Giáo án môn Hóa học 8 tiết 4: Bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp

- GV: Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 SGK/12.

- HS: Đọc thí nghiệm 1 ghi nhớ cách làm.

- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng để trả lời các câu hỏi sau:

? Parafin nóng chảy khi nào, nhiệt độ nóng chảy của parafin là bao nhiêu.

? Khi nước sôi, lưu huỳnh đã nóng chảy chưa.

? So sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh .

- HS: Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm nhỏ,quan sát và ghi lại hiện tượng vào giấy nháp.

- GV: Qua thí nghiệm em có nhận xét gì về nhiệt độ nóng chảy của các chất?

-Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

+ Nhiệt độ nóng chảy của parafin là: 420C.

+ Ở t0 = 1000C nước sôi, lưu huỳnh chưa nóng chảy.

+ Nhiệt độ nóng chảy của S = 1130C lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin.

Nhận xét: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng cảy khác nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 tiết 4: Bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Ngày soạn: 15 . 08 . 2011 Tiết : 4 Ngày dạy: 17 . 08 . 2011 Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1 TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP I. MỤC TIÊU Học sinh biết: - Làm quen và sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. - Nắm được nội qui và 1 số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. - Thực hành, so sánh nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất gThấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất. - Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : -1 số dụng cụ thí nghiệm để HS làm quen. -Tranh:1 số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. Hóa chất Dụng cụ -Bột lưu huỳnh. -2 nhiệt kế, 2 cốc thuỷ tinh chịu nhiệt. -Parafin. -3 ống nghiệm, 2 kẹp gỗ. -Phễu và đũa thuỷ tinh. -Đèn cồn và giấy lọc. 2. Học sinh: -Đọc bảng phụ lục 1 ( SGK/154,155) . -Mỗi nhóm: + 2 chậu nước sạch. + Hỗn hợp muối ăn và cát. -Kẻ BẢN TƯỜNG TRÌNH vào vở: STT Tên thí nghiệm Hóa chất Hiện tượng Kết quả thí nghiệm 01 02 III. PHƯƠNG PHÁP Làm thí nghiệm thực hành, vấn đáp, quan sát, giảng giải. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Ổn định lớp : Kiểm tra vệ sinh lớp và sĩ số lớp (1 phút) Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu 1: Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp? Lấy ví dụ minh họa Câu 2: Để tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp ta phải làm gì? Muốn tách muối ăn ra khỏi dd nước muối và cát ta phải làm như thế nào ? Đáp án Câu 1: Chất tinh khiết là gồm chỉ có 1 chất (vd nước cất) Hổn hợp là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau Câu 2: để tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp ta phải dựa vào tính chất khác nhau của các chất. Vd muốn tách muối ra khỏi dd nước muối và cát ta phải làm các bước sau Dùng giấy lọc ---> ta thu được cát, còn lại dd nước muối Đun sôi dd nước muối --> thu được muối tinh Bài mới (39’) Hoạt động của Gv – hs Nội dung Bổ sung Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (1’) - GV: Kiểm tra dụng cụ và hóa chất thí nghiệm. -Sắp xếp dụng cụ và hóa chất thí nghiệm lên bàn. Hoạt động 2: Hướng dẫn 1 số qui tắc an toàn và cách sử dụng dụng cụ hóa chất trong phòng thí nghiệm (7’) - GV: Nêu mục tiêu của bài thực hành. - GV: Nêu các bước làm trong bài thực hành: b1: GV hướng dẫn thí nghiệm. b2: HS tiến hành thí nghiệm. b3: HS báo cáo kết quả thí nghiệm và làm tường trình. b4: HS làm vệ sinh. -Giới thiệu 1 số dụng cụ đơn giản trong phòng thí nghiệm. - HS: Nghe và ghi vào vở: - GV: Yêu cầu HS đọc SGK/154 g Rút ra nhận xét về cách sử dụng háo chất trong phòng thí nghiệm. - HS: Đọc SGK gNắm được các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng các hóa chất (trang 154 sgk) Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm (20’) - GV: Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 SGK/12. - HS: Đọc thí nghiệm 1 ghi nhớ cách làm. - GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng để trả lời các câu hỏi sau: ? Parafin nóng chảy khi nào, nhiệt độ nóng chảy của parafin là bao nhiêu. ? Khi nước sôi, lưu huỳnh đã nóng chảy chưa. ? So sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh . - HS: Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm nhỏ,quan sát và ghi lại hiện tượng vào giấy nháp. - GV: Qua thí nghiệm em có nhận xét gì về nhiệt độ nóng chảy của các chất? -Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Nhiệt độ nóng chảy của parafin là: 420C. + Ở t0 = 1000C nước sôi, lưu huỳnh chưa nóng chảy. + Nhiệt độ nóng chảy của S = 1130C lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin. Nhận xét: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng cảy khác nhau. - GV: Yêu cầu HS: Đọc thí nghiệm 2 SGK/13 gLàm thí nghiệm gTrả lời các câu hỏi sau: ? Dung dịch trước khi lọc và sau khi lọc có hiện tượng gì. ? Chất nào còn lại trên giấy lọc. ?Khi làm bay hơi hết nước thu được chất gì. - HS: Hoạt động theo nhóm: ( 5’) +Dung dịch trước khi lọc bị vẩn đục còn sau khi lọc trong suốt. + Chất nào còn lại trên giấy lọc là cát. + Khi làm bay hơi hết nước thu được: muối ăn tinh khiết. * Nhắc nhở HS: -Dùng kẹp gỗ kẹp khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm. -Đun nóng dung dịch đựng nước lọc: lúc đầu hơ dọc ống nghiệm đẻ ống nghiệm nóng đều, sau đó tập trung đun ở đáy cốc, vừa đun vừa lắc nhẹ; Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người. 1/ Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh 2/ Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. Hoạt động 4: Làm bản tường trình (10’) - GV: Hướng dẫn HS làm bản tường trình theo mẫu (đã kẻ sẵn) - HS: Cá nhân nhớ lại thí nghiệm tự hoàn thành bản tường trình vào vở. - GV: Yêu cầu HS rửa dụng cụ thí nghiệm và dọn vệ sinh lớp học. STT Tên thí nghiệm Hóa chất Hiện tượng Kết quả thí nghiệm 01 Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh Lưu hùynh, parafin + ở t0 = 420C Parafin nóng chảy + Ở t0 = 1000C nước sôi, lưu huỳnh chưa nóng chảy. + Nhiệt độ nóng chảy của parafin là: 420C. + Nhiệt độ nóng chảy của S = 1130C lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin. 02 Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. Muối, cát +Dung dịch trước khi lọc bị vẩn đục còn sau khi lọc trong suốt. + Trên giấy lọc là cát. + Khi làm bay hơi hết nước thu được: muối ăn tinh khiết. + Chất nào còn lại trên giấy lọc là cát. + Khi làm bay hơi hết nước thu được: muối ăn tinh khiết. 4.HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ: (1’) -Xem lại kiến thức vật lý 7, bài 18, Mục: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử. -Đọc bài 4 SGK / trang 14,15 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet4.doc