Giáo án môn Lịch sử địa phương

I.MỤC TIÊU:

- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.

 - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.

- Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các đại dương.

- Quả Địa cầu.

- Phiếu học tập của HS.

- Thẻ từ ghi tên các châu lục và các đại dương

 

docx9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Lịch sử tuần 31 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU : - Giúp học sinh hiểu khởi nghĩa Thái Nguyên, diễn biến giải phóng thị xã Thái Nguyên - HS biết 1 số địa danh gắn liền với lịch sử II. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi nghĩa Thái Nguyên Khởi nghĩa của binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng ở Thái Nguyên. Do Đội Cấn (Trịnh Văn Cấn) chỉ huy, Lương Ngọc Quyến và một số nhà cách mạng khác làm phụ tá. Bùng nổ hồi 23 giờ ngày 30.8.1917, bằng việc nổi dậy diệt bọn chỉ huy, chiếm trại lính khố xanh, phá ngục Thái Nguyên, giải phóng tù chính trị (bị bắt từ các cuộc Khởi nghĩa Yên Thế 1885 - 1913, Duy Tân và Phong trào Đông du trước đó), đánh chiếm các công sở của tỉnh và một số nơi khác. Riêng Trại bộ binh thuộc địa (có 65 binh sĩ) nghĩa quân không đánh chiếm được. Từ ngày 31.8, Pháp đưa quân từ Hà Nội, Phúc Yên, Bắc Giang, Yên Bái về đàn áp. Ngày 4.9, quân khởi nghĩa rút khỏi thị xã Thái Nguyên và tổ chức kháng cự ở nhiều nơi (Vũ Nhai, Phú Bình, Tam Đảo, Yên Thế, vv.) nhưng hoạt động ngày càng yếu dần. Đến 10.1. 1918, Đội Cấn tuyệt vọng và tự sát. 2. Giải phóng thị xã Thái Nguyên Ngày 16/8/1945, Đội Việt Nam Giải phóng quân do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã tiến về Thị xã Thái Nguyên. Ngày 19/8/1945 tới Thịnh Đán, T. P Thái Nguyên. Tại đây, Đội đã tập kết tại chùa Đán, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã phổ biến kế hoạch tác chiến và giao nhiệm vụ cho các đơn vị  3 giờ sáng 20/8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy một mũi quân từ chùa Đán tiến vào thị xã Thái Nguyên, nhanh chóng chiếm lĩnh bao vây các vị trí của địch. 5 giờ sáng ngày 20/8 ta gửi thư cho tỉnh trưởng Thái Nguyên yêu cầu đầu hàng  Trước đó ngày 19/8 lực lượng vũ trang và quần chúng huyện Phú Bình, Đồng Hỷ đã nổi dậy và chiếm được khu chủ sự Nhà Đèn (Đây là công trình  kiến trúc thực dân Pháp xây dựng trước năm 1945, là nơi dùng máy nổ cung cấp điện cho thị xã Thái Nguyên, chủ yếu phục vụ cho bọn lính chiếm đóng thị xã). Ngày 20/8/1945 Nhà Đèn là nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên truyền cho 60 lính bảo an đầu  hàng.  Trong thời gian chiến đấu giải phóng thị xã Thái Nguyên và các vùng lân cận (từ 20 đến 23/8/1945), đồng chí Võ Nguyên Giáp đã chọn đình Hàng Phố làm nơi đặt sở chỉ huy của lực lượng Quân Giải phóng, cùng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền.  Đình Hàng Phố, khu chủ sự Nhà Đèn đã bị phá hủy trong thời kỳ tiêu thổ kháng chiến, nhưng những cái tên ấy đã đi vào lịch sử và trở thành niềm tự hào của người dân Thái Nguyên. HS lắng nghe HS quan sát tranh, ảnh về Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến. HS nêu tên các địa danh, trường học gắn liền với cuộc khởi nghĩa VD : các con đường của TP. Thái Nguyên Các trường Tiểu học của TP. Thái Nguyên. HS lắng nghe HS quan sát ảnh tướng Võ Nguyên Giáp HS quan sát ảnh khu chủ sự Nhà Đèn HS thuật lại diễn biến - HS nêu lại ý nghĩa Tiết 2: Địa lí Giáo dục địa phương ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ KINH TẾ XÃ HỘI I. Mục đích, yêu cầu - Dân số Thái Nguyên tăng khá mạnh, gây nhiều khó khăn cho đời sống cà trong sản xuất. - Thái Nguyên là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, đông nhất là dân tộc kinh. - Trong sản xuát nông nghiệp, cây lúa được trồng nhiều ở các đồng bằng, ngoài ra còn trồng nhiều chè và cây ăn quả khác. Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi; lợn gà nuôi nhiều khu vực ven đô thị va đồng bằng. - Kể tên một số ngành công nghiệp của tỉnh. - Biết một số điểm du lịch của tỉnh như: Hồ Núi cốc; Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam II. Đồ dùng dạy học Lược đồ phân bố dân cư tỉnh Thái Nguyên III. Các hoạt động dạy, học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Dân số gia tăng dân số Y/c HS thảo luận nhóm 2 Nêu tình trạng tăng dân số của tỉnh? Liên hệ những khó khăn do dân số tăng nhanh, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất? - Nhận xét Chốt ý. 3. Hoạt động 2: Thành phần dân tộc - Thảo luận nhóm 4: - Em biết Thái Nguyên có những dân tộc náo? - Nhận xét 4. Hoạt động 3: Phân bố dân cư - Dựa vào hình 1.2 xác định vùng tập chung dân cư đông và thưa - Nhận xét, kết luận: dân cư phân bố không đều... 5. Hoạt động 4: Nông nghiệp - Nêu tên các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên? - Kết luận 6. Hoạt động 5: Công nghiệp - Kể tên một số ngành công nghiệp của tinh Thái Nguyên? - Nhận xét 7. Hoạt động 6: Du lịch - Kể tên các điểm du lịch ở Thái Nguyên? - Nhận xét 8. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - HS thảo luận nhóm 2 - HS trả lời - Nhận xét - HS thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - Thái Nguyên có nhiều thành phần dận tộc, dân tộc kinh chiếm khoang 75% dân số; còn lại là các dân tộc khác như: Tày, Nùng, San Chí, Dao.. - Nhận xét - Quan sát hình và xác định vùng dân cư - Nhận xét - HS nêu - Nhận xét - HS trả lời - Nhận xét - HS trả lời - Nhận xét Tiết 3: Lịch sử (5B) Giáo dục địa phương AN TOÀN KHU ĐỊNH HÓA THÁI NGUYÊN I. Mục tiêu - Nhận thức được tầm quan trong của ATK Định Hóa trong kháng chiến chống thực dân Pháp - Thấy khái quat khu di tích ATK Định Hóa II. Đồ dùng III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: - Vì sao lại chọn Định Hóa làm ATK tuyệt mật của Đảng? - Nhận xét 3. hoạt động 2: Em biết gì về địa danh đồi Khau Tý, xã Điềm Mặc? - Nhận xét 4. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét tiết học - HS trả lời theo tài liệu - Nhận xét - HS trả lời theo tài liệu - Nhận xét Tiết 1: Địa lí tuần 32 ÔN TẬP CUỐI NĂM I.MỤC TIÊU: - Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới. - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. - Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập. II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - Bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các đại dương. - Quả Địa cầu. - Phiếu học tập của HS. - Thẻ từ ghi tên các châu lục và các đại dương III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÁC CHÂU LỤC VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI - GV chai HS thành 6 nhóm, yêu cầu HS đọc bài tập 2 sau đó: + Nhóm 3, 4 hoàn thành bảng thống kê a (phần châu Á, Âu, Phi). + Nhóm 5, 6 hoàn thành bảng thống kê b (các châu lục còn lại) - GV giúp đỡ HS làm bài. - GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. - GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS và kết luận về đáp án đúng như sau: - HS chia thành các nhóm, kẻ bảng vào phiếu của nhóm mình và làm việc theo yêu cầu. - HS làm bài và nêu câu hỏi khi cần GV giúp đỡ. - Các nhóm 1, 3, 5 dán phiếu của mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. a) Tên nước Thuộc châu lục Tên nước Thuộc châu lục Trung Quốc Châu Á Ô-xtrây-li-a Châu Đại Dương Ai Cập Châu Phi Pháp Châu Âu Hoa Kì Châu Mĩ Lào Châu Á Liên Bang Nga Đông Âu, Bắc Á Cam-pu-chia Châu Á b) Châu lục Vị trí Đặc điểm tự nhiên Dân cư Hoạt động kinh tế Châu Á Bán cầu Bắc Đa dạng và phong phú, có cảnh biển, rừng tai-ga, đồng bằng, rừng rậm nhiệt đới, núi cao... Đông nhất thế giới, chủ yếu làd người da vàng, người dân vùng Nam Á có màu da sẫm hơn sống tập trung ở các đồng bằng Hầu hết các nước có ngành nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa gạo, bông, lúa mì, trâu, bò... Châu Âu Bán cầu Bắc Thiên nhiên vcùng ôn đới, rừng tai-ga chiếm đa số, ngoài ra co các dãy núi cao(An-pơ) quanh năm tuyết phủ... Dân cư đông thứ tư trong các châu lục trên thế giới, chủ yếu là người da trắng, sống tập trung trong cac thành phố, phân bố tương đối đều trên các châu lục. Có nền kinh tế phát triển cao, các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng là máy bay, ô tô, thiết bị, hàng điện tử, len dạ, dược phẩm , mĩ phẩm,... Châu Phi Trong khu vực chí tuyến, có đường Xích đạo đi qua giữa lãnh thổ Chủ yếu là hoang mạc xa-van vì đây là vùng có khí hậu khô nóng nhất thế giới.. Dân đông thứ hai thế giới, hầu hết là người da đen, sống tập trung ở ven biển và các thung lũng sông. Đời sống có nhiều khó khăn Kinh tế kém phát triển. tập trung khai thác khoáng sản để xuất khẩu, trồng các cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, ca cao, bông, lạc... Châu Mĩ Trải dài từ Bắc xuống Nam, là lục địa duy nhất ở bán cầu Tây Thiên nhiên đa dạng, phong phú. Rừng A-ma-dôn là rừng rậm lớn nhất thế giới. Dân cư hầu hết là người nhập cư nen nhiều thành phần từ Âu, Á, Phi, người lai, người Anh-điêng là người bản địa Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, các nông sản như lúa mì, bông, lợnbò sữa,... sản phẩm công nghiệp như máy móc, thiết bị, hàng điện tử, máy bay... Châu Đại Dương Nằm ở bán cầu Nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu nóng, khô, nhiều hoang mạc, xa-van, nhiều thực vật và động vật lạ.. Người dân Ô-xtrây-li-a và đảo Niu di-len là người gốc Anh da trắng. Dân các đảo là người bản địa có nước da sẫm, tóc đen, xoăn. Ô-xtrây-li-a là nước có nên kinh tế phát triển, nổi tiếng thé giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò,sữa. Châu Nam Cực Nằm ở vùng địa cực Lạnh nhất thế giới, chỉ có chim cánh cụt sinh sống. Không có dân sinh sống thường xuyên - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà ôn tập để kiểm tra cuối năm học . Tiết 2: Lịch Sử ÔN TẬP I.MỤC TIÊU: - Ôn tập củng cố những kiến thức lịch sử đã học. - Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay: + Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp. + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. + Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. + Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất. - Giáo dục tự hào về truyền thống của dân tộc, yêu quê hương, đất nước. II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Tranh, ảnh, tư liệu liên quan tới kiến thức các bài. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Nhận xét 3.Bài mới: a.Giới thiệu: - GV nêu mục tiêu của bài học. b.Hướng dẫn ôn tập: * Hoạt động 1: Nêu các sự kiện tiêu biểu nhất. - GV hỏi: Hãy nêu các thời kì lịch sử đã học? * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung từng thời kì lịch sử. - Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì. - GV nêu câu hỏi thảo luận. + Nội dung chính của từng thời kì. + Các niên đại quan trọng. + Các sự kiện lịch sử chính. - Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. ® Giáo viên kết luận. * Hoạt động 3: Phân tích ý nghĩa lịch sử. - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi của GV. + Hãy phân tích ý nghĩa của 2 sự kiện trọng đại cách mạng tháng 8/ 1945 và đại thắng mùa xuân 1975. - Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. ® Giáo viên nhận xét và kết luận. * Hoạt động 4: Củng cố. - GV tổng kết: + Từ sau 1975, cả nước ta cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. + Từ 1986 đến nay, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành công cuộc đổi mới thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước nhà tiến vào giai đoạn CNH – HĐH đất nước. 4. Dặn dò: - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS nghe và nhắc lại tên bài. - HS nêu 4 thời kì: + Từ 1858 đến 1930 + Từ 1930 đến 1945 + Từ 1945 đến 1954 + Từ 1954 đến 1975 - HS chia nhóm, bốc thăm nội dung thảo luận. - HS thảo luận theo nhóm với 3 nội dung câu hỏi. Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Thảo luận nhóm đôi trình bày ý nghĩa lịch sử của 2 sự kiện. + Cách mạng tháng 8/1945 và đại thắng mùa xuân 1975. - 1 số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và ghi nhớ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an ca nam_12338816.docx
Tài liệu liên quan