Giáo án môn Hình học lớp 8 - Tiết 35, 36

I/MỤC TIÊU

+ Kiến thức: HS nắm vững công thức tính diện tích các đa giác đơn giản (hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang).

Biết cơ sở của phương pháp tính diện tích đa giác chính là dựa vào tính chất của diện tích đa giác.

+ Kỹ năng: Biết tính diện tích của một đa giác lồi bằng cách phân chia đa giác đó thành các tam giác.

Chia được một đa giác thành các tam giác để tính diện tích của nó với bài toán đơn giản.

+Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.

II/ CHUẨN BỊ

GV: Kiến thức về diện tích đa giác; Bảng phụ.

HS: Công thức tính diện tích các hình đã học.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học lớp 8 - Tiết 35, 36, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/01/2015. Tiết 35. LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU + Kiến thức: Cũng cố kiến thức về diện tích hình thang, hình thoi. Vận dụng được các công thức trên vào các bài toán về diện tích một cách thành thạo. + Kỹ năng: Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để tính diện tích hình thang, hình thoi. - Biết cách vẽ hình chữ nhật hay hình bình hành có diện tích bằng diện tích hình bình hành cho trước. HS có kỹ năng vẽ hình. + Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong hình vẽ. Tư duy nhanh, tìm tòi sáng tạo. II/ CHUẨN BỊ GV: Hệ thống các bài tập; Bảng phụ. HS: Công thức tính diện tích các hình đã học. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Phát biểu định lý và viết công thức tính diện tích của hình thang, hình bình hành, hình thoi? HS lên bảng trả lời. 2. Bài mới: (35’) ? Làm bài tập 30 SGK? ? Làm bài tập 32. b) SGK? ? Em có nhận xét gì về hình vuông? (So với hình thoi). ? từ đó ta có thể tính diện tích hình vuông như thế nào? GV: Cũng cố và cho HS làm BT 35 SGK. ? Vẽ hình? ? SABCD = ? ? Tính AC và BD? ? Có nhận xét gì về tam giác ABD? ? => BD = ? ? => BO = ? ? Để tính được AC ta cần tính độ dài đoạn thẳng nào? ? Hãy tính AO? => AC =? ? Vậy diện tích hình thoi ABCD = ? ? Nhận xét? GV: Củng cố lại. HS: Thực hiện làm BT 30: Ta có: AEG = DEK (g.c.g) SAEG = SDKE Tương tự: BHF = CIF (g.c.g) => SBHF = SCIF Mà SABCD = SABFE + SEFCD = SGHFE - SAGE- SBHF + SEFIK + SFIC + SEKD = SGHFE+ SEFIK = SGHIK Vậy diện tích hình thang bằng diện tích hình chữ nhật có một kích thước là đường TB của hình thang kích thước còn lại là chiều cao của hình thang tích bằng 9 (Đơn vị diện tích) Bài tập 32: Vì hình vuông cũng là hình thoi nên diện tích hình vuông có độ dài đường chéo bằng d là: S = 1/2.d.d = 1/2.d2. HS: Thực hiện làm BT 35: (Hình sau) Giả sử góc A có số đo là 600 Ta có, ABCD là hình thoi (gt) => AB = AD => ABD cân ở A, mà = 600 nên ABD là tam giác đều => BD = AB = 6 cm. Ta lại có BO = BD = .6 = 3(cm). Áp dụng định lý Pytago vào tam giác vuông ABO, ta có: AB2 = AO2 + BO2 => AO2 = AB2 - BO2 =>AO= = = 3cm. => AC = 2AO = 2. 3= 6. Vậy SABCD = AC . BD = .6.6 = 18 (cm2). 3. Củng cố: (3’) GV: Nhắc lại cách chứng minh, tính diện tích hình thang, hình bình hành, hình thoi. 4. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Xem lại bài tập đã chữa. - Làm bài tập còn lại ở SGK và các bài tập ở SBT. - Chuẩn bị bài tập để tiết sau: Luyện tập (Phần đại số). Xem lại cách giải phương trình bậc nhất một ẩn, PT đưa được về dạng ax + b = 0. Ngày soạn 23/01/2015. Tiết 36. §6. DIỆN TÍCH ĐA GIÁC I/MỤC TIÊU + Kiến thức: HS nắm vững công thức tính diện tích các đa giác đơn giản (hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang). Biết cơ sở của phương pháp tính diện tích đa giác chính là dựa vào tính chất của diện tích đa giác. + Kỹ năng: Biết tính diện tích của một đa giác lồi bằng cách phân chia đa giác đó thành các tam giác. Chia được một đa giác thành các tam giác để tính diện tích của nó với bài toán đơn giản. +Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong hình vẽ. II/ CHUẨN BỊ GV: Kiến thức về diện tích đa giác; Bảng phụ. HS: Công thức tính diện tích các hình đã học. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Nêu vấn đề: Ta đã biết cách tính diện tích của các hình như: diện tích , diện tích hình chữ nhật, diện tích hình thoi, diện tích thang. Muốn tính diện tích của một đa giác bất kỳ khác với các dạng trên ta làm như thế nào? Bài hôm nay ta sẽ nghiên cứu HS: Theo dõi. 2. Bài mới: 1. Cách tính diện tích đa giác GV: dùng bảng phụ Cho ngũ giác ABCDE bằng phương pháp vẽ hình. Hãy chỉ ra các cách khác nhau nhưng cùng tính được diện tích của đa giác ABCDE theo những công thức tính diện tích đã học? GV: Chốt lại - Muốn tính diện tích một đa giác bất kỳ ta có thế chia đa giác thành các tanm giác hoặc tạo ra một tam giác nào đó chứa đa giác. Nếu có thể chia đa giác thành các tam giác vuông, hình thang vuông, hình chữ nhật để cho việc tính toán được thuận lợi. - Sau khi chia đa giác thành các hình có công thức tính diện tích ta đo các cạnh, các đường cao của mỗi hình có liên quan HS: Vẽ hình vào vở và tìm cách tính. C1: Chia ngũ giác thành những tam giác rồi tính tổng: SABCDE = SABE + SBEC+ SECD C2: S ABCDE = SAMN - (SEDM + SBCN) C3:Chia ngũ giác thành tam giác vuông và hình thang rồi tính tổng. đến công thức rồi tính diện tích của mỗi hình. 2. Ví dụ GV đưa ra hình 150 SGK. ? Ta chia hình này như thế nào? ? Thực hiện các phép tính vẽ và đo cần thiết để tính hình ABCDEGHI ? GV chốt lại: Ta phải thực hiện vẽ hình sao cho số hình vẽ tạo ra để tính diện tích là ít nhất - Bằng phép đo chính xác và tính toán hãy nêu số đo của 6 đoạn thẳng CD, DE, CG, AB, AH, IK từ đó tính diện tích các hình AIH, DEGC, ABGH ? Tính diện tích ABCDEGHI? HS: Thực hiện Hình 150(sgk) SAIH = 10,5 cm2 SABGH = 21 cm2 SDEGC = 8 cm2 SABCDEGHI = 39,5 cm2 3. Cũng cố: ? Làm bài 37? GV treo tranh vẽ hình 152. HS1 tiến hành các phép đo cần thiết. HS2 tính diện tích ABCDE. ? Làm bài 38 ( Hình 153) ? Vẽ lại hình vào vở? ? BEGG là hình gì? ? SBEFG = ? ? Diện tích phần còn lại của đám đất = ? ? Tính diện tích đám đất hình chữ nhật ABCD? ? Vậy diện tích phần còn lại của đám đất = ? GV: Cũng cố lại. HS: Thực hiện làm các bài tập theo yêu cầu của GV. Bài 37: S =1090 cm2 Bài 38: 150 m 120m 50m Ta có BEFG là hình bình hành nên SBEFG = FG.BC = 50. 120 = 6000 (m2). Ta lại có SABCD = AB.BC = 150 . 120 = 18000 (m2) Diện tích phần còn lại của đám đất là: SABCD - SBEFG = 18000 - 6000 = 12000 (m2) 4. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) - Xem lại bài học. - Làm các bài tập còn lại ở SGK. - Chuẩn bị bài: §4. Phương trình tích (Phần đại số). Xem lại nhận xét: a.b = 0 a = 0 hoặc b = 0.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 35,36-hinh_8.doc
Tài liệu liên quan