Giáo án môn Lịch sử 12 cả năm

Tiết 29,30 - Bài 18

NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

(1946 – 1950)

I.Mục tiêu bài học.

 1.Kiến thức.

 - Hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc 19/ 12/ 1946.

 - Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

 - Diễn biến cuộc chiến đấu của ta trong các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

 - Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc

 - Nét chính về diển biến, kết quả và ý nghĩa chiến thắng Việt Bắc.

 - Nguyên nhân ta chủ động mở chiến dịch Biên Giới.

 - Diển biến, kết quả chiến dịch Biên Giới.

 2.Kỹ năng:

 Phân tích, đánh giá và rút ra những nhận định lịch sử

 3.Thái độ:

 Giáo dục lòng căm thù thực dân Pháp, niềm tự hào về tinh thần yêu nước, ý chi bất khuất cảu nhân dân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập cho tổ quốc. Củng cố niềm tin vào Đảng và Hồ chủ tịch.

 

doc135 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Lịch sử 12 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã hội - Thực dân Pháp: + Thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy : tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, kiểm soát việc sản xuất và phân phối, ấn định giá cả + Ra lệnh tổng động viên - Phát xít Nhật: + Buộc Pháp cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và tiền bạc chon Nhật + Bắt nông dân phá lúa trồng đay , thầu dầu phục vụ vhiến tranh. + Một số công ty Nhật đầu tư vào khai thác phục vụ nhu cầu quân sự. - Hậu quả: + Đẩy nhân dân ta vào cảnh 1 cổ 2 trồng ( Cuối 1944 đầu 1945 2 triệu đồng bào chết đói) + Kinh tế điêu tàn, kiệt quệ + Đa số các giai cấp lâm vào cảnh khốn cùng. Hoạt động2: Tìm hiểu Phong trào giải phong dân tộc (12p). 1. Mục tiêu: Tìm hiểu Phong trào giải phong dân tộc từ tháng 9 /1939 đến 3/1945. HS nắm được nội dung và ý nghĩa hội nghị 11/1939 2. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo - SGV Hoạt động của thầy và trò Nội dung cân đạt Bước 1: GV yêu cầu học sinh nêu hoàn cảnh hội nghị tháng 11/1939 HS dựa vào kiến thức đã học trình bày. -GV gợi ý để HS tìm hiểu NQ 11/39 thông qua các vấn đề : nhiệm vụ , mục tiêu trước mắt , khẩu hiệu, mục tiêu phương pháp đấu tranh của hội nghị TWĐ 11/39 , có so sánh với giai đoạn 36-39. -HS nêu các nội dung trên và có so sánh với giai đoạn trước. -GV nêu tiếp : tại sao lại có sự thay đổi như vậy? -HS : suy nghĩ trả lời.GV nhận xét , chốt ý. Bước 2: GV hỏi: HN TWĐ 11/39 có ý nghĩa như th-HS : suy nghĩ trả lời.GV nhận xét , chốt ý. II. Phong trào gải phóng dân tộc từ tháng 9/1939 đến tháng 3/1945 1. Hội nghị Ban chấp hành TWĐCSĐD tháng 11/1939. a. Hoàn cảnh: Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập tại Bà Điểm- Hóc Môn- Gia Định b. Nội dung hội nghị: - Xác định nhiệm vụ , mục tiêu trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc, làm cho ĐD hoàn tòan độc lập. -Tạm gác khẩu hiệu CMRĐ đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ, chống tô cao, lãi nặng. Khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết thay bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa. - Về mục tiêu phương pháp đấu tranh: + Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đánh đổ đế quốc và tay sai. + Từ hoạt động hợp pháp nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật . - Chủ trương thành lập MTDTTNPĐĐD thay cho MTDCDD. b. Ý nghĩa: Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược, thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng Hoạt động3: Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng(15p). 1. Mục tiêu: Tìm hiểu NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng 2. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo - SGV Hoạt động của thầy và trò Nội dung cân đạt Bước 1: GV nêu vấn đề: Tại sao NAQ lại chọn thời điểm đầu năm 1941 để về nước ? - HS có thể chưa trả lời được.GV gợi mở, dẫn dắt để làm rỏ vấn đề. -GV hỏi: Hãy tóm tắt nội dung của HNTWĐ lần thứ 8 ?So sánh với hội nghị TW lần thứ 6 ? - HS sử dụng SGK suy nghĩ trả lời. GV kết luận Bước 2: - GV hỏi: Hội nghị TW 8 có ý nghĩa như thế nào ? - HS trả lời. -GV nhận xét bổ sung 3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) a. Hoàn cảnh: + 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng + 10 đến 19/5/1941: Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pắc Bó (Hà Quảng-Cao Bằng): b.Nội dung của Hội nghị : +Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc. +Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu “giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công ” +Chủ thành lập mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh). +Xác định hình thức của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. +Coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. c.Ý nghĩa : +Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939. + Có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 Hoạt động3: Chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền(15p). 1. Mục tiêu: Tìm hiểu chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền 2. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo - SGV Hoạt động của thầy và trò Nội dung cân đạt Bước 1: GV dẫn dắt: Sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa đã để lại một bài học kinh nghiệm là muốn khởi nghĩa vũ trang phải chuẩn bị kỹ về nhiều mặt. Vì vậy công tác chuẩn bị sau hội nghị TW 8 được Đảng hết sức coi trọng Công tác chuẩn bị trải qua 2 GĐ: GĐ 1: Từ 8/1941 đến 2/1943 Xây dựng LLVT và căn cứ địa GĐ 2 : Từ 2/1943 đến giữa 8/194 gấp rút chuẩn bị. GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu thảo luận và trình bày bằng bản đồ tư duy Nhóm 1.Công tác chuẩn bị lực lượng chính trị Nhóm 2. Công tác xây dựng LLVT Nhóm 3. Xây dựng căn cứ địa cách mạng HS thảo luận và trình bày GV nhận xét chốt ý Bước 2: GV liên hệ về ngày thành lập QĐND Việt Nam. 4. Chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền: Công tác chuẩn bị trải qua 2 GĐ: GĐ 1: Từ 8/1941 đến 2/1943 Xây dựng LLVT và căn cứ địa GĐ 2 : Từ 2/1943 đến giữa 8/194 gấp rút chuẩn bị a.Xây dựng lực lượng chính trị: + Vận động quần chúng tham gia Việt Minh. + 1943 Đảng đề ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam + 1944 Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hoá Cứu quốc Việt Nam được thành lập. + Vận động ngoại kiều và binh lính tham gia CM b.Xây dựng lực lượng vũ trang: + 14/2/1941:các đội du kích ở Bắc Sơn-Vũ Nhai thống nhất thành Trung đội Cứu quốc quân I +15/91941: Trung đội Cứu quốc quân II ra đời + Cuối 1941 NAQ thành lập các đội vũ trang tự vệ. + 25/2/1944:Trung đội Cứu quốc quân III ra đời + 1943:Ban Việt Minh liên tỉnh Cao Bắc Lạng lập ra 19 ban “Xung phong Nam tiến” + 7/5/1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”(10/8/1944) + 22/12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. c. Xây dựng căn cứ địa: + Xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn-Vũ Nhai + 1941:Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm căn cứ địa + 1943 căn cứ địa mở rộng nối liến Bắc Sơn - Võ Nhai. Hoạt động4: Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền(31p). 1. Mục tiêu: Tìm hiểu Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm. 2. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo - SGV Hoạt động của thầy và trò Nội dung cân đạt Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận và tìm hiểu về khởi nghĩa từng phần theo yêu cầu: -Hoàn cảnh? -Chủ trương của Đảng? -Diễn biến? HS thiết kế và trình bày bằng bản đồ tư duy Các nhóm lần lượt lên trình bày, các học sinh ở dưới đặt câu hỏi GV nhận xét và phát vấn: - GV đặt câu hỏi:Vì sao Nhật lại đảo chính Pháp ? HS suy nghĩ trả lời Bước 2 GV Nội dung chỉ thị ”Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. em có nhận xét gì về chủ trương của Đảng. GV cho HS xem đoạn phim diễn biến cao trào kháng Nhật. GV Qua tìm hiểu về cao trào kháng Nhật cứu nước em hãy cho biết ý nghĩa của nó Bước 3: - GV đặt câu hỏi: Công việc chuẩn bị cuối cùng được chuẩn bị như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời -GV hướng dẫn hoc sinh khai thác hình 40. Lược đồ khu giải phóng Việt Bắc, nêu 1 số câu hỏi để HS khai thác kênh hình - Em hãy kể tên các tỉnh trong khu giải phóng Việt Bắc? Bước 4: GV nêu vấn đề.Đảng và quần chúng nhân dân đã chuẩn bị sẵn sàng, lực lượng trung gian đã ngã về phía cách mạng chỉ chờ thời cơ đến sẽ phát động tổng khởi nghĩa Vậy thời cơ CM là gì? Thời cơ CM T8 đến như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời - GV nhắc lại câu nói nói của Hồ Chí Minh tại lán Nà Lừa "Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn..." , làm rõ yếu tố thời cơ chín muồi của CM tháng Tám. - GV hỏi: Đảng ta đã chớp thời cơ và phát động khởi nghĩa như thế nào? Em có nhận xét gì về hành động của Đảng ta? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Bước5: GV cho hs xem phim về những ngày hào hùng của cách mạng tháng Tám và quan sát một số bức tranh về khí thế cách mạng của cách mạng Tháng Tám ở một số thành phố lớn. GV cho học sinh điền nội dung vào phiếu học tập theo mẫu đã chuẩn bị sẵn Thời gian Sự kiện tiêu biểu HS hoàn thành phiếu học tập và trình bày trước lớp GV nhận xét và cho học sinh đối chiếu kết quả. GV trích dẫn câu nói của Vua Bảo Đại"Tôi thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ" III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền: 1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) a. Hoàn cảnh lịch sử: -Thế giới : Chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, phát xít Đức, Nhật đứng trước nguy cơ thất bại. - Đông Dương: Mâu thuẫn Pháp-Nhật trở nên gay gắt - 20 giờ ngày 9/3/1945: Nhật đảo chính Pháp. Pháp đầu hàng. Nhật thiết lập chính phủ Trần Trọng Kim và đưa Bảo Đại lên làm Quốc trưởng b.Chủ trương của Đảng - Ngay trong đêm 9/3/1945 Ban thường vụ TW Đảng họp. - 12/3/1945: Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” -Nội dung chỉ thị : + Kẻ thù chính trước mắt là: phát xít Nhật + Khẩu hiệu: “Đánh đuổi Pháp Nhật”được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” + Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, bãi công,bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang, sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa + Quyết định “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa” - Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước c. Diển biến cao trào + Ở Cao-Bắc - Lạng + Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ + Ở Quãng Ngãi và một số địa phương khác + Ở đô thị lớn 2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa: - 15 đến ngày 20/4/1945: Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì. Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc Kì được thành lập. - 16/4/1945: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam - 15/5/1945: Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân - 4/6/1945: Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập. Uỷ ban lâm thời Khu giải phóng được thành lập. Việt Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng cả nước. 3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: a. Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố: * Thời cơ chín muồi - 15/8/1945: Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Nhật và chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang. - Quân đội Đồng minh chưa vào Đông Dương => Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. * Chủ trương của Đảng và mặt trận Việt minh - 13/8/1945: Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước - 14 đến ngày 15/8/1945: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào thông qua kế hoạch khởi nghĩa... - 16 đến ngày 17/8/1945: Đại hội Quốc dân triệu tập ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. b. Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa: - Từ 14/8/1945, một số địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể và vận dụng “Chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã khởi nghĩa giành chính quyền. - Chiều 16/8/1945:một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. -18/8/1945: nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền sớm nhất cả nước. - Ở Hà Nội, chiều 17/8 quần chúng tổ chức mít tinh tại Nhà hát lớn; thực hiện quyết định của Uỷ ban khởi nghĩa, tối 19/8 cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi - Ở Huế, 23/8 khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 25/8 giành chính quyền ở Sài Gòn. - 28/8/1945: cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi trong cả nước. - Chiều 30/8, Vua Bảo Đại thoái vị,chế độ phong kiến sụp đổ. Hoạt động5: Chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền(15p). 1. Mục tiêu: Tìm hiểu chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền 2. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo - SGV Hoạt động của thầy và trò Nội dung cân đạt Bước 1: GV cho học sinh xem đoạn phim về quang cảnh ngày độc lập và Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng Trường Ba Đình HS theo dõi GV ? Bản tuyên ngôn độc lập đã nêu lên nội dung gì ? HS trả lời GV nhận xét,chốt ý Dân tộc ta đã đánh đổ đế quốc và phong kiến Tuyên bố độc lập và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Khẳng định ý chí,quyết tâm bảo giữ vững nền độc lập tự do mới gành được. GV yêu cầu HS kết luận về sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà HS trả lời GV chốt ý Bước 2: GV yêu cầu học sinh gấp SGK và tài liệu có liên quan đến bài học. Sau đó GV chia lớp thành 4 nhóm theo dãy bàn và cho các nhóm thảo luận nội dung: Nguyên nhân thắng lợi cách mạng tháng Tám?Em có ý kiến gì về nhận định “cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là một sự ăn may” HS thảo luận thống nhất ý kiến và thiết kế theo bản đồ tư duy trên giấy Ao trong vòng 7 đến 10 phút và cử đại diện trình bày các HS khác có ý kiến bổ sung. GV nhận xét,bổ sung,chốt ý. Bước 3: GV chuẩn bị sẵn 2 tờ giấy Ao theo mẫu. Cột A Cột B Ý nghĩa lịch sử Bài học kinh nghiệm IV. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà được thành lập (2/9/1945): - 25/8/1945:Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam về Hà Nội. - 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà V.Nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945: 1. Nguyên nhân thắng lợi: a. Nguyên nhân chủ quan: - Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam - Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng do Hôg Chí Minh đứng đầu. - Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh và nghệ thuật chớp đúng thời cơ... - Trong những ngày khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân quyết tâm cao. Các cấp bộ đảng chỉ đạo linh hoạt sáng tạo. b. Nguyên nhân khách quan: Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng dân chủ chống phát xít đã tạo thời cơ để nhân dân đứng lên Tổng khởi nghĩa 2. Ý nghĩa lịch sử: - Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. - Mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc: độc lập, tự do, nhân dân lao động nắm chính quyền... - Góp phần làm suy yếu của chủ nghĩa đế quốc, góp phần các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. 3. Bài học kinh nghiệm: - Phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin vào thực tiễn Việt Nam - Phải tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi trên cơ sở khối liên minh công nông - Phải biết kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa. IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập:3p 1.TổngkếtCÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG Nguyên nhân Nước Việt Nam DCCH ra đời Ý nghĩa lịch sử Bài học kinh nghiệm 2. Hướng dẫn học tập Hướng dẫn học sinh về học bài cũ và soạn bài mới Ngày soạn : Ngày dạy: 12A: 12B: 12C: 12D: Chương III VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954. Tiết 27,28 - Bài 17 NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ TỪ SAU NGÀY 2- 9-1945 ĐẾN TRƯỚC 19-12-1946. I.Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức. - Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám (khó khăn to lớn và thuận lợi cơ bản) - Những biện pháp giải quyết khó khăn và kết quả đạt được. 2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xác định kiến thức , sự kiện cơ bản, làm việc theo nhóm 3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, niềm tin và tự hào vào sự lãnh dạo của Đảng và lãnh tụ HCM 4. Định hướng hình thành năng lực: - Năng lực hợp tác.- Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ to, rõ, mạch lạc. - Năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: - G. án, sgk, sgv - Tranh ảnh và tư liệu sgk - Tư liệu tham khảo sgv - Sơ đồ “Sơ kết bài học” 2. Học sinh: Sgk, bài soạn trước, bút, vở III. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định tổ chức (1p) 12A: 12B: 12C: 12D: 2.Kiểm tra bài cũ ( lồng vào nội dung bài dạy) 3. Tiến trình bài dạy: Hoạt động1: Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945(15p). 1. Mục tiêu: Tìm hiểu tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 2. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo - SGV Hoạt động của thầy và trò Nội dung cân đạt Bước 1: GV hỏi: Những khó khăn to lớn của nước ta sau cách mạng tháng Tám. Theo em khó khăn nào là cơ bản nhất ? Vì sao? - Học sinh dựa vào SGK trình bày những khó khăn và giáo viên gợi ý mối đe doạ thù trong giặc ngoài là nguy cơ nhất vì nó đe doạ đến sự tồn vong của cách mạng và nền độc lập mới giành được Bước 2: GV hỏi: Những thuận lợi cơ bản của ta là gì ? GV Nhấn mạnh : thuận lợi cơ bản và quyết định ÚNhững thuận lợi này tạo điều kiện cho cách mạng vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển. GV hỏi: Căn cứ vào tình hình nước ta sau CM, em hãy cho biết nhiệm vụ trước mắt cần phải giải quyết cấp bách của CM nước ta lúc này là gì? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý I.Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 1.Thuận lợi cơ bản -Nhân dân ta giành được chính quyền, được hưởng tự do nên rất phấn khởi, quyết tâm bảo vệ chính quyền. -Đảng, đứng đầu là CT Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo cách mạng. -Trên thế giới, hệ thống XHCN đang hình thành, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, cổ vũ nhân dân ta. 2.Khó khăn -Chính trị : Chính quyền cách mạng còn non trẻ.Lực lượng vũ trang còn yếu. -Quân đội các nước dưới danh nghĩa Đồng minh lũ lượt kéo vào : +Miền Bắc 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc theo sau chúng là bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách kéo vào nước ta, hòng cướp chính quyền của ta. +Miền Nam : Quân Anh kéo vào giúp Pháp quay lại xâm lược Việt Nam. Tay sai của Pháp ngóc đầu dậy chống phá cách mạng. +Cả nước còn 6 vạn quân Nhật -Kinh tế-Tài chính: bị chiến tranh tàn phá kiệt quệ, nạn đói hoành hoành, tài chính trống rỗng, rối loạn. -Văn hóa-xã hội : Trên 90% dân số mù chữ.Các tệ nạn xã hội : Rượu chè,cờ bạc phổ biến. => Nước ta đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Hoạt động2: Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính(31p). 1. Mục tiêu: Tìm hiểu bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính 2. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo - SGV Hoạt động của thầy và trò Nội dung cân đạt Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm như sau Nhóm 1: Nêu biện pháp và kết quả xây dựng chính quyền cách mạng ? Nhóm 2: Nêu biện pháp và kết quả giải quyết nạn đói ? Nhóm 3: Nêu biện pháp và kết quả giải quyết nạn dốt ? Nhóm 4: Nêu những biện pháp và kết quả giải quyết khó khăn về tài chính ? HS Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày GV nhận xét, bổ sung Cho HS xem tranh trong SGK - kể một số câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc thực hành tiết kiệm và cho học sinh liên hệ bản thân Bước 2: GV đặt câu hỏi: Những kết quả đạt được trên có ý nghĩa như thế nào ? HS suy nghĩ và trả lời GV nhận xét và chốt ý. II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. 1.Xây dựng chính quyền cách mạng -Ngày 6/1/1946, cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. -Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do CT Hồ Chí Minh đứng đầu. -Ngày 9/11/1946, thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 2.Giải quyết những khó khăn về kinh tế – tài chính và văn hoá – giáo dục. a. Nạn đói : - Biện pháp cấp thời trước mắt + Tổ chức quyên góp, nhường cơm sẻ áo + Điều hoà hoà thóc gạo giữa các địa phương + Nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ gạo, - Biện pháp lâu dài + Tăng gia sản xuất + Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý, giảm tô 25%, chia lại ruộng đất cho nhân dân. -Kết quả: nạn đói được đẩy lùi. b. Nạn dốt - Biện pháp trước mắt: + 8/ 1945 lập “Nha bình dân học vụ” mở các lớp bình dân học vụ xoa nạn mù chữ cho dân tộc - Kết quả: Trong một năm có 76.000 lớp học xoá mù chữ cho 2,5 triệu người. - Biện pháp lâu dài: + Sớm khai giảng các trường phổ thông và đại học, bước đầu đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục c.Giải quyết khó khăn về tài chính - Biện pháp trước mắt: + Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng” + Kết quả: Quyên góp được 370 kg vàng và 20 triệu đồng. - Biện pháp lâu dài: + Phát hành tiền Việt Nam trong cả nước thay cho tiền Đông Dương * Ý nghĩa - Cách mạng nước ta vượt qua những khó khăn, góp phần cũng cố và tăng cường sức mạnh của chính quyền và nhà nước. - Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới. - Cổ vũ, động viên nhân dân bảo vệ chính quyền và nền độc lập tự do vừa mới dành được. Hoạt động1: Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng(41p). 1. Mục tiêu: Tìm hiểu đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng 2. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo - SGV Hoạt động của thầy và trò Nội dung cân đạt Bước 1: GV hỏi: Những hành động nào chứng tỏ Pháp có dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta ? HS dựa vào SGK và hiểu biết của mình để trình bày GV nhận xét và chốt ý. GV?Cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu Pháp xâm lược đã diễn ra như thế nào ? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý GV? Cuộc chiến đấu ở đô thị có ý nghĩa như thế nào ? Bước 2: GV hỏi: GV trình bày về âm mưu của Trung Hoa dân quốc và bọn phản cách mạng khi vào nước ta. GV hỏi: - Đảng và chính phủ CM đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với quân THDQ và bọn phản CM ở phía Bắc sau CM T8.1945? Tại sao ta lại chủ trtương tạm thời hoà hoãn với quân THDQ? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý GV hỏi: Ý nghĩa của những chủ trương đó ? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Bước 3: GV chia lớp thành 3 nhóm Nhóm 1.Hoàn cảnh ký hiệp định sơ bộ? Nhóm 2. Nội dung hiệp định ? Nhóm 3. Ý nghĩa của việc hoà hoãn với Pháp ? Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày GV nhận xét và bổ sung. III. Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng. 1. Kháng chiến chống Pháp quay trở lại xâm lược ở Miền Nam. a. Thực dân Pháp trở lại gây chiến - Pháp chuẩn bị kế hoạch trở lại xâm lược - Ngày 2/9/1945 thực dân Pháp xả súng vào nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn - 23/ 9/ 1945, Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần 2. b. Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp. - Nhân dân miền Nam nhất tề đứng lên chống Pháp bằng mọi hình thức, mọi vũ khí - Nhân dân miền Bắc chi viện cho miền Nam – tổ chức các đoàn quân Nam tiến c. Ý nghĩa - Ngăn chặn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp - Góp phần bảo vệ và củng cố chính quyền 2. Đấu tranh với quốc dân Đảng và bọn phản cách mạng ở miền Bắc. - Chủ trương của Đảng : Hoà hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc. -Biện pháp đối phó +Đối với quân Trung Hoa Dân quốc : Nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi kinh tế, cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, nhận tiêu tiền Trung Quốc. +Đối với tay sai của chúng : nhường 70 ghế trong quốc hội không qua bầu cử, 4 ghế bộ trưởng, 1 ghế phó chủ tịch nước cho Nguyễn Hải Thần. + Đối với các tổ chức phản CM, tay sai của THDQ: Kiên quyết vạch trần âm mưu chia rẽ phá hoại của các tổ chức tay sai phản cách mạng, trừng trị theo pháp luật. -Ý nghĩa : +Hạn chế thấp nhất các hoạt động chống phá của Tưởng. +Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. +Tránh được xung đột vũ trang cùng một lúc với nhiều kẻ thù. 3. Hoà hoãn với Pháp nhằm gạt Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta. a.Hoàn cảnh - 28/2/1946 Pháp kí với Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa – Pháp ® Đặt Việt Nam trước hai sự lựa chọn : một là đánh Pháp, hai là hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp. -3/3/1946, Trung ương Đảng họp do Hồ Chí Minh chủ trì đã chọn giải pháp “Hòa để tiến”. -Ngày 6/3/1946, Hồ Chí Minh đã kí với đại diện chính phủ Pháp Xanh-tơ-ni bản Hiệp định Sơ bộ. b. Nội dung:(sgk) c.Ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ +Đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2 chuan_12316729.doc
Tài liệu liên quan