I. Mục đích yêu cầu
- Học sinh biết cách quan sát với mọi vật ở xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thể và màu sắc của chúng.
- Xé dán được tĩnh vật bằng giấy mầu.
- Thêm yêu mến thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học.
- Một số bài mẫu của học sinh.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
44 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn MĨ thuật năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo các ý sau:
. Bức tranh miêu tả một trò chơi quen thuộc của trẻ em thời kì này.
. Cách sắp xếp hình ảnh chặt chẽ với các độ đậm nhạt và phải đã tạo sự hấp dẫn của bức tranh. Tuy gam màu chủ đạo là nâu hồng nhưng do cách chuyển màu theo nhiều cung bậc nên màu sắc trong tranh không đơn điệu, tẻ nhạt.
- Kết luận: Bức tranh là tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh và nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Học sinh
Quan sát tranh và tập phan tích tranh theo sự hướng dẫn của giáo viên.
*. Tranh sơn mài: Dừng chân bên suối_ Tô Ngọc Vân
- Bức tranh diễn tả phút nghỉ ngơi thư thái trên đường đi chiến dịch bên sườn đồi vùng trung du phía Bắc.
- Tuy chỉ có ba nhân vật nhưng bức tranh đã miêu tả được không khí kháng chiến với đầy đủ các thành phần (anh Vệ quốc đoàn, bác nông dân, cô gái Thái)
- Cách diễn tả khoẻ khoắn mạch lạc. Các chi tiết như nét mặt, các nếp quần áo được diễn tả kĩ làm cho bức tranh thêm sinh động, súc tích.
- Bức tranh mang nhiều yếu tố trang trí, đơn giản về màu sắc và đường nét.
Kết luận: Hoạ sĩ đã sử dụng thành công chất liệu sơn mài trong sự tinh giản đến tối đa hình mảng nhưng tranh vẫn sinh động và hấp dẫn. Bức tranh là minh chứng cho tình quân dân thắm thiết.
*. Tranh màu bột: Du kích tập bắn_ Nguyễn Đỗ Cung
- Bức tranh ghi lại buổi tập bắn của một tổ du kích gồm có cả nông dân, công nhân và những người khác. Con người và thiên nhiên hoà trong cái nắng chói chang, rực rỡ của vùng cực nam Trung Bộ đã được lột tả trong tranh.
- Về hình thức: Với màu sắc hài hoà, trong sáng kết hợp với lối vẽ khúc chiết, hoạ sĩ đã tạo được sắc thái chân thật trong tranh.
- Kết luận: Bắc tranh vẽ bằng chất liệu màu bột , khuôn khổ nhỏ với một bút pháp khoẻ khoắn đã lột tả được đầy đủ không khí kháng chiến sôi sục của nhân dân.
*. Tranh lụa: Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung- Nam- Bắc_ Diệp Minh Châu
- Bức tranh là một tác phẩm có giá trị về tình cảm vì được hoạ sĩ vẽ bằng máu của chính mình. Bức tranh chỉ có một màu nhưng do các độ đậm nhạt của nét vẽ nên bức tranh trở nên sinh động, hấp dẫn.
- Bức tranh tượng trưng cho tình cảm yêu thương của thiếu nhi cả nước với Bác Hồ, là tình cảm chân thành của tác giả đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
- Kết luận: Tranh Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung- Nam- Bắc là tấm lòng, là tình cảm của hoạ sĩ đối với Hồ Chủ Tịch.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập(5p)
- Giáo viên đặt câu để học sinh củng cố lại kiến thức bài học
* Dặn dò, giao bài tập.
- Sưu tầm thêm tranh ảnh, bài viết liên quan đến các tác gỉa được giới thiệu trong bài.
- Chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------
Ngày soạn:8/2/2014
Ngày dạy: /2(L7A)-14/2(L7B)
Tiết 23: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐĨA TRềN.
I/ MỤC TIấU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
_ HS biết cỏch sắp xếp trong trang trớ hỡnh trũn.
2. Kỹ năng:
_ HS biết cỏch lựa chọn họa tiết và trang trớ được một đĩa trũn.
3. Thỏi độ:
_ Thớch tỡm tũi sỏng tạo ra cỏc họa tiết mới lạ. Yờu thớch việc trang trớ đĩa trũn, những vật dụng cú cựng cấu tạo.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dựng dạy- học:
- Giỏo viờn: + Giỏo ỏn, một số đĩa trũn cú trang trớ đẹp
+ Một số bài trang trớ đĩa trũn cú màu sắc đẹp.
+ Bài vẽ tốt của HS năm trước.
+ Hỡnh minh họa cỏc bước tiến hành bài vẽ này.
- Học sinh: + SGK.
+ Sưu tầm một số đĩa trũn cú trang trớ đẹp.
+ Mầu vẽ, chỡ, tẩy,com-pa, thước, vở ghi bài.
2. Phương phỏp dạy- học:
- Phương phỏp nờu vấn đề.
- Phương phỏp trực quan.
- Phương phỏp gợi mở.
- Phương phỏp luyện tập.
III/ TIẾN TRèNH DẠY HỌC:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
1.Giới thiệu bài mới:
Trong cuộc sống chỳng ta bắt gặp rất nhiều đồ vật cú dạng hỡnh trũn, trong đú cú trang trớ đĩa trũn. Vậy trang trớ đĩa trũn như thế nào? Bài hụm nay chỳng ta cựng tỡm hiểu.
2.Tiến trỡnh dạy học:
HỌAT ĐỘNG DẠY CỦA GV& HS
Noi dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sỏt, nhận xột(10p).
_ GV cho HS quan sỏt một số mẫu đĩa trũn cú trang trớ đẹp.
_ Mục đớch của việc trang trớ đĩa trũn?
_ Cỏc họa tiết trang trớ này cú giống nhau khụng?
_ Hỡnh dỏng và cỏc họa tiết như thế nào?
_ Nguyờn tắc sắp xếp họa tiết là gỡ?
_ Kớch thước của đĩa trũn ra sao?
_ Màu sắc tổng thể của đĩa trũn như thế nào?
_ So sỏnh trang trớ hỡnh trũn cơ bản với cỏi đĩa trũn cú trang trớ?
_
Trờn cơ sở HS trả lời, GV chốt ý :
_ GV giải thớch về trang trớ hỡnh trũn cơ bản và trang trớ hỡnh trũn ứng dụng ( trang trớ đĩa trũn thuộc trang trớ ứng dụng).
I/ QUAN SÁT NHẬN XẫT.
Cỏc họa tiết sử dụng trong trang trớ đĩa trũn khụng giống nhau, cỏch sắp xếp, hỡnh mảng, đối xứng qua trục hay nhắc lại tựy theo từng hỡnh thức trang trớ.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cỏch trang trớ đĩa trũn(5p)
GV yờu cầu 1HS đọc phần II.
_ HS đọc bài.
_ HS lắng nghe và quan sỏt GV minh họa trờn bảng.
GV vừa giảng vừa minh họa theo tiến trỡnh bài vẽ để HS hiểu (GV phỏc lờn bảng).
+ Trước tiờn vẽ khung hỡnh trũn kớch thước tựy chọn.
+ Chọn họa tiết và sắp xếp họa tiết theo ý thớch sao cho cõn đối và đẹp.
+ Vẽ màu tươi sỏng, khụng sử dụng quỏ nhiều màu.
II/ CÁCH TRANG TRÍ ĐĨA TRềN.
Chọn họa tiết theo ý thớch : Hoa, lỏ, súng nước, phong cảnh,
Sắp xếp họa tiết vào khung hỡnh trũn : theo nguyờn tắc đối xứng, nhắc lại, xen kẽ, hay tự do,tạo được trọng tõm của hỡnh trang trớ (cú mảng chiỳnh, mảng phụ).
_ Vẽ màu theo ý thớch, phự hợp với họa tiết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS vẽ bài(25p).
_ GV ghi yờu cầu bài tập lờn bảng.
_ GV yờu cầu HS vẽ bài.
_ GV bao quỏt lớp, theo dừi, gúp ý và khuyến khớch từng HS làm bài.
_ Quan tõm đến một số bài vẽ khỏ, giỳp cỏc em hoàn thiện cơ bản về:
+ Gợi ý về bố cục, họa tiết.
+ Gợi ý cho HS chọn màu phự hợp với họa tiết.
III/ THỰC HÀNH
Bài tập: Em hóy trang trớ một đĩa trũn với đường kớnh là 16cm. Màu sắc tựy thớch.
_ HS làm bài.
Hoạt dộng 4: Đỏnh giỏ kết quả học tập.(5p)
_ GV lấy một số bài vẽ màu tốt, cho HS nhận xột trước lớp.
_ GV nhận xột.
+ Họa tiết, bố cục..
+ Màu thể hiện.
_ GV biểu dương HS cú ý tưởng hay, mang tớnh sỏng tạo.
_ HS nhận xột.
_ HS lắng nghe, rỳt kinh nghiệm bản thõn.
3. Bài tập về nhà:
_ Về nhà hoàn thành bài trang trớ này.
_ Chuẩn bị cho tiết học sau, xem trước bài 23 : Vẽ theo mẫu : Cỏi ấm tớch và cỏi bỏt (vẽ hỡnh).
_ Xem trước bài ở nhà.
-----------------------------------------------------------
Ngày soạn:15/2/2014
Ngày dạy: /2(L7A)-21/2(L7B)
Tiết 24 - Vẽ theo mẫu
Lọ hoa và quả
(Vẽ bằng bút chì đen)
I - Mục tiêu
- Học sinh biết so sánh tỉ lệ các bộ phận của đồ vật.
- Biết cách và vẽ được bài vẽ từ bao quát đến chi tiết và gần giống mẫu.
- Học sinh thấy được vẻ đẹp của bài vẽ lọ hoa và quả.
II- Chuẩn Bị
1/ Tài liệu tham khảo:
2/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
+ Mẫu vẽ, tranh vẽ tĩnh vật của các hoạ sĩ, bài vẽ của học sinh năm trước .
+ Các bước tiến hành
- Học Sinh: Sưu tầm thêm tranh, mẫu vẽ, giấy, bút chì, tẩy.
3/ Phương pháp: Trực quan, quan sát, vấn đáp, luỵên tập.
III Tiến trình dạy- học
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ(5p): -Chấm vở btvn của 3h/s
- ĐDHT.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét(7p).
- GV giới thiệu một số bài vẽ tranh tĩnh vật mầu đẹp cho HS quan sát nhằm gây hứng thú cho HS, đồng thời đặt câu hỏi:
(?) Đây là thể loại tranh gì?
(?) Tranh vẽ những gì?
(?) Mầu sắc của tranh như thế nào?
GV giới thiệu về tranh tĩnh vật: Thường vẽ đồ vật ở dạng tĩnh.
(?) Tranh thường treo ở đâu?
GV bàu mẫu ở nhiều góc độ và nhiều cách, sau đó gợi ý cho HS nhận xét về bố cục (mẫu đẹp và mẫu chưa đẹp).
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ(8p)
GV dựa vào mẫu, đồng thời vẽ phác lên bảng hay chỉ ra ở tranh minh hoạ để hướng dẫn HS cách vẽ theo trình tự chung.
- Vẽ phác hình.
GV hướng dẫn HS quan sát ở mẫu cụ thể để thấy được:
+ Hình bao quát của mẫu.
+ Đặc điểm của mẫu:
- Vẽ phác hình lớn, nhỏ.
+ Tỉ lệ giữa lọ, hoa và quả.
- Vẽ phác mảng đậm nhạt.
- Vẻ đẹp của mẫu: Tương quan, tỉ lệ giữa lọ, hoa, quả và mầu sắc của chúng.
- HS nhận xét mẫu theo gợi ý trên.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài(20P).
GV hướng dẫn HS kĩ hơn về tỉ lệ, bố cục, mầu sắc, hình, mảng. Giáo viên theo dõi quá trình thực hành, góp ý
gợi mở phụ hợp cho từng bài.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá(5p)
- GV gợi mở để học sinh nhận xét có trọng tâm.
+ Cách sắp xếp bố cục
+ hình dáng của mẫu vật so với bài vẽ
+ diễn đạt độ đậm nhạt
- GV nhận xét tinh thần học tập của lớp.
- Dặn dò:
+Tranh thủ thời gian dỗi tập bày đồ vật và vẽ lại tho ý thích.
+Chuẩn bị đồ dùng và bài học tiếp theo
I. Quan sát, nhận xét.
- Tranh tĩnh vật là tranh vẽ về những vật tĩnh, vẽ lại bằng cảm nhận của mỗi người thông qua mẫu.
- Thường treo trong phòng ở, nơi làm việc cho căn phòng thêm đẹp, lịch sự.
II. Cách vẽ.
+ Phác khung hình: Khung hình chung, khung hình riêng của từng đồ vật
+ Tìm tỉ lệ của lọ, hoa và quả để phác hình bằng các nét chính.
+ Phác mảng đậm nhạt.
+ Đánh đậm nhạt
Quá trình vẽ luôn quan sát so sánh tương quan tỉ lệ các bộ phận , độ đậm nhạt để điều chỉnh hình, màu cho hợp lí, giống mẫu.
1 2 3
III. Thực hành.
Vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả ( vẽ hình )
Ngày soạn: 22/2/2014
Ngày dạy: 25/2(L7A)-26/2(L7B)
Tiết 25 - Vẽ theo mẫu
Lọ hoa và quả
(Vẽ màu)
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết cách vẽ tranh tĩnh vật màu và vẽ được một bức tranh theo ý thích.
- Thấy được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu, càng yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên.
II- Chuẩn Bị:
1/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Mẫu vẽ, tranh vẽ của hoạ sĩ, của học sinh năm trước.
Học Sinh: Chuẩn bị mẫu, giấy vẽ, bút chì, màu vẽ.
2/ Phương pháp : trực quan, gợi mở luyện tập.
III- Tiến trình dạy- học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Đồ dùng học tập.
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét(10p).
GV bày mẫu như tiết .
(?) Các em quan sát vào mẫu xem đã bày như bài vẽ của mình ở tiết 1 chưa. Quan sát xem chiều hướng chiếu vào vật mẫu như thế nào.
(?) Độ đậm nhạt khi ánh sáng tác động vào vật mẫu có bị thay đổi không.
(?) Mầu sắc của các vật mẫu ntn.
Hoạt động2:Hướng dẫn h/s cách vẽ(5p).
GV treo tranh minh hoạ và hướng dẫn HS làm bài.
(?) Khi vẽ mầu cho bài vẽ theo mẫu trước tiên chúng ta phải làm gì.
(?) Nên vẽ mầu như thế nào cho bài vẽ.
(?) Khi vẽ mầu chúng ta cần phải chú ý tới điểm gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành(25p).
- GV theo dõi quá trình thực hành của học sinh, nhắc nhở học sinh trong khi vẽ luôn quan sát so sánh tỉ lệ độ đậm nhạt của mẫu để vẽ cho hợp lí.
- GV góp ý gợi mở kịp thời phụ hợp cho từng bài.
- Đối với học sinh yếu kém giáo viên góp ý gợi mở cụ thể hơn.
Quan sát và nhận xét.
- Độ đậm nhạt được thay đổi khi ánh sáng
chiếu vào vật mẫu.
- Mầu sắc được phụ thuộc vào mầu của vật mẫu.
II. Cách vẽ.
- Kiểm tra lại hình của bài trước.
- Vẽ phác các mảng màu đậm nhạt của lọ, quả, hoa.
- Vẽ mầu theo độ đậm nhạt, mầu sắc của mẫu.
- Chú ý:
+ Độ đậm nhạt của mầu.
+ Tương quan giữa các mầu.
+ Vẽ mầu theo cảm nhận riêng của mình.
III. Thực hành.
Vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả ( vẽ mầu )
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.(5p)
- Chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp cho HS xem và tự nhận xét, rút kinh nghiệm về:
+ Bố cục.
+ Hình vẽ.
+ Phác mảng đậm nhạt.
+ Mầu sắc.
* Nhận xét, đánh giá, xếp loại:
- Chỉ rõ những ưu điểm và nhược điểm của bài vẽ.
- Tuyên dương, động viên, khích lệ HS.
Hướng dẫn HS về nhà.
- Về nhà tập quan sát, và vẽ những bài vẽ có mẫu tương tự.
- Chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 28/2/2014
Ngày dạy: 4/3(L7A)-7/3(L7B)
Tiết 26:Thường thức mĩ thuật
Vài nét về mỹ thuật ý (Italia) thời phục hưng
I .Mục tiêu
Học sinh hiểu được một vài nét về sự ra đời của nền văn hoá thời kỳ Phục Hưng ý
Học sinh có thái độ trân trọng, yêu mến các nền văn hoá nhân loại, trong đó có mỹ thuật ý thời kỳ Phục Hưng
II .Chuẩn bi
1. Đồ dựng dạy- học
*Giỏo viờn: + Giỏo ỏn.
+ Tài liệu tham khảo
*Học sinh: Các tranh ảnh về thời kỳ Phục Hưng
2.Phương phỏp dạy- học:
- Phương phỏp thuyết trỡnh.
- Phương phỏp trực quan.
- Phương phỏp vấn đỏp.
III .Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp.
2 Kiểm tra bài cũ
3 .Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét khái quát về thời kỳ phục hưng ở ý(10p)
Mỹ thuật ý thời kỳ Phục Hưng có mối quan hệ với mĩ thuật cổ đại Hi Lạp, La Mã
Nền văn hoá cổ đại Hi Lạp, La Mã đã từng phát triển đến đỉnh cao và đóng góp cho kho tàng văn hoá nhân loại những kiệt tác bất hủ.
Dưới sự thống trị của nhà thờ Thiên chúa giáo, cả Châu Âu bị chìm đắm trong sự thống trị hà khắc độc đoán hơn mười thế kỉ (V- XV). Mọi giá trị vưn hóa, nhân văn bị cấm đoán (nhất là về mỹ thuật). Hình tượng con người ít được xuất hiện trong các tác phẩm, hình vẽ trong tranh bị khô cứng bởi những quy định ngặt nghèo của nhà thờ.
Do vị trí địa lý của mình, ý đã trở thành một quố gia phát triển. Giai cấp Tư sản đang llên mang tư tưởng mới, tư tưởng nhân văn chủ nghĩa, được thể hiện ở lòng yêu thương con người, đề cao giá trị vật chất và tinh thần của con người.
Họ bắt gặp những tư tưởng này trong nghệ thuật Hy Lạp, La Mã cổ đại và muốn chấm dứt sự kìm hãm, đè nén của ý thức hệ phong kiến Trung cổ, muốn phục hồi lại nền văn hoá Hy Lạp, đồng thời nâng cao hơn trong hoàn cảnh mới.
Với văn hóa Phục Hưng, người ta say mê cái đẹp của con người, sự kỳ vĩ của thiên nhiên, say mê nghiên cứu, khám phá khoa học. Con người sống lạc quan yêu đời và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá thế giới cổ đại.
Thời kỳ Phục Hưng là thời kỳ khoa học_ kĩ thuật, văn học_ nghệ thuật phát triển rất mạnh, đặc biệt là mỹ thuật
Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét về mỹ thuật ý thời kỳ phục hưng(25p)
- ở thời kỳ Phục Hưng, mỹ thuật được phát triển thêm một bước trên cơ sở những phát minh khoa học, tìm ra luật viễn cận, chất liệu mới cho hội hoạ (chất liệu sơn dầu). Điều đó tạo điều kiện cho hội hoạ Phục Hưng phát triển rực rỡ.
- Nội dung và tính chất của văn hoá thời kỳ Phục Hưng
- Văn hoá Phục Hưng là một phong trào đấu tranh chống lại chế độ phong kiến và giáo hội Thiên chúa trên mặt trận văn hoá_ tư tưởng.
- Mục tiêu của văn hoá Phục Hưng là đấu tranh cho sự giải phóng con người, chống lại sự nghèo đói về vật chất và dốt nát về tinh thần.
- ý là cái nôi của nền văn hoá Phục Hưng đồng thời là đỉnh cao của nghệ thuật Phục Hưng trong hai thế kỷ XV_ XVI, sau đó lan dần sang các nước khác ở Châu Âu.
Sự phát triển của mỹ thuật ý thời kỳ Phục Hưng
Lý tưởng thẩm mỹ của thời kỳ Phục Hưng là lý tưởng về một cuộc sống hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần. Con người muốn vươn tới cái đẹp cả về ngoại hình lẫn nội tâm, một vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ.
Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ cùng phát triển mạnh mẽ, xuất hiện những hoạ sĩ thiên tài mà các tác phẩm của họ đã trở thành những di sản văn hoá quý báu cho nhân loại.
Mỹ thuật ý thời kỳ Phục Hưng phát triển có 3 giai đoạn chính đó là:
*Giai đoạn đầu (thế kỷ XIV)
Đây là thời kỳ mở đầu đánh dấu bước đi chập chững cho xu thế hiện thực mới với hai trung tâm lớn là Phơ-lo-răng-xơ và Xiên-nơ, cùng với tên tuổi của hoạ sĩ Xi-ma-buy, được coi là người hoạ sĩ đầu tiên của ý sáng tác theo xu hướng hiện thực với các bức tranh tường, các bức bích hoạ vẽ theo sự tích kinh thánh.
*Giai đoạn tiền Phục Hưng (thế kỷ XV)
Trung tâm nghệ thuật lớn giai đoạn này là Phơ-lo-răng-xơ và Vơ-ni-dơ. Phơ-lo-răng-xơ là trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá và nghệ thuật, được coi như một trường học lớn vì đã đào tạo ra nhiều danh hoạ như Ma-dăc-xi-ô, Bôt-ti-xen-li
Đặc điểm của giai đoạn này là các hoạ sĩ thường dùng đề tài tôn giáo với các nhân vật trong kinh thánh, các đề tài lịch sử và dã sử với các nhân vật huyền thoại để tạo nên khung cảnh hiện thực và con người thời bấy giờ.
*Giai đoạn Phục Hưng cực thịnh (thế kỉ XVI)
Giai đoạn này mỹ thuật ý phát triển đến đỉnh cao về sự cân bằng, trong sáng và mẫu mực.
-Trung tâm nghệ thuật lớn nhất lúc này là Rôma (thủ đô nước ý), nơi đã đóng góp cho lịch sử mỹ thuật nhân loại những hoạ sĩ tài năng, những con người uyên bác, đa tài như Le-ô-na Đơ-vanh-xi, Mi-ken-lăng, Ra-pha-en, Ti-xiêng, Tanh-tô-rê
-Giai đoạn Phục Hưng cực thịnh còn gọi là Đại Phục Hưng vì đã thực sự thanh toán được những rơi rớt của nghệ thuật Trung Cổ, đánh dấu sự nảy nở của những phẩm chất mới đã được chứng minh qua các tác phẩm mỹ thuật của các hoạ sĩ nổi tiếng.
Hoạt động 3: Đặc điểm của mỹ thuật ý thời kỳ phục hưng(5P)
Thường dùng đề tài tôn giáo và thần thoại để tái tạo khung cảnh cuộc sống và con người đương thời.
Hình ảnh con người được diễn tả có tỉ lệ cân đối, biểu hiện nội tâm sâu sắc, sống động và chân thực. Các hoạ sĩ đã diễn tả được ánh sáng, chiều sâu của không gian trong tác phẩm.
Các hoạ sĩ thường là nhiều uyên bác và đa tài
Xu hướng nghệ thuật hiện thực ra đời và ngày càng đạt tới đỉnh cao của sự trong sáng, mẫu mực.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập(5p).
Cho học sinh nêu tên các hoạ sĩ gắn liền với các giai đoạn phát triển của thời kỳ Phục Hưng
Nêu một vài đặc điểm của mỹ thuật ý thời kỳ Phục Hưng
Bài về nhà:
. Sưu tầm thêm tranh về thời kỳ Phục Hưng
. Chuẩn bị bài học sau
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 07/3/2014
Ngày dạy: 11/3(L7A)-14/3(L7B)
Tiết 27- thường thức mĩ thuật
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật ý
thời phục hưng
I .Mục tiêu
Học sinh hiểu biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của các hoạ thời kỳ Phục Hưng.
Hiểu được ý nghĩa và cảm thụ vẻ đẹp chuẩn mực của những tác phẩm được giới thiệu trong bài.
II .Đồ dùng dạy học
Các phiên bản tranh của ba tác giả giới thiệu trong sách giáo khoa
III .Các hoạt động dạy-học
1/ Hđ 1:Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của ba hoạ sĩ ý thời kỳ Phục Hưng(15p)
Hoạ sĩ Lê-ô-na Đơ-vanh-xi (1452-1520)
Ông là một thiên tài về nhiều mặt: Nhà bác học, kiến trúc sư, nhà điêu khắc, hoạ sĩ và nhà lý luận tài năng.
Con người trong tranh của ông được diễn tả bằng sự phối hợp tuyệt diệu giữa giải phẫu với hình hoạ nên rất sống động, mẫu mực và gợi cảm.
Các tác phẩm tiêu biểu là: Chân dung nàng Mô-na-li-da (hay còn gọi là La-gô-công-đơ), Buổi họp mặt kín, Đức mẹ và chúa hài đồng
Ngoài hội hoạ, Le-ô-na còn tạc nhiều pho tượng có giá trị. Ông cũng là người tổng kết những thành tựu của thế kỷ trước về phép phối cảnh đường nét, phối cảnh đậm nhạt để diễn tả chiều sâu không gian. Ông còn viết sách về giải phẫu cơ thể; có những phát minh về khoa học, kỹ thuật như nghiên cứu quy luật vận hành của gió, mây và những hiện tượng của thiên nhiên.
Kết luận: Lê-ô-na là đại diện tiêu biểu cho thế hệ những người “khổng lồ” trong mọi lĩnh vực của thời kỳ Phục Hưng.
Dù với đề tài nào thì con người trong tranh ông cũng xuất hiện từ cuộc đời thực. Linh hồn của những bức tranh hay pho tượng của ông chính là con người sinh động với tất cả vẻ đẹp hoàn thiện và sung mãn của nó.
Hoạ sĩ Mi-ken-lăng (1475-1564)
Ông là nhà điêu khắc, nhà thơ, hoạ sĩ và kiến trúc sư. Ông là người đã xây dựng nóc tròn của nhà thờ Thánh Pi-e, sáng tác những bài thơ trữ tình, vẽ tranh trên vòm nhà thờ Xich-xtin và là tác giả của nhiều pho tượng bất hủ (tượng Đa-vit, tượng Môi-dơ).
Ông là một trong những nghệ sĩ vĩ đại phản ánh sâu sắc nhất mâu thuẫn của thời đại mình qua các tác phẩm. Ông tin tưởng đến cùng truyền thống hiện thực và chủ nghĩa nhân văn của thời kỳ Phục Hưng. Ông đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người theo lý tưởng thẩm mỹ của thời kỳ Phục Hưng.
Các tác phẩm tiêu biểu ngoài pho tượng Đa-vít, Môi-dơ còn có các pho tượng: Hoàng hôn, Bình minh, Ngày và đêm đặt trong nhà thờ của dòng họ Mê-đi-xít cùng với pho tượng Đức Mẹ.
Bức tranh “Ngày phán xét cuối cùng” vẽ trên tường vách nhà thờ Xich-xtin được đánh giá là tác phẩm quan trọng nhất của thời kỳ Phục Hưng.
Kết luận: Mi-ken-lăng là hoạ sĩ- nhà điêu khắc tài năng. Nghệ thuật của ông có một ý nghĩa lịch sử, ảnh hưởng rất lớn đến người đương thời và các thế hệ sau này.
Hoạ sĩ Ra-pha-en (1483-1520)
Ông là hoạ sĩ đầy tài năng mặc dù cuộc đời rất ngắn ngủi, chỉ có 37 năm.
Ông nổi tiếng rất nhanh ở Phơ-lo-răng-xơ được Giáo hoàng chú ý và giao trách nhiệm trang trí các phòng trong viện Va-ti-căng. Do đó, người ta còn gọi ông là hoạ sĩ của Đức Giáo Hoàng.
Sự nghiệp hội hoạ của Ra-pha-en vừa đồ sộ, vừa đa dạng. Tác phẩm của ông tiêu biểu cho sự trong trẻo, nền nếp với các nhân vật phụ nữ dịu dàng, điềm đạm và đầy nữ tính.
Một số tác phẩm nổi tiếng như: Trường học A-ten, Đức mẹ của Đại Công Tước, Đức mẹ ngồi trên ghế tựa. Đặc biệt bức tranh Đức mẹ ở nhà thờ Xích-xtin không chỉ phản ánh hai mẹ con với tình mẫu tử mà còn đề cập đến lòng hy sinh, sự dâng hiến đứa con mình cho một sứ mện cao cả của Đức bà Ma-ri-a.
Kết luận: Ra-pha-en để lại sự nghiệp hội hoạ đồ sộ. Ông vẽ nhiều tranh về đề tài Đức mẹ đạt đến sự mẫu mực về bố cục và hình hoạ.
2/Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật ý thời kỳ Phục Hưng(25p)
Bức tranh Mo-na-li-da của hoạ sĩ Lê-ô-na Đơ-vanh-xi
Bức tranh được sáng tác vào năm 1503. Bức tranh được vẽ trong thời gian dài và rất công phu. Trong tranh con người được đặt giữa thiên nhiên và đó là điểm khác biệt của lý tưởng thẩm mỹ thời kỳ Phục Hưng với các giai đoạn trước đó: con người là trung tâm của vũ trụ.
Lê-ô-na Đơ-vanh-xi đã tạo nên sự quyến rũ cho bức tranh bởi bên cạnh vẻ đẹp đôn hậu và nụ cười bí ẩn của thiếu phụ còn có ngọn núi xa xa như ẩn như hiện hoà vào với nhân vật. Bầu không khí trong tranh như thấm đậm làn hơi nước và phủ lên hình vẽ một lớp nhẹ, trong suốt làm cho nhân vật trở nên sống động và huyền bí.
Mo-na-li-da được diễn tả rất sống động, đầy sinh khí với một thế giới nội tâm phức tạp. Do đó, bức tranh luôn luôn được các nhà bình luận, phê bình nghệ thuật của các thời đại say sưa tán thưởng.
Tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng
Đa-vít là một thiếu niên anh hùng trong thần thoại, có sức mạnh phi thường đã đánh bại Gô-li-át, người khổng lồ, đại diện cho thế lực phi nghĩa .Pho tượng được người dân thành Phơ-lo-răng-xơ coi như tượng đài chiến thắng ghi lại sự trưởng thành của xã hội Phơ-lo-răng-xơ.
Tượng được làm bằng đá cẩm thạch cao 5.5m. Mọi tỉ lệ trong bức tượng đều là mẫu mực của tỉ lệ giải phẫu cơ thể con người, về sự hài hoà giữa nội dung và hình thức, về cái đẹp hoàn chỉnh trong một tác phẩm nghệ thuật.
Bức tranh trường học A-ten của Ra-pha-en
Bức tranh miêu tả cuộc tranh luận của các nhà tư tưởng, các nhà bác học thời cổ đại Hy Lạp về những bí ẩn của vũ trụ và tâm linh.
Đây là một bức bích hoạ cỡ lớn và được coi là tác phẩm đặc sắc của hoạ sĩ.
3/ Hoạt động 3: Đánh giá kết quả(5p)
Đặt câu hỏi củng cố:
Các hoạ sĩ ý thời kỳ Phục Hưng thường lấy đề tài sáng tác ở đâu? (Trong kinh thánh, thần thoại)
Qua các bức tranh, tượng giới thiệu trong bài em có nhận xét gì về đề tài của các hoạ sĩ đã chọn? (tuy lấy đề tài trong kinh thánh, trong thần thoại nhưng khi thể hiện lại tái tạo nên khung cảnh hiện thực và con người đương thời)
Hình ảnh con người được thể hiện trong các tác phẩm như thế nào? (thể hiện với một tỷ lệ cân đối mẫu mực, biểu hiện nội tâm sâu sắc, sống động và chân thực)
Bài tập về nhà:
. Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết có liên quan đến bài học
. Chuẩn bị bài sau
--------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 14/3/2014
Ngày dạy: 18/3(L7A)-21/3(L7B)
Tiết 28 - Kiểm tra 1 tiết
Vẽ trang trí
Trang trí đầu báo tường
I .Mục tiêu
Học sinh biết cách trang trí một đầu báo tường.
Trang trí được đầu báo tường của lớp, trường.
Hiểu và vận dụng để trình bày được trong các công việc tương tự như trang trí các bảng báo cáo, bảng thành tích, trang trí sổ tay.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; - Đề bài kiểm tra 1 tiết
-Hình minh hoạ các bước trang trí đầu báo tường.
-Một số bài vẽ của học sinh.
Học sinh; - Giấy A4
- Tranh ảnh đầu báo tường sưu tầm được.
- Đồ dùng vẽ của học sinh.
2.Phương pháp dạy học: Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Tiến trình kiểmtra.
1 -Đề bài .
- Em hãy trang trí đầu báo tường chào mừng ngày 26/03.
- Có thể vẽ, cắt hoặc xé dán các hoạ tiết trang trí.
- Trang trí trên giấy A4 (21cm x 30cm).
- Màu tự chọn.
2- Hướng dẫn làm bài
GV giới thiệu một đầu báo tường gồm có:
. Chủ đề tờ báo: Chào mừng ngày
. Tên tờ báo: To, rõ ràng
. Tên đơn vị làm báo
. Hình trang trí
. Màu sắc tươi sáng, nổi bật
Chọn một chủ đề cho tờ báo (chào mừng 08/03, ngày 26/03, ngày 30/04)
Từ chủ đề đã chọn à tìm các hình ảnh phù hợp với chủ đề (ví dụ ngày 20/11 à chọn hình ảnh học sinh tặng hoa thầy giáo, cô giáo)
Đặt tên cho tờ báo phải phù hợp với chủ đề (ngày 20/11: à VD; Nhớ ơn thầy cô giáo, Uống nước nhớ nguồn)
Tiến hành thực hiện theo các bước sau:
1. Vẽ phác các mảng lớn của từng nội dung.
2.Đưa hình ảnh vào các mảng đã phác.
3. Chỉnh sửa hình cho hoàn thiện.
4.Vẽ mầu theo cảm xúc
- GV hướng dẫn, nhắc nhở những HS còn lúng túng.
- HS lấy đồ dùng học tập làm bài.
3 -Gv nhận xét chung
Dành toàn bộ thời gian để hoàn thành bài tại lớp.
Hết giờ GV thu lại bài, kiểm tra số bài.
Bài tập về nhà:
+ Chuẩn bị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an mi thuat 7_11703766.doc