- GV: Hướng dẫn hs quan sát các chai nước khoáng, nước cất và nước tự nhiên.
- Hướng dẫn hs làm thí nghiệm như sau
+ Dùng ống hút, nhỏ lên 3 tấm kính
- Tấm kính 1: 1 --> 2 giọt nước cất
- Tấm kính 2: 1 --> 2 giọt nước ao, hồ.
- Tấm kính 3: 1 --> 2 giọt nước khoáng
+ Đặt các tấm kính lên ngọn lửa đèn cồn để nước từ bốc hơi hết.
+ Hướng dẫn hs quan sát các tấm kính và nhận xét hiện tượng
---> Từ kết quả thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về thành phần của nước cất, nước khoáng, nước tự nhiên ?
- HS: Kết quả
+ Tấm kính 1: không có vết cặn
+ Tấm kính 2: Có vết cặn
+ Tấm kính 3: có vết cặn mờ
* Nhận xét: Nước cất : không có lẫn chất khác
- Nước khoáng và nước tự nhiên có lẫn một số chất tan.
- GV: Thông báo: Nước cất là chất tinh khiết
+ Nước tự nhiên là hỗn hợp
---> Em hãy so sánh và cho biết : Chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần như thế nào?
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 tiết 3: Chất (t2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 Ngày soạn : 15 . 08 . 2011
Tuần 02 Ngày dạy : 13 . 08 . 2011
CHƯƠNG II: CHẤT – NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ
BÀI 2: CHẤT ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức :
Phân biệt vật thể tự nhiên, nhân tạo. Biết được các vật thể tự nhiên , nhân tạo đều được tạo bởi một số chất hoặc hỗn hợp số chất .
Biết cách nhận ra tính chất của chất qua 3 cách : quan sát , dùng dụng cụ đo và làm thí nghiệm .
Biết cách sử dụng các chất tùy theo tính chất của nó .
Biết phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp .
Biết tách một chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý.
2/ Kỹ năng : thực hiện thí nghiệm để biết được tính chất của chất , cách sử dụng hóa chất .
3/ Thái độ – tình cảm : hứng thú , say mê môn hóa học , thấy được sự quan trọng của hóa học trong cuộc sống .
II. PHƯƠNG PHÁP
Quan sát, hỏi đáp, thí nghiệm thực hành, giảng giải.
III. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Chuẩn bị thí nghiệm thí nghiệm
Hóa chất: Muối ăn, nước cất, nước tự nhiên
Dụng cụ: Đèn cồn, Kiềng sắt, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, 2 – 3 tấm kính, kẹp gỗ, đũa thủy tinh, ống hút.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Oån định lớp: Vệ sinh lớp và kiểm tra sĩ số lớp (2 phút)
Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
Câu 1: Lấy ví dụ 3 vật thể tự nhiên và 3 vật thể nhân tạo ?
Câu 2: Làm thế nào để biết được tính chất của chất ?
Câu 3: Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ?
Đáp án
Câu 1: Vật thể tự nhiên: cây, nước, không khí
Vật thể nhân tạo : nhà, xe đạp, điện thoại
Câu 2: Để biết tính chất của chất ta phải quan sát, làm thí nghiệm và dùng dụng cụ đo
Câu 3: Việc hiểu tính chất của chất giúp nhận biết các chất, biết cách sử dụng chất và ứng dụng vào trong đời sống, sản xuất.
Bài mới : Vào bài: Nước sinh họat hàng ngày là chất tinh khiết hay hỗn hợp?
Thế nào là chất tinh khiết, hỗn hợp. Để tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp làm gì
Hoạt động 1: Chất tinh khiết (15 phút)
Họat động gv – hs
Nội dung
Bổ sung
- GV: Hướng dẫn hs quan sát các chai nước khoáng, nước cất và nước tự nhiên.
- Hướng dẫn hs làm thí nghiệm như sau
+ Dùng ống hút, nhỏ lên 3 tấm kính
- Tấm kính 1: 1 --> 2 giọt nước cất
- Tấm kính 2: 1 --> 2 giọt nước ao, hồ...
- Tấm kính 3: 1 --> 2 giọt nước khoáng
+ Đặt các tấm kính lên ngọn lửa đèn cồn để nước từ bốc hơi hết.
+ Hướng dẫn hs quan sát các tấm kính và nhận xét hiện tượng
---> Từ kết quả thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về thành phần của nước cất, nước khoáng, nước tự nhiên ?
- HS: Kết quả
+ Tấm kính 1: không có vết cặn
+ Tấm kính 2: Có vết cặn
+ Tấm kính 3: có vết cặn mờ
* Nhận xét: Nước cất : không có lẫn chất khác
- Nước khoáng và nước tự nhiên có lẫn một số chất tan.
- GV: Thông báo: Nước cất là chất tinh khiết
+ Nước tự nhiên là hỗn hợp
---> Em hãy so sánh và cho biết : Chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần như thế nào?
- HS: Chất tinh khiết: Chỉ gồm 1 chất (không lẫn chất khác)
+ Hỗn hợp : gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau.
- GV: giới thiệu cách chưng cất nước tự nhiên --> nước cất.
- HS: Quan sát và tiếp thu
- GV: Mô tả thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của Nước cất và dd rượu
- HS: Lắng nghe và tiếp thu
- GV: Qua thí nghiệm vừa mô tả --> em hãy rút ra nhận xét: sự khác nhau về tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp
- HS: Chất tinh khiết có tính chất vật lí và hoá học nhất định
+ Hỗn hợp có tính chất thay đổi (phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp)
- GV: Cho hs nêu ví dụ về hỗn hợp và chất tinh khiết
- HS: Nêu các ví dụ của mình
III. Chất tinh khiết
1. hỗn hợp: gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau.
VD: dd rượu
2. Chất tinh khiết
Chỉ gồm 1 chất (không lẫn chất khác)
Vd: nước cất
Hoạt động 2: Tách chất ra khỏi hỗn hợp (18 phút)
Họat động gv – hs
Nội dung
Bổ sung
GV: Trong thành phần nước biển có chứa 3 – 5% muối ăn. Muốn tách riêng được muối ăn ra khỏi nước biển (hoặc nước muối ) ta làm thế nào ?
HS: Nêu cách làm:
- Đun nóng nước muối, nước sôi bay hơi hết
- Muối ăn kết tinh lại
GV: Như vậy, để tách được muối ăn ra khỏi nước muối, ta phải dựa vào tính chất vật lí khác nhau của nước và muối ăn.
- Nước: có nhiệt độ sôi là 1000 C
- Muối ăn: có nhiệt độ sôi cao: 14500 C
GV: Cho hs lên làm thí nghiệm trên.
HS: 1 HS làm thí nghiệm, còn lại quan sát
GV: Làm thế nào để tách được đường tinh khiết ra khỏi hỗn hợp đường kính và cát ?
HS: Suy nghĩ
GV: Hỏi gợi ý: Đường kính và cát có
tính chất vật lí nào khác nhau ?
1/ Tách muối ăn ra khỏi nước muối
2/ Tách đường ra khỏi dd nước đường và cát
- Từ đó, các em hãy nêu cách tách ?
HS: Đường kính và cát có tính chất khác nhau là :
- Đường: tan trong nước
- Cát: không tan trong nứơc
* Cách làm: Cho hỗn hợp vào nước, khuấy đều cho tan hết
- Dùng giấy lọc để lọc bỏ phần không tan (cát), ta đựơc hỗn hợp nước đừơng
- Đun sôi nước đường, để nước bay hơi, còn lại đường tinh khiết.
GV: Qua 2 TN trên, em hãy cho biết nguyên tắc để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp
HS: Để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp, ta có thể dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí.
GV: Ngoài ra, chúng ta có thể dựa vào tính chất hóa học để tách riêng các chất rakhỏi hỗn hợp
Để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp , ta có thể dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí
4 . Củng cố :
Chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần và tính chất khác nhau ntn?
Nguyên tắc để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp ?
Đáp án
- Chất tinh khiết: chỉ có 1 chất
+Hỗn hợp: gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau
- Để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp , ta có thể dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí
5. Dặn dò : (2 phút)
Học bài, làm bài tập 7 – 8 /tr11sgk
- Chuẩn bị bài thực hành tiết sau:
+ 2 Chậu nước
+ Hỗn hợp cát và muối ăn
Mẫu bản tường trình
Stt
Tên thí nghiệm
Hóa chất
Hiện tượng TN
Giải thích kết quả
*Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 3.doc