I. Mục tiêu :
Giúp HS biết:
- Giải bài toán chuyển động cùng chiều.
- Tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
* HS khá, giỏi làm được BT3.
281 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn học Toán học lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản về tỉ số phần trăm:
- Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- Tìm một số biết giá trị một số phần trăm của nó.
* HS khá, giỏi làm được BT1 (a), BT2 (a), BT3 (b)
II. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước tính một số khi biết một số phần trăm của nó và làm lại bài tập1, 2 trang 78 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Các bài tập thực hành hôm nay sẽ giúp các em ôn lại ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm qua bài Luyện tập.
- Ghi bảng tựa bài.
* Luyện tập
Bài 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu BT 1.
+ Yêu cầu nêu dạng bài toán của phần a, b và cách làm.
+ Yêu cầu làm vào vở và chữa trên bảng.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2:
+ Gọi HS đọc yêu cầu BT 2.
+ Yêu cầu nêu dạng bài toán của phần a, b và cách giải.
+ Yêu cầu làm vào vở và chữa trên bảng.
+ Nhận xét, sửa chữa.
+ Yêu cầu HS nêu cách làm khác.
Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu nêu dạng bài toán của phần a, b và cách giải.
+ Yêu cầu làm vào vở và chữa trên bảng.
+ Nhận xét sửa chữa.
+ Yêu cầu nêu cách làm khác.
4. Củng cố :
- Nêu lần lượt ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm, yêu cầu nêu cách giải.
- Vận dụng kiến thức đã học về tỉ số phần trăm, các em sẽ thực hiện trong bài tập thực hành hay trong thực tế cuộc sống.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
-Làm các bài tập vào vở .
- Chuẩn bị bài Luyện tập chung.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu:
a) 37 : 42 = 0,8809 = 88,09%
b) Giải
Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là:
126 : 1200 = 0,105
0,105 = 10,5%
Đáp số: 10,5%
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu:
a) 97 30 : 100 = 29,1
b) Giải
Số tiền lãi là:
6 000 000 : 100 x 15 = 900 000 (đồng)
Đáp số:900 000 đồng
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu:
a) 72 100 : 30 = 240
b) Giải
Số gạo của cửa hàng trước khi bán là:
420 100 : 10,5 = 4 000 (kg)
Đáp số: 4 000 kg
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau nêu.
Tuần 17
Tiết 81
Luyện tập chung
*****
Ngày dạy : 13/12/2014
I. Mục tiêu :
Giúp HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và biết giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
* HS khá, giỏi làm được BT1 (b, c), BT2 (b), BT4.
II. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS làm lại bài tập1a, 2a, 3a trang 79 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Các bài tập thực hành hôm nay sẽ giúp các em củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân và rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm qua bài Luyện tập chung.
- Ghi bảng tựa bài.
* Luyện tập
Bài 1:
+ Nêu yêu cầu BT 1.
+ Ghi bảng lần lượt từng phép tính, yêu cầu làm vào bảng con.
+ Yêu cầu làm vào vở và chữa trên bảng.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2:
+ Nêu yêu cầu BT 2.
+ Ghi bảng lần lượt từng phần, yêu cầu nêu cách làm.
+ Yêu cầu làm vào vở và chữa trên bảng.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Hướng dẫn:
a) Tính số người tăng thêm sau 1 năm rồi tính tỉ số phần trăm của số dân tăng thêm sau 1 năm.
b) Tính số người tăng thêm ở cuối năm 2002 rồi tính số dân của phường ở cuối năm 2002.
+ Yêu cầu làm vào vở và chữa trên bảng.
+ Nhận xét sửa chữa.
Bài 4:
+ Gọi HS đọc yêu cầu BT 4.
+ Nêu dạng của bài toán.
+ Yêu cầu ghi kết quả vào bảng và giải thích.
+ Nhận xét, kết luận : Đúng là C
4. Củng cố :
- Các bài tập thực hành sẽ giúp các em vận dụng kiến thức đã học về thực hiện các phép tính với số thập phân cũng như rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm trong thực tế cuộc sống.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Làm các bài tập vào vở .
- Chuẩn bị bài Luyện tập chung.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu:
a) 216,72 : 42 = 5,16
b) 1 : 12,5 = 0,08
c) 109,98 : 42,3 = 2,6
- Xác định yêu cầu.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu:
a) (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 2
= 50,6 : 2,3 + 43,68
= 22 + 43,68 = 65,68
b) 8,16 : ( 1,32 + 3,48) - 0,345 : 2
= 8,16 : 4,8 - 0,1725
= 1,7 - 0,1725 = 1,5275
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Thực hiện theo hướng dẫn:
Giải
Cuối năm 2001, số người tăng thêm là:
15 875 - 15 625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm:
250 : 15 625 = 0,016
0,016= 1,6%
Cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
15 875 1,6 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường tăng là:
15 875 + 254 = 16 129 (người)
Đáp số: a) 1,6%; b)16 129người
- Nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 82
Luyện tập chung
*****
Ngày dạy : 14/12/2014
I. Mục tiêu :
Giúp HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
* HS khá, giỏi làm được BT4.
II. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS làm lại bài tập1, 3 trang 79 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Các bài tập thực hành hôm nay sẽ giúp các em rèn kĩ năng thực hiện các phép cũng như ôn tập chuyển đổi đơn vị đo diện tích qua bài Luyện tập chung.
- Ghi bảng tựa bài.
* Luyện tập
Bài 1:
+ Nêu yêu cầu BT 1.
+ Ghi bảng lần lượt từng hỗn số, yêu cầu làm vào bảng con.
+ Yêu cầu nêu cách làm.
+ Nhận xét, sửa chữa.
+ Yêu cầu nêu cách làm khác.
Bài 2:
+ Nêu yêu cầu BT 2.
+ Yêu cầu làm vào vở và chữa trên bảng.
+ Nhận xét, sửa chữa: Kết quả là
a) x = 0,09 b) x = 0,1
Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Nêu câu hỏi gợi ý và ghi bảng tóm tắt:
Ngày thứ nhất máy hút : 35% lượng nước
Ngày thứ hai máy hút : 40% lượng nước
Ngày thứ ba máy hút : % lượng nước ?
+ Yêu cầu làm vào vở và chữa trên bảng.
+ Nhận xét sửa chữa.
+ Yêu cầu nêu cách làm khác.
Bài 4:
+ Gọi HS đọc yêu cầu BT 4.
+ Yêu cầu nhắc lại mối liên hệ giũa mét vuông và héc-ta.
+ Yêu cầu ghi kết quả vào bảng con.
+ Nhận xét, kết luận :
D / 805m2 = 0,0805 ha
4. Củng cố :
- Các bài tập thực hành sẽ giúp các em vận dụng kiến thức đã học về thực hiện các phép tính cũng như chuyển đổi đơn vị đo trong thực tế cuộc sống.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Làm các bài tập vào vở .
- Yêu cầu chuẩn bị máy tính bỏ túi để tìm hiểu bài Giới thiệu máy tính bỏ túi.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu:
4= 4=4,5 ; 3 =3= 3,8 ;
2=2 = 2,7; 1= 1= 1,48
- Nhận xét, bổ sung.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Suy nghĩ và tiếp nối nhau trả lời.
- Thực hiện theo hướng dẫn:
Giải
Hai ngày đầu máy bơm hút được:
35% + 40% = 75%
Ngày thứ ba máy bơm hút được:
100% - 75% = 25%
Đáp số: 25%
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 83
Giới thiệu máy tính bỏ túi
*****
Ngày dạy : 15/12/2014
I. Mục tiêu :
Giúp HS bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, toán về tỉ số phần trăm.
II. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS làm lại bài tập 2, 3 trang 80 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Các em sẽ làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ ,nhân, chia và tính phần trăm qua bài Giới thiệu máy tính bỏ túi.
- Ghi bảng tựa bài.
a) Làm quen với máy tính bỏ túi
- Yêu cầu quan sát và nêu nhận xét màn hình, bàn phím của máy tính theo nhóm đôi.
- Yêu cầu ấn phím ON/ C và phím OFF, nêu kết quả quan sát được.
b) Thực hiện các phép tính
- Ghi bảng phép tính 25,3 + 7,09, yêu cầu bật máy và ấn các phím để thực hiện phép tính rồi nêu kết quả quan sát trên màn hình.
- Yêu cầu nêu thắc mắc và giải đáp.
* Thực hành
Bài 1:
+ Nêu yêu cầu BT 1.
+ Ghi bảng lần lượt từng phép tính, yêu cầu làm vào bảng con.
+ Yêu cầu kiểm tra lại kết quả bằng máy tính.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2:
+ Nêu yêu cầu BT 2.
+ Nêu lần lượt từng phân số, yêu cầu dùng máy tính bỏ túi để tính và ghi kết quả vào bảng con.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3:
+ Yêu cầu HS quan sát BT 3 và ghi phép tính vào bảng con.
+ Nhận xét, kết luận : 4,5 6 - 7 = 20
4. Củng cố :
- Chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu sử dụng máy tính để tính kết quả BT 3.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện nhanh và đúng.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. Làm các bài tập vào vở .
- Chuẩn bị bài Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Hai bạn ngồi cùng bàn quan sát theo yêu cầu và nêu nhận xét.
- Thực hiện theo yêu cầu và nối tiếp nhau nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu và nêu kết quả quan sát được.
- Nêu thắc mắc (nếu có).
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Bấm máy tính và nối tiếp nhau nêu kết quả kiểm tra.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát và thực hiện theo yêu cầu.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện và ghi bảng kết quả tìm được.
Tiết 84
Sử dụng máy tính bỏ túi
để giải toán về tỉ số phần trăm
*****
Ngày dạy : 16/12/2014
I. Mục tiêu :
Giúp HS biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
* HS khá, giỏi làm được BT1 (dòng 3, 4) BT2 (dòng 3, 4), BT3 (c).
II. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện lại bài tập 2 trang 82 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Các em sẽ cùng nhau ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm, đồng thời rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi qua bài Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm.
- Ghi bảng tựa bài.
a) Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40
- Nêu ví dụ 1, yêu cầu HS nêu quy tắc tính tỉ số phần trăm của 7 và 40.
- Yêu cầu sử dụng máy tính để tính thương của 7và 40 rồi suy ra kết quả phần trăm của nó.
- Hướng dẫn sử dụng máy tính và yêu cầu thực hiện trên máy tính để tính tỉ số phần trăm của 7 và 40.
b) Tính 34% của 56
- Nêu ví dụ 2, yêu cầu HS nêu quy tắc để tính 34% của 56.
- Yêu cầu thực hiện theo nhóm đôi và nêu kết quả.
- Ghi bảng kết quả: 56 34 : 100 = 19,04 và giới thiệu: Ta có thể thay 34 : 100 bằng 34%.
- Hướng dẫn, yêu cầu ấn các phím như trong SGK và so sánh với kết quả ghi bảng.
c) Tìm một số biết 65% của nó bằng 78
- Nêu ví dụ 3, yêu cầu nêu quy tắc để tìm một số biết 65% của nó bằng 78.
- Yêu cầu thực hiện theo nhóm đôi và nêu kết quả.
- Yêu cầu sử dụng máy tính để kiểm tra kết quả.
- Hướng dẫn cách tính bằng máy và yêu cầu HS thực hiện.
* Thực hành
Bài 1:
+ Yêu cầu đọc BT 1.
+ Yêu cầu thực hiện theo nhóm đôi và ghi kết quả vào bảng theo mẫu trong SGK.
+ Treo bảng phụ kẻ bảng như SGK, ghi kết quả các nhóm đã nêu.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2:
+ Gọi HS đọc yêu cầu BT 2.
+ Yêu cầu thực hiện vào vở, phát bảng nhóm cho 3 HS thực hiện.
+ Yêu cầu trình bày kết quả.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3:
+ Yêu cầu HS đọc BT 3.
+ Chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.
+ Nhận xét, sửa chữa.
4. Củng cố :
Nhờ máy tính bỏ túi ta tính được rất nhanh nhưng ở các bài sau chúng ta sẽ không sử dụng máy tính bỏ túi, vì chúng ta còn rèn luyện kĩ năng tính toán thông thường mà không cần dùng máy tính bỏ túi.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Làm các bài tập vào vở .
- Chuẩn bị bài Hình tam giác
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Chú ý và thực hiện theo hướng dẫn.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Chú ý.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Hai bạn ngồi cùng bàn thực hiện.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Chú ý và thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Hai bạn ngồi cùng bàn thực hiện.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Đính bảng nhóm và trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện và trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
Chương ba
HÌNH HỌC
-------
Tiết 85
Hình tam giác
*****
Ngày dạy : 17/12/2014
I. Mục tiêu :
Giúp HS:
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.
- Phân biệt ba dạng của hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
* HS khá, giỏi làm được BT3.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các dạng hình tam giác như trong SGK.
- Ê ke.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu sử dụng máy tính để làm lại BT 1, 2, 3 trang 83-84 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Bài đầu tiên của chương hình học sẽ giúp các em nhận biết về đặc điểm của hình tam giác, nhận biết đáy và đường cao của hình tam giác cũng như phân biệt ba dạng hình tam giác qua bài Hình tam giác.
- Ghi bảng tựa bài.
a) Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- Vẽ tam giác ABC lên bảng.
A
B C
- Yêu cầu HS:
+ Chỉ ra ba cạnh, ba đỉnh, ba góc của hình tam giác.
+ Viết tên ba góc, ba cạnh của hình tam giác.
- Nhận xét và ghi bảng tên ba góc, ba cạnh, ba đỉnh của hình tam giác.
b) Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc)
- Vẽ lần lượt các hình tam giác và yêu cầu dựa vào góc để nêu đặc điểm từng hình.
- Ghi đặc điểm vào dưới mỗi hình:
Hình tam giác có Hình tam giác cómột
Ba góc nhọn góc tù và hai góc nhọn
Hình tam giác có một góc
Vuông và hai góc nhọn
(gọi là hình tam giác vuông)
c) Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng)
- Vẽ hình tam giác ABC, giới thiệu đáy và đường cao tương ứng.
A Hình tam giác ABC
Đáy BC
Đường cao AH
B H C
- Ghi bảng và giới thiệu: Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của hình tam giác.
- Vẽ lần lượt từng đường cao trong mỗi hình tam giác, hướng dẫn HS dùng ê ke để nhận biết đường cao và nêu tên đường cao ứng với tên cạnh đáy của mỗi hình tam giác.
- Nhận xét và ghi bảng tên đường cao, cạnh đáy tương ứng dưới mỗi hình.
* Thực hành
Bài 1:
+ Nêu yêu cầu BT 1.
+ Vẽ hình lên bảng và yêu cầu HS lên bảng lần lượt viết tên ba cạnh, ba góc của mỗi hình.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2:
+ Nêu yêu cầu BT 2.
+ Vẽ hình lên bảng, yêu cầu chỉ ra đường cao tương ứng với cạnh đáy vẽ trong mỗi hình tam giác.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu BT 3.
+ Hướng dẫn: Đếm số ô vuông và nửa ô vuông trong mỗi hình tam giác rồi so sánh.
+ Yêu cầu thực hiện và nêu kết quả.
+ Nhận xét, sửa chữa:
a) Diện tích hình tam giác AED và hình tam giác EDH bằng nhau.
b) Diện tích hình tam giác EBC và hình tam giác EHC bằng nhau.
c) Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.
4. Củng cố :
- Vẽ hình tam giác ABC lên bảng, chia lớp thành 4 nhóm, phát bảng nhóm và yêu cầu mỗi nhóm trình bày tên ba đỉnh, ba cạnh, ba góc, đường cao và cạnh đáy tương ứng
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện nhanh và đúng.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài đã học.
- Làm các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài Diện tích hình tam giác.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát tam giác.
- Tiếp nối nhau thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Quan sát từng hình.
- Dùng ê ke đo góc và tiếp nối nhau nêu đặc điểm từng hình.
- HS được chỉ định trình bày.
- Quan sát và tiếp nối nhau nhắc lại.
- Quan sát và thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Xác định yêu cầu.
- Quan sát hình và thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Xác định yêu cầu.
- Quan sát hình và thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
Tuần 18
Tiết 86
Diện tích hình tam giác
*****
Ngày dạy : 20/12/2014
I. Mục tiêu :
Giúp HS biết tính diện tích hình tam giác.
* HS khá, giỏi làm được BT2.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hai hình tam giác bằng nhau bằng giấy bìa.
- Kéo.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS làm lại bài tập 1, 2 trang 86 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Nắm được các yếu tố của hình tam giác, các em sẽ tìm hiểu cách tính diện tích hình tam giác qua bài Diện tích hình tam giác.
- Ghi bảng tựa bài.
a) Cắt hình tam giác
- Đính hình tam giác lên bảng và hướng dẫn:
+ Vẽ đường cao của hình tam giác.
+ Cắt theo đường cao đã vẽ, ta được hai hình tam giác.
b) Ghép thành hình chữ nhật
- Yêu cầu HS:
+ Ghép hai mảnh đã cắt với hình tam giác còn lại để được một hình đã học.
+ Nêu tên hình đã ghép và tên đường cao của hình tam giác.
- Nhận xét và kết luận: Hai hình tam giác bằng nhau, ta ghép được một hình chữ nhật.
c) So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình chữ nhật vừa ghép
- Yêu cầu HS so sánh và nêu:
+ Chiều dài hình chữ nhật ABCD và cạnh đáy DC của hình tam giác DEC.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật ABCD và chiều cao của hình tam giác DEC.
+ Diện tích của hình chữ nhật ABCD và diện tích của hình tam giác DEC.
- Ghi bảng: AB = DC; AD = BC = EH
d) Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác
- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật.
- Yêu cầu liên hệ các yếu tố của hình chữ nhật ABCD với hình tam giác DEC để tìm ra cách tích diện tích hình tam giác DEC.
- Yêu cầu nêu công thức tính diện tích hình tam giác.
- Ghi bảng quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác
* Thực hành
Bài 1:
+ Nêu yêu cầu BT 1.
+ Yêu cầu vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác và tính vào bảng con.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2:
+ Nêu yêu cầu BT 2.
+ Hướng dẫn: chuyển đổi đơn vị đo để độ dài đáy và chiều cao có cùng đơn vị.
+Yêu cầu thực hiện vào vở và chữa trên bảng.
+ Nhận xét, sửa chữa.
4. Củng cố :
- Yêu cầu nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác, các em vận dụng vào bài tập thực hành hay trong thực tế cuộc sống.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài đã học.
- Làm các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài Luyện tập.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát và chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Hai bạn ngồi cùng bàn thực hiện theo yêu cầu.
A E B
1 2
D H C
- So sánh và tiếp nối nhau nêu:
+ Chiều dài hình chữ nhật AB bằng cạnh đáy DC.
+ Chiều rộng hình chữ nhật BC bằng cạnh đáy EH.
+ Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng diện tích hình tam giác DEC.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Diện tích hình chữ nhật ABCD là DC AD = DC EH
Vậy diện tích hình tam giác DEC là DC EH : 2
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
S = hoặc S = a h : 2
(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao)
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu:
a) 8 6 : 2 = 24(cm2)
b) 2,3 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo hứơng dẫn:
a) 5m = 50 dm
50 24 : 2 = 600 (dm2)
b) 42,5 5,2 : 2 = 110,5 (m2)
- Tiếp nối nhau nêu.
Tiết 87
Luyện tập
*****
Ngày dạy : 21/12/2014
I. Mục tiêu :
Giúp HS:
- Biết tính diện tích hình tam giác.
- Biết tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông.
* HS khá, giỏi làm được BT4.
II. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác và làm lại bài tập 2 trang 88 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Các bài tập thực hành trong tiết Luyện tập hôm nay sẽ giúp các em rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác qua đó biết cách tính diện tích hình tam giác vuông.
- Ghi bảng tựa bài.
* Luyện tập
Bài 1:
+ Nêu yêu cầu BT 1.
+ Ghi bảng lần lượt từng phần, yêu cầu vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác và tính vào bảng con.
+ Gợi ý: Quan sát đơn vị đo và chuyển đổi cho cùng đơn vị để tính.
+ Nhận xét, sửa chữa và yêu cầu HS nêu cách làm khác.
Bài 2:
+ Nêu yêu cầu BT 2.
+ Vẽ bảng hình tam giác vuông ABC và EDG, yêu cầu quan sát từng hình tam giác vuông rồi chỉ ra đáy và đường cao tương ứng.
+Yêu cầu chỉ trên bảng.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3:
a) Vẽ hình và nêu yêu cầu.
+ Hướng dẫn: Yêu cầu quan sát hình và chỉ ra độ dài đáy cùng chiều cao tương ứng của mỗi hình. Đó cũng chính là hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông.
+ Yêu cầu tính diện tích của tam giác vuông vào vở và chữa trên bảng.
+ Yêu cầu nêu nhận xét về cách tính diện tích tam giác vuông.
+ Nhận xét, sửa chữa.
b) Vẽ hình và nêu yêu cầu.
+ Yêu cầu nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác vuông.
+ Yêu cầu vận dụng cách tính hình tam giác vuông để làm vào vở và nêu cách làm.
+ Nhận xét sửa chữa.
Bài 4:
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài 4.
+ Hướng dẫn: Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật rồi tính theo yêu cầu.
+ Yêu cầu làm vào vở và chữa trên bảng.
+ Nhận xét, sửa chữa.
4. Củng cố :
- Yêu cầu nhắc lại nhận xét về cách tính diện tích hình tam giác vuông.
- Các bài tập thực hành sẽ giúp các em tính diện tích hình tam giác thành thạo cũng như biết vận dụng cách tính diện tích hình tam giác vuông trong thực tế.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài đã học.
- Chuẩn bị bài Luyện tập chung.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu:
a) 30,5 12 : 2 = 183(dm2)
b) 5,3 m = 53dm
16 53 : 2 = 424(dm2)
- Tiếp nối nhau nêu.
- Xác định yêu cầu.
- Quan sát và thực hiện theo yêu cầu.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát hình và xác định yêu cầu.
- Chú ý và thực hiện theo yêu cầu.
a) 3 4 : 2 = 6(cm2)
- Tiếp nối nhau nêu: Muốn tính diện tích tam giác vuông ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.
- Quan sát hình và xác định yêu cầu.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu:
5 3 : 2 = 7,5(cm2)
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
Tiết 88
Luyện tập chung
*****
Ngày dạy : 22/12/2014
I. Mục tiêu :
Giúp HS biết:
- Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các phép tính với số thập phân.
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
* HS khá, giỏi làm được BT3, BT4 (Phần 2).
II. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS nêu nhận xét về cách tính diện tích hình tam giác vuông và làm lại bài tập 1, 3 trang 88 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Các bài tập thực hành trong tiết Luyện tập chung hôm nay sẽ giúp các em ôn tập, củng cố về các hàng của số thập phân; cộng, trừ, nhân, chia số thập phân; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân cũng như tính diện tích hình tam giác.
- Ghi bảng tựa bài.
* Luyện tập
a) Phần 1:
+ Yêu cầu làm vào vở.
+ Yêu cầu trình bài miệng.
+ Nhận xét, sửa chữa:
. Bài 1: Khoanh vào B.
. Bài 2: Khoanh vào C.
. Bài 3: Khoanh vào C.
b) Phần 2:
Bài 1:
+ Nêu yêu cầu BT 2.
+ Ghi bảng lần lượt từng câu, yêu cầu thực hiện vào bảng con.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2:
+ Nêu yêu cầu.
+ Ghi bảng lần lượt từng câu, yêu cầu thực hiện vào vở và nêu kết quả.
+ Nhận xét sửa chữa.
Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài .
+ Yêu cầu làm vào vở và chữa trên bảng.
+ Nhận xét, sửa chữa.
Bài 4:
+ Nêu yêu cầu bài.
+ Yêu cầu làm vào vở và nêu kết quả.
+ Nhận xét, sửa chữa: x = 4; x = 3,91
4. Củng cố :
- Các bài tập thực hành sẽ giúp các em vận dụng vào các bài tập thực hành cũng như trong thực tế cuộc sống.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài đã học.
- Chuẩn bị bài Kiểm tra định kì.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Thực hiện vào vở.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu:
a) 8m5dm = 8,5m
b) 8m25dm2 = 8,05m2
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu:
Giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
15 + 25 = 40(cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
2400 : 40 = 60(cm)
Diện tích hình tam giác MDC là:
60 25 : 2 = 750(cm2)
Đáp số: 750cm2
- Nhận xét, bổ sung.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét,bổ sung.
Tiết 89
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
*****
Tiết 90
Hình thang
*****
Ngày dạy : 23/12/2014
I. Mục tiêu :
Giúp HS:
- Có biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TOAN 5.doc