Giáo án môn Hóa học 8 tiết 7: Nguyên tố hóa học (tiếp theo)

*GV: NTK có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì quá nhỏ không tiện sử dụng. Vì vậy người ta qui ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon, viết tắt là đ.v.C

- Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử Vậy trong các nguyên tử trên nguyên tử nào nhẹ nhất ?

*HS: Khối lượng của 1 nguyên tử H bằng 1 đ.v.C (qui ước là H = 1 đ.v.C)

+ Khối lượng 1 nguyên tử C bằng 12 đ.v.C.

+ Khối lượng 1 nguyên tử O bằng 16 đ.v.C.

--> Nguyên tử nhẹ nhất: H.

*GV: Vậy Nguyên tử C, nguyên tử O nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H ?

-Nguyên tử C nặng gấp 12 lần nguyên tử H.

-Nguyên tử O nặng gấp 16 lần nguyên tử H.

*GV: Khối lượng tính bằng đ.v.C chỉ là khối lượng tượng đối giữa các nguyên tử.Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối.

?Vậy, nguyên tử khối là gì

*HS: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đ.v.C.

*GV: Hướng dẫn HS tra bảng 1 SGK/ 42 để biết nguyên tử khối của các nguyên tố. Mỗi nguyên tố đều có 1 nguyên tử khối riêng biệt, vì vậy dựa vào nguyên tử khối của 1 nguyên tố chưa biết, ta có thể xác định được tên của nguyên tố đó.

-->Yêu cầu HS đọc đề Bài tập 6 SGK/ 20.

*HS: đọc SGK Tóm tắt đề bài.

*GV: Hướng dẫn:

?Muốn xác định được X là nguyên tố nào ta phải biết được điều gì về nguyên tố X

?Với dữ kiện đề bài trên ta có thể xác định được số p trong nguyên tố X không

Vậy ta phải xác định nguyên tử khối của X.

--> Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (5) để giải bài tập trên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 tiết 7: Nguyên tố hóa học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7/ Tuần: 4 Ngày soạn: 27 . 08 . 2011 Ngày dạy: 29 . 08 . 2011 Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh biết: -Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon ( đ.v.C) -Mỗi đ.v.C bằng khối lượng của 1/12 nguyên tử C. -Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. 2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh: -Kĩ năng xác định tên và kí hiệu của nguyên tố khi biết nguyên tử khối. -Kĩ năng tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : Tranh vẽ: bảng 1 SGK/ 42 2. Học sinh: Học thuộc kí hiệu hóa học của 1 số nguyên tố trong bảng 1 SGK/42 III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số lớp và vệ sinh lớp (1 phút) Kiểm tra bài cũ (7 phút) * Gọi 1hs: Nêu định nghĩa nguyên tố hóa học? Viết kí hiệu hóa học của 10 nguyên tố. Đáp án: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân. - Kí hiệu hóa học của nguyên tố. Vd Canxi Ca, đồng Cu, sắt Fe, Lưu huỳnh S, Vàng Au, Nhôm Al * Gọi 1 hs khác: Làm bài tập 3 SGK/ 20. Đáp án: a/ 2C có nghĩa là chỉ 2 nguyên tử Cacbon 5 O chỉ 5 nguyên tử oxi 3 Ca chỉ 3 nguyên tử Canxi b) Ba nguyên tử nitơ : 3 N Bảy nguyên tử canxi : 7 Ca Bốn nguyên tử natri : 4 Na Bài mới Vào bài: Hoạt động của gv – hs Nội dung Bổ sung Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tử khối của nguyên tố. (15’) *GV: NTK có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì quá nhỏ không tiện sử dụng. Vì vậy người ta qui ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon, viết tắt là đ.v.C - Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử gVậy trong các nguyên tử trên nguyên tử nào nhẹ nhất ? *HS: Khối lượng của 1 nguyên tử H bằng 1 đ.v.C (qui ước là H = 1 đ.v.C) + Khối lượng 1 nguyên tử C bằng 12 đ.v.C. + Khối lượng 1 nguyên tử O bằng 16 đ.v.C. --> Nguyên tử nhẹ nhất: H. *GV: Vậy Nguyên tử C, nguyên tử O nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H ? -Nguyên tử C nặng gấp 12 lần nguyên tử H. -Nguyên tử O nặng gấp 16 lần nguyên tử H. *GV: Khối lượng tính bằng đ.v.C chỉ là khối lượng tượng đối giữa các nguyên tử.gNgười ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối. ?Vậy, nguyên tử khối là gì *HS: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đ.v.C. *GV: Hướng dẫn HS tra bảng 1 SGK/ 42 để biết nguyên tử khối của các nguyên tố. Mỗi nguyên tố đều có 1 nguyên tử khối riêng biệt, vì vậy dựa vào nguyên tử khối của 1 nguyên tố chưa biết, ta có thể xác định được tên của nguyên tố đó. -->Yêu cầu HS đọc đề Bài tập 6 SGK/ 20. *HS: đọc SGK gTóm tắt đề bài. *GV: Hướng dẫn: ?Muốn xác định được X là nguyên tố nào ta phải biết được điều gì về nguyên tố X ?Với dữ kiện đề bài trên ta có thể xác định được số p trong nguyên tố X không gVậy ta phải xác định nguyên tử khối của X. --> Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (5’) để giải bài tập trên. *HS: Thảo luận nhóm: + NTK của X = 2.14 = 28 đ.v.C + Tra bảng 1 SGK/ 42 g X là nguyên tố Silic (Si). II. NGUYÊN TỬ KHỐI Là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. -1 đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C. Kí hiệu là: đ.v.C - Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. VD: C = 12 đvc O = 16 đvc ... Bài tập 6 SGK/ 20 +NTK của X = 2.14 = 28 đ.v.C +Vậy X là nguyên tố Silic (Si). Hoạt động 2: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học ?(7’) * GV: Thông báo: Đến nay khoa học đã biết được hơn 110 nguyên tố hóa học. trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là nguyên tố nhân tạo. - Lượng nguyên tố trong tự nhiên ở trong vỏ trái đất không đồng đều. - Yêu cầu HS quan sát hình 1.8 gKể tên 4 nguyên tố có mặt nhiều nhất trong vỏ trái đất ? * HS: Quan sát hình 1.8, trả lời + Oxi: 49,9% + Silic: 25,8% + Nhôm: 7,5% + Sắt: 4,7 % * GV: Hiđrô chỉ chiếm 1% về khối lượng vỏ trái đất nhưng có số nguyên tử rất lớn (chỉ đứng sau oxi). - 4 nguyên tố thiết yếu nhất cần cho các loài sinh vật: C, H, O, N thì C, N là 2 nguyên tố khá ít trong vỏ trái đất. * HS: nghe và ghi nhớ. III. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học ? Có trên 110 nguyên tố hóa học, trong đó Oxi là nguyên tố phổ biến nhất. 4. Củng cố và luyện tập. (14’) BÀI TẬP ĐÁP ÁN Bài tập 1: Nguyên tử của nguyên tố A có 16 p . Hãy cho biết: a. Tên và kí hiệu của A. b. Số e của A. c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử Hiđro và Oxi. Hướng dẫn: ?Dựa vào đâu để xác định tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố A ?Nguyên tử khối của A là bao nhiêu -Yêu cầu HS các nhóm thảo luận (5’) để giải bài tập trên. -Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét. Bài tập 2: Yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau: Tên Ng tố KHHH Số p Số e Số n Tổng số hạt Nguyên tử khối Flo 10 19 20 12 36 3 4 -Yêu cầu các nhóm trình bày. -Trao đổi bài chấm chéo. -Thông báo đáp án và cách tính điểm. Bài tập 1: Các nhóm đọc kĩ đề bài, tóm tắt, thảo luận nhóm. -HS tra bảng 1 SGK/ 42: a. A là nguyên tố lưu huỳnh (S). b. Số e của S: 16. c. NTK của S = 32 đ.v.C NTK của H = 1 đ.v.C NTK của O = 16 đ.v.C gVậy nguyên tử S nặng gấp 2 lần nguyên tử O và nặng gấp 32 lần nguyên tử H. Bài tập 2: -Thảo luận nhóm :4’ Tên Ng tố KHHH Số p Số e Số n Tổng số hạt Nguyên tử khối Flo F 9 9 10 28 19 Kali K 19 19 20 58 39 Magie Mg 12 12 12 36 24 Liti Li 3 3 4 10 7 5. Dặn dò : (1’) - Học thuộc nguyên tử khối của các nguyên tố trong bảng 1 SGK/ 42. - Làm bài tập: 4,5,6,7,8,SGK/ 20 IV. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 7.doc
Tài liệu liên quan