Giáo án môn Mĩ thuật lớp 9 - Trường THCS Thắng Quân

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu phương pháp tạo dáng và trang trí làm cho vật thể trở lên đẹp hơn, sinh động hơn. Hiểu cách tạo dáng trên cơ sở hợp lí và thuận tiện. Nâng cao thị hiếu thẩm mĩ đáp ứng yêu cầu của mọi người.

 2. Kỹ năng: - Học sinh biết áp dụng kiến thức trang trí vào thực hành bài tạo dáng và trang trí túi xách.

 3. Thái độ: - Học sinh có ý thích làm đẹp trong cuộc sống hàng ngày.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Một số túi xách khác nhau về kiểu dáng, màu sắc.

 - Một số bài trang trí của học sinh năm trước.

 - Minh hoạ cách tạo dáng và trang trí túi xách.

 2. Học sinh: - Ảnh sưu tầm về các loại túi xách.

 - Đủ đồ dùng học tập.

 

doc41 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Mĩ thuật lớp 9 - Trường THCS Thắng Quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra bài trang trí: tạo dáng và trang trí túi xách. - Đồ dùng học tập. 2. Bài mới: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài: (10 phút) - Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ có hình ảnh thuộc các vùng miền khác nhau. Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Tranh vẽ cảnh thuộc vùng miền nào? + Hình ảnh trong tranh được sắp xếp như thế nào? + Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào? + Em định vẽ hình ảnh gì vào bài vẽ hôm nay? - Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác có thể bổ sung. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và phân tích thêm về ánh sáng và màu sắc trong các khoảng thời gian khác nhau như: Sáng, trưa, chiều, ... HĐ2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ: (05 phút) - Giáo viên nhắc lại cách chọn cảnh, cắt cảnh và lược bỏ chi tiết thừa để bố cục tranh hợp lý. Dùng minh hoạ gợi ý cho học sinh cách tiến hành bài vẽ tranh theo trình tự từng bước vẽ. - Cho hoc sinh xem thêm một số bài vẽ của học sinh năm trước. * Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập: (20 phút) - Tổ chức cuộc thi vẽ tranh (05 phút) giữa các nhóm. Yêu cầu các nhóm cử người đại diện lên vẽ tranh (vẽ hình lên bảng) theo đề tài mà giáo viên cho bốc thăm ( trong thời gian thi vẽ các nhóm được quyền thay người). + Phong cảnh biển. + Cảnh miền núi. + Cảnh thành phố. + Phong cảnh đồng quê. - Sau khi các nhóm hoàn thành bài thi. Giáo viên gợi ý để các nhóm nhận xét chéo nhau (về đề tài, bố cục, hình vẽ). - Giáo viên nhận xét, góp ý thêm. - Yêu cầu học sinh vẽ bài cá nhân vào giấy A4. nhắc nhở học sinh nghiêm túc vẽ bài, gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng. I. Tìm và chọn nội dung đề tài: - Phong cảnh quê hương ở thành phố, thôn quê, trung du, miền núi, miền biển đều có những nét riêng về không gian, hình khối màu sắc và thay đổi theo thời gian sáng, trưa, chiều, tối. II. Cách vẽ: Cách vẽ cần thực hiện qua 4 bước vẽ: 1. Tìm và chọn nội dung đề tài. 2. Tìm bố cục. 3. Vẽ hình. 4. Vẽ màu. Lưu ý: Có thể vẽ cảnh ngoài trời, chọn cảnh và cắt cảnh. * Bài tập: - Vẽ một bức tranh phong cảnh quê hương trên khổ giấy A4. 3. Củng cố: (04 phút) - Treo một số bài học sinh vừa vẽ lên bảng, gợi ý để học sinh tự nhận xét đánh giá. - Giáo viên góp ý thêm cho các bài. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (01phút) - Vẽ một bức tranh phong cảnh theo ý thích, - Chuẩn bị đồ dùng giờ học sau (Đề tài phong cảnh quê hương tiết 2). Ngày dạy: Lớp 9a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................ Lớp 9b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................ Lớp 9c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................ TUẦN 6 - BÀI 5 vẽ tranh Tiết 6. ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu nội dung đề tài, cách bố cục và màu sắc trong tranh. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết cách tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh về đề tài phong cảnh quê hương. 3. Thái độ: - Học sinh thêm yêu quê hương đất nước và tự hào về nơi mình đang sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Một số bài vẽ của học sinh năm trước. - Hình minh hoạ gợi ý cách vẽ. 2. Học sinh: - Đồ dùng vẽ của học sinh III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1. Kiểm tra: (02 phút) - Đồ dùng học tập. 2. Bài mới: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung HĐ3. Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập: (38 phút) - Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại phần nội dung mà các em đã tìm hiểu ở tiết 5. + Em định vẽ hình ảnh gì vào bài vẽ hôm nay? - Giáo viên nhắc lại cách chọn cảnh, cắt cảnh và lược bỏ chi tiết thừa để bố cục tranh hợp lý. Dùng minh hoạ gợi ý cho học sinh nhớ lại cách tiến hành bài vẽ tranh theo trình tự từng bước vẽ. - Cho hoc sinh xem thêm một số bài vẽ của học sinh năm trước. - Nhắc học sinh nghiêm túc vẽ bài, gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng. Có thể cho học sinh vẽ đi vẽ ngoài trời (trong khuân viên trường học). III. Bài tập: - Vẽ một bức tranh phong cảnh quê hương trên khổ giấy A4. 3. Củng cố: (04 phút) - Treo một số bài học sinh vừa vẽ lên bảng, gợi ý để học sinh tự nhận xét, đánh giá bài. - Giáo viên góp ý thêm cho các bài. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (01phút) - Vẽ một bức tranh phong cảnh theo ý thích. - Đọc trước bài học sau. Ngày dạy: Lớp 9a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................ Lớp 9b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................ Lớp 9c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................ TUẦN 7 - BÀI 6 thường thức mỹ thuật Tiết 7. CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. 2. Kỹ năng: - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ yêu quý, trân trọng và giữ gìn các công trình văn hoá lịch sử của quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu đình làng Việt Nam. - Sách giáo khoa, sách giáo viên. 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu đình làng Việt Nam. - Sách giáo khoa, vở viết. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra: (04 phút) - Bài vẽ phong cảnh quê hương. 2. Bài mới: (01 phút) - Đình làng là thành tựu đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc và trang trí truyền thống của nước ta. Bài hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về đình làng Việt Nam: (05 phút) - Gọi 1 học sinh đọc nội dung sách giáo khoa. + Em biết gì về đình làng Việt Nam? - Học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt khái quát về đình làng Việt Nam. Đình Chu Quyến (Hà Tây) HĐ2. Tìm hiểu một vài nét về cham khắc gỗ đình làng Việt Nam: (25 phút) - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Em biết nhứng gì về đề tài, nét chạm khắc gõ đình làng Việt Nam? + Hãy nêu nội dung và tính nghệ thuật của chạm khắc gỗ đình làng? - Mời đại diện một nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận, các nhóm khác có thể bổ sung thêm. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận lại. Chơi đàn: Đình Hoàng Xá (Hà Tây) HĐ3. Tìm hiểu một vài đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam: (05 phút) + Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam có những đặc điểm gì? I. Vài nét khái quát: - Đình là nơi thờ Thành hoàng làng, đồng thời cũng là nơi bàn bạc, giải quyết việc làng và tổ chức lễ hội hằng năm. Kiến trúc đình làng mộc mạc và duyên dáng. - Các ngôi đình như Đình Bảng(Bắc Ninh), Thổ Hà, Lỗ Hạnh(Bắc Giang), Tây Đằng, Chu Quyến(Hà Tây)là tiêu biểu cho đình làng Việt Nam. II. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng: - Chạm khắc đình làng là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, độc đáo do những nghệ nhân là nông dân tạo lên. Cách chạm khắc dứt khoát, chắc tay, phóng khoáng thể hiện cuộc sống muôn màu, lạc quan, yêu đời. - Nội dung của chạm khắc đình làng miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường nhật của người dân như cảnh gánh con, trai gái vui đùa, đánh cờ tấu nhạc, các trò chơi dân gian, .... III. Một vài đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng: - Chạm khắc đình làng phản ánh những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường của nhân dân. - Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn, phóng khoáng, 3. Củng cố: (04 phút) - Hãy kể tên một vài địa điểm có những ngôi đình làng mà em biết? - Hãy nêu nội dung và cách thể hiện của chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam? - Học sinh trả lời, giáo viên củng cố lại nội dung chính của bài học. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (01phút) - Viết những nhận xét ngắn gọn về đình làng địa phương. - Chuẩn bị đồ dùng giờ học sau (bài: Tập phóng tranh ảnh). Ngày dạy: Lớp 9a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................ Lớp 9b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................ Lớp 9c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................ TUẦN 8 - BÀI 9 vẽ trang trí Tiết 8. TẬP PHÓNG TRANH, ẢNH (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết cách phóng tranh ảnh, phục vụ cho sinh hoạt học tập. Nâng caothij hiếu thẩm mĩ đáp ứng yêu cầu của mọi người. 2. Kỹ năng: - Học sinh áp dụng kiến thức trang trí vào thực hành và phóng được tranh ảnh đơn giản. 3. Thái độ: - Học sinh có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Minh hoạ gợi ý các vẽ. - Một số bài phóng tranh, ảnh của học sinh năm trước. 2. Học sinh: - Đủ đồ dùng học tập. - Tranh ảnh, mẫu. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra: (04 phút) - Tranh ảnh, mẫu, đồ dùng học tập. 2. Bài mới: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét: (08 phút) - Giáo viên giới thiệu ảnh mẫu và hình đã phóng to. Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Nêu một số tác dụng của việc phóng tranh ảnh? (Phục vụ học tập, văn hoá Phục vụ trang trí, ...). - Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác có thể bổ sung thêm. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận. - Cho học sinh xem hai bài phóng tranh bằng cách kẻ ô vuông và bằng cách kẻ ô chéo. HĐ2. Hướng dẫn học sinh cách phóng tranh, ảnh: (10 phút) - Giáo viên hướng dẫn học sinh phóng tranh theo hai cách. + Cách 1: Kẻ ô vuông. + Cách 2: Kẻ đường chéo. - Cho học sinh xem thêm một số bài vẽ của học sinh năm trước. * Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập: (18 phút) - Yêu cầu học sinh chọn một hình ảnh đơn giản để phóng. - Nhắc học sinh nghiêm túc vẽ bài, gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng. I. Quan sát, nhận xét: - Phóng tranh ảnh nhằm phục vụ cho sinh hoạt và học tập, tạo điều kiện phát triển khẳ năng quan sát, kiên trì, chính xác, II. Cách phóng tranh, ảnh: Cách 1: Kẻ ô vuông - Xác định chiều cao, ngang hình định phóng, kẻ các ô vuông vào ảnh mẫu. (Lưu ý: Nên kẻ ô vuông số chẵn). - Muốn phóng to bao nhiêu, ta tăng tỉ lệ ô vuông lên bấy nhiêu lần. - Dựa vào các ô đã kẻ để vẽ hình - So sánh các khoảng cách thật chính xác để vẽ hình cho đúng Cách 2: Kẻ đường chéo - Kẻ đường chéo, hình chữ nhật ở hình mẫu. - Đặt tranh ảnh mẫu vào góc dưới bên trái tờ giấy, dùng thước kẻ đường chéo của tranh theo tỉ lệ định phóng. - Kẻ ô ở hình lớn (giống ở ảnh mẫu). - Dựa vào hình mẫu tìm vị trí hình để phóng chính xác. - Nhìn mẫu, điều chỉnh tỉ lệ rồi ve hoàn chỉnh hình và tô màu. * Bài tập: - Tự chọn một tranh hoặc ảnh và phóng to theo ý thích. 3. Củng cố: (04 phút) - Treo một số bài học sinh vừa vẽ lên bảng, gợi ý để học sinh tự nhận xét đánh giá. - Giáo viên góp ý thêm cho các bài. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (01phút) - Chuẩn bị đồ dùng giờ học sau. Ngày dạy: Lớp 9a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................ Lớp 9b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................ Lớp 9c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................ TUẦN 9 - BÀI 9 vẽ trang trí Tiết 9. TẬP PHÓNG TRANH, ẢNH (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết cách phóng tranh ảnh, phục vụ cho sinh hoạt học tập. Nâng cao thị hiếu thẩm mĩ đáp ứng yêu cầu của mọi người. 2. Kỹ năng: - Học sinh áp dụng kiến thức trang trí vào thực hành và phóng được tranh ảnh đơn giản. 3. Thái độ: - Học sinh có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Minh hoạ gợi ý các vẽ. - Một số bài phóng tranh, ảnh của học sinh năm trước. 2. Học sinh: - Đủ đồ dùng học tập. - Tranh ảnh, mẫu. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1. Kiểm tra: (04 phút) - Tranh ảnh, mẫu, đồ dùng học tập. 2. Bài mới: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung HĐ3. Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập: (36 phút) - Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại hai cách phóng tranh. - Cho học sinh xem thêm một số bài vẽ của học sinh năm trước. Yêu cầu học sinh chọn một hình ảnh đơn giản để phóng. - Nhắc học sinh nghiêm túc vẽ bài, gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng. III. Bài tập: + Cách 1: Kẻ ô vuông. + Cách 2: Kẻ đường chéo. - Tự chọn một tranh hoặc ảnh và phóng to theo ý thích. 3. Củng cố: (04 phút) - Treo một số bài học sinh vừa vẽ lên bảng, gợi ý để học sinh tự nhận xét đánh giá. - Giáo viên góp ý thêm cho các bài. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (01phút) - Chuẩn bị đồ dùng học tập giờ học sau (Vẽ tranh - Đề tài Lễ hội). Ngày dạy: Lớp 9: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................ TUẦN 10 - BÀI 10 vẽ tranh Tiết 10. ĐỀ TÀI LỄ HỘI (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu nội dung đề tài và bố cục, màu sắc trong tranh. 2. Kỹ năng: - Học sinh nêu bật được ý định nội dung của tranh, thể hiện kiến thức về bố cục tranh, hình ảnh cân đối sống động, có xa gần, tranh có hoà sắc phù hợp với nội dung tranh. 3. Thái độ: - Học sinh yêu quê hương và những lễ hội truyền thống của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Máy chiếu, laptop. - Tranh ghép hình - Tranh các bước vẽ 2. Học sinh: - Đủ đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1. Kiểm tra: (01 phút) - Kiểm tra đồ dùng của học sinh. 2. Bài mới: ( 04 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV cho học sinh quan sát video clip về lễ hội đường phố. + Em thấy vi deo clip vừa xem nói về điều gì? HS : trả lời. GV : chốt vào bài mới HĐ1. Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài: (10 phút) - Giáo viên cho HS quan sát trên máy chiếu một số tranh, ảnh đề tài lễ hội. Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Em định vẽ hoạt động gì vào bài vẽ hôm nay? + Hình ảnh em sẽ thể hiện như thế nào? + Ở quê hương mình có những lễ hội gì? - Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác có thể bổ sung. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và gợi ý thêm. HĐ2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ: (05 phút) - Giáo viên gọi hs nhắc lại các bước của bài vẽ tranh đề tài. - GV treo tranh các bước vẽ ( sắp xếp lộn xộn ) + Cho hs nhận xét và lên sắp xếp lại - GV chốt * Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập: (18 phút) - cho học sinh vẽ bài cá nhân vào giấy A4. nhắc nhở học sinh nghiêm túc vẽ bài, gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng. I. Tìm và chọn nội dung đề tài: - Lễ hội thường có các hình thức tổ chức như: Rước kiệu, tế lễ, múa lân, múa rồng, tung còn, .... II. Cách vẽ: Cách vẽ cần thực hiện qua 4 bước vẽ: 1. Tìm và chọn nội dung đề tài. 2. Tìm bố cục. 3. Vẽ hình. + Vẽ phác hình + Vẽ chi tiết 4. Vẽ màu. * Bài tập: - Vẽ một bức tranh đề tài lễ hội trên khổ giấy A4. 3. Củng cố: (6 phút) - Treo một số bài học sinh vừa vẽ lên bảng, gợi ý để học sinh tự nhận xét đánh giá. - Tổ chức trờ chơi : xếp hình. + GV phổ biến luật chơi + Chọn 2 dãy mỗi dãy 2 em HS, cùng nhau phối hợp xếp các hình ảnh thành một bức tranh hoàn chỉnh (theo tranh mẫu trên máy chiếu) ai xếp đúng hơn nhanh hơn sẽ chiến thắng 4. Hướng dẫn học ở nhà: (01phút) - Vẽ một bức tranh đề tài lễ hội theo ý thích. - Chuẩn bị đồ dùng học sau (đề tài lễ hội – tiết 2). Ngày dạy: Lớp 9a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................ Lớp 9b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................ Lớp 9c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................ TUẦN 11 - BÀI 10 vẽ tranh Tiết 11. ĐỀ TÀI LỄ HỘI (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu nội dung đề tài và bố cục, màu sắc trong tranh. 2. Kỹ năng: - Học sinh nêu bật được ý định nội dung của tranh, thể hiện kiến thức về bố cục tranh, hình ảnh cân đối sống động, có xa gần, tranh có hoà sắc phù hợp với nội dung tranh. 3. Thái độ: - Học sinh yêu quê hương và những lễ hội truyền thống của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Minh hoạ gợi ý các vẽ. - Một số bài vẽ đề tài lễ hội của học sinh năm trước. 2. Học sinh: - Đủ đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1. Kiểm tra: (05 phút) - Bài tập phóng tranh ảnh, đồ dùng học tập. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ3. Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập: (20 phút) - Giáo viên dùng minh hoạ hướng dẫn học sinh nhớ lại cách vẽ đã học ở tiết trước. - Cho hoc sinh xem thêm một số bài vẽ tranh đề tài lễ hội của học sinh năm trước. - cho học sinh vẽ bài cá nhân vào giấy A4. nhắc nhở học sinh nghiêm túc vẽ bài, gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng. III. Bài tập: - Vẽ một bức tranh đề tài lễ hội trên khổ giấy A4. 3. Củng cố: (04 phút) - Treo một số bài học sinh vừa vẽ lên bảng, gợi ý để học sinh tự nhận xét đánh giá. - Giáo viên góp ý thêm cho các bài. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (01phút) - Vẽ một bức tranh đề tài lễ hội theo ý thích. - Chuẩn bị đồ dùng học sau (Kiểm tra 45 phút). Ngày dạy: Lớp 9a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................ Lớp 9b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................ Lớp 9c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................ TUẦN 12 - BÀI 11 vẽ trang trí Tiết 12. KIỂM TRA 45 PHÚT TRANG TRÍ HỘI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu sơ lược kiến thức về trang trí hội trường. Nâng cao thị hiếu thẩm mĩ đáp ứng yêu cầu của mọi người. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết áp dụng kiến thức trang trí vào bài thực hành, vẽ được phác thảo trang trí hội trường. 3. Thái độ: - Học sinh thấy được vẻ đẹp và sự cần thiết của trang trí hội trường. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đề, thang điểm đánh giá. 2. Học sinh: - Đủ đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra: Kiểm tra 45 phút 2. Tiến hành: ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - Vẽ phác thảo trang trí hội trường trên khổ giấy A4. Màu tự do. THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ - Điểm đạt (những bài 5 đến 10 điểm). - Điểm chưa đạt (những bài 0 đến 4,5 điểm). Mức độ cần đạt Điểm Sắp xếp bố cục mảng, hình - Sắp xếp được mảng hình trang trí. (0,5 điểm) - Sắp xếp mảng hình cân đối, thuận mắt. (0,5 điểm) - Sắp xếp mảng hình cân đối rõ trọng tâm. (01 điểm) Màu sắc, họa tiết - Tìm được nhóm chữ, họa tiết phù hợp với mảng hình trang trí. (0,5 điểm) - Phối hợp các gam màu với nhau, có đậm, có nhạt, rõ trọng tâm. Sắp xếp được nhóm chữ, họa tiết theo mảng hình. (0,5 điểm) - Màu sắc đẹp, đậm nhạt phong phú. Biết phối hợp các màu. Tạo hòa sắc riêng. Chữ và họa tiết đẹp, hấp dẫn, mang tính trang trí cao. (01 điểm) Tính sáng tạo - Tự phác thảo trang trí hội trường theo ý thích. (01 điểm) - Sản phẩm mang phong cách sáng tạo riêng, độc đáo, hấp dẫn. (02 điểm) Tính ứng dụng - Phác thảo được trang trí hội trường đơn giản. (0,5 điểm) - Vận dụng các hình trang trí vào trang trí hội trường. (01 điểm) - Vận dụng khéo léo những hình trang trí làm đẹp phác thảo trang trí hội trường. (1,5 điểm) Tổng điểm 10 điểm 3. Thu bài: 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc trước bài học sau (sơ lược về Mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam). Ngày dạy: Lớp 9a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................ Lớp 9b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................ Lớp 9c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................ TUẦN 13 - BÀI 12 thường thức mĩ thuật Tiết 13. SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu sơ lược về nghệ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam. 2. Kỹ năng: Học sinh phân tích được giá trị nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam và giá trị của mĩ thuật của các dân tộc thiểu số Việt Nam. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về mỹ thuật dân tộc Việt Nam. 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra: (05 phút) - Trả bài kiểm tra 45 phút. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét khái quát: (05 phút) - Gọi 1 học sinh đọc phần nội dung sách giáo khoa. + Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống? + Nêu mối quan hệ giữa các dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước? + Hãy kể tên một số dân tộc mà em biết? - Học sinh trả lời, giáo viên tổng hợp ý kiễn và kết luận. HĐ1. Tìm hiểu một số đặc điểm của mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam (30 phút) a. Tranh thờ và thổ cẩm: - Gọi học sinh đọc phần nội dung sách giáo khoa, chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Em biết những gì về thể loại tranh thờ cổ của các dân tộc ít người ở miền Bắc nước ta? + Tranh thờ chủ yếu của dân tộc nào? + Nhận xét bức tranh được giới thiệu trong bài? + Em biết những gì về nghệ thuật trang trí thổ cẩm? + Hoạ tiết trên thổ cẩm thường là hình gì? - Mời đại diện một nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác có thể bổ sung. - Giáo viên tổng hợp các ý kiễn và kết luận. b. Nhà rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên. - Gọi học sinh đọc phần nội dung sách giáo khoa, chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Nêu đặc điểm của nhà rông ? + Em hãy miêu tả hình dáng nhà rông theo trí tưởng tưởng tượng? + Nêu đặc điểm về tượng nhà mồ? + Đề tài tác tượng nhà mồ là gì? - Mời đại diện một nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác có thể bổ sung. - Giáo viên tổng hợp các ý kiễn và kết luận. c. Tìm hiểu về tháp và điêu khắc Chăm. - Gọi học sinh đọc phần nội dung sách giáo khoa, chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Nêu một số nét tiêu biểu về tháp Chăm? + Nêu đặc điểm của điêu khắc Chăm? + Kể thêm loại hình nghệ thuật của các dân tộc ít người mà em biết? - Mời đại diện một nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác có thể bổ sung. - Giáo viên tổng hợp các ý kiễn và kết luận. I. Vài nét khái quát: - Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Trên mảnh đất trải dài từ Bắc vào Nam có 54 cộng đồng các dân tộc sinh sống. Hàng ngàn năm nay, các dân tộc Việt Nam luôn kề vai sát cánh trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên khắc nghiệt để bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngoài những đặc điểm chung ở sự phát triển về KT -XH - VH, mỗi cộng đồng dân tộc có bản sắc văn hoá riêng. - Chính những nét văn hoá đặc sắc riêng đó đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn hoá Việt Nam. II. Một số loại hình và đặc điểm của mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam: 1. Tranh thờ và thổ cẩm. a) Tranh thờ: - Là tranh phản ánh ý thức hệ lâu đời của đồng bào các dân tộc ít người nhằm hướng thiện, răn đe cái ác và cầu may mắn, do thầy mo hoặc người khéo tay vẽ ra. - Màu là bột khoáng (lấy từ đá thiên nhiên được pha với nhựa cây sung, cây sơn, ... để vẽ). b) Thổ cẩm: - Là nghệ thuật trang trí đặc sắc trên vải, được thể hiện bằng đôi bàn tay khéo léo, tinh sảo của người phụ nữ dân tộc, hoa văn được đơn giản và cách điệu từ hình mẫu thật ngoài thiên nhiên thành những hoạ tiết, sau đó sắp xếp thể hiện, tạo nên những tác phẩm mang tính trang trí và có giá trị thẩm mỹ cao. 2. Nhà rông và tượng nhà mồ ở Tây Nguyên. a. Nhà rông. - Nhà rông to và cao hơn các nhà khác trong buôn, là nơi sinh hoạt chung của cả buôn làng, có hình dáng đặc bieetjv[í nóc nhà rất cao và được trang trí rất công phu. b. Tượng nhà mồ. - Ngoài ngôi nhà để sinh sống, Người Tây Nguyên còn làm ngôi nhà mồ rất đẹp cho người chết. Tinh hoa nghệ thuật của nhà mồ thể hiện ở kiến trúc, trang trí và đặc biệt là điêu khắc gỗ. - Tượng nhà mồ được người Tây Nguyên khéo tay, khoẻ manh dùng dìu để đục đẽo từ những khúc gỗ theo các đề tài về người và vật với các hoạt động sinh hoạt đời thường. Do đó tượng nhà mồ giàu chất ngẫu hứng, tượng trưng, mang vẻ đẹp hồn nhiên dân dã. - Điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên là pho sử thi về cuộc sống xã hội và tự nhiên của rừng núi, vừa thô sơ vừa hiện đại với ngôn ngữ hình khối đơn giản và tính cách điệu cao. 3. Tháp và điêu khắc Chăm. a. Tháp Chăm. - Là công trình kiến trúc độc đáo có nhiều tầng, các tầng thu nhỏ dần lên tới đỉnh, tháp được xây bằng gạch rất cứng. - Trang trí chạm khắc ngay vào những khối tường đã xây, gồm những hình hoa lá xen kẽ với hình người hay thú, ... - Mĩ Sơn là một quần thể kiến trúc gồm 60 di tích đền tháp lớn nhỏ. Mĩ Sơn đã được UNESCO công nhận là “di sản văn hoá thế giới”. b. Điêu khắc Chăm. - Gắn liền với các công trình kiến trúc là tượng tròn và phù điêu. Nghệ thuật tác tượng của các nghệ nhân Chăm có cách tạo khối căng tròn, nhịp điệu uyển chuyển, bố cục chặt chẽ. - Điêu khắc Chăm như một bản hợp ca về cuộc sống xã hội và tâm linh, ngôn ngữ tạo hình giản dị, có tính khái quát cao. 3. Củng cố: (04 phút) - Hãy nêu đặc điểm của tranh thờ? Thổ cẩm? Nhà rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên? - Hãy nêu một số nét tiêu biểu của tháp Chăm và điêu khắc Chăm? 4. Hướng dẫn học ở nhà: (01 phút) - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về mỹ thuật các dân tộc ít người Việt Nam - Tập quan sát các dáng người. Ngày dạy: Lớp 9a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................ Lớp 9b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................ Lớp 9c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................ TUẦN 14 - BÀI 13 vẽ theo mẫu Tiết 14 TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12308727.doc
Tài liệu liên quan