* GV: Thông báo: Khi nói đến 1 lượng rất nhiều nguyên tử cùng loại, người ta dùng đến thuật ngữ : “ nguyên tố hóa học” thay cho cụm từ “loại nguyên tử”.
Vậy nguyên tố hóa học là gì ?
* HS: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
* GV: Thông báo: Số p là số đặc trưng của 1 nguyên tố hóa học, các nguyên tử thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học như nhau.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 tiết 6: Nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Ngày soạn: 22 . 08 . 2011
Tiết: 6 Ngày dạy: 24 . 08 . 2011
Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
- Kí hiệu hóa học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố.
- Ghi đúng và nhớ kí hiệu của 1 số nguyên tố.
- Thành phần khối lượng các nguyên tố có trong vỏ trái đất là không đồng đều và oxi là nguyên tố phổ biến nhất.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh:
- Kĩ năng viết kí hiệu hóa học.
- Biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp và giải thích vấn đề.
3.Thái độ:
Tạo hứng thú học tập bộ môn.
II. PHƯƠNG PHÁP
Quan sát, làm việc sgk, làm bài tập vận dụng, hỏi đáp, giảng giải.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
-Tranh vẽ: Hình 1.8 SGK/19 và Bảng 1 SGK /42
2. Học sinh:
Đọc bài 5: Nguyên tố hóa học
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Ổn định lớp : Kiểm tra vệ sinh lớp và sĩ số lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ (14 phút)
- Gọi 1 hs làm Bài tập: Em hãy điền vào ô trống ở bảng sau:
Nguyên tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong nguyên tử
Số lớp e
Số e ngoài cùng
17
3
14
19
Đáp án
Ng.tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong ng. tử
Số lớp e
Số e ngoài cùng
Clo
17
17
3
7
Liti
3
3
2
1
Silic
14
14
3
4
Kali
19
19
4
1
Gọi 1 hs khác trả lời câu hỏi:
+ Nguyên tử là gì?
+ Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào ?
Aùp dụng
Sơ đồ nguyên tử
12+
Hãy cho biết số p, số e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của nguyên tử magie
Đáp án
+ Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện
+ Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt proton, nơtron và electron.
Aùp dụng
Nguyên tử
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Magie
12
12
3
2
Gọi hs khác trả lời câu hỏi
+ Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử?
+ Vì sao các nguyên tử có thể liên kết được với nhau?
Đáp án
+ Vì khối lượng của electron vô cùng nhỏ bé, nên khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử
+ Các nguyên tử liên kết được với nhau nhờ các electron
Bài mới (27 phút)
*Vào bài: Tiết trước chúng ta đã được giới thiệu nguyên tử là gì. Vậy còn nguyên tố hóa học là gì ? Nguyên tố hóa học được kí hiệu như thế nào? Và có bao nhiêu nguyên tố hóa học? Chúng ta cùng nghiên cứu bài 5: “Nguyên tố hóa học”
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tố hóa học là gì ? (22’)
Hoạt động của gv – hs
Nội dung
Bổ sung
* GV: Thông báo: Khi nói đến 1 lượng rất nhiều nguyên tử cùng loại, người ta dùng đến thuật ngữ : “ nguyên tố hóa học” thay cho cụm từ “loại nguyên tử”.
Vậy nguyên tố hóa học là gì ?
* HS: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
* GV: Thông báo: Số p là số đặc trưng của 1 nguyên tố hóa học, các nguyên tử thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học như nhau.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:
Số p
Số n
Số e
Ng.
tố
Nguyên tử 1
19
20
Nguyên tử 2
20
20
Nguyên tử 3
19
21
Nguyên tử 4
17
18
Nguyên tử 5
17
20
-Trong 5 nguyên tử trên, những cặp nguyên tử nào thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học ? Vì sao?
-Hãy tra bảng 1 SGK/42 để biết tên các nguyên tố đó?
-Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1,2 chữ cái gGọi là kí hiệu hóa học.
* HS: -Dựa vào đặc điểm:
Số p = số e
gHoàn thành bảng
Số p
Số n
Số e
Ng.
tố
Nguyên tử 1
19
20
19
Kali
Nguyên tử 2
20
20
20
Nguyên tử 3
19
21
19
Kali
Nguyên tử 4
17
18
17
Clo
Nguyên tử 5
17
20
17
Clo
-Nguyên tử 1 và 3; Nguyên tử 4 và 5 thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học vì có cùng số p trong hạt nhân.
- Nguyên tố K, Cl
* GV: Treo bảng 1 và giới thiệu kí hiệu hóa học của 1 số nguyên tố như: Nhôm, Canxi,
- Yêu cầu lên bảng viết lại 1 số kí hiệu hóa học của các nguyên tố trên.
-Nghe và ghi vào vở.
+ Oxi: O
+ Sắt: Fe
+ Bạc: Ag
+ Kẽm: Zn
+
*Lưu ý: Cách viết kí hiệu hóa học.
+ Chữ cái đầu tiên viết bằng chữ in hoa.
+ Chữ cái thứ 2 viết bằng chữ thường và nhỏ.
-Yêu cầu 1 số HS sửa lại kí hiệu hóa học của nguyên tố đã viết.
-Mỗi kí hiệu của nguyên tố chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó.
Vd:
+ H: chỉ 1 nguyên tử Hiđro.
+ Fe: chỉ 1 nguyên tử Sắt.
gVậy 2 hay 3 nguyên tử Sắt thì phải viết như thế nào?
* HS: 2Fe, 3Fe
I. Nguyên tố hóa học là gì ?
1. Định nghĩa:
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
* Số proton là số đặc trưng của 1 nguyên tố hóa học.
2. Kí hiệu hóa học: biểu diễn nguyên tố và chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó.
VD:
+ Oxi: O
+ Sắt: Fe
+ Bạc: Ag
4. Củng cố ( 7’)
Đề bài: Hãy điền tên, kí hiệu và số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
Tên nguyên tố
Kí hiệu hóa học
Tổng số hạt
Số p
Số e
Số n
34
12
15
16
18
6
16
16
-Hướng dẫn:
+Tổng số hạt = số p + số e + số n.
+Số p = số e.
+Dựa vào số p, tra bảng 1 SGK/42 g Tìm tên nguyên tố và kí hiệu hóa học.
Đáp án
Tên nguyên tố
KHHH
Tổng số hạt
Số p
Số e
Số n
Natri
Na
34
11
11
12
Photpho
P
46
15
15
16
Cacbon
C
18
6
6
6
Lưu huỳnh
S
48
16
16
16
5. Dặn dò (1’)
- Học bài.
- Học thuộc kí hiệu hóa học của 1 số nguyên tố thường gặp trong bảng 1 SGK/42
- Bài tập về nhà: 1,2,3 SGK/ trang 20
* Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 6.doc