Giáo án môn Học vần lớp 1 - Bài 22: P - Ph – nh

1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài tiết 1

- GV chỉ bảng không thứ tự cho HS đọc. Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc câu ứng dụng:

 Mục tiêu: Đọc và hiểu nội dung tranh

 Cách tiến hành:

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?

- GV đọc mẫu câu ứng dụng

- Gọi HS đọc câu ứng dụng. GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.

- Yêu cầu HS tìm tiếng trong câu có âm vừa mới học. GV gạch chân

- GV nhận xét và tuyên dương.

3. Hoạt động 3: Luyện viết:

 

docx4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Học vần lớp 1 - Bài 22: P - Ph – nh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 17 tháng 9 năm 2018 KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: HỌC VẦN TIẾT: 47, 48 BÀI 22: P-PH – NH I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Học sinh đọc và viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chợ, phố, thị xã. Kĩ năng: - Học sinh đọc được các từ ứng dụng: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ - Học sinh đọc được câu ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.. - Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp. Thái độ: - Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt. - Tự tin trong giao tiếp. II/ Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: + Bài giảng + Bộ đồ dùng tiếng Việt + Tranh minh hoạ: từ khóa, từ ứng dụng, phần luyện nói. - Học sinh: Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng Việt. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Khởi động: Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS. Ôn lại kiến thức bài cũ. Cách tiến hành: - HS cả lớp viết bảng con: + Nhóm 1: viết từ xe chỉ + Nhóm 2: viết từ rổ khế - Gọi HS đọc bảng xoay: kẻ ô, chữ số, củ sả, rổ khế, xe chỉ.. - Gọi HS đọc câu ứng dụng: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú. - GV nhận xét. Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được học thêm hai âm mới. Đó là âm p-ph và âm nh. (GV ghi tựa bài) 2. Hoạt động 2: Dạy âm p-ph – nh Mục tiêu: HS đọc được: p-ph, nh, phố, nhà, phố xá, nhà lá. Cách tiến hành: * Âm p-ph: - GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc âm p-ph. (?) Để ghép thành tiếng phố ta cần ghép thêm âm gì và dấu gì? (GV ghi bảng) - Yêu cầu HS phân tích tiếng phố. - GV đánh vần mẫu tiếng phố. - Gọi HS đánh vần tiếng phố. - Gọi HS đọc trơn tiếng phố - GV treo tranh hỏi: Tranh vẽ gì? - GV giới thiệu phố xá, rút từ khóa: phố xá (GV ghi bảng) - Gọi HS đọc từ khóa - Yêu cầu HS đọc cột vần vừa học. *Âm nh: - GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc âm nh. (?) Em hãy so sánh âm nh và âm ph giống và khác nhau ở điểm nào? (?) Để ghép thành tiếng nhà ta cần ghép thêm âm gì và dấu gì? (GV ghi bảng) - Yêu cầu HS phân tích tiếng nhà. - GV đánh vần mẫu tiếng nhà. - Gọi HS đánh vần tiếng nhà. - Gọi HS đọc trơn tiếng nhà. - GV treo tranh hỏi: Tranh vẽ gì? - GV giới thiệu nhà lợp mái bằng lá, rút từ khóa: nhà lá (GV ghi bảng) - Gọi HS đọc từ khóa - Yêu cầu HS đọc cột vần vừa học. - Gọi HS đọc toàn bài. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chữ. Mục tiêu: HS viết được p, ph, nh, phố xá, nhà lá.. Cách tiến hành: - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn quy trình viết lần lượt các chữ. Lưu ý điểm đặt bút và điểm dừng bút, độ cao con chữ và khoảng cách giữa hai con chữ. - Yêu cầu HS viết bóng chữ: p, ph, nh - Yêu cầu HS viết bảng con chữ: p, ph, nh, phố xá, nhà lá. - GV nhận xét và sửa lỗi. 4. Hoạt động 4: Luyện đọc từ ứng dụng. Mục tiêu: Gíup HS đọc đúng các từ ứng dụng Cách tiến hành: - GV lần lượt đưa từ ứng dụng và giải nghĩa từ: + Phở bò + Phá cỗ: là cùng nhau ăn các thứ đã bày sẵn trong Tết trung thu. + Nho khô: là nho chúng ta mang đi sấy cho khô lại. + Nhổ cỏ - Gọi HS lên gạch chân âm vừa học trong từng từ. - Gọi HS đọc từ ứng dụng: + Đọc theo thứ tự + Đọc không theo thứ tự. - Gọi HS đọc lại toàn bài - GV nhận xét tiết học, chuẩn bị học tiết 2. - HS viết bảng con. Nhận xét - Cá nhân, đồng thanh - Cá nhân, đồng thanh - HS lắng nghe - HS lắng nghe - Cá nhân, đồng thanh - HS trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe - Nối tiếp – bàn – tổ - cả lớp. - Cá nhân, đồng thanh - HS theo dõi - Nối tiếp – bàn – tổ - cả lớp. - Cá nhân, đồng thanh - HS lắng nghe - Cá nhân, đồng thanh - HS trả lời - HS lắng nghe - Nối tiếp – bàn – tổ - cả lớp. - HS theo dõi - Nối tiếp – bàn – tổ - cả lớp. - Cá nhân, đồng thanh - Cá nhân, đồng thanh - HS quan sát, lắng nghe - HS viết bóng - HS viết bảng - Cá nhân, đồng thanh - Cá nhân, đồng thanh TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài tiết 1 - GV chỉ bảng không thứ tự cho HS đọc. Nhận xét, chỉnh sửa phát âm. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc câu ứng dụng: Mục tiêu: Đọc và hiểu nội dung tranh Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? - GV đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng. GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. - Yêu cầu HS tìm tiếng trong câu có âm vừa mới học. GV gạch chân - GV nhận xét và tuyên dương. 3. Hoạt động 3: Luyện viết: Mục tiêu: Rèn chữ cho HS Cách tiến hành: - GV cho HS tập viết: p, ph, nh, phố xá, nhà lá vào vở - GV nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế - GV quan sát lớp giúp đỡ em yếu kém. - GV kiểm tra vở, nhận xét, sửa lỗi sai. 4. Hoạt động 4: Luyện nói Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chợ, phố, thị xã. Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận nhóm bàn và trả lời câu hỏi: + Trong tranh vẽ cảnh gì? + Gần nhà em có chợ nào không? + Ở chợ người ta thường làm gì? + Nhà em ai hay đi chợ? + Thành phố em đang ở tên là gì? + Ở phố thường có gì? - Gọi đại diện nhóm nói trước lớp - GV nói thêm về thị xã: Ở thị xã thường ít xe và những nhà cao tầng hơn thành phố. - Tổng kết tiết học: HS đọc lại toàn bài - GV nhận xét tiết học. Dặn dò: Đọc lại bài. Xem bài 23: g – gh. - Cá nhân – đồng thanh - HS thảo luận, trả lời - HS lắng nghe - Cá nhân – đồng thanh - HS trả lời - HS tập viết - HS thảo luận - HS trình bày - HS lắng nghe - Đồng thanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 22 pph nh_12415884.docx
Tài liệu liên quan