Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Tuần 11 đến tuần 18

I- MỤC TIÊU:

 Nêu đặc điểm chính ủa nước sạch và nước bị ô nhiễm:

- Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.

- Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.

- GDHS ý thức bảo vệ nguồn nước.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 52, 53 SGK.

- Hs chuẩn bị theo nhóm:

+Một chai nước sông, ao, hồ (hoặc nước đã dùng rửa tay, giặt khăn. .) ;một chai nước giếng hoặc nước máy.

+Hai chai không.

+Hai phễu lọc nước; bông để lọc nước.

+Một kính lúp (nếu có) .

 

doc31 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Tuần 11 đến tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến thành các nhóm mục đích: tẩy rửa, vui chơi giải trí, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp - Em biết nước dùng với mục đích giải trí nào? - Vai trò của nước trong nông nghiệp như thế nào? - Vai trò của nước trong công nghiệp như thế nào? - Nhóm 1: trình bày về vai trò của nước đối với con người. - Nhóm 2: trình bày về vai trò của nước đối với động vật. - Nhóm 3: trình bày về vai trò của nước đối với thực hiện. - Đọc mục “Bạn cần biết” và thảo luận cách trình bày. - Trình bày kết quả làm việc. - Nêu ý kiến. - Nêu ý kiến. Củng cố: - Ở nơi em ở, người ta dùng nước thế nào? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Nước bị ô nhiễm, nhận xét tiết học. KÝ DUYỆT HIỆU TRƯỞNG Ký duyệt TỔ TRƯỞNG Kiểm tra, ký .. . .. .. . . . Đỗ Trọng Vinh Tuần 13 Ngày dạy: 13/11/2012 Tiết 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I- MỤC TIÊU: Nêu đặc điểm chính ủa nước sạch và nước bị ô nhiễm: - Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người. - Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe. - GDHS ý thức bảo vệ nguồn nước. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 52, 53 SGK. - Hs chuẩn bị theo nhóm: +Một chai nước sông, ao, hồ (hoặc nước đã dùng rửa tay, giặt khăn. .) ;một chai nước giếng hoặc nước máy. +Hai chai không. +Hai phễu lọc nước; bông để lọc nước. +Một kính lúp (nếu có) . III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Kiểm tra: - Vai trò của nước trong cuộc sống như thế nào? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: Bài”Nước bị ô nhiễm” Phát triển: Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên . Mục tiêu: - Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm. - Giải thích tại sao nước sơng, hồ thường đục và khơng sạch. Cách tiến hành: - Chia nhóm và kiểm tra dụng cụ các nhóm mang theo dùng để quan sát và thí nghiệm. Yêu cầu hs đọc mục Quan sát và Thực hành trang 52 SGK để biết cách làm. - Nhận xét các nhóm. Kết luận: - Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dúng rồi thường bị nhiễm bẩn nhiều đất, cát, đặc biệt là nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường bị vẩn đục. (nước hồ ao có nhiều loại tảo sinh sống nên thường có màu xanh) - Nước mưa giữa trời, nước giếng, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát, bụi nên thường trong. Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch. Mục tiêu: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ơ nhiễm. Cách tiến hành: - Cho các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm. - Sau khi hs trình bày, cho hs mở sách ra đối chiếu. Kết luận: Như mục “Bạn cần biết” trang 53 SGK. - Làm thí nghiệm và quan sát. - Cả nhóm thống nhất chai nào là nước sông, chai nào là nước giếng, và dán nhãn cho mỗi chai. - Cả nhóm đưa ra cách giải thích . - Tiến hành thí nghiệm lọc. - Sau khi thí nghiệm, nhận ra 2 miếng bông có chất bẩn khác nhau và đưa ra nhận xét: nước sông có chứa nhiều chất bẩn hơn nước giếng như rong, rêu,đất cát. . - Thảo luận đưa ra các tiêu chuẩn một cách chủ quan. Ghi lại kết quả theo bảng sau: Tiêu chuẩn đánh giá Nước bị ô nhiễm Nước sạch 1. Màu - Đối chiếu và bổ sung. Củng cố: Nêu đặc điểm chính ủa nước sạch và nước bị ô nhiễm ? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Nguyên nhân nước bị ô nhiễm. Nhận xét tiết học. Ngày dạy: 15/11/2012 TIẾT 26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I- MỤC TIÊU: - Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước: + Xả rác, phân, nước thải bừa bãi,... + Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. + Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,.. + Vỡ đường ống dẫn dầu,... - Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. -KNS: +Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm +Kỹ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm +Kỹ năng bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm môi trường -GD học sinh có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh nguồn nước và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 54, 55 SGK. - Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra. II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Kiểm tra: Dựa vào những tiêu chuẩn nào để ta đánh giá nước có bị ô nhiễm hay không? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: Bài “Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm” Phát triển: Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. Mục tiêu: - Phân tích các nguyên nhân làm nước ở sơng, hồ, kênh, rạch, biển,... bị ô nhiễm. - Sưu tầm thơng tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ơ nhiễm nước ở địa phương. Cách tiến hành: - Yêu cầu hs quan sát các hình từ hình 1 đến hình 8 trang 54 và 55 SGK. - Hình nào cho biết nước sông/ hồ/ kênh rạch bị ô nhiễm? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? - Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn là gì? - Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây bẩn là gì? - Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây bẩn là gì? - Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn là gì? - Ở địa phương em, nước có bị ô nhiễm không? Nguyên nhân gây ô nhiễm là gì? - Cho hs hỏi và trả lời nhau dựa vào các hình, hướng dẫn các nhóm. - Gọi một số hs trình bày kết quả làm việc nhóm. Kết luận: Cho hs đọc mục “Bạn cần biết” Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước. Mục tiêu: Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ơ nhiễm đối với sức khỏe con người. Cách tiến hành: - Chia nhóm cho các nhóm thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? Kết luận: Hs đọc mục “Bạn cần biết” - Quan sát hình trong sách. - Trả lời: Hình 1 và 4, do nước và chất thải người dân xả trực tiếp xuống. - Trả lời: Hình 2 do ống dẫn rò rỉ và chất bẩn xâm nhập. - Hình 3 do đắm tàu chở dầu. - Hình 7, 8 do khí thải nhà máy. - Hình 5, 6, 8 do phân bón, thuốc trừ sâu và chất thải các nhà máy. - Trả lời. - Hỏi và trả lời theo cặp. - Đọc SGK. - Thảo luận và trình bày dựa vào mục “Bạn cần biết” Củng cố: - Cho hs trình bày tài liệu, tranh ảnh sưu tầm. - Ở địa phương em nước bị ô nhiễm ra sao? Tác hại như thế nào? Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. KÝ DUYỆT HIỆU TRƯỞNG Ký duyệt TỔ TRƯỞNG Kiểm tra, ký .. . .. .. . . . Đỗ Trọng Vinh Tuần 14 Ngày dạy: 20/11/2012 Tiết 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi. - Biết đun sôi nước trước khi uống. Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. - GDHS bảo vệ môi trường xung quanh và bảo vệ nguồn nước sạch II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 56,57 SGK. - Phiếu học tập nhóm. PHIẾU HỌC TẬP Hãy quan sát hình 2 SGK trang 57 và đọc hướng dẫn trong mục “Bạn cần biết” để hoàn thành bảng sau: Các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch Thông tin 6. Trạm bơm đợt hai Phân phối nước sạch cho người tiêu dùng 5. Bể chứa Nước đã khử sắt, sát trùng và loại bỏ các chất bẩn khác. 1. Trạm bơm nước đợt một Lấy nước từ nguồn. 2. Dàn khử sắt- bể lắng Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước. 3. Bể lọc Tiếp tục loại các chất không tan trong nước. 4. Sát trùng Khử trùng. - Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: - Có những nguyên nhân gây ô nhiễm nước nào? - Khi nước bị ô nhiễm thì điều gì xảy ra? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: Bài “Một số cách làm sạch nước” Phát triển: Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước. Mục tiêu: Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách. Cách tiến hành: - Em thấy qua một số cách làm sạch nước nào? *Giảng: Thông thường có 3 cách làm sạch nước: a) Lọc nước - Bằng giấy lọc, bông,lót ở phễu. - Bằng sỏi, cát, than củi,đối với bể lọc. Tác dụng: tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước. b) Khử trùng nước: - Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước gia- ven. Tuy nhiên, những chất này làm nước có mùi hắc. c) Đun sôi: Đun nước cho tới khi sôi, để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết. - Hãy kể tên các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách? Hoạt động 2: Thực hành lọc nước. Mục tiêu: Biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản. Cách tiến hành: - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện như SGK trang 56. - Nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm. Kết luận: - Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là: +Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước. +Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan. Kết quả là nước đục trở thành nước trong, nhưng phương pháp này không làm chết được các vi khuẩn gây bệnh có trong nước. Vì vậy sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được. Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch Mục tiêu: Kể ra tác dụng của từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch. Cách tiến hành: - Yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 57 trả lời vào phiếu học tập (kèm theo) . - Chia nhóm và phát phiếu cho các nhóm. - Sau khi hs trình bày, yêu cầu hs xếp dây chuyền sản xuất nước sạch theo đúng thứ tự. Kết luận: Quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước: a) Lấy nước từ nguồn nước bằng máy bơm. b) Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước bằng dàn khử sắt và bể lắng. c) Tiếp tục lọc các chất không tan trong nước bằng bể lọc. d) Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác được chứa trong bể. c) Phân phối nước cho người tiêu dùng bằng máy bơm. · Hoạt động 4: Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước uống. Mục tiêu: Hiểu được sự cần thiết phải đun sơi nước. Cách tiến hành: - Nước làm sạch như những cách trên đã uống được ngay chưa? Tại sao? - Muốn có nước uống được ta phải làm sao? Kết luận: Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại các chất không tan trong nước và khử trùng. Lọc nước bằng cách đơn giản chỉ mới loại được các chất không tan trong nước, chưa loại được các vi khuẩn, chất sắt và các chất độc khác. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn lại trong nước. - Dựa vào lời giảng trả lời. - Thực hành lọc nước theo hướng dẫn SGK. - Chưa vì còn vi trùng không nhìn thấy được. - Ta phải đun sôi. Củng cố: - Tại sao ta phải đun sôi nước uống? Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. Ngày dạy: 22/11/2012 Tiết 28: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I- MỤC TIÊU: - Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước: + Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước. + Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước. + Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,... - Thực hiện bảo vệ nguồn nước. -KNS: +Bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước +Trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước - GDNLTK&HQ:HS biết những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. - GD HS:Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 58,59 SGK. - Giấy A 0 cho các nhóm, bút màu mỗi nhóm. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Kiểm tra: - Có những cách làm sạch nước nào? Tác dụng của mỗi cách? - Tại sao ta phải đun sôi nước trước khi uống? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: Bài “Bảo vệ nguồn nước” Phát triển: Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước. Mục tiêu: HS nêu được những việc nên và khơng nên để bảo vệ nguồn nước. Cách tiến hành: - Yêu cầu hs quan sát hình và trả lời câu hỏi SGK trang 58. - Cho hs hỏi và trả lời theo cặp. - Gọi một số hs trình bày kết quả làm việc. *Kết luận: Để bảo vệ nguồn nước cần: - Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ chứa nước và đường ống dẫn nước - Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước. - Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước. - Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước. Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham giabaor vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước. Cách tiến hành: - Chia nhóm và giao cho các nhóm các nhiệm vụ: +Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước. +Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. +Phân công từng thành viên làm việc. - Nhận xét sản phẩm các nhóm. - Quan sát và trả lời: * Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước: + Hình 1: Đục ống nước, sẽ làm cho các chất bẩn thấm vào nguồn nước. + Hình 2: Đổ rác xuống ao, sẽ làm nước ao bị ô nhiễm; cá và các sinh vật khác bị chết. * Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước: + Hình 3: Vút rác có thể tái chế vào một thùng riêng vừa bảo vệ được môi trường vừa tiết kiệm vì những chai lọ, túi nhựa rất khó bị phân huỷ, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh. + Hình 4: Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. + Hình 5: Khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản. + Hình 6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải, sẽ tránh được ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và không khí. - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý tưởng và phân công làm việc. - Các thành viên làm việc theo sự phân công của nhóm trưởng. - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm. Củng cố: - Trình bày sản phẩm các nhóm và yêu cầu hs tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học KÝ DUYỆT HIỆU TRƯỞNG Ký duyệt TỔ TRƯỞNG Kiểm tra, ký .. . .. .. . . . Đỗ Trọng Vinh Tuần 15 Ngày dạy: 27/11/2012 Tiết 29: TIẾT KIỆM NƯỚC I- MỤC TIÊU: - Thực hiện tiết kiệm nước. -KNS: +Xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước +Đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước +Bình luận về việc sử dụng nước,(quan điểm khác nhau về tiết kiệm nước) -GDSDTKNL&HQ: HS biết những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước. - Có ý thức tiết kiệm nước và vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 60,61 SGK. - Giấy A 0 cho các nhóm, bút màu cho học sinh. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Kiểm tra: - Tại sao ta phải bảo vệ nguồn nước? Em bảo vệ nguồn nước như thế nào? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: Bài”Tiết liệm nước” Phát triển: Hoạt động 1: Tìm hiểu tại so phải tiết kiệm nước và tiết kiệm nước như thế nào. Mục tiêu: - Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. - Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước. Cách tiến hành: - Yêu cầu hs quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trang 60, 61 SGK. - Cho hs trả lời theo cặp. - Dựa vào mục “Bạn cần biết”, hảy cho biết lí do phải tiết kiệm nứơc. - Gọi một số hs trình bày kết quả làm việc. - Gia đình, trường học và địa phương em có đủ nước dùng không? - Gia đình và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa? Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có hạn. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền của cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên nước. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. Mục tiêu: Bản thân học sinh cam kết tiết kiệm nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng tiết kiệm nước. Cách tiến hành: - Chia nhóm giao nhiệm vụ nhóm: + Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nứơc. + Thảo luận tìm ý cho tranh tuyên truyền. + Phân công cho các thành viên nhóm làm việc. - Đánh giá nhận xét - Quan sát và trả lời câu hỏi. - Những việc nên làm để tiết kiệm nguồn nước, thể hiện qua các hình sau: + Hình 1: Khoá vòi nước, không để nước chảy tràn lan. + Hình 3: Gọi thợ chữa ngay khi ống nước bị hỏng, nước bị rò rỉ. + Hình 5: Bé đánh răng, lấy nước vào cốc xong, khoá máy ngay. - Những việc không nên làm để tránh lãng phí nước, thể hiện qua các hình sau: + Hình 2: Nước chảy tràn lan không khoá máy. + Hình 4: Bé đánh răng và để nước chảy tràn lan, không khoá máy. + Hình 6: Tưới cây, để nước chảy tràn lan. - Lý do cần phải tiết kiệm nước được thể hiện qua các hình trang 61: + Hình 7: Vẽ cảnh người tắm dưới vòi sen, vặn vòi nước rất to(Thể hiện dùng nước phung phí) tương phản với cảnh người ngồi đợi hhứng nước mà không chảy. + Hinh 8: Vẽ cảnh người tắm dưới vòi sen, vặn vòi nước vừa phải, nhờ thế có nước cho người khác dùng. - Trả lời. - Hs làm việc theo nhóm, nhóm trưởng phân công các bạn làm việc. - Các nhóm trình bày sản phẩm. Đại diện các nhóm phát biểu cam kết và nêu nội dung bức tranh. Các nhóm khác góp ý. Củng cố: Vì sao ta phải tiết kiệm nước? GD HS phải tiết kiệm nước không được lãng phí. Daën doø: Chuaån bò baøi sau, nhaän xeùt tieát hoïc Ngày dạy: 29/11/2012 Tiết 30: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ? I- MỤC TIÊU: - Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đề có không khí. - GDHS có lòng ham mê khoa học II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 62, 63 SGK. - Chuẩn bị các đồ dùng thí ngiệm theo nhóm: Các túi bi lông to, dây thun, kim khâu, chậu hoặc bình thuỷ tinh, chai không, một miếng bọt biển, một viên gạch hay cục đất khô. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Kiểm tra: - Vì sao ta phải tiết kiệm nước? - Em đã tiết kiệm nước như thế nào? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: Bài “Làm thế nào để biết có không khí?” Phát triển: Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật. Mục tiêu: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí ở quanh mọi vật. Cách tiến hành: - Kiểm tra dụng cụ hs mang theo để làm thí nghiệm. - Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành trang 62 SGK và tìm hiểu cách làm. - Cả nhóm thảo luận và đưa ra giả thiết “Xung quanh ta có không khí”. Hoạt động 2: Thí nghiệm không khí có ở những chỗ rỗng của mọi vật. Mục tiêu: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả trong những chỗ rỗng của các vật. Cách tiến hành: - Chia nhóm, các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm. - Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành trang 63 SGK để biết cách làm. Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng trong vật đều có không khí. Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí. Mục tiêu: - Phát biểu định nghĩa về khí quyển. - Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đề cĩ khơng khí. Cách tiến hành: - Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì? - Em hãy cho ví dụ về không khí có ở quanh ta và trong mọi chỗ rỗng của mọi vật - Trình bày dụng cụ mang theo. - Đọc mục thực hành SGK. - Thảo luận để thí nghiệm: + Dùng 1 túi ni lông huơ qua lại cho túi căng phồng và buộc thun lại. + Lấy kim đâm thủng túi ni lông đang căng phồng, quan sát hiện tượng xảy ra chỗ kim đâm và để tay lên xem có cảm giác gì? - Đại diện các nhóm trình bày và giải thích cách nhận biết không khí có ở quanh ta. Cả nhóm bày dụng cụ thí nghiệm ra, đọc mục Thực hành trong SGK. - Cả nhómThảo luận: +Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì? + Trong những lỗ nhỏ li ti của viên đá không chứa gì? - Nhúng chìm chai vào nước rồi mở nút, thả viên đá vào nước, quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích. - Đại diện các nhóm trình bày giải thích các hiện tượng thấy được. - Khí quyển Củng cố: - Em nhận biết sự có mặt của không khí bằng cách nào? Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. KÝ DUYỆT HIỆU TRƯỞNG Ký duyệt TỔ TRƯỞNG Kiểm tra, ký .. . .. .. . . . Đỗ Trọng Vinh Tuần 16 Ngày dạy: 04/12/2012 Tiết 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I- MỤC TIÊU: - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra. - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,... - GDHS Giữ gìn bảo về không khí, môi trường xung quanh II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 64,65 SGK. - Chuẩn bị theo nhóm: + 8 đến 10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau. Dây thun để buộc bóng. + Bơm tiêm. + Bơm xe đạp (nếu có) . III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: - Khởi động: -Kiểm tra:Em hãy nêu một ví dụ chứng tỏ không khí có mặt xung quanh ta? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: Bài “Không khí có những tính chất gì?” Phát triển: Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí. Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của không khí. Cách tiến hành: - Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao? - Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi gì? Vị gì? - Đôi khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ. Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Hoạt động 2: Chơi thổi bong bóng phát hiện hình dạng của không khí. Mục tiêu:phát hiện không khí không có hình dạng nhất định. Cách tiến hành: - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu số bóng của mỗi nhóm chuẩn bị. - Trong một khoảng thời gian là 3 phút, nhóm nào thổi nhiều bóng căng không vỡ là thắng. - Hãy mô tả hình dạng số bóng vừa thổi. - Cái gì chứa trong quả bóng làm cho chúng có hình dạng như vậy? - Qua đó rút ra, không khí có hình dạng nhất định không? - Hãy nêu vài VD chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định. Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí. Mục tiêu: - Biết không khí có thể nén lại hoặc giãn ra, - Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống. Cách tiến hành: - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc mục Quan sát trang 65 SGK. - Yêu cầu hs trả lời tiếp 2 câu hỏi SGK. - Không nhìn thấy vì không khí trong suốt và không màu. - Không khí không mùi, không vị. - Đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi khác có trong không khí. Ví dụ nước hoa hay mùi rác thải - Trình bày số bóng chuẩn bị và thi đua thổi bóng. - Mô tả. - Nhắc lại. - Hs quan sát hình vẽ và mô tả hiện tượng xảy ra, sử dụng thuật ngữ nén lại và giãn ra để nói về tính chất của không khí. + Hình 2b: Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm(Nén lại) + Hình 2c: Thả tay ra, thân bơm sẽ trở về vị trí ban đầu. (Giãn ra) - Các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Trả lời 2 câu hỏi SGK: + Tác động thế nào vào chiếc bơm để chứng minh không khí có thể bị nén lại hay giãn ra. (cho hs làm thử nếu có) + Nêu một số VD về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống (bơm xe, kim tiêm. .) Củng cố: Không khí có những tính chất gì? Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. Ngày dạy: 06/12/2012 Tiết 32: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ? I- MỤC TIÊU: - Quan sát làm thí nghiệm đẻ phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc. - Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra, còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,... - Có ý thức bảo vệ không khí, môi trưỡng xanh- sạch- đẹp. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 66,67 SGK. - Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: + Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ. + Nước vôi trong. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Kiểm tra: - Em hãy nêu những tính chất của không khí? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Bài “Không khí gồm những thành phần nào?” Phát triển: Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí. Mục tiêu: Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. Cách tiến hành: - Cho các nhóm báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm. - Yêu cầu hs đọc mục “Thực hành” trang SGK để biết cách làm. - Hướng dẫn các nhóm: trước tiên cần thảo luận “Có phải không khí gồm hai thành phần chính là khí ô- xi duy trì sự cháy và khí ni- tơ không duy trì sự cháy không? - Em hãy chú ý mực nước trong cốc: + Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc? + Phần khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa hoc tuan 11 - 18.doc