Bài 15. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU. HS phải
• Kiến thức: Hiểu được: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sản phẩm
( Chú ý : Các chất tác dụng với nhau theo một tỷ lệ nhất định về khối lượng )
• Kỹ năng:
+ Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong PƯHH
+ Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một phản ứng cụ thể
+ Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại
• Thái đô: HS yêu thích môn học
• Trọng tâm: + Nội dung định luật bảo toàn khối lượng
+ Vận dụng định luật trong tính toán
135 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SK)
.GV khẳng định:muối vẫn là muối
.GV thông báo: các quá trình biến đổi nước cũng như muối ăn mà chất vẫn giữ nguyên là chất ban đầu thì người ta gọi những hiện tượng này là hiện tượng vật lý
Hiện tượng vật lý là gì?(HSK)
.GV liên hệ thực tế: Em hãy kể những biến đổi đã quan sát trong cuộc sống mà em cho là hiện tượng vật lý
.GV nhận xét, hướng các em nhận định đúng về hiện tượng vật lý
.GV tiến hành thí nghiệm : - Xé tờ giấy thành nhiều mảnh - Đốt tờ giấy trong chậu thủy tinh à Đâu là hiện tượng vật lý ? giải thích
. GV giới thiệu hiện tượng đốt tờ giấy sinh ra chất khác chất ban đầu là hiện tượng hóa học
. HS độc lập nghiên cứu thông tin . .
Nước có quá trình biến đổi từ rắn sang lỏng, từ lỏng sang hơi và ngược lại
HS suy nghĩ trả lời
Không . .
.HS quan sát
+ Muối ở thể rắn .
+ Muối hòa tan vào nước, chuyển sang thể lỏng
+ Muối trở về thể rắn
.2 HS làm thí nghiệm tiếp tục
MuốirắnMuối ddMuối răn
- Không
. - Trong các quá trình trên đều có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất
- Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu là hiện tượng vật lý
- HS suy nghĩ trả lời
- Hiện tượng xé tờ giấy là hiện tượng vật lý, vì tờ giấy chỉ thay đổi về kích thước, còn hiện tượng đốt tờ giấy không phải là hiện tượng vật lý vì sau khi đốt ta thu được than và có khói bốc lên, không còn là giấy nữa
I. HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ
1. Thí nghiệm
- TN1:
Nước răn Nước lỏng Nước hơi
* Nhận xét: Nước chỉ biến đổi về trạng thái
- TN2.
MuốirắnMuối ddMuối răn
* Nhận xét: muối ăn chỉ thay đổi về trạng thái
2.Kết luận: Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, đươc gọi là hiện tượng vật lý
Trong tự nhiên cũng có nhiều quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Những biến đổi này có phải là hiện tượng hóa học không? Vì sao ?
Hoạt động 2. Tìm hiểu hiện tượng hóa học ( 25’)
.GV tiến hành TN1
.GV tiến hành thí nghiệm theo trình tự mô tả trong SGK:
+ GV giới thiệu hỗn hợp bột Fevà bột S, chia làm hai phần, cho vào 2 ống nghiệm
- Đưa nam châm lại gần ống nghiệm 1 à cho HS nhận xét kết quả, giải thích
- Đun nóng mạnh hỗn hợp trong ống nghiệm 2 một lúc rồi ngừng đun, đưa nam châm lại gần ống nghiệm 2 à cho HS nhận xét kết quả, giải thích
.GV nhận xét, bổ sung
- Em có nhận xét gì về sự biến đổi của chất khi ta đun nóng hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh ? (HSG)
.GV tiến hành thí nghiệm 2:
- Cho đường vào 2 ống nghiệm
. Ống nghiệm 1 đựng đường dùng để đối chứng à HS nêu nhận xét
.Ống nghiệm 2: đun nóng đường trên ngọn lửa đèn cồn à HS nhận xét kết quả GV liên hệ thực tế : trong quá trình nấu thức ăn bị khét thì ngoài thức ăn bị khét ( than), khí CO2, còn có những chất độc khác có thể gây ung thư có hại cho sức khỏe khi tham gia nấu hoặc ăn
- Các quá trình biến đổi trên có phải là hiện tượng vật lý không? Tại sao?
(HSG)
.GV thông báo : đó là các hiện tượng hóa học
-Vậy hiện tượng hóa học là gì ? (HSK) .
- Muốn phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học ta dựa vào dấu hiệu nào?(HSG)
GV liên hệ thực tế: Em hãy kể những biến đổi đã quan sát trong cuộc sống mà em cho là hiện tượng hóa học
.GV nhận xét, hướng các em nhận định đúng về hiện tượng hóa học
. HS quan sát
- Nam châm bị hút vào đáy ống nghiệm. Do nam châm hút sắt trong ống nghiệm
- Hỗn hợp nóng đỏ lên rồi chuyển dần sang màu xám đen, nam châm không bị hút vào đáy ống nghiệm. Do khi bị đun nóng S tác dụng với Fe tạo thành chất mới là sắt (II) sunfua, chất rắn không phải là Fe
- Có sự biến đổi chất, chất mới là sắt(II) sunfua .
. HS quan sát
.
- Đường có màu trắng .
- Sau khi đun đường chuyển sang màu nâu rồi đen, có mùi khét, có giọt nước xuất hiện trên thành ống nghiệm
- Các quá trình biến đổi trên không phải là hiện tượng vật lý vì các quá trình trên đều có sinh ra chất mới .
-Không phải là hiện tượng vật lý vì những biến đổi này có tạo ra chất khác chất ban đầu
- Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, là hiện tượng hóa học
- Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra hay không .
. HS suy nghĩ trả lời
II. HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC
1. Thí nghiệm:
- TN1: Đun hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh
* Nhận xét: có sự biến đổi về chất, tạo thành chất mới là sắt (II) sunfua
- TN2: Đun nóng đường
*Nhận xét: Có chất mới tạo thành là than và nước
2.Kết luận: Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất mới, được gọi là hiện tượng hóa học
V. CỦNG CỐ ( 5’)
Câu 1. Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý ? ( Có chất mới sinh ra)
Câu 2. Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lý. Giải thích?
1) Lưu huỳnh cháy trong không khí có mùi hắc ( khí lưu huỳnh đioxit)
2) Thủy tinh nóng chảy thổi thành bình cầu
3) Mặt trời mọc sương tan dần
4) Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh
5) Cuốc xẻng làm bằng sắt để lâu trong không khí bị gỉ
6) Cháy rừng gây ô nhiễm môi trường
7) Về mùa hè thức ăn thường hay bị thiu
Câu 3. Khi đốt nến( làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lý, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia
( Parafin rắn Parafin lỏng Parafin hơi Cacbon đioxit + Nước )
* Hướng dẫn học ở nhà:.HS học bài và hoàn thành các bài tập sau bài học
. Xem bài mới: Bài 13. PHẢN ỨNG HÓA HỌC . Xem mục I,II
- Mục I. Tìm hiểu kỹ quá trình biến đổi chất này thành chất khác đuợc gọi là phản ứng hóa học , phân biệt chất tham gia, chất sản phẩm trong một phản ứng , ví dụ cụ thể
- Mục II. Tìm hiểu kỹ diễn biến của phản ứng hóa học giữa khí H2 và O2 tạo ra nuớc ( truớc – trong và sau phản ứng )
* Rút kinh nghiệm:
\
Ngày soạn: Tuần : 9
Ngày dạy : Tiết : 18
Bài 13. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU. HS phải
Kiến thức: Biết được:
+ Phản ứng hoa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác
Kỹ năng:
+ Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hóa học, điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra
+ Viết được phương trình hóa học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học
+ Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành)
- Thái đô: Tính cẩn thận, trình bày khoa học
* Trọng tâm: Khái niệm về phản ứng hóa học (sự biến đổi chất và sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử)
II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm
III. CHUẨN BỊ
+ Hình vẽ: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hiđro và oxi tạo ra nước
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Kiểm tra (5’)
Hiện tượng vật lý là gì ? Hiện tượng vật lý khác với hiện tượng hóa học ra sao? Ví dụ
2 HS lên bảng giải BT 2,3- SGK - 47
2/ Bài mới
Giới thiệu bài mới: Chất có thể biến đổi thành chất khác quá trình đó gọi là gì ? Trong đó có gì thay đổi? Khi nào thì xảy ra ? Dựa vào đâu mà biết được ? ( giới thiệu tên bài và giới hạn nội dung tiết thứ nhất học mục I,II; Tiết thứ 2 học mục III,IV
Phát triển bài
Hoạt động 1.Tìm hiểu định nghĩa phản ứng hóa học ( 20’)
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài
.GV nêu một số hiện tượng:
+ Đun nóng đường, đường từ màu trắng chuyển sang màu đen đó là than và có những giọt nước đọng lại ở thành ông nghiệm
+ Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc ( lưu huỳnh đioxit)
- Trong các hiện tượng trên, chất nào bị biến đổi ? Chất nào được sinh ra?(HSG)
.GV : Quá trình xảy ra sự biến đổi chất này thành chất khác gọi là PƯHH
- Phản ứng hóa học là gì?(HSK)
.GV: Để ngắn gọn người ta qui ước viết chất bị biến đổi trước, chất mới sinh ra viết sau, giữa hai chất là dấu ( )
- Viết phương trình chữ của hai hiện tượng trên
.GV giới thiệu: Các quá trình cháy của một chất trong không khí thường là tác dụng của chất đó với oxi ( có trong không khí)
.GV hướng dẫn HS ghi điều kiện của các phản ứng lên dấu ()
.GV giới thiệu cách đọc phương trình chữ
+ Dấu (+) ở trước (): phản ứng với, tác dụng với
- Viết phương trình chữ của các phản ứng sau:
. Đốt cồn (rượu êtylic) trong không khí, tạo ra khí cacbonic và nước
. Điện phân nước ta thu được khí hiđro và khí oxi
.HS hoạt động cá nhân
- HS suy nghĩ trả lời
- HS phát biểu và ghi định nghĩa
Lưu huỳnh + Khí oxi Lưu huỳnh đioxit
(chất tham gia) (chất sản phẩm)
Đường Than + nước
( chất tham gia) ( chất sản phẩm)
.Thảo luận nhóm, giải bài tập trên bảng phụ, treo bảng phụ (2’)
. Hoạt động nhóm( 3’)
.Đại diện nhóm viết trên bảng phụ
.Nhận xét, bổ sung
Rượu êtylic+ khí oxiKhí cacbonic+ nước
( chất tham gia) ( chất sản phẩm)
.Nước Khí hiđro + Khí oxi
I. ĐỊNH NGHĨA
* Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác
- Chất bị biến đổi trong phản ứng là chất phản ứng (hay chất tham gia)
- Chất mới sinh ra là sản phẩm
*PƯHH được ghi theo phương trình chữ:
Tên các chất phản ứng à Tên các sản phẩm
Ví dụ
Nhôm + Oxi Nhôm oxit
(chất tham gia ) (sản phẩm)
Hoạt động 2.Tìm hiểu diễm biến của phản ứng hóa học ( 15’)
.GV: Yêu cầu HS quan sát H 2.5 (SGK – 48)
Trước phản ứng có những phân tử nào ? Các nguyên tử nào liên kết với nhau? (HSG)
Trong phản ứng các nguyên tử ra sao?(HSK)
Sau phản ứng có các phân tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau(HSG)
So sánh số nguyên tử H, O trước, trong và sau phản ứng?(HSTb)
Vậy trước, trong và sau phản ứng có gì thay đổi ? (HSG)
.GV: Vậy các nguyên tử được bảo toàn, chỉ thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác
- Từ các nhận xét trên, các em hãy rút ra kết luận về bản chất của phản ứng hóa học? (HSG)
.GV liên hệ thực tế về sự chuyển hóa vật chất trong tự nhiên
.HS quan sát H 2.5 ( 1 phút)
Trước phản ứng có 2 phân tử hiđro và 1 phân tử oxi. 2 nguyên tử hiđro liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử hiđro. 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau tạo thành một phân tử oxi
Trong phản ứng các nguyên tử chưa liên kết với nhau
Sau phản ứng có các phân tử nước được tạo thành. Trong đó một nguyên tử oxi liên kết với hai nguyên tử hiđro
Số nguyên tử hiđro và oxi trước, trong và sau phản ứng không thay đổi..
Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi
- HS nêu kết luận:
II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Trong các phản ứng hóa học, có sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác
V. CỦNG CỐ ( 5’)
- HS làm bài tập 1
- Viết phương trình chữ của cây nến cháy
( Parafin + khí oxi Khí cacbon đioxit + nước
-Viết phương trình chữ của BT 5
(Axit clohiđric + Canxi cacbonat à Canxi clorua + Nước + Cacbon đioxit )
- Đọc các phương trình chữ sau:
Khí hiđro + khí oxi Nước
Lưu huỳnh + Sắt Sắt (II) sunfua
Cacbon + Khí oxi Khí cacbon đioxit
-Câu 1: Trong phản ứng hóa học, hạt vi mô nào được bảo toàn?
A. Hạt phân tử
B. Hạt nguyên tử
C. Cả hai loại hạt trên
D. Không loại hạt nào
- Câu 2: Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và chất sản phẩm phải chứa cùng:
A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố
B. Số nguyên tử trong mỗi chất
C. Số phân tử trong mỗi chất
D. Số nguyên tố tạo ra chất
- Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi gì? Kết quả là gì? Nêu diễn biến của phản ứng hóa học sơ đồ sau:
à { }à
. a b c
( Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi: liên kết giữa các nguyên tử thay đổi
Kết quả là : Phân tử này biến đổi thành phân tử khác
Diễn biến của phản ứng hóa học sơ đồ:
a) Trước phản ứng : 2 nguyên tử O liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử khí O2 và 4 nguyên tử H liên kết với nhau thành từng đôi tạo thành 2 phân tử khí H2
b) Trong quá trình phản ứng: Các nguyên tử trong các phân tử tách rời nhau ra
c) Sau phản ứng : tạo thành 2 phân tử nước, mỗi phân tử nước gồm 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H )
* Hướng dẫn học ở nhà:
.HS học bài và hoàn thành các bài tập 1,2,3,4 vào vở bài tập
. Đọc bài đọc thêm
. Xem phần III, IV còn lại của bài 13
- Mục III. Tìm hiểu kỹ những điều kiện cần thiết để một phản ứng hóa học xảy ra ? Điều kiện nào là quan trọng nhất ?
- Mục IV. Những dấu hiệu để nhận biết một phản ứng hóa học xảy ra . Ví dụ cụ thể
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: Tuần : 10
Ngày dạy: Tiết : 19
Bài 13. PHẢN ỨNG HÓA HỌC ( tt)
I. MỤC TIÊU. HS phải
Kiến thức: Biết được
+ Để xảy ra phản ứng hóa học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác
+ Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được sự thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra
Kỹ năng: Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra
Thái đô: Giáo dục tính cẩn thận, trình bày khoa học
Trọng tâm: Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra
II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thực hành thí nghiệm theo nhóm ( đại diện nhóm )
III. CHUẨN BỊ
GV: Dụng cụ : 8 ống nghiệm, giá gỗ, kẹp gỗ, thìa thủy tinh, 4 ống nhỏ giọt, kẹp sắt
Hóa chất : Zn, đinh Fe, dd H2SO4, dd Na2SO4, dd BaCl2, CaO, nước cất
Bảng phụ: Ghi câu hỏi trả bài cũ và ghi đề bài tập luyện tập 1, 2;
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Kiểm tra (5’)
- Phản ứng hóa học là gì? Viết phương trình chữ phản ứng sinh ra kẽm clorua và khí hiđro khi cho kẽm tác dụng với axit clohyđric
- Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi gì? Kết quả là gì? Nêu diễn biến hóa của phản ứng hóa học sơ đồ sau:
à { }à
. a b c
- Kiểm tra vở bài tập của 3 HS
2.Bài mới
a).Giới thiệu bài mới:
b).Phát triển bài
Hoạt động 1.Khi nào phản ứng hóa học xảy ra ? (10’)
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài
.GV làm thí nghiệm:
-Cho một mảnh Zn vào dung dịch HCl à Hiện tượng gì xảy ra ?
- Qua thí nghiệm trên, các em thấy muốn có một phản ứng xảy ra, nhất thiết phải có điều kiện gì? (HSG)
.GV thuyết trình: Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra dễ dàng và nhanh hơn ( các chất ở dạng bột thì bề mặt tiếp xúc nhiều hơn ở dạng lá)
.GV đặt vấn đề: Nếu để đường trong không khí, đường có bị phân hủy thành than và hơi nước không ?
.GV liên hệ: Quá trình chuyển hóa từ tinh bột sang rượu, cần điều kiện gì ? (HSG)
- Khi nào có phản ứng hóa học xảy ra ?(HSK)
.GV giới thiệu: “Chất xúc tác” là chất kích thích cho phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn, nhưng không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc
Vì sao khi nhai cơm kỹ ta thấy có vị ngọt ?(HSG)
Rượu nhạt để lâu ngày bị chua ? (HSK)
.HS quan sát
- Có bọt khí sinh ra, miếng Zn nhỏ dần
- Các chất tham gia phản ứng phải tieáp xúc với nhau
- ..không, muốn phản ứng xảy ra phải đun nóng đến một nhiệt độ thích hợp
- Cần có men rượu cho quá trình chuyển hóa đó
HS nêu kết luận:
+Các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau
+Một số phản ứng cần có nhiệt độ
+ Một số phản ứng cần phải có mặt của chất xúc tác
Tinh bột + NướcMantôzơ Mantôzơ+ NướcGlucôzơ
Rượu nhạt + KKAxit axetic
III. KHI NÀO PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA ?
Phản ứng hóa học xảy ra được khi các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau, một số phản ứng cần có nhiệt độ, có trường hợp cần phải có mặt của chất xúc tác
Hoạt động 2.Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra? (15’)
.GV yêu cầu HS quan sát các chất trước thí nghiệm
.GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát và rút ra nhận xét:
1) Cho một giọt dd BaCl2 vào dd Na2SO4
2) Cho một dây Fe (Al) vào dd H2SO4
3) Cho CaO vào nước
.GV: Qua các thí nghiệm trên hãy cho biết:
-Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ?(HSK)
-Dựa vào dấu hiệu nào để biết có chất mới xuất hiện ?(HSG)
.GV: Ngoài ra phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng xảy ra
Ví dụ: ga cháy, nến cháy
1) Có chất không tan màu trắng tạo thành
2) Sủi bọt khí trên bề mặt dây sắt, dây sắt nhỏ dần
3) Cao phản ứng với nước và có tỏa nhiệt
- Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng
- Những dấu hiệu mà ta dễ nhận biết là:
+ Thay đổi màu sắc( TN1,2)
+ Tạo kết tủa (TN1)
+ Khí thoát ra (TN2)
+ Tỏa nhiệt (TN3)
IV. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA ?
Nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra, có tính chất khác với chất phản ứng. Những tính chất dễ nhận ra như : màu sắc, trạng thái, sự tỏa nhiệt và sự phát sáng
V. CỦNG CỐ ( 10’)
BT5. GV tiến hành cho vỏ trứng gà vào ống nghiệm chứa 2 – 3 ml dd HCl
- Nêu dấu hiệu và viết phương trình chữ của phản ứng trên?
( Có bọt khí bay lên từ vỏ trứng: Axit clohyđric + Canxi cacbonat à Canxi clorua + Nước + Khí cacbon đioxit)
BT6.(SGK – 51)
a) Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi trong không khí. Dùng que lửa châm để nâng nhiệt độ của than ( hay làm nóng than), quạt mạnh để thêm đủ khí oxi, khi than cháy bén là đã có phản ứng hóa học xảy ra
b) Phương trình chữ: Than + Khí oxi Cacbon đioxit
Bài tập luyện tập:
Câu 1. Dấu hiệu nào giúp ta khẳng định có phản ứng hóa học xảy ra ?
Có chất kết tủa (chất không tan)
Có chất khí thoát ra ( sủi bọt)
Có sự thay đổi màu sắc
Một trong số các dấu hiệu trên
Câu 2. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra ?
Từ màu này chuyển sang màu khác
Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng
Từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi
Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái hơi ( thăng hoa)
* Hướng dẫn học ở nhà:
HS học bài và hoàn thành các bài tập sau bài học vào vở bài tập
Xem bài “ Đọc thêm” ( SGK - 51)
Xem bài mới : Bài 14. BÀI THỰC HÀNH 3. DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
GV à Phát phiếu thực hành và hướng dẫn HS chuẩn bị
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: Tuần : 10
Ngày dạy: Tiết : 20
Bài 14. BÀI THỰC HÀNH 3.
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU. HS phải
Kiến thức: Biết được:
+ Mục đích và các bước tiến hành, kỹ thuật thực hiện một số thí nghiệm
+ Phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
+ Nhận biết được có dấu hiệu phản ứng hóa học xảy ra
Kỹ năng: Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm trên
Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hóa học
Viết tường trình thí nghiệm
*Trọng tâm: Phân biệt hiện tượng vật lý và hóa học
Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra
Thái độ: Tính cẩn thận, yêu thích môn học
II. PHƯƠNG PHÁP: Thí nghiệm thực hành, đàm thoại nêu vấn đề, hoat động nhóm
III. CHUẨN BỊ
GV:Chuẩn bị thí nghiệm cho 4 nhóm
+ Thí nghiệm 1. Hòa tan và đun nóng KMnO4
+ Thí nghiệm 2. Phản ứng giữa canxi hyđroxit (dd Ca(OH)2 ) với khí cacbon đioxit ( CO2)
*Dụng cụ: Giá ống nghiệm, 2 ống nhựa có đầu bẻ co được, 6 ống nghiệm có đánh số từ 1à 6, kẹp gỗ, giá sắt, đèn cồn, 2 ống nhỏ giọt, 1 thìa thủy tinh, bật lửa, bình tia có nước
* Hóa chất: 0,5 g KMnO4, dd Ca(OH)2, dd Na2CO3, nước cất
HS: Nội dung cách tiến hành thí nghiệm, phương trình chữ các phản ứng, bảng tường trình các thí nghiệm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Kiểm tra (5’)
Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra
GV cho trưởng nhóm kiểm tra dụng cụ hóa chất của nhóm
HS nêu yêu cầu của các thí nghiệm, cách tiến hành
2/ Bài mới
a).Giới thiệu bài mới: GV nêu mục tiêu của bài thực hành và lưu ý những an toàn trong thí nghiệm: Đun ống nghiệm ( hơ đều ống nghiệm trước khi đun và quay miệng ống nghiệm về hướng dưới gió, không có người; Rót chất lỏng vào ống nghiệm, lắc ống nghiệm ( ống nghiệm phải nguội mới được rót nước vào; không dùng đũa khuấy mà đập nhẹ đáy ống nghiệm vào bàn tay.), Thổi hơi vào chất lỏng trong ống nghiệm qua ống nhựa ( không thổi quá mạnh..) ; Đưa tàn đóm vào miệng ống nghiệm
b).Phát triển bài
Hoạt động 1.Tiến hành thí nghiệm 1 ( 10’)
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài
.GV hướng dẫn các nhóm làm TN
TN1:
- Chia thuốc tím làm 2 phấn, rồi cho vào 2 ống nghiệm
- Rót nước vào ống nghiệm 1, vừa rót nước vừa lắc, lắc nhẹ cho tan thuốc tím à Quan sát
- Đun nóng ống ngiệm 2, thử bằng que đóm, cho vào giá gỗ, để nguội
- Tại sao tàn đóm đỏ bùng cháy ? (HSTb) ( khí oxi làm que đóm bùng cháy)
- Tại sao thấy tàn đóm đỏ hết bùng cháy, thì ta lại ngừng đun ? (HSG)
- Hiện tượng tàn đóm đỏ không bùng cháy nữa nói lên điều gì ? Lúc đó, vì sao ta ngừng đun ? (HSG)
-Chất rắn trong ống nghiệm 2 có giống chất răn ban đẩu không ? (HSTb)
GV: HS quan sát ống nghiệm 1,2, nhận xét và ghi kết quả vào phiếu thực hành
- Trong thí nghiệm trên có mấy quá trình biến đổi xảy ra, các quá trình biến đổi này là hiện tượng vật lý hay hóa học ? (HSG)
.GV hướng dẫn HS viết phương trình chữ(Thuốc tím khi đun nóng sinh ra kali manganat, mangan đioxit và khí oxi)
.HS các nhóm tiến hành thí nghiệm
TN 1.
- Dùng giấy đưa thuốc tím vào tận đáy ống nghiệm
- Dùng ống nhỏ giọt cho nước vào từ từ vừa lắc nhẹ cho đến khi nước chiếm 2/3 ống nghiệmà Quan sát
- Dùng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm 2 ( chỉ có thuốc tím, không rót nước vào), hơ nóng ống nghiệm rồi đun, thử bằng que đóm), ngừng đun, tắc đèn cồn cho vào giá gỗ,
- Vì lúc đó phản ứng chưa xảy ra hoàn toàn
- Tàn đóm không bùng cháy nữa có nghĩa là đã hết sinh ra khí oxi
- Ta ngừng đun vì phản ứng đã xảy ra xong ( phản ứng đã xảy ra hoàn toàn)
.HS đổ nước vào ống nghiệm 2 cho bằng mực nước trong ống nghiệm 1, lắc nhẹ à Quan sát
- HS nêu nhận xét
HS ghi PT chữ
I. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM 1
Thí nghiệm . Hòa tan và đun nóng kali permanganat ( thuốc tím)
à Ở ống nghiệm 1: Chất rắn tan hết tạo thành dung dịch có màu tím: Hiện tượng vật lý
à Ở ống nghiệm 2: Ta thấy que đóm bùng cháy là do có khí O2 sinh ra và chất còn lại trong ống nghiệm khi hòa tan trong nước không tan hết, tạo thành dung dịch có màu đen: Hiện tượng hóa học vì có sinh ra chất mới
à Quá trình hòa tan chất rắn trong ống nghiệm 2 là hiện tượng vật lý
PT chữ:
Thuốc tím Khí oxi+ chất rắn
(Kali permanganat) (màu đen)
( Chất rắn gồm : kali manganat, mangan đioxit)
Hoạt động 2. Tiến hành thí nghiệm 2 ( 15’ )
TN 2:
-Trong hơi thở ta có khí gì ? (HSTb)
- Cho vào ống nghiệm 3 : 1ml nước cất, vào ống nghiệm 4:1ml dd nước vôi trong(canxi hiđroxit) : Dùng ống hút đưa vào tận đáy ống nghiệm rồi thổi nhẹ, từ từ vào hai ống nghiệm cho đến khi một trong 2 ống có dấu hiệu phản ứng thì dừng lại à Quan sát
Chuẩn bị 2 ống nghiệm 5 ( chứa 1 ml nước cất), ống 6 (chứa 1 ml dd canxi cacbonat ) rồi cho vào mỗi ống nghiệm : 1ml dd natri cacbonat à Quan sát . .
.GV giới thiệu:
Nước vôi trong có chất tan là Canxi hiđroxit
Sản phẩn trong ống nghiệm 4, 6 để HS viết PT chữ
Vậy qua các thí nghiệm trên, các em đã được củng cố về những kiến thức nào ? (HSG)
.
..TN 2
- có khí CO2 ( Cacbon đioxit)
- HS tiến hành TN
* Thổi hơi vào:
+ Ống nghiệm 3: Không có hiện tượng gì à Không có PƯHH xảy ra
+ Ống nghiệm 4: Nước vôi trong vấn đục ( có chất rắn không tan tạo thành) : Hiện tượng hóa học à Có PƯHH xảy ra
* Cho vào mỗi ống 1 ml dd natri cacbonnat
+ Ống nghiệm 5: Không có hiện tượng gì
+ Ống nghiệm 6: Nước vôi trong vấn đục ( có chất rắn không tan tạo thành) : Hiện tượng hóa học
.HS viết PT chữ
. .
.
- Các kiến thức đã được củng cố bằng thực nghiệm là:
+ Dấu hiệu để nhận biết PƯHH xảy ra
+ Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
+ Cách viết PT chữ
2. Thí nghiệm 2. Thực hiện phản ứng với canxi hiđroxit
.ống 3: chứa 1ml nước cất
.ống 4 : chứa 1ml canxi hiđroxit
+Thổi hơi vào:
- Ở ống nghiệm 3: Không có hiện tượng gì à Không có PƯHH xảy ra
-Ở ống nghiệm 4: Nước vôi trong vấn đục( có chất rắn không tan tạo thành) à có PƯHH xảy ra
PT chữ:
Canxi hiđroxit + Cabon đioxit
Canxi cabonat + Nước
+Cho vào mỗi ống 1ml dd natri cacbonnat
Ở ống nghiệm 5: : Không có hiện tượng gì à Không có PƯHH xảy ra
Ở ống nghiệm 6: Nước vôi trong vấn đục ( có chất rắn không tan tạo thành) à Có PƯHH xảy ra
PT chữ:
Canxi hidroxit + Natri cacbonat Canxi cacbonat + Natri hiđroxit
V. CỦNG CỐ ( 10’)
- HS các nhóm hoàn thành tường trình trong phiếu thực hành
- GV nhận xét các nhóm hoạt động thực hành, thu phiếu thực hành à chấm điểm
- HS rửa dụng cụ và thu dọn vệ sinh khu vực thí nghiệm
- HS thu dọn dụng cụ, hóa chất
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Phiếu thực hành sau khi chấm điểm xong, các em phải hoàn thành những phần còn thiếu và dán vào tập ghi bài
- Xem tiếp bài mới: Bài 15. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Nội dung 1. Tìm hiểu kỹ thí nghiệm: chất tham gia, chất sản phẩm, cách tiến hành thí nghiệm
Rèn viết phuơng trình chữ
Nội dung 2. Phát biểu nội dung định luật, giải thích định luật
Nội dung 3. Dựa vào phuơng trình chữ viết biểu thức tính khối luợng của các chất trong một phản ứng hóa học
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: Tuần : 11
Ngày dạy: Tiết : 21
Bài 15. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU. HS phải
Kiến thức: Hiểu được: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sản phẩm
( Chú ý : Các chất tác dụng với nhau theo một tỷ lệ nhất định về khối lượng )
Kỹ năng:
+ Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong PƯHH
+ Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong mộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12435662.doc