhận xét? GV: Cũng cố và cho HS làm bài tập 14 SGK. ? Thể tích nước đổ vào là bao nhiêu? ? Diện tích đáy bể là bao nhiêu? ? => Chiều rộng bể =? ? Thể tích bể là bao nhiêu? => Chiều cao bể? GV gợi ý gọi HS lên bảng làm rồi chữa BT cho HS . ? Làm bài tập 15 SGK? GV gợi ý gọi HS lên bảng làm rồi chữa BT cho HS GV: Nêu bài tâp: Gọi 3 kích thước của hình hộp chữ nhật là a, b, c và EC = d (Gọi là đường chéo của hình hộp CN) CMR: d = GV cũng cố lại. 1. Bài tập 13 (SGK - tr 104) a) Công thức tính thể tích hình hộp vhwx nhật ABCD.MNPQ: V = AB.AD.AM. A B M N D C Q P b) Điền số thích hợp vào ô trống:(Phần gạch chân) Chiều dài 22 18 15 20 Chiều rộng 14 5 11 13 Chiều cao 5 6 8 8 Diện tích 1 đáy 308 90 165 260 Thể tích 1540 540 1320 2080 2. Bài tập 14 (SGK - tr 104) a) Thể tích nước đổ vào: 120. 20 = 2400 (lít) = 2,4 (m3) Diện tích đáy bể là: 2,4 : 0,8 = 3 (m2) Chiều rộng của bể nước: 3 : 2 = 1,5 (m) b) Thể tích của bể là: 20.(120 + 60 ) = 3600 (l) = 3,6 (m3) Chiều cao của bể là: 3,6 : 3 = 1, 2 (m) 3. Bài tập 15 (SGK - tr 105) Khi chưa thả gạch vào, nước cách miệng thùng là: 7 - 4 = 3 (dm) Thể tích nước và gạch tăng bằng thể tích của 25 viên gạch và bằng: 2 . 1. 0,5. 25 = 25 (dm3) Diện tích đáy thùng là: 7. 7 = 49 (dm3) Chiều cao nước dâng lên là: 25 : 49 = 0,51 (dm) Sau khi thả gạch vào, nước còn cách miệng thùng là: 3 - 0, 51 = 2,49 (dm) 4. Bài tập: Gọi 3 kích thước của hình hộp chữ nhật là a, b, c và EC = d ( Gọi là đường chéo của hình hộp CN) CMR: d = Giải: G H E F Theo Pi Ta Go ta có: c d AC2 = AB2 + BC2 (1) b D C EC2 = AC2 + AE2 (2) A a B Từ (1) và (2) => EC2 = AB2 + BC2 + AE2 => EC = hay d = 3. Củng cố: GV: Nhắc lại các nội dung HS cần nắm. 4. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại bài tập đã làm. - Làm các bài tập 15, 16, 17 SGK – tr 105. - Chuẩn bị bài: §4. Hình lăng trụ đứng (Hình học) Nghiên cứu trước bài học. Ngày soạn: 01/5/2018. Ngày dạy: 02/5/2018 – 8C. Tiết 61. §4. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG I/ MỤC TIÊU - Kiến thức: HS nắm chắc các yếu tố (đáy, mặt bên, chiều cao ) của hình lăng trụ đứng. Nắm được cách gọi tên theo đa giác đáy của nó. - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình lăng trụ đứng. - Thái độ: Giáo dục cho HS tính thực tế của các khái niệm toán học. II/ CHUẨN BỊ GV: Mô hình hình lăng trụ đứng. Bảng phụ (tranh vẽ hình hộp); III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ: ? Bài tập 16/ SGK 105? 2. Nêu vấn đề: GV: Chiếc đèn lồng tr106 cho ta hình ảnh một lăng trụ đứng. Vậy hình lăng trụ đứng là gì ? Nó có những yếu tố nào? Tiết học hôm nay chúng ta sẻ nghiên cứu. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Đưa ra mô hình lăng trụ đứng và giới thiệu. HS: Theo dõi. ? Hình hộp chữ nhật, hình lập phương có là hình lăng trụ đứng hay không? HS: Trả lời. GV đưa ra một số mô hình lăng trụ đứng ngũ giác, tam giác chỉ rõ các đáy, mặt bên, cạnh bên của lăng trụ. ? Trả lời ?1 SGK? HS: Trả lời. GV: Cũng cố lại. ? Làm ?2 SGK? GV: Đưa tấm lịch bàn ra cho HS quan sát, và trả lời. GV đưa ra ví dụ HS: Theo dõi. GV: Nêu chú ý (Như SGK). HS: Ghi nhớ. GV cũng cố lại. 1. Hình lăng trụ đứng: + A, B, C, D, A1, B1, C1, D1 Là các đỉnh. + ABB1A1; BCC1B1 ... : Các mặt bên (là các hình chữ nhật). + Đoạn AA1, BB1, CC1 ... song song và bằng nhau: Các cạnh bên. + Hai mặt: ABCD, A1 B1C1D1 là hai đáy. + Độ dài cạnh bên được gọi là chiều cao + Đáy là tam giác, tứ giác, ngũ giác ta gọi là lăng trụ tam giác, lăng trụ tứ giác, lăng trụ ngũ giác, + Hai đáy của lăng trụ là 2 mp song song. ?1. A1A AD (vì AD D1A1 là hình chữ nhật). A1A AB (vì ADB1`A1 là hình chữ nhật). Mà AB và AD là 2 đường thẳng cắt nhau của mp (ABCD). Suy ra A1A mp (ABCD). C/ m T2: A1A mp (A1B1C1D1 ) Các mặt bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy * Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng. Trong hình lăng trụ đứng các cạnh bên song song và bằng nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật. 2. Ví dụ: ABC.DEF là một lăng trụ đứng tam giác. Hai đáy là những tam giác bằng nhau. Các mặt bên là những hình chữ nhật. Độ dài một cạnh bên được gọi là chiều cao. * Chú ý: - Mặt bên là HCN: Khi vẽ lên mp ta thường vẽ thành HBH. - Các cạnh bên vẽ song song. - Các cạnh vuông góc có thể vẽ không vuông góc. 3. Củng cố: GV: Nhấn mạnh lại các kiến thức HS cần nắm. GV: Cho HS chữa bài 19, 21 (SGK - tr 108). HS: Đứng tại chỗ trả lời . 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Làm các bài tập 20, 22 SGK và các bài tập 26 -> 30 SBT - tr 111; 112. - Chuẩn bị bài: §5. Diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng (Hình học). Xem lại kiến thức về hình lăng trụ đứng, nghiên cứu trước bài học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 60;61-hinh-8.doc
Tài liệu liên quan