Giáo án môn Hóa học 8 tiết 5: Nguyên tử

- GV: “Trong nguyên tử các electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có 1 số electron nhất định”.

-Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nguyên tử H2 , O2 và Na.

Số lớp electron trong các nguyên tử H2 , O2 và Na lần lượt là bao nhiêu ?

 Số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu ?

* Số lớp electron của nguyên tử:

+ H2 : 1 ( 1e ) 1e ngoài cùng .

+ O2 : 2 ( 8e ) 6e ngoài cùng .

+ Na : 3 ( 11e ) 1e ngoài cùng.

- GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nguyên tử Na Số e tối đa ở lớp 1 và lớp 2 là bao nhiêu ?

- HS: Trả lời: Số e tối đa ở lớp 1: 2e

-Số e tối đa ở lớp 2: 8e

- GV: Yêu cầu HS đọc đề bài tập 5 SGK/

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 tiết 5: Nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Ngày soạn: 20 . 08 . 2011 Tiết: 5 Ngày dạy: 22 . 08 . 2011 Bài 4: NGUYÊN TỬ I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh biết: - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và tạo ra mọi chất . Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi các electron mang điện tích âm. Electron, kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất, ghi bằng dấu (-). - Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron. Proton (P) có điện tích ghi bằng dấu (+) còn nơtron không mang điện tích. - Trong 1 nguyên tử: số proton = số electron. Electron luôn chuyển động và sắp xếp thành lớp, nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết. 2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh: - Kĩ năng quan sát và tư duy. - Kĩ năng hoạt động theo nhóm. 3.Thái độ: Hình thành thế giới quan khoa học và tạo hứng thú cho HS trong việc học tập bộ môn. II. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận nhóm, quan sát, vấn đáp, giảng giải. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : Sơ đồ nguyên tử của: H2 , O2 , Mg, He, N2 , Ne, Si , Ca, 2. Học sinh: -Xem lại kiến thức vật lý 7, bài 18, Mục: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử. -Đọc bài 4 SGK / 14,15 . IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Oån định lớp : Kiểm tra vệ sinh lớp và sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Không có 3. Bài mới Vào bài: Chúng ta biết vật thể được tạo nên từ chất, vậy còn chất được tạo nên từ gì? Vậy nguyên tử là gì? Nguyên tử có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài “Nguyên tử” Hoạt động của gv – hs Nội dung Bổ sung Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tử là gì ? (10’) - GV: “Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là nguyên tử”. gVậy nguyên tử là gì ? - HS: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. - GV: Có hàng triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên 100 loại nguyên tử với kích thước rất nhỏ bé -“Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm”. -Minh họa: Sơ đồ nguyên tử He -Thông báo đặc điểm của hạt electron. *Electron: +Kí hiệu: e +Điện tích:-1 +Khối lượng:9,1095.10-28g ?Vậy hạt nhân có cấu tạo như thế nào. Chúng ta sang phần 2 1. Nguyên tử là gì ? Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. * Nguyên tử gồm: +1 Hạt nhân mang điện tích dương. +Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm. *Electron: +Kí hiệu: e +Điện tích:-1 +K. lượng: 9,1095.10-28g Hoạt động 2: Tìm hiểu hạt nhân nguyên tử ? (10’) - GV: “Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi 2 loại hạt là hạt proton và nơtron”. - Thông báo đặc điểm của từng loại hạt. a/Hạt proton: +Kí hiệu: p +Điện tích:+1 +Khối lượng: 1,6726.10-24g b/ Hạt nơtron: +kí hiệu: n +điện tích:không mang điện. +khối lượng: 1,6726.10-24g -Phân tích: Sơ đồ nguyên tử O2 và Na. ? Điện tích của hạt nhân là điện tích của hạt nào. ?Số proton trong nguyên tử O2 và Na. - HS: Quan sát và trả lời -Giới thiệu khái niệm: nguyên tử cùng loại: Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là các nguyên tử cùng loại. -Quan sát sơ đồ nguyên tử H2, O2 và Na.g Em có nhận xét gì về số proton và số electron trong nguyên tử ? - HS: Số p = số n - GV: ? Em hãy so sánh khối lượng của 1 hạt electron với khối lượng của 1 hạt proton và hạt nơtron. - HS: Electron có khối lượng rất bé (bằng 0,0005 lần khối lượng của hạt p) - GV: Vì electron có khối lượng rất bé nên khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. 2. Hạt Nhân Nguyên Tử -Hạt nhân nguyên tử tạo bởi các hạt proton và nơtron. a. Hạt proton +Kí hiệu: p +Điện tích: +1 +Khối lượng: 1,6726.10-24g b. Hạt nơtron +Kí hiệu: n +Điện tích: không mang điện. +Khối lượng: 1,6726.10-24g -Trong mỗi nguyên tử: Số p = số n Chú ý: mnguyên tử = mhạt nhân Hoạt động 3:Tìm hiểu lớp electron ?(20’) - GV: “Trong nguyên tử các electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có 1 số electron nhất định”. -Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nguyên tử H2 , O2 và Na. gSố lớp electron trong các nguyên tử H2 , O2 và Na lần lượt là bao nhiêu ? Số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu ? * Số lớp electron của nguyên tử: + H2 : 1 ( 1e )g 1e ngoài cùng . + O2 : 2 ( 8e ) g 6e ngoài cùng . + Na : 3 ( 11e ) g 1e ngoài cùng. - GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nguyên tử Na g Số e tối đa ở lớp 1 và lớp 2 là bao nhiêu ? - HS: Trả lời: Số e tối đa ở lớp 1: 2e -Số e tối đa ở lớp 2: 8e - GV: Yêu cầu HS đọc đề bài tập 5 SGK/ 16: Em hãy quan sát các sơ đồ nguyên tử và điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau: Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong ng.tử Số lớp e Số e ngoài cùng Heli Cacbon Nhôm Canxi - HS: Hoạt động theo nhóm (5’) để hoàn thành bảng: gDựa vào bảng 1 SGK/42 để tìm số P. Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong ng.tử Số lớp e Số e ngoài cùng Heli 2 2 1 2 Cacbon 6 6 2 4 Nhôm 13 13 3 3 Canxi 20 20 4 2 - GV: Nhận xét , sửa bài tập 5. - GV: Bài tập: Em hãy điền vào ô trống ở bảng sau: Ng. tử Số p trong hạt nhân Số e trong ng. tử Số lớp e Số e ngoài cùng 17 3 14 19 *Bài tập . -Thảo luận nhóm ( 5’) -Số p = số e -Dựa vào bảng 1 SGK/42 để tìm tên nguyên tử. -Thống nhất ý kiến hoàn thành bài tập. Ng.tử Số p trong hạt nhân Số e trong ng. tử Số lớp e Số e ngoài cùng Clo 17 17 3 7 Liti 3 3 2 1 Silic 14 14 3 4 Kali 19 19 4 1 - GV: Hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 SGK/42 để tìm tên nguyên tử. ?Nguyên tử có 17e gVậy số p bằng bao nhiêu ?Tên nguyên tử có 17p là gì ?Lớp 1 có bao nhiêu e tối đa, lớp 2 có bao nhiêu e tối đa -Để tạo ra chất này hay chất khác, các nguyên tử phải liên kết với nhau gNhờ có electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau, cụ thể là lớp e ngoài cùng. 3. Lớp Electron - Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. - Nhờ có các electron mà nguyên tử có khả năng liên kết. Hoạt động 4: Củng cố ( 4’) - GV: Nêu câu hỏi ?Nguyên tử là gì . ?Trình bày cấu tạo của nguyên tử . ?Hãy cho biết tên, kí hiệu, điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử. ? Thế nào là nguyên tử cùng loại. ?Vì sao các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau. - HS: Nhớ lại bài học để trả lời các câu hỏi 1. Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. 2. -“Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm”. 3. a. Hạt proton Kí hiệu: p Điện tích: +1 Khối lượng: 1,6726.10-24g b. Hạt nơtron Kí hiệu: n Điện tích: không mang điện. Khối lượng: 1,6726.10-24g c. Electron: +Kí hiệu: e +Điện tích:-1 +K. lượng: 9,1095.10-28g 4. Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là các nguyên tử cùng loại. 5. Để tạo ra chất này hay chất khác, các nguyên tử phải liên kết với nhau gNhờ có electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau, cụ thể là lớp e ngoài cùng. 5. Dặn dò: (1’) - Bài tập về nhà: 1,2,3,4 SGK/15,16 - Đọc bài đọc thêm SGK/16 - Đọc bài 5: Nguyên tố hóa học Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 5.doc
Tài liệu liên quan