I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.
- Tìm hiểu một số ví dụ về biến mảng.
2. Kĩ năng:
- Việc gán giá trị, nhập giá trị và tính toán với các giá trị của một phần tử trong biến mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực - Khả năng nghiên cứu, khả năng tự học, khả năng hoạt động nhóm
II. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Tư liệu, bài soạn sách giáo khoa, máy tính cá nhân.
- HS: SGK, vở, kiến thức đã học
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Tin học khối 8 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
Tuần 24
Tiết (PPCT): 47
Tin học 8
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.
- Tìm hiểu một số ví dụ về biến mảng.
2. Kĩ năng:
- Việc gán giá trị, nhập giá trị và tính toán với các giá trị của một phần tử trong biến mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực - Khả năng nghiên cứu, khả năng tự học, khả năng hoạt động nhóm
II. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Tư liệu, bài soạn sách giáo khoa, máy tính cá nhân.
- HS: SGK, vở, kiến thức đã học
III. Hoạt động dạy học :
Nội dung
Mô tả hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (thời gian: 10 phút)
Mục tiêu: Gợi mở về dãy số và biến mảng
Program nhiet do tuan;
Var t1, t2, t3, t4, t5, t6, tb:real;
dem:integer;
Begin
Write(‘Nhap vao nhiet do cua 7 ngay:’);
readln(t1, t2, t3, t4, t5, t6, t7)/7;
dem:=0;
if t1>tb then dem:=dem+1;
if t2>tb then dem:=dem+1;
if t3>tb then dem:=dem+1;
if t4>tb then dem:=dem+1;
if t5>tb then dem:=dem+1;
if t6>tb then dem:=dem+1;
if t7>tb then dem:=dem+1;
Write(‘nhiet do trung binh tuan:’,tb);
Writeln(‘So ngay nhiet do cao hon nhiet do trung binh tuan:’,dem):
readln
End.
- GV đưa ra câu hỏi:
Nhập vào nhiệt độ (trung bình) của mỗi ngày trong tuần. Tính và in ra màn hình nhiệt độ trung bình của tuần và số lượng ngày trong tuần có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình tính được.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận viết chương trình.
- GV chiếu chương trình minh họa.
- GV nhận xét
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện 2 nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Các nhóm theo dõi, sửa lại chương trình của nhóm.
- Cả lớp theo dõi, lắng nghe
Hoạt động 2: Dãy số và biến mảng (thời gian: 30 phút)
Mục tiêu: Tìm hiểu về dãy số và biến mảng
1. Dãy số và biến mảng:
Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử.
Giá trị của biến mảng là một mảng, tức một dãy số (số nguyên, hoặc số thực) có thứ tự, mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.
* Cách khai báo:
Tên mảng: Array [ .. ] of ;
Trong đó, chỉ số đầu và chỉ số cuối là hai số nguyên thỏa mãn: Chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối
Kiểu dữ liệu có thể là integer hoặc real
Var nhietdo: array[1 ..366] of real;
Hỏi: Khi số ngày lớn thì chương trình trên có những hạn chế nào?
- Như vậy để khắc phục những hạn chế trên, người ta thường ghép chung 7 biến trên thành một dãy và đặt cho nó chung một tên và đánh cho một phần tử một chỉ số.
- Một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự và có cùng một kiểu dữ liệu là dữ liệu kiểu mảng.
- Yêu cầu HS đọc nội dung trong sách trả lời câu hỏi:
+ Dữ liệu kiểu mảng là gì?
+ Biến mảng là gì?
+ Giá trị của biến mảng?
+ Cách khai báo biến mảng?
- GV chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS các nhóm thảo luận khai báo cho Ví dụ ở Hoạt động khởi động
- GV chốt lại kiến thức.
- Phải khai báo quá nhiều biến. Chương trình phải viết rất dài.
- HS lắng nghe
- HS đọc nội dung, trả lời câu hỏi.
- Hs ghi bài
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện 2 nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Các nhóm theo dõi, sửa lại chương trình của nhóm.
- Cả lớp theo dõi, lắng nghe
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò (thời gian: 5 phút)
- Yêu cầu học lại nội dung và ghi nhớ cú pháp khai báo biến mảng đã học
- BTVN: Bài 1, 2, 3 SGK Tr 78
- Tiết sau: “Làm việc với dãy số”
- HS trả lời
- HS ghi nhớ
Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ (tt)
Tuần 24
Tiết (PPCT): 48
Tin học 8
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.
- Tìm hiểu một số ví dụ về biến mảng.
2. Kĩ năng:
- Việc gán giá trị, nhập giá trị và tính toán với các giá trị của một phần tử trong biến mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực - Khả năng nghiên cứu, khả năng tự học, khả năng hoạt động nhóm
II. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Tư liệu, bài soạn sách giáo khoa, máy tính cá nhân.
- HS: SGK, vở, kiến thức đã học
III. Hoạt động dạy học :
Nội dung
Mô tả hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (thời gian: 5 phút)
Mục tiêu: Nhắc lại về khai báo biến mảng
- GV đưa ra câu hỏi:
- Yêu cầu viết cú pháp khai báo biến mảng
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Cả lớp theo dõi, lắng nghe
Hoạt động 2: Ví dụ về biến mảng (thời gian: 35 phút)
Mục tiêu: Tìm hiểu về biến mảng
2. Ví dụ về biến mảng:
* Câu lệnh nhập và in dữ liệu
Var nhietdo: array[1 ..366] of real;
- Nhập dữ liệu:
For i:= 1 to 50 do readln (nhietdo[i]);
- In dữ liệu:
For i:= 1 to 50 do writeln (nhietdo[i]);
* Bài tập:
1) Viết chương trình khai báo biến mảng có số phần tử được nhập vào bàn phím, nhập và in các phần tử trên cũng một dòng.
Var sothuc: array[1 ..100] of real;
i, N: integer;
Begin
Writeln(‘Nhap so phan tu cua mang’);
Readln(N);
For i:= 1 to N do
Begin
Writeln(‘Phan tu thu ’, i:2);
Readln (sothuc[i]);
End;
For i:= 1 to N do writeln (sothuc[i]);
Readln
End.
BT2) Giả sử chúng ta cần viết chương trình nhập điểm kiểm tra của các học sinh trong một lớp và sau đó in ra màn hình điểm số cao nhất.
Var diemKT: array[1 ..100] of real;
i, N: integer;
Begin
Writeln(‘Nhap so luong HS cua lop’);
Readln(N);
For i:= 1 to N do
Begin
Writeln(‘Hoc sinh thu ’, i:2);
Readln (diemKT[i]);
End;
Max:= diemKT[1];
For i:= 2 to N do
If Max< diemKT[i] then Max:= diemKT[i];
writeln (‘ Diem kiem tra cao nhat’, Max);
Readln
End.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK đưa ra câu lệnh nhập hoặc in dữ liệu
- GV đưa ra bài tập:
BT1) Viết chương trình khai báo biến mảng có số phần tử được nhập vào bàn phím, nhập và in các phần tử trên cũng một dòng.
- Yêu cầu HS làm bài
- Đại diện 2 HS làm bài
- GV kiểm tra, nhận xét, chốt lại nội dung
BT2) Giả sử chúng ta cần viết chương trình nhập điểm kiểm tra của các học sinh trong một lớp và sau đó in ra màn hình điểm số cao nhất.
- Yêu cầu HS các nhóm thảo luận
- Đại diện 2 nhóm lên bảng làm bài
- 2 nhóm còn lại kiểm tra, bổ sung.
- GV kiểm tra, nhận xét, chốt lại nội dung
- HS đọc nội dung, trả lời câu hỏi.
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc kĩ đề bài
- HS làm bài
- 2 HS làm bài
- Cả lớp kiểm tra, bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS đọc kĩ đề bài
- HS các nhóm làm bài
- 2 HS đại diện lên bảng làm bài
- 2 nhóm còn lại kiểm tra, bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò (thời gian: 5 phút)
- Yêu cầu học lại nội dung và ghi nhớ các lệnh đã học
- BTVN: Bài 4,5 SGK Tr 78
- Tiết sau: Xem trước phần 3 bài “Làm việc với dãy số”
- HS nhắc lại
- HS ghi nhớ
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BAN GIÁM HIỆU
(Duyệt)
TỔ TRƯỞNG
(Kiểm tra)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 24.docx