1. Biến là công cụ trong lập trình.
- Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu này có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
- Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến.
* Ví dụ 1 :
In kết quả phép cộng 15+5 lên màn hình viết lệnh :
writeln(15+5);
In lên màn hình giá trị của biến x
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Tin học khối 8 - Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Tuần 6
Tiết (PPCT): 11
Tin học 8
Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Biết khái niệm biến, hằng.
+ Hiểu cách khai báo, sử dụng biến, hằng.
Kĩ năng:
+ Khai báo được biến, hằng.
+ Biết áp dụng câu lệnh gán.
- Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
Năng lực: Khả năng nghiên cứu, khả năng tự học
Phương tiện dạy học:
Giáo viên: Tư liệu, bài soạn sách giáo khoa, máy tính cá nhân
Học sinh: SGK, vở, kiến thức đã học
Hoạt động dạy học :
Nội dung
Mô tả hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (2’)
Mục tiêu: Gợi mở biến trong ngôn ngữ lập trình
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu biến là công cụ trong lập trình (10’)
Mục tiêu: Biết khái niệm biến, hằng.
1. Biến là công cụ trong lập trình.
- Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu này có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
- Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến.
* Ví dụ 1 :
In kết quả phép cộng 15+5 lên màn hình viết lệnh :
writeln(15+5);
In lên màn hình giá trị của biến x + giá trị của biến y viết lệnh :
writeln(X+Y);
* Ví dụ 2 :
Tính và in giá trị của các biểu thức và ra màn hình.
Cách làm :
X = 100 + 50
- Gv yêu cầu hs viết chương trình để tính lần lượt các biểu thức sau. (mỗi lần chạy chỉ in kết quả của một phép tính).
a. 15 + 5
b. 34 + 12
c. 105 + 12
d. 56 + 1
Gv giải thích : Làm như vậy sẽ mất thời gian, đó là chưa kể người dùng phải biết lập trình, hiểu chương trình thì mới sửa được.
- Gv sẽ chỉ cho hs cách khác mà không phải chỉnh sửa chương trình đó là nhập dữ liệu vào từ bàn phím.
- Gv cho hs quan sát chương trình. Chạy chương trình.
=> Giới thiệu về biến nhớ.
Gv: Muốn sử dụng biến trong chương trình thì cần phải khai báo biến vậy khai báo biến ntn ?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức
- Hs suy nghĩ thực hiện viết chương trình.
Begin Writeln(‘15+5=’,15+5) ;
End.
Sau đó chỉnh sửa lại chương trình bằng cách thay các biểu thức của câu b, c, d vào chương trình.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát.
- Hs quan sát, lắng nghe để hiểu thế nào là biến và vai trò của biến.
- Cả lớp theo dõi và ghi bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách khai báo biến (33’)
vMục tiêu: + Hiểu cách khai báo, sử dụng biến, hằng
2. Khai báo biến:
- Việc khai /báo biến gồm :
+ Khai báo tên biến;
+ Khai báo kiểu dữ liệu của biến.
* Ví dụ :
Var m,n : Integer ;
S, dientich: Real ;
Thong_bao: String ;
Trong đó :
var là từ khoá của ngôn ngữ lập trình dùng để khai báo biến,
m, n là các biến có kiểu nguyên (integer),
S, dientich là các biến có kiểu thực (real),
- Thong_bao là biến kiểu xâu (string).
- Gv cho hs quan sát lại chương trình trên. Chỉ cho hs khai báo biến
Var a, b : Integer;
- Gv giải thích dòng lệnh trên.
Hỏi : Khi khai báo biến ta cần phải khai báo những gì?
- Gv cho hs quan sát VD trong SGK.
Var
m, n : Integer;
S, dientich : Real;
Thongbao: String;
Hỏi : Trong ví dụ trên đâu là biến và các biến trên thuộc kiểu dữ liệu nào?
- Gv lưu ý cho hs : Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên. Gv yêu cầu hs nhắc lại quy tắc đặt tên.
- Gv trình chiếu bài tập 4.
- Gv trình chiếu bài tập 6 sgk và cho hs hoạt động nhóm.
- GV chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu về nhà xem lại nội dung đã thực hành, bài tập 4, 5 SGK Tr 33
* Làm câu hỏi và bài tập 1 SGK Tr28.
- Hs quan sát.
- Hs lắng nghe.
- Tên biến và kiểu dữ liệu của biến.
- Các biến: m, n thuộc kiểu Integer
S, dientich thuộc kiểu Real
Thông_bao thuộc kiểu String
* Quy tắc đặt tên :
- Tên không được trùng với từ khóa; không được chứa dấu cách; không được bắt đầu bằng từ khóa.
- Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
- Hs suy nghĩ trả lời.
- Hs chia nhóm hoạt động nhóm.
- HS ghi nhớ
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò (5’)
- Yêu cầu học lại nội dung và ghi nhớ các lệnh đã thực hành.
- Về nhà học bài, làm bài tập 4, 5 trong SGK tr 33.
- Xem trước bài thực hành 3.
- HS trả lời
- HS ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 6
Tiết (PPCT): 12
Tin học 8
Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Biết khái niệm biến, hằng.
+ Hiểu cách khai báo, sử dụng biến, hằng.
+ Biết vai trò của biến trong lập trình.
+ Hiểu lệnh gán.
Kĩ năng:
+ Khai báo được biến, hằng.
+ Biết áp dụng câu lệnh gán
Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
Năng lực: Khả năng nghiên cứu, khả năng tự học
Phương tiện dạy học:
Giáo viên: Tư liệu, bài soạn sách giáo khoa, máy tính cá nhân
Học sinh: SGK, vở, kiến thức đã học
Hoạt động dạy học :
Nội dung
Mô tả hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (2’)
Mục tiêu: HS ghi nhớ cách khai báo biến để hoạt động tìm cách khai báo hằng trong bài mới
- GV đưa ra câu hỏi:
Câu hỏi: Biến là gì? Nêu cú pháp khai báo biến, lấy VD về khai báo biến?
- GV nhận xét, gợi mở dẫn dắt vào bài
- 1 HS trả lời
- HS khác nhận xét
- Cả lớp theo dõi và ghi bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu sử dụng biến trong chương trình (20’)
Mục tiêu: Nắm được cách khai báo, sử dụng biến
3. Sử dụng biến trong chương trình
- Muốn dùng biến ta phải thực hiện các thao tác :
+ Khai báo biến thuộc kiểu nào đó.
+ Nhập giá trị cho biến hoặc gán giá trị cho biến.
+ Tính toán với giá trị của biến.
- Lệnh để sử dụng biến :
+ Lệnh nhập giá trị cho biến từ bàn phím :
Readln(tên biến);
+ Lệnh gán giá trị cho biến :
Tên biến := Biểu thức cần gán giá trị cho biến;
- Gv cho hs quan sát lại chương trình ở đầu bài.
Hỏi : Trong chương trình biến được sử dụng ntn?
- Gv chỉ ra câu lệnh gán giá trị cho biến trong ngôn ngữ lập trình pascal.
- Gv trình chiếu bảng trong VD4 và giải thích.
- Gv trình chiếu bài tập 1 SGK cho hs làm.
- Hs quan sát chương trình.
- Gán giá trị cho biến.
- Tính toán với giá trị của biến.
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Hs suy nghĩ làm bài tập.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sử dụng hằng trong chương trình (18’)
Mục tiêu: Hiểu cách khai báo, sử dụng hằng.
4. Hằng:
- Hằng là đại lợng để lu trữ dữ liệu và có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chơng trình.
- Cách khai báo hằng :
Const tên hằng =giá trị của hằng ;
Ví dụ :
- Hằng là một đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- Ví dụ về khai báo hằng:
Const pi = 3.14;
Bankinh = 2;
Trong đó:
- Const ?
- pi, bankinh ?
Hỏi: Có thể dùng lệnh gán để thay đổi giá trị của hằng không? Khi cần thay đổi giá trị của hằng ta làm như thế nào?
- Const: là từ khoá để khai báo hằng
- pi, bankinh: là các hằng được gán giá trị tương ứng là 3.14 và 2.
- Không thể dùng câu lệnh để thay đổi giá trị của hằng.
- Khi cần thay đổi ta chỉ cần chỉnh sửa tại nơi khai báo.
Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (5’)
- Yêu cầu học lại nội dung và ghi nhớ các lệnh đã thực hành.
- Về nhà học bài, làm bài tập 1,2,3,6 trong SGK tr 33.
- Xem trước bài thực hành 3.
- HS trả lời
- HS ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BAN GIÁM HIỆU
(Duyệt)
TỔ TRƯỞNG
(Kiểm tra)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 6.docx