Giáo án môn Hóa học 8 tiết 51: Phản ứng oxi hóa - Khử

*GV: phân tích phương trình hóa học:

CuO + H2 Cu + H2O

+Trong PTHH trên, quá trình CuO Cu có đặc điểm gì ?

*Quan sát PTHH:

CuO + H2 Cu + H2O

ta thấy, CuO bị mất oxi.

*GV: Hay nói khác đi: quá trình CuO Cu là quá trình tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử CuO. Vậy thế nào là sự khử ?

*HS: Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất.

*GV: Cũng trong PTHH trên, em hãy nhận xét quá trình H2 H2O ?

*HS: Trong PTHH trên, ta thấy H2 đã kết hợp với nguyên tố oxi tạo thành H2O, hay H2 đã chiếm oxi của CuO.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 tiết 51: Phản ứng oxi hóa - Khử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Ngày soạn : 28 . 02 . 2011 Tiết: 51 Ngày dạy : 01 . 03 . 2011 Bài 32: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ A. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh biết: - Các khái niệm: sự khử, sự oxi hóa. - Hiểu được các khái niệm: chất khử, chất oxi hóa, phản ứng oxi hoá – khử và tầm quan trọng của phản ứng này. 2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh: - Kĩ năng phân biệt chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong những phản ứng oxi hóa – khử cụ thể. - Kĩ năng phân biệt phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng khác. B. CHUẨN BỊ: - Ôn lại bài 25: sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp - Học bài, làm bài tập 5 SGK/ 109 C. PHƯƠNG PHÁP Vấn đáp, giảng giải, so sánh, làm bài tập. D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định lớp (1 phút) Kiểm tra vệ sinh lớp và sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi hs1,2 làm bài tập 4/sgk HS 1: Bài tập 5: a. Khối lượng Hg: 20,1 (g) b. Thể tích H2 : 2,24 (l) -HS 2: bài tập 1: a.Fe2O3 + 3H2 à 2Fe + 3H2O b.HgO + H2 à Hg + H2O c.PbO + H2 à Pb + H2O *Gọi hs3 nêu tính chất vật lí và tính chất hĩa học của hiđro Đáp án Hiđro là chất khí khơng màu, khơng mùi, khơng vị, tan rất ít trong nước Hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí. - Tính chất hĩa học : Hiđro tác dụng với oxi sinh ra nước 2H2 + O2 -> 2H2O Tác dụng với CuO H2 + CuO -> H2O + Cu 3. Bài mới *Vào bài: Dựa vào pthh: H2 + CuO -> H2O + Cu. GV giới thiệu ở phản ứng trên đã xảy ra sự oxi hĩa khử. vậy phản ứng oxi hĩa - khử là gì. Chúng ta cùng nghiên cứu bài mới. Hoạt động của gv – hs Nội dung Bổ sung Hoạt động 1: Tìm hiểu sự khử và sự oxi hóa. (10’) *GV: phân tích phương trình hóa học: CuO + H2 à Cu + H2O +Trong PTHH trên, quá trình CuO à Cu có đặc điểm gì ? *Quan sát PTHH: CuO + H2 à Cu + H2O ta thấy, CuO bị mất oxi. *GV: Hay nói khác đi: quá trình CuO à Cu là quá trình tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử CuO. Vậy thế nào là sự khử ? *HS: à Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất. *GV: Cũng trong PTHH trên, em hãy nhận xét quá trình H2 à H2O ? *HS: Trong PTHH trên, ta thấy H2 đã kết hợp với nguyên tố oxi tạo thành H2O, hay H2 đã chiếm oxi của CuO. *GV: Trong PTHH trên, H2 đã tác dụng với oxi trong hợp chất CuO gọi là sự oxi hóa. Vậy thế nào là sự oxi hóa ? *HS: à Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với 1 chất. Sự oxi hóa H2 *GV: Biểu diễn sự khử và sự oxi hóa bằng sơ đồ. t0 CuO + H2 à Cu + H2O Sự khử CuO -Yêu cầu HS xác định sự khử và sự oxi hóa trong các phản ứng ở bài tập 1 SGK/ 109 GV: Thông báo: Trong bài hôm nay chúng ta biết sự oxi hóa xảy ra cả khi oxi ở dạng đơn chất và dạng hợp chất). 1.Sự khử và sự oxi hóa. a. Sự khử: là sự tách oxi ra khỏi hợp chất. b. Sự oxi hóa: là sự tác dụng của oxi với 1 chất. Ví dụ: Sự oxi hóa t0 CuO + H2 à Cu + H2O Sự khử CuO Hoạt động 2: Tìm hiểu chất khử và chất oxi hóa. (9’) *GV: Trong PTHH: CuO + H2 à Cu + H2O Hãy quan sát 2 chất phản ứng: CuO và H2, đối chiếu với 2 chất sản phẩm: Cu và H2O à Theo em chất nào chiếm oxi và chất nào nhường oxi ? *HS: Trong PTHH: CuO + H2 à Cu + H2O + CuO nhường oxi cho H2 à Cu + H2 chiếm oxi của CuO à H2O *GV: thông báo: CuO nhường oxi, giữ vai trò là chất oxi hóa. Vậy thế nào là chất oxi hóa ? *HS: Vậy: CuO + H2 à Cu +H2O (chất oxi hóa) (chất khử) -Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác. *GV: H2 chiếm oxi, giữ vai trò là chất khử. Vậy thế nào là chất khử ? *HS: Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. *GV: Yêu cầu HS xác định chất khử và chất oxi hóa trong các phản ứng của bài tập 1 SGK/ 109 *HS: Bài tập 1 SGK/ 109: + Chất khử: là H2. + Chất oxi hóa: Fe2O3, HgO, PbO 2. Chất khử và chất oxi hóa. - Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. - Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác. Ví dụ: CuO + H2 à Cu +H2O (chất oxi hóa) (chất khử) Hoạt động 3: Tìm hiểu phản ứng oxi hóa – khử và tầm quan trọng của PƯ(9’) *GV: Cho hs Quan sát PTHH: CuO + H2 à Cu + H2O à Em có nhận xét gì về sự khử và sự oxi hóa ? *HS: Trong PTHH: CuO + H2 à Cu + H2O à Sự khử và sự oxi hóa là 2 quá trình trái ngược nhau, nhưng xảy ra đồng thời trong 1 phương trình hóa học. *GV: Những phản ứng cùng tồn tại sự oxi hóa và sự khử, gọi là phản ứng oxi hóa – khử. Vậy thế nào là phản ứng oxi hóa khử ? *HS: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. *GV: Phản ứng sau có phải là phản ứng oxi hoá – khử không ? Vì sao ? 2H2 + O2 à 2H2O *HS: Là phản ứng oxi hóa – khử vì: Sự oxi hóa H2 t0 2H2 + O2 à 2H2O Sự khử O2 *GV: Theo em dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt phản ứng oxi hóa –khử với các loại phản ứng khác ? *HS: Dựa vào dấu hiệu có sự nhường và chiếm oxi giữa các chất để phân biệt phản ứng oxi hóa với các loại phản ứng khác. *GV: Yêu cầu HS đọc SGK/ 111 à phản ứng oxi hóa khử có tầm quan trọng như thế nào ? *HS: Đọc SGK/ 111, ghi nhớ tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa – khử. 3. Phản ứng oxi hóa – khử: là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. 4. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa – khử: SGK/ 111 4) Củng cố (3’) Bài tập 2, 3 SGK/ 113 Đáp án Bài tập 2: phản ứng oxi hóa – khử: a, b, d. riêng a, d còn là PƯ hóa hợp. Bài tập 3: các phản ứng đều là phản ứng oxi hóa – khử, vì có sự oxi hóa và sự khử. 5) Dặn dò: (1’) - Học bài. - Làm bài tập 1,5 SGK/ 113 - Đọc bài đọc thêm SGK / 112 . *Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 51.doc
Tài liệu liên quan