Giáo án môn Hóa học 8 tiết 45: Không khí - Sự cháy (tiếp theo)

*GV: Đốt đèn cồn cháy

*GV: Đem đèn cồn đang cháy lại gần 1 hs, yêu cầu hs hơ tay gần ngọn lửa và nhận xét hiện tượng.

*GV: Lấy nắp đậy ngọn đèn cồn lại, sau đó đốt lại đèn cồn cháy. Hỏi : Cồn cháy được là nhờ tác dụng với khí nào?

*GV: Sự tác dụng của oxi với 1 chất gọi là gì?

*GV: Vậy hiện tượng cồn cháy như thí nghiệm trên gọi là sự cháy. Vậy sự cháy là gì?

*GV: Khi đốt cháy P, S, Fe trong oxi (trong không khí), có được xem là sự cháy không vì sao?

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 tiết 45: Không khí - Sự cháy (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29 . 01 . 2012 Ngày dạy : 31 . 01 . 2012 Tuần 23 / Tiết 45 Bài 28: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY (Tiếp theo) 1. MỤC TIÊU a.Kiến thức: Học sinh biết: - Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích là: 78% N2, 21% O2 và 1% các chất khí khác. - Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng. - Hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy. b.Kĩ năng: Rèn cho học sinh: - Kĩ năng quan sát, giải thích, vận dụng vào thực tế. - Hoạt động nhóm. c.Thái độ: HS hiểu và có ý thức giữ gìn bầu không khí ô nhiễm và phòng chống cháy. 2. CHUẨN BỊ: a. Chuẩn bị của gv: Đèn cồn, diêm b. Chuẩn bị của hs: - Xem trước phần II SGK/ 97 - Ôn lại các bài từ bài 24 – bài 28 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. ổn định lớp (1 phút) Kiểm tra vệ sinh lớp và sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ : * Gọi HS1: Làm bài tập 7/tr99 *Gọi HS2: Trả lời lý thuyết: Nêu thành phần của không khí - Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? - Muốn bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm ta phải làm gì Đáp án - Thành phần theo thể tích của không khí là: + 21% khí O2 . +78% khí N2 . +1% các khí khác. - Không khí bị ô nhiễm gây hại đến sức khỏr con người và đời sống động, thực vật; phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử - Các biện pháp bảo vệ không khí + Trồng rừng. + Xử lí rác thải của nhà máy, Đặt vấn đề vào bài: Một đám cháy khi có gió to thổi đến thì có hiện tượng gì xảy ra? Làm thế nào để dập tắt được đám cháy và tốt hơn là để đám cháy không xảy ra ? Vậy còn đám cháy do xăng dầu cháy chúng dập tắt bằng cách nào? Để xem bạn nào trả lời đúng, Chúng ta cùng nghiên cứu tiết tiếp theo của bài 28 “Không khí – sự cháy” c. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cháy và sự oxi hóa chậm.(20’) *GV: Đốt đèn cồn cháy *GV: Đem đèn cồn đang cháy lại gần 1 hs, yêu cầu hs hơ tay gần ngọn lửa và nhận xét hiện tượng. *GV: Lấy nắp đậy ngọn đèn cồn lại, sau đó đốt lại đèn cồn cháy. Hỏi : Cồn cháy được là nhờ tác dụng với khí nào? *GV: Sự tác dụng của oxi với 1 chất gọi là gì? *GV: Vậy hiện tượng cồn cháy như thí nghiệm trên gọi là sự cháy. Vậy sự cháy là gì? *GV: Khi đốt cháy P, S, Fe trong oxi (trong không khí), có được xem là sự cháy không vì sao? *GV: Theo em khi ga, củi, cháy gọi là gì ? *GV: Biểu diễn thí nghiệm: Đốt que diêm trong không khí và trong ống khí oxi. à yêu cầu hs quan sát và nhận xét Sự cháy trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau ? *GV: Tại sao các chất cháy trong oxi lại tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không khí ? *GV: Trong thực tế có những hiện tượng diễn ra giống như sự cháy, nhưng chỉ khác là không phát sáng. Quá trình đó đgl sự oxi hóa chậm. Vậy sự oxi hóa chậm là gì? *GV: Lưu ý các ý gạch chân của định nghĩa. - Các đồ vật bằng gang, sắt, dùng lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì ? *GV: Đồ vật bằng gang, sắt, khi dùng lâu bị gỉ như vậy à có được gọi là sự oxi hóa chậm ? *GV: Theo em quá trình hô hấp của con người có gọi là sự oxi hóa chậm không ? Vì sao ? *GV: Sự oxi hóa chậm khi có điều kiện nhất định sẽ chuyển thành sự cháy gọi là sự tự bốc cháy. à Vì vậy trong nhà máy, người ta thường cấm không được chất giẻ lau có dính dầu mỡ thành đống để đề phòng sự tự bốc cháy. *GV: Cho hs nhắc lại định nghĩa sự cháy và sự oxi hóa chậm. Lấy ví dụ *GV: Ghi bảng - Hãy so sánh sự cháy và sự oxi hóa chậm ? Sự cháy Sự oxi hóa chậm Giống -là sự oxi hóa và có toả nhiệt Khác -phát sáng -không phát sáng -xảy ra nhanh -xảy ra chậm *HS: Quan sát *HS: Có hiện tượng tỏa nhiệt và phát sáng. *HS: Cồn cháy được là nhờ tác dụng với khí oxi. *HS: Là sự oxi hóa. *HS: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. *HS: Khi đốt cháy P, S, Fe trong oxi (trong không khí), là sự cháy vì ta thấy có hiện tượng: + Toả nhiệt. + Phát sáng. + Có sự tham gia của oxi (sự oxi hóa) *HS: Khi ga, củi, cháy gọi là sự cháy. *HS: Sự cháy trong không khí và trong oxi đều là sự oxi hóa. Nhưng sự cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn. *HS: Các chất cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không khí vì trong không khí có lẫn 1 số chất khí khác đặc biệt là khí N2 nên tốn nhiệt độ để đốt cháy các khí này. *HS: Định nghĩa, gv ghi tóm tắt trên bảng. *HS: Các đồ vật bằng gang, sắt, dùng lâu ngày trong không khí thường bị gỉ. *HS: Đồ vật bằng gang, sắt, khi dùng lâu bị gỉ như vậy àgọi là sự oxi hóa chậm Vì các đồ vật này đã hóa hợp từ từ với oxi trong không khí, có tỏa nhiệt và không phát sáng. *HS: Quá trình hô hấp của con người gọi là sự oxi hóa chậm vì oxi qua đường hô hấp à máu à chất dinh dưỡng à tỏa nhiệt và không phát sáng. *HS: Nhắc lại định nghĩa và lấy ví dụ II. Sự cháy và sự oxi hóa. 1. Sự cháy: là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng. Ví dụ: 2. Sự oxi hóa chậm: là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng. Ví dụ : Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và dập tắt sự cháy (17’) *GV: Hỏi : muốn đèn cồn này cháy thì phải làm gì? *GV: Tại sao phải dùng lửa mồi *GV: Vậy điều kiện đầu tiên cần cho sự cháy là gì ? *GV: Đốt đèn cồn cháy, sau đó lấy nắp đèn cồn đậy lại thì đèn cồn tắt. Hỏi: Tại sao đèn cồn tắt? *GV: Vậy Điều kiện thứ hai cần cho sự cháy là gì ? *GV: Nhận xét và hỏi: điều kiện phát sinh sự cháy là gì ? *GV: Vậy sự cháy muốn xảy ra phải có đủ 2 điều kiện trên. Theo em muốn dập tắt sự cháy ta phải làm gì ? *GV: Vậy Muốn dập tắt sự cháy ta phải ta phải làm gì *GV: Ta phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách nào ? *GV: Em hãy tìm 1 số biện pháp để cách li chất cháy với oxi ? *GV: Theo em muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải làm gì ? Vì sao ? *GV: Theo em khi muốn dập tắt sự cháy ta có cần phải áp dụng đồng thời cả 2 biện pháp đó không ? *HS: Dùng lửa mồi *HS: Cung cấp nhiệt độ cho chất cháy. *HS: Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. *HS: Vì không có khí oxi. *HS: Đủ Khí oxi *HS: Nhiệt độ và đủ oxi *HS: Làm mất đi 1 hoặc cả 2 điều kiện trên *HS: Trả lời + Hạ thấp nhiệt độ cháy. + Cách li chất cháy với khí O2. *HS: Phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách phun nước. *HS: Để cách li chất cháy với oxi ta có thể: + Dùng bao dày đã tẩm nước. + Dùng cát, đất. + Phun khí CO2. *HS: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải cách li chất cháy với oxi, không được dùng nước để dập tắt đám cháy vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên làm đám cháy lan rộng hơn. *HS: Trong thực tế khi muốn dập tắt sự cháy ta chỉ cần vận dụng 1 trong 2 biện pháp trên là đủ để dập tắt sự cháy. Trường hợp đám cháy lớn ta có thể kết hợp cả 2 biện pháp trên. 3. Điều kiện phát sinh sự cháy và dập tắt sự cháy a. Các điều kiện phát sinh sự cháy: -Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. -Phải có đủ oxi cho sự cháy. b. Các biện pháp để dập tắt sự cháy: -Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. -Cách li chất cháy với oxi. d) Củng cố : Câu 1: Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng gọi là gì a) Sự cháy b) Sự oxi hóa chậm c) Sự tự bốc cháy d) Cả a, b và c Câu 2: Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng gọi là a) Sự cháy b) Sự oxi hóa chậm c) Sự tự bốc cháy d) Cả a, b và c Câu 3: Điều kiện phát sinh sự cháy là a) Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy b) Cách li chất cháy với khí oxi c) Cả a và b d) Ý a hoặc b Câu 4: Muốn dập tắt đám cháy, cần thực hiện những biện pháp nào a) Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. b) Cách li chất cháy với oxi. c) Cả a và b d) a hoặc b e) ý c hoặc d đều đúng Câu 5: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường làm gì a) Trùm vải dày b) Phủ cát c) Phun nước d) a hoặc b đều đúng Đáp án Câu 1 : a Câu 2: b Câu 3: c Câu 4: e Câu 5: d e) Dặn dò (1’) - Học bài. - Làm bài tập: 3,4,5,6 SGK/ 99 - Xem và làm trước các bài tập trong bài luyện tập 5 f) Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 45.doc