Hoạt động 1: Nguyên tố hóa học là gì là gì:
- GV nhắc lại: “Các chất được cấu tạo nên từ nguyên tử”. “Nước thì được cấu tạo nên từ nguyên tử hiđro và oxi”. Để tạo ra được 1gam nước thì cần tới hơn 3 vạn tỉ tỉ nguyên tử oxi và nguyên tử hiđro còn nhiều gấp đôi. Như vậy số nguyên tử H và O để tạo nên 1gam nước là vô cùng lớn.
Khi nói tới những lượng ngtử vô cùng lớn người ta nói “nguyên tố hóa học” thay cho cụm từ “loại nguyên tử”.
→ Vậy nguyên tố hóa học là gì?
- Phân tích thêm: hạt nhân được tạo bởi proton và nơtron, nhưng chỉ nói tới số proton thôi vì số proton mới quyết định. Những nguyên tố nào có cùng số proton trong hạt nhân thì thuộc cùng một nguyên tố. Do vậy, người ta nói: Số proton là số đặc trưng của 1 NTHH
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 6 Bài 5: Nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Tuần:03 - Tiết: 06
Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- HS nắm được định nghĩa “Nguyên tố hóa học”.
- Biết được: kí hiệu hóa học được dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ một ngtử của ngtố đó.
- Biết cách ghi và nhớ được kí hiệu của một số nguyên tố thường gặp.
b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng về cách viết kí hiệu của các nguyên tố hóa học.
c. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học.
2. CHẨN BỊ :
- GV: Bảng một số hóa học sgk trang 42 phóng to. Bảng phụ.
- HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Nguyên tử là gì? Nguyên tử được cấu tạo bởi những hạt nào? Hạt nhân có cấu tạo như thế nào? Điện tích của những hạt mang điện?
- GV: - Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
- Nguyên tử tạo thành từ 3 loại hạt: proton, notron, electron
- Hạt mang điện: + Electron: kí hiệu: e; điện tích: (-1)
+ Proton: kí hiệu: p; điện tích: (+1)
- HS2: Làm bài tập số 5 sgk
- GV:
Nguyên tử
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Heli
2
2
1
2
Cacbon
6
6
2
4
Nhôm
13
13
3
3
Canxi
20
20
4
2
c. Bài mới: Trên nhãn hộp sữa, ghi rõ từ Canxi kèm theo hàm lượng, coi như một thông tin về giá trị dinh dưỡng của sữa và giới thiệu chất canxi có lợi cho xương, giúp phòng chống bệnh loãng xương. Thực ra phải nói: Trong thành phần của sữa có nguyên tố hóa học canxi. Vậchy thế nào là nguyên tố hóa học? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết được một số nguyên tố hóa học.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Nguyên tố hóa học là gì là gì:
- GV nhắc lại: “Các chất được cấu tạo nên từ nguyên tử”. “Nước thì được cấu tạo nên từ nguyên tử hiđro và oxi”. Để tạo ra được 1gam nước thì cần tới hơn 3 vạn tỉ tỉ nguyên tử oxi và nguyên tử hiđro còn nhiều gấp đôi. Như vậy số nguyên tử H và O để tạo nên 1gam nước là vô cùng lớn.
Khi nói tới những lượng ngtử vô cùng lớn người ta nói “nguyên tố hóa học” thay cho cụm từ “loại nguyên tử”.
→ Vậy nguyên tố hóa học là gì?
- Phân tích thêm: hạt nhân được tạo bởi proton và nơtron, nhưng chỉ nói tới số proton thôi vì số proton mới quyết định. Những nguyên tố nào có cùng số proton trong hạt nhân thì thuộc cùng một nguyên tố. Do vậy, người ta nói: Số proton là số đặc trưng của 1 NTHH
- Treo bảng phụ: đề bài tập, Yêu cầu HS điền số e của những nguyên tử
Nguyên tử
Số p
Số n
Số e
Nguyên tử 1
19
20
Nguyên tử 2
20
20
Nguyên tử 3
19
21
Nguyên tử 4
17
18
Nguyên tử 5
17
20
+ Trong 5 nguyên tử trên những cặp nguyên tử nào thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học? Vì sao?
+ Tra bảng trang 42 sgk cho biết tên của nguyên tố đó.
Æ Chuyển ý:Trong khoa học để trao đổi với nhau về nguyên tố cần có cách biểu diễn ngắn gọn và ai cũng hiểu cả, không phải ở nơi này mà khắp nơi trên thế giới. Cho nên người ta pải dùng những kí hiệu chung.
- Thông báo: Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái (chữ cái đầu viết ở dạng in hoa) gọi là kí hiệu hóa học.
- Đưa ra vài ví dụ:
+ Hiđo: H
+ Oxi: O
+ Nhôm: Al
- Hướng dẫn HS quan sát bảng trang 42sgk.
- Gọi HS lên bảng viết KHHH của một vài nguyên tố: Sắt, Kẽm, Cacbon, Kali, Natri, Clo, Bạc, Chì....
- GV sữa chữa, uốn nắn HS
- Thông báo: Mỗi KHHH của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của 1 nguyên tố đó.
Vd: Viết: H: chỉ 1ng.tử hiđro
Fe: chỉ 1ng.tử sắt
2H: chỉ 2ng.tử hiđro
- KHHH này được quy định trên toàn thế giới.
- Lắng nghe GV giảng
→ Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton.
Ngtử
Số p
Số n
Số e
Ngtử 1
19
20
19
Ngtử 2
20
20
20
Ngtử 3
19
21
19
Ngtử 4
17
18
17
Ngtử 5
17
20
17
→ Nguyên tử 1+3. Vì đều có số p=19. →Nguyên tố clo.
→ Nguyên tử 4+5. Vì đều có số p=17. → Nguyên tử Canxi
- Chú ý lắng nghe và ghi bài
- Quan sát, lắng nghe
- Lên bảng viết KHHH:
Fe, Zn, C, K, Na, Cl, Ag, Pb...
I. Nguyên tố hóa học là gì là gì:
1. Định nghĩa:
Nguyên tố là tập hợp của những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton.
Số proton là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
2. Kí hiệu hóa học:
- Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái (chữ cái đầu viết ở dạng in hoa) gọi là kí hiệu hóa học.
- vd: + Hiđo: H
+ Oxi: O
-Cách viết KHHH
+ Chữ cái đầu viết bằng chữ in hoa
+ Chữ cái thứ 2 (nếu có) viết bằng chữ thường và nhỏ hơn chữ cái đầu
Vd: H, C, Fe, Ca
- Mỗi KHHH của ngtố còn chỉ 1 ngtử của 1 nguyên tố đó.
Vd:H: 1ng.tử hiđro
Fe: 1 ng.tử sắt
2H: 2ng.tử hiđro
d. Củng cố
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1/20: a) Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia, thì trong khoa học nói nguyên tố hóa học này, nguyên tố hóa học khác.
b) Ba nguyên tử Nitơ: 3N
Bảy nguyên tử Canxi: 7Ca
Bốn nguyên tử Natri: 4Na
b) Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều là những nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Bài 3/20: a) 2C: Hai nguyên tử Cacbon
5O: Năm nguyên tử Oxi
3Ca: Ba nguyên tử Canxi
e. Dặn dò:
- Học bài như những nội dung đã ghi và xem lại các ví dụ.
- Học thuộc kí hiệu một số nguyên tố hóa học thường gặp
- Đọc bài đọc thêm.
- Làm hoàn chỉnh bài tập 1 → 3 sgk trang 20 vào vở
- Đọc trước phần tiếp theo.
f. Rút kinh nghiệm
Hoạt động 2: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học:
- Gọi 1 HS đọc 0sgk trang 19
- Thuyết trình: Đến nay khoa học đã biết được tất cả là 114 nguyên tố. Trong đó có 92 ngtố tự nhiên, còn lại là ngtố nhân tạo.
- Yêu cầu Hs quan sát H1.7-1.8
Cho biết:
+ Vỏ trái đất gồm mấy lớp?
+ Lượng các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ TĐ có đồng đều không?
- Treo tranh: “Tỷ lệ thành phần khối lượng các ngtố trong vỏ TĐ”.
- Yêu cầu HS kể tên 4 nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ TĐ.
- Rút ra kết luận
- Đọc thông tin sgk
- Lắng nghe
- Quan sát
→ Gồm 3 lớp: Thạch quyển, Khí quyển, Thuỷ quyển.
→ Lượng các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ TĐ rất không đồng đều.
→ O: 49,4%; Si: 25,8%
Al: 7,5%; Fe: 4,7%
II. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học:
- Hiện nay đã biết được trên 110 nguyên tố hoá học.
- Lượng các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ TĐ rất không đồng đều
- 4 nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ Trái đất là: O, Si, Al, Fe. Trong đó, Oxi là nguyên tố chiếm gần nữa khối lượng vỏ TĐ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 6_Bai 5_Nguyen to hoa hoc.doc