*GV: Thông báo
+ Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng.
+ Chất mới sinh ra trong phản ứng gọi là sản phẩm.
*GV: Giới thiệu cách viết phương trình chữ ở bài tập 2.
Lưu huỳnh + oxi lưu huỳnh đioxít
--> Yêu cầu HS xác định chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng trên.
*HS: Chất tham gia là Lưu huỳnh và oxi.
Sản phẩm là lưu huỳnh đioxít
*GV: Giới thiệu: Giữa các chất tham gia và sản phẩm là dấu “ ”
--> Yêu cầu HS viết phương trình chữ của các hiện tượng hóa học còn lại ở 2 bài tập 2, 3 SGK/ 47 ( đã sửa trên bảng) và chỉ rõ chất tham gia và sản phẩm.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 tiết 18: Phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Ngày soạn : 7 . 10 . 2011
Tiết: 18 Ngày dạy : 10 . 10 . 2011
Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh biết:
-Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
-Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh:
-Kĩ năng hoạt động theo nhóm.
-Kĩ năng viết phương trình chữ. Qua việc viết được phương trình chữ, HS phân biệt được các chất tham gia và tạo thành trong 1 phản ứng hóa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
Tranh vẽ hình 2.5 SGK/ 48.
2. Học sinh:
-Học bài cũ, làm bài tập SGK/ 47.
-Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổ n định lớp (1 phút) Kiểm tra vệ sinh lớp và sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ (14 phút)
*Gọi 1 hs trả lời lý thuyết
Câu 1: Thế nào là hiện tượng vật lý. Cho ví dụ.
Câu 2: Thế nào là hiện tượng hóa học. Cho ví dụ.
Câu 3: Nêu dấu hiệu để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
Đáp án
Câu 1: HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ: là hiện tượng chất biến đổi về trạng thái, mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Câu 2: HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC: là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
Câu 3: Dựa vào dấu hiệu: có chất mới tạo ra hay không để phân biệt hiện tượng vật lí với hiện tượng hóa học.
*Gọi 2 HS sửa bài tập 2, 3 SGK/ 47
Đáp án
Bài tập 2:
+ Hiện tượng vật lý: b,d.
+ Hiện tượng hóa học: a, c.
Chất ban đầu: S, CaCO3
Chất mới: SO2 , CaO, CO2
Bài tập 3:
- Giai đoạn 1: hiện tượng vật lí.
Nến g Nến g Nến
(rắn) (lỏng) (hơi)
- Giai đoạn 2: hiện tượng hóa học
Nến cháy trong không khí sinh ra khí CO2 và hơi nước.
3. Bài mới (23 phút)
*Vào bài:
*GV: Hiện tượng hóa học là hiện tượng biến đổi có tạo thành chất khác. Vậy quá trình biến đổi này gọi là gì ? Đó là phản ứng hóa học. Vậy phản ứng hóa học là gì ?
Hoạt động của gv – hs
Nội dung
Bổ sung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là phản ứng hóa học. (13’)
*GV: Thông báo
+ Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng.
+ Chất mới sinh ra trong phản ứng gọi là sản phẩm.
*GV: Giới thiệu cách viết phương trình chữ ở bài tập 2.
Lưu huỳnh + oxi g lưu huỳnh đioxít
--> Yêu cầu HS xác định chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng trên.
*HS: Chất tham gia là Lưu huỳnh và oxi.
Sản phẩm là lưu huỳnh đioxít
*GV: Giới thiệu: Giữa các chất tham gia và sản phẩm là dấu “ g”
--> Yêu cầu HS viết phương trình chữ của các hiện tượng hóa học còn lại ở 2 bài tập 2, 3 SGK/ 47 ( đã sửa trên bảng) và chỉ rõ chất tham gia và sản phẩm.
*HS: Làm bài tập
Lưu huỳnh + oxi g lưu huỳnh đioxít
( chất tham gia) (sản phẩm )
t 0
Canxicacbonat g canxioxit+ khí cacbonic
(chất tham gia)
(sản phẩm )
t 0
Parafin + oxi g khí cacboni + nước
(chất tham gia)
(sản phẩm )
*Giải thích: các quá trình cháy của 1 chất trong không khí là sự tác dụng của chất đó với oxi có trong không khí.
-Hướng dẫn HS đọc phương trình chữ.( cần nói rõ ý nghĩa của dấu “+” và “g”)
Bài tập 1: Viết phương trình chữ của các phản ứng hóa học trong các quá trình biến đổi sau:
a). Đốt cồn trong không khí tạo thành khí cacbonic và nước.
b). Đốt bột nhôm trong không khí, tạo thành nhôm oxit.
c).Điện phân nước, thu được khí hiđro và oxi.
-Yêu cầu 3 HS viết phương trình chữ.
-Gọi 3 HS đọc phương trình chữ
*HS: Mỗi cá nhân làm bài tập vào vở (4’)
t 0
Cồn + oxi g khí cacbonic + nước
(chất tham gia)
(sản phẩm )
t 0
Nhôm + oxi g nhôm oxit
(chất tham gia)
(sản phẩm )
Điện phân
Nước g khí hiđro + khí oxi
(chất tham gia)
(sản phẩm )
*GV: Những phản ứng trên là phản ứng hóa học. Vậy phản ứng hóa học là gì ?
*HS: Trả lời: Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
I. ĐỊNH NGHĨA: Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
-Phương trình chữ:
Tên các chất phản ứng g Tên các sản phẩm
-Vd:
Lưu huỳnh + oxi g lưu huỳnh đioxít
Hoạt động 2:Tìm hiểu diễn biến của phản ứng hóa học 10’)
*GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2.5 SGK/ 48 và hoàn thành bảng sau:
Liên kết
Số
n- tử
Số
p- tử
Trước PƯ
Giữa PƯ
Sau PƯ
-Hướng dẫn HS quan sát:
?Trước phản ứng có những phân tử nào, các nguyên tử nào liên kết với nhau ?
?Trong phản ứng: các nguyên tử trong mỗi phân tử gnhư thế nào?
?Sau phản ứng có các phân tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau ?
gHãy so sánh về chất tham gia và sản phẩm về:
+ Số nguyên tử mỗi loại.
+ Liên kết trong phân tử.
*HS: Thảo luận (2’) để hoàn thành bảng sau:
Liên kết
Số
n- tử
Số
p- tử
Trước PƯ
H-H
O-O
6
3
Giữa PƯ
0
6
0
Sau PƯ
H-O-H
6
2
*GV: Nhận xét và chốt lại: Vậy trong phản ứng hóa học các nguyên tử được bảo toàn.
-Theo em bản chất của phản ứng hóa học là gì ?
*HS: Bản chất của phản ứng hóa học: Chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC: Trong các phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
.
4: Củng cố ( 7’)
Câu 1: Phản ứng hóa học là gì
Câu 2: Trình bày diễn biến của phản ứng hóa học
Câu 3: Theo em khi chất phản ứng thì hạt vi mô nào thay đổi.
Đáp án
Câu 1: Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
Câu 2: Trong các phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
Câu 3: Bản chất của phản ứng hóa học: Chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
* Bài tập: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
- (1) là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là (2) , còn (3) mới sinh ra là (4) .
- Trong quá trình phản ứng, lượng (5) giảm dần, còn lượng (6) tăng dần.
Đáp án
-Phản ứng hóa học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia) , còn chất mới sinh ra là sản phẩm
- Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia giảm dần, còn lượng sản phẩm tăng dần.
5. Dặn dò (1’)
-Học bài.
-Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 50
-Đọc tiếp III và IV bài 13 SGK / 49,50
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 18.doc