3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Ổn định lớp (1 phút) Kiểm tra vệ sinh lớp và vệ sinh lớp
b. Kiểm tra bài cũ : không có
Đặt vấn đề vào bài: Để nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lý như: ít tan trong nước, nặng hơn không khí ; và tính chất hóa học của oxi đặc biệt là tính oxi hóa mạnh. Đồng thời Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm; điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm, biết cách nhận biết được khí oxi và bước đầu biết tiến hành 1 vài thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất các chất.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 tiết 47: Bài thực hành 4 điều chế – thu khí – thử tính chất của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05 . 02 . 2012
Ngày dạy : 07 . 02 . 2012
Tuần: 24 / Tiết 47
Bài 30: BÀI THỰC HÀNH 4
ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ – THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI
1. MỤC TIÊU
- HS nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lý như: ít tan trong nước, nặng hơn không khí ; và tính chất hóa học của oxi đặc biệt là tính oxi hóa mạnh.
- Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm; điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm, biết cách nhận biết được khí oxi và bước đầu biết tiến hành 1 vài thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất các chất.
2.CHUẨN BỊ:
a) Chuẩn bị của Giáo viên :
Hóa chất
Dụng cụ
-Thuốc tím (KMnO4)
-Ống nghiệm và giá ống nghiệm .
-KClO3
-Muôi sắt, đèn cồn, que đóm, quẹt diêm.
-MnO2
-Nút cao su, ống dẫn khí, chậu thuỷ tinh.
-S, bột than
-Bình thuỷ tinh (2), bông gòn.
b) Chuẩn bị của Học sinh:
-Ôn lại bài: tính chất hóa học của oxi.
-Kẻ bản tường trình vào vở:
STT
Tên thí nghiệm
Hóa chất
Hiện tượng
PTPƯ - Giải thích
01
02
03
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Ổn định lớp (1 phút) Kiểm tra vệ sinh lớp và vệ sinh lớp
b. Kiểm tra bài cũ : không có
Đặt vấn đề vào bài: Để nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lý như: ít tan trong nước, nặng hơn không khí ; và tính chất hóa học của oxi đặc biệt là tính oxi hóa mạnh. Đồng thời Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm; điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm, biết cách nhận biết được khí oxi và bước đầu biết tiến hành 1 vài thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất các chất.
c. Dạy nội dung bài mới :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra những kiến thức có liên quan đến bài (10’)
*GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và thiết bị thí nghiệm.
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Muốn điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ta phải sử dụng những nguyên liệu nào ?
*HS: Nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: KClO3 và KMnO4.
*GV: Hỏi tiếp
à Điều chế oxi bằng cách nào ?
+Có mấy cách thu khí oxi ? Giải thích các cách thu đó ?
*HS: Có 2 cách thu khí oxi:
Vì oxi nặng hơn không khí và ít tan trong nước nên ta có thể thu oxi bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
*GV: Hãy trình bày những tính chất hóa học của oxi ?
*HS: Oxi tác dụng được với kim loại, phi kim và hợp chất ở nhiệt độ cao.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm (23’)
*GV: Hướng dẫn HS lắp ráp dụng cụ và thu khí oxi.
- Lưu ý HS:
+ Khi điều chế oxi, miệng ống nghiệm phải hơi thấp xuống dưới.
+ Ống dẫn khí đặt gần đáy ống nghiệm thu khí oxi.
+ Dùng đèn cồn đun nóng đều ống nghiệm trước khi đun tập trung vào 1 chỗ.
+ Khi thu oxi bằng cách đẩy nước, cần rút ống dẫn khí ra khỏi chậu nước trước khi tắt đèn cồn.
- Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí, theo em làm cách nào để biết không khí trong ống nghiệm đã đầy ?
*HS: Nghe, ghi nhớ cách điều chế và thu khí oxi à Tiến hành thí nghiệm 1.
*GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2:
+ Dùng muôi sắt lấy 1 ít S bột.
+ Đốt muôi sắt chứa S trong không khí và nhanh chóng đưa muôi sắt vào trong lọ chứa khí oxi. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và giải thích ?
*HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, chú ý lấy lượng S vừa phải.
*GV: Treo bảng phụ Bài tập : Lấy 1 ít hỗn hợp gồm KClO3 và bột than cho vào ống nghiệm dày à đún nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Các em hãy quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích ?
Gợi ý:
Vì CO2 sinh ra cuốn theo các hạt bột than nóng đỏ và muối KCl sinh ra bị cháy với ngọn lửa màu tím à bị đẩy ra khỏi miệng ống nghiệm nên phát sáng rất đẹp.
*HS: Theo dõi thí nghiệm biểu diễn của GV, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
Phương trình phản ứng:
2KClO3 à 2KCl + O2
C + O2 à CO2
1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi.
2.Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bản tường trình (12’)
*GV: Yêu cầu HS làm bản tường trình vào vở.
*HS: Hoàn thành bản tường trình theo mẫu đã kẻ sẵn.
*GV: Thu vở HS chấm bài thực hành.
Yêu cầu HS rửa và thu don dụng cụ thí nghiệm.
d) Kiểm tra đánh giá
e) Dặn dò
- Ôn lại các khái niệm cơ bản và bài tập trong chương 4 chuẩn bị kiểm tra viết.
f) Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 47.doc