I- MỤC TIÊU:
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, khoai, ngô, sắn. Kể tên nhưỡng thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn,.
- Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
- Say mê tìm hiểu khám phá khoa học.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 10,11 SGK.
14 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 14/8/2012
Ngày dạy:...................
Tiết 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I- MỤC TIÊU:
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sồng
- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình 4, 5 SGK.
- Phiếu học tập nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP:
Những yếu tố cần thiết cho sự sống
Con người
Động vật
Thực vật
1. Không khí
X
X
X
2. Nước
X
X
X
3. Ánh sáng
X
X
X
4. Nhiệt độ (thích hợp với từng đối tượng)
X
X
X
5. Thức ăn(phù hợp với từng đối tượng)
X
X
X
6. Nhà ở
X
7. Tình cảm gia đình
X
8. Phương tiện giao thông
X
9. Tình cảm bạn bè
X
10. Quần áo
X
11. Trường học
X
12. Sách báo
X
13. Đồ chơi
X
(những thứ khác hs kể thêm)
X
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1) Khởi động:
2) Bài cũ:
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu:
Hơm nay chúng ta học bài “Con người cần gì để sống”
* HD HS tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Động não (nhằm giúp hs liệt kê tất cả những gì hs cho là cần có cho cuộc sống của mình).
Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần cĩ cho cuộc sống của mình.
Cách tiến hành:
- Hãy kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống?
- Ghi những ý kiến của hs lên bảng.
- Vậy tóm lại con người cần những điều kiện gì để sống và phát triển?
- Rút ra kết luận: Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là:
+ Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại. .
+ Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội: tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí
- GV giáo dục học sinh ý thức bảo vệ mơi trường xung quanh như: khơng xả rác bừa bãi, giữ vệ sinh nhà cửa, trường lớp,.
* GD HS biết con người cần khơng khì, thức ăn, nước uống từ mơi trường.
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập và SGK (nhằm giúp hs phân biệt những yếu tố mà chỉ có con người mới cần với những yếu tố con người và vật khác cũng cần).
Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tơ để duy trì sự sống của mình.
Cách tiến hành:
- Phát phiếu học tập(Kèm theo) cho hs, hướng dẫn hs làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
- Hướng dẫn HS chữa bài tập.
- Nhận xét đưa ra kết quả đúng.
- Cho HS thảo luận cả lớp:
+Như mọi sinh vật khác HS cần gì để duy trì sự sộng của mình?
+Hơn hẳn những sinh vật khác cuộc sống con người cần những gì?
- Kể ra(nhiều hs)
- Tổng hợp những ý kiến đã nêu
- Bổ sung những gì còn thiếu và nhắc lại kết luận.
- HS lắng nghe.
- Họp nhóm và làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc với phiếu học tập, hs bổ sung sửa chữa.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Con người cũng như các sinh vật khác đều cần thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình.
- Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống con người còn cần nhà ở, quần áo, phương tiện đi lại và những tiện nghi khác. Ngoài nững yêu cầu về vật chất, con người còn cần những điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội
4) Củng cố:
- Trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác”
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát mỗi nhóm 20 phiếu thể hiện những điều kiện cần có để duy trì sự sống và những điều kiện các em muốn có.
- Yêu cầu HS chọn ra 10 thứ mà các em thấy cần mang theo khi đến hành tinh khác.
- Hãy chọn ra 6 thứ cần hơn cả trong 10 thứ mang theo (còn lại nộp lại cho giáo viên)
- Nhận xét trò chơi.
5) Dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Trao đổi chất ở người.
Tiết 2: TRAO ÑOÅI CHAÁT ÔÛ NGÖÔØI
I.MUÏC TIEÂU:
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô- níc, phân và nước tiểu.
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 6, 7 SGK.
- Giấy vẽ, bút vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1) Ổn định lớp:
2) Bài cũ:
- Nếu đi đến hành tinh khác em sẽ mang theo những gì? (Đưa ra các tấm bìa ghi những điều kiện cần và có thể không cần để duy trì sự sống)
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu:
Bài “Trao đổi chất ở người”.
* HD HS tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
Mục tiêu: nhằm giúp HS nắm được những gì cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống; nêu được quá trình trao đổi chất.
Cách tiến hành:
- Chia nhóm cho HS thảo luận:
- Em hãy kể tên những gì trong hình 1/SGK6.
- Trong các thứ đó thứ nào đóng vai trò quan trọng?
- Còn thứ gì không có trong hình vẽ nhưng không thể thiếu?
- Vậy cơ thể người cần lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
- Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết”và trả lời:
+ Trao đổi chất là gì?
+ Nêu vai trò của quá trình trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật.
* Kết luận:
- Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô- xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các- bô- níc để tồn tại.
- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí, từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa,cặn bã.
- Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.
- GV giáo dục HS ý thức bảo vệ mơi trường xung quanh ta.
Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
Mục tiêu: Giúp HS trình bày những kiến thức đã học.
Cách tiến hành:
- Em hãy viết hoặc vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình. (không nhất thiết theo hình 2/SGK7.
- Cho các nhóm trình bày kết quả vẽ được.
- HS thảo luận nhĩm theo nội dung do GV giao
- Xem sách và kể ra.
- Chọn ra những thứ quan trọng.
- HS trả lời. Các nhĩm khác bổ sung.
- Trình bày kết quả thảo luận:
+ Lấy vào thức ăn, nước uống, không khí. .
+ Thải ra cacbônic,phân và nước tiểu. .
- HS nhắc lại.
- Nhận giấy bút từ giáo viên.
- Viết hoặc vẽ theo trí tưởng tượng.
- Trình bày kết quả vẽ được, các nhóm nhận xét và bổ sung
4) Củng cố:
- Cơ thể người lấy vào những gì và thải ra những gì?
- Nhắc nhở HS ý thức bảo vệ mơi trường.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
TUẦN 2
Ngày soạn: 14/8/2012
Ngày dạy:28/8/2012
Tiết 3: TRAO ÑOÅI CHAÁT ÔÛ NGÖÔØI (tieáp theo)
I.MUÏC TIEÂU:
- Kể được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
-Có ý thức bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ cho bản thân cho cộng đồng.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 8,9 SGK.
- Phiếu học tập nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trính đó?
2. Hoàn thành bảng sau:
Lấy vào
Tên cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài
Thải ra
Thức ăn
Nước
Tiêu hoá
Phân
Khí Ô- xi
Hô hấp
Khí Các- bô- níc
Bài tiết nước tiểu
Nước tiểu
Da
Mồ hôi
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1) Khởi động: 2) Bài cũ:
Bài “Trao đổi chất ở người”
- Hằng ngày con người lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? Quá trình đó gọi là gì?
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu:
Bài”Trao đổi chất ở người “(tiếp theo)
* Phát triển:
- Hoạt động 1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia quá trính trao đổi chất
- Chia nhóm, giao cho các nhóm phiếu học tập (kèm theo)
- Cho các nhóm trình bày kết quảvà bổ sung sửa chữa cho nhau.
- Dựa vào kết quả làm phiếu, em hãy cho biết những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường?
- Các cơ quan nào thực hiện quá trình đó?
- Cơ quan tuần hoàn có vai trò như thế nào?
*Kết luận:
- Những biểu hiện của quá trình trao đồi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là:
+Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp: lấy khí ô- xi;thải ra khí các- bô- níc.
+Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hoá thực hiện: lấy nước và thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể; thải ra cặn bã(phân)
+Bài tiết: Do cơ quan bài tiết : Thải ra nước tiểu và mồ hôi.
- Cơ quan tuần hoàn đem máu chứa các chất dinh dưỡng và ô- xi tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem các chất thải, chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến cơ quan bài tiết để thải ra ngoài và đem khí các- bô- níc đến phổi để thải ra ngoài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người
+Trò chơi “Ghép chữ vào chỗ ”trong sơ đồ
- Phát cho các nhóm sơ đồ hình 5 trang 9 và các tấm phiếu rời gi những điều còn thiếu(chất dinh dưỡng; ô- xi; khí các- bô- níc; ô- xi và các chất dinh dưỡng; khí các- bô- níc và các chất thải; các chất thải)
- Dựa trên sơ đồ đầy đủ, em hãy trình bày mối quan hệ của các cơ quan trong cơ thể trong quá trình thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
*Kết luận:
- Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá và bài tiết mà sự trao đổi chất diễn ra bình thường, cơ thể khoẻ mạnh. Nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động cơ thể sẽ chết.
- Nhận phiếu học tập và làm việc theo nhóm với phiếu đó.
- Trình bày và bổ sung cho các nhóm khác.
- Đưa ra ý kiến.
- Các nhóm thi nhau gắn phiếu.
- Trình bày kết quả từng nhóm và nhận xét nhĩm bạn.
- Đọc phần Bạn cần biết.
4) Củng cố:
- Cơ quan nào thực hiện quá trình trao đổi khí? Thức ăn?. .
5) Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 14/8/2012
Ngày dạy:30/8/2012
Tiết 4: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN,
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I- MỤC TIÊU:
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, khoai, ngô, sắn... Kể tên nhưỡng thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn,...
- Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
- Say mê tìm hiểu khám phá khoa học.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 10,11 SGK.
- Phiếu học tập.
Bảng phân loại thức ăn:
Tên thức ăn,đồ uống
Nguồn gốc
Thực vật
Động vật
Rau cải
Đậu cô ve
Bí đao
Lạc
Thịt gà
Sữa
Nước cam
Cá
Cơm
Thịt lợn
Tôm
PHIẾU HỌC TẬP
1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa bột đường:
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất bột đường
Từ loại cây nào
1
Gạo
Cây lúa
2
Ngô
Cây ngô
3
Bánh quy
Cây lúa mì
4
Bánh mỳ
Cây lúa mì
5
Mì sợi
Cây lúa mì
6
Chuối
Cây chuối
7
Bún
Cây lúa
8
Khoai lang
Cây khoai lang
9
Khoai tây
Cây khoai tây
2. Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu? (Thực vật)
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1) Khởi động:
2) Bài cũ:
- Bài “Trao đổi chất ở người “(TT)
- Trình bày mối quan hệ của các cơ quan : tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn và bài tiết?
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu:
Bài “Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn- Vai trò của chất bột đường “
* Phát triển:
Hoạt động 1: Tập phân loại thức ăn
Mục tiêu: HS biết sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhĩm thức ăn cĩ nguồn gốc động vật hoặc nhĩm thức ăn cĩ nguồn gốc thực vật.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc và trả lời lần lược các câu hỏi trong SGK.
- Cho HS học nhóm phân loại thức ăn theo bảng sau (Kèm theo)
- Ngoài ra người ta còn phân loại thức ăn theo cách nào khác?
*Kết luận:
Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau:
- Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn thực vật hay thức ăn động vật.
- Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng được chứa nhiều ít trong thức ăn đó. Theo cách này có thể chia thành 4 nhóm:
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều vi- ta- min và chất khoáng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường
Mục tiêu: Nĩi tên và vai trị của nhưnhx thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Cách tiến hành:
- Nhìn vào hình 11 em hãy cho biết thức ăn nào chứa nhiều đường bột?
- Chất đường bột có vai trò như thế nào?
- Những thức ăn em thường ăn hàng ngày có chứa đường bột là gì?
- Trong đó những thứ nào em thích ăn?
- Nhận xét sau mỗi câu HS trả lời rồi rút ra kết luận:
+Chất đường bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì, một số loại củ như khoai, sắn, củ đậu. Đường ăn cũng thuộc loại này.
* Con người cần đến thức ăn, khơng khí, nước uống từ mơi trường.
· Hoạt động 3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
- Chia nhóm cho HS làm phiếu học tập (kèm theo)
- Chữa bài làm phiếu của các nhóm.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Làm bảng và trình bày.
- Trả lời dựa vào mục “Bạn cần biết”
- HS nhắc lại.
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS kể ra. Dựa vào mục “Bạn cần biết”/11SGK
- Làm việc nhóm các phiếu học tập.
- Trình bày kết quả làm việc và bổ sung.
4) Củng cố:
- Chất đường bột có vai trị như thế nào ?
- Nhắc nhở HS ý thức bảo vệ môi trường: ăn, uống không xả rác bừa bãi, phải bỏ đúng nơi quy định.
5) Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
TUẦN 3
Ngày soạn: 29/8/2012
Ngày dạy:4/9/2012
Tiết 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I- MỤC TIÊU:
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm ,cua,...), chất béo (mỡ, dầu, bơ...).
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-minA, D, E, K.
- Xác định được nguồn gốc của một số thức ăn có chứa chất béo và một số thức ăn có chứa chất đạm.
- Giáo dục học sinh bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 12, 13 SGK.
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất đạm
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc động vật
1
Đậu nành (Đậu tương)
x
2
Thịt lợn
x
3
Trứng
x
4
Thịt vịt
x
5
Cá
x
6
Đậu phụ
x
7
Tôm
x
8
Thịt bò
x
9
Đậu Hà Lan
x
10
Cua, ốc
x
2. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất béo
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất béo
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc động vật
1
Mỡ lợn
x
2
Lạc
x
3
Dầu ăn
x
4
Vừng (mè)
x
5
Dừa
x
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1) Khởi động:
2) Kiểm tra
- Có mấy cách để phân loại thức ăn? Đó là những cách nào?Chất bột đường có vai trò như thế nào?
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu:
Bài “Vai trò của chất đạm và chất béo”
* Phát triển:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo.
Mục tiêu: Nĩi tên và vai trị của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
Cách tiến hành:
- Hãy nhìn vào hình ở trang 12,13 và xem có những loại thức ăn nào và thức ăn nào chứa nhiều chất đạm và chất béo?
- Ở hình trang 12 có những thức ăn nào giàu chất đạm?
- Hằng ngày em ăn những thức ăn giàu chất đạm nào?
- Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn những thức ăn giàu chất đạm?
- Ở hình trang 13 có những thức ăn nào giàu chất béo?
- Kể tên những thức ăn hằng ngày giàu chất béo mà em thích ?
- Thức ăn giàu chất béo có vai trò như thế nào?
Kết luận:
- Chất đạm tham gia xay dựng và đổi mới cơ thể : làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại và tiêu mòn trong hoạt động sống. Vì vậy, chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở thịt, ca,ù trứng, sữa, sữa chua,pho mát, đậu, lạc, vừng.
- Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi- ta- min: A, D, E, K. Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thịt cá và một số hạt có nhiều dầu như vừng, lạc, đậu nành.
Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
Mục tiêu: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo cĩ nguồn gốc từ động vật và thực vật.
Cách tiến hành:
- Chia nhóm phát phiếu học tập (Kèm theo) .
- GV giáo dục HS ý thức bảo vệ mơi trường, an tồn thực phẩm trong trồng trọt, ăn uống,
- Kể ra.
- Thịt, trứng,
- Thịt, cá,. .
- Để có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Đọc mục “Bạn cần biết “
- Họp nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm phiếu, các nhóm khác bổ sung.
4) Củng cố:
- Chất đạm có vaitrò thế nào?
- Chất béo có vai trò thế nào?
5) Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 29/8/2012
Ngày dạy:6/9/2012
Tiết 6: VAI TRÒ CỦA VI- TA- MIN
CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I.MỤC TIÊU:
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min( cà rốt, lòng đỏ trứng gà, các loại rau,...), chất khoáng (thịt, cá ,trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm,...) và chất xơ (các loại rau).
-Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể:
+ Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc ddaayrvaf điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm baorhoatj động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
- Giáo dục HS bổ sung các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 14,15 SGK.
- Bảng phụ Nội dung
Tên thức ăn
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thực vật
Chứa Vi- ta- min
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
x
x
x
x
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1) Khởi động:
2) Kiểm tra:
- Hãy nêu tên những thức ăn chứa nhiều đạm. Trong đó, thức nào có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu:
Bài “Vai trò của Vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ “
* Phát triển:
Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ.
Mục tiêu: HS kể tên một số thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khống và chất xơ.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đều có 1 phiếu khổ to. (kèm theo) ,HS phải nghĩ ra các loại thức ăn và ghi vào bảng rồi đánh dầu phân loại vào các cột tương ứng.
- Trong thời gian 8- 10 phút nhóm nào ghi được nhiều sẽ thắng cuộc.
- Nhận xét các kết quả thi đua và tuyên bố nhóm thắng.
Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của vi- ta- min, chất khoáng, chất xơ và nước.
Mục tiêu:Nêu được vai trị của vi-ta-min, chất khống và chất xơ.
Cách tiến hành:
* Vi- ta- min:
- Kể tên một số vi- ta- min mà em biết. Nêu vai trò của vi- ta- min đó.
- Thức ăn chứa vi- ta- min có vai trò như thế nào đối với cơ thể.
Kết luận:
Vi- ta- min là chất không trực tiếp tham gia vào việc xây dựng cơ thể(như đạm) và không cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động (như bột, đường) . Nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vi- ta- min cơ thể sẽ bị bệnh.
VD:
+ Thiếu vit A : mắc bệnh khô mắt, quáng gà
+ Thiếu vit D : mắc bệnh còi xương ở trẻ
+ Thiếu vit C : mắc bệnh chảy máu chân răng. .
+ Thiếu vit B : bị phù. .
* Chất khoáng:
- Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó.
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể.
Kết luận:
- Một số chất khoáng như sắt, can- xi tham gia vào việc xay dựng cơ thể. Một số chất khoáng khác cơ thê chỉ cần một lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống. Nếu thiếu chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh.
VD:
+ Thiếu sắt gây thiếu máu.
+ Thiếu can- xi ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim, khả năng tạo huyết và đông máu, gây loãng xương ở người lớn.
+ Thiếu I- ốt sinh ra bướu cổ.
* Chất xơ và nước:
- Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ?
- Hàng ngày chúng ta cần uống bao nhiêu nước ? tại sao cần uống đủ nước?
Kết luận:
- Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá giúp việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải các chất cặn bã ra ngoài.
- Hằng ngày chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, hằng ngày chúng ta cận uống đủ nước.
- Các nhóm thi đua điền vào bảng và trình bày sản phẩm.
- Kể tên và nêu vai trò.
- HS nhắc lại.
- Nêu tên chất khoáng.
HS nêu
- Vì chất sơ cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá giúp việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải các chất cặn bã ra ngoài.
- Hằng ngày chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước
- Nhắc lại.
4) Củng cố:
- Cho HS nhắc lại mục “Bạn cần biết” .
5) Dặn dò:
- Nhắc nhở HS ăn uống cho đủ chất để cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
- Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa hoc tuan 1 - 3.doc