I. Mức độ cần đạt:
- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, được bảo vệ và phát triển.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước.
- Giáo dục kĩ năng sống cho HS: tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, hợp tc.
107 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: (3 Phút)
+ Nhắc lại những trường hợp khơng tuân thủ phương châm hội thoại?
+ Có mấy phương châm hội thoại:
A. 4 B. 5
C. 6 D. 7
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài và nắm vững các ý chính của bài.
- Làm lại bài tập SGK/ 38 chuẩn bị viết bài văn số 1- văn thuyết minh.
- Xem lại phương pháp thuyết minh, các yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
- Các đối tượng thuyết minh: Cái bút, cái quạt, cái nón, con trâu.
Tuần 3 Soạn: 10/9/2017 Dạy: 11/9/2017
Tiết14-15: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1- VĂN THUYẾT MINH
I. Mức độ cần đạt: Củng cố những kiến thức cơ bản về kiểu bài văn thuyết minh.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức: Củng cố lại kiểu bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày theo bố cục.
- RKN tư duy, tự nhận thức.
3. Thái độ: Ý thức khi làm bài
4. Chuẩn bị:
- GV: Đề bài, dàn bài
- HS: Huy động kiến thức đời sống và văn học để làm bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (6 phút)
GV chép đề bài lên bảng
A. Tìm hiểu chung:
I. Chép đề và phân tích đề:
1. Đề bài:
Thuyết minh "Cây lúa quê em".
Yêu cầu HS xác định yêu cầu của đề (Thể loại, nội dung, phạm vi giới hạn).
2. Phân tích đề:
- Thể loại: Thuyết minh về sự vật, hiện tượng.
- Nội dung: Cây lúa.
- Phạm vi: Cây lúa ở quê em.
GV: Hướng dẫn HS lập dàn bài và nêu thang điểm cho từng phần
II. Lập dàn bài và nêu thang điểm cho từng phần
Những yêu cầu về nội dung, hình thức
1 . Nội dung:
-Yêu cầu HS viết phần mở bài.
- Yêu cầu HS tìm các ý chính cho phần thân bài.
2. Dàn bài:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về cây lúa quê em.
b. Thân bài:
- Đặc điểm nổi bật của cây lúa quê em (về loài, giống lúa đặc sản, dáng cây, hương thơm của lúa).
- Kể chuyện liên quan cây lúa (sự tích giống lúa đặc sản, hạt gạo thời chiến tranh, hạt gạo cứu trợ thiên tai lũ lụt, gạo xuất khẩu).
- Diện tích trồng lúa quê em.
- Quy trình trồng lúa.
c. Kết bài
- Nhấn mạnh đặc sắc của lúa quê em.
- Lời mời thăm quê, thưởng thức vẻ đẹp cây lúa và hương vị hạt gạo.
II. Hình thức:
- Đúng thể loại.
- Diễn đạt mạch lạc, lưu lốt.
- Ngơn ngữ: cách dùng từ, đặt câu.
* Hoạt động 2: Thực hành (80 phút)
Biểu điểm cho từng phần
7 điểm
1 đ
5 đ
1 đ
3 đ
1 đ
1 đ
1 đ
B. Thực hành: Học sinh làm bài
* Hoạt động 3: HDTH (1 phút)
Xem lại văn bản thuyết minh
C. Hướng dẫn tự học:
Xem lại văn bản thuyết minh
4. Củng cố: 1 phút
- GV yêu cầu HS xem lại bài trước khi nộp
- Cách diễn đạt và cách trình bày
5. Dặn dò: 1 phút
Chuẩn bị bài: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ.
+ Đọc trước văn bản và tóm tắt cốt truyện.
+ Tìm hiểu nỗi oan của Vũ Nương.
+ Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của truyện.
+ Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào?
Tuần: 4 / Tiết: 16-17 Soạn: 10/9/2017 Dạy: 14/9/2017
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kì mạn lục)
Nguyễn Dữ
I. Mức độ cần đạt
- Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực, nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong tác phẩm truyện truyền kì.
- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối quan hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại được truyện.
- Giáo dục kĩ năng sống cho HS: tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, hợp tác.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ trân trọng đối với người phụ nữ.
4. Chuẩn bị:
- GV: Truyện cổ tích "Vợ chàng Trương".
- HS: Đọc và tóm tắt văn bản.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
? Văn bản “Tuyên bố thế giới trẻ em” bàn về vấn đề:
A. Danh lam thắng cảnh B. Quyền trẻ em
C. Đấu tranh loại bỏ chiến tranh hạt nhân D. Hội nhập với thế giới về bản sắc dân tộc
? Trình bày suy nghĩ của em về điều kiện của đất nước ta hiện nay.
? Nhận xét nghệ thuật trong văn bản.
3. Bài mới :
* Giới thiệu: (1 phút). Truyền kỳ là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, các nhà văn nước ta tiếp nhận thể loại này để viết những tác phẩm phản ánh cuộc sống và con người của đất nước mình, tác phẩm nổi tiếng “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được gọi là “Vợ chàng Trương”.
Chỉ vì tin lời con trẻ
Cho nên mất vợ rõ buồn chàng Trương
Chuyện người con gái Nam Xương
Xin là sách gối đầu giường lứa đôi
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: HDTH chung (14 / )
-Gọi HS đọc chú thích SGK/ 48, 49
+ Nêu vài nét chính về Nguyễn Dữ?
GV nhấn mạnh: Tác giả dòng dõi nho gia, bản thân là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông chỉ làm quan một năm rồi về ở ẩn.
+ Giải thích nhan đề tập truyện “Truyền kỳ mạn lục”?
® HS đọc chú thíchSGK
- Nguyễn Dữ (? ?) là nhà văn ở thế kỉ XVI, quê huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Ông học rộng tài cao, làm quan một năm, xin về ở ẩn và viết sách nuôi mẹ.
® Truyền kì: Là những truyện thần kì với các yếu tố tiên phật, ma quỷ vốn được lưu truyền trong dân gian.
Mạn lục: Ghi chép tản mạn.
A. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Dư õ(? ?) là nhà văn ở thế kỉ XVI, quê huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Ông học rộng tài cao, làm quan một năm, xin về ở ẩn và viết sách nuôi mẹ.
2. Tác phẩm
Truyền kì mạn lục: Tập sách gồm 20 truyện, ghi lại truyện lạ lùng kì dị.
Nhân vật chính là người phụ nữ đức hạnh khao khát cuộc sống bình yên hạnh phúc.
GV: Nguyễn Dữ sáng tác chứ không sưu tầm. Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16/ 20, có nguồn gốc từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương. Đây là truyện hay nhất của truyền kì mạn lục, được chuyển thành vở chèo “Chiếc bóng oan khiên”. Được Vũ Khâm đời Hậu Lê khen là thiên cổ kì bút (áng văn lạ ngàn đời).
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
(Đọc cần phân biệt lời kể với lời thoại của các nhân vật)
- Hướng dẫn HS tóm tắt truyện:
+ Truyện giới thiệu Vũ Thị Thiết là người như thế nào?
+ Đang sống yên ấm hạnh phúc, chuyện gì đã xảy ra?
+ Khi chàng Trương đi lính ở nhà nàng sống như thế nào?
+ Chuyện gì đã xảy ra với nàng khi chồng về?
+ Nàng đã tìm cách minh oan cho mình như thế nào?
+ Tìm bố cục cho truyện qua những sự việc lớn của số phận nhân vật chính?
GV nhận xét, bổ sung và chốt lại ý chính.
® HS đọc văn bản và dựa vào chú thích để giải thích từ khó
.
® HS dựa vào các câu hỏi gợi ý của GV để tóm tắt.
® Chia 3 phần
- Từ đầu mẹ đẻ mình® Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương.
- Tiếp trót đã qua rồi® Nỗi oan uất và cái chết bi thảm của nàng.
- Phần còn lại® Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương. Vũ Nương được giải oan.
3. Đọc và tìm hiểu chú thích (SGK)
4. Bố cục: chia3 phần
- Phẩm hạnh của Vũ Nương.
- Nỗi oan và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Vũ Nương được giải oan.
GV: Truyện nói về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến và nêu lên một vấn đề về lòng tin: Con người cần có niềm tin. Không có niềm tin sẽ không có hạnh phúc.
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (24 phút)
-Gọi HS đọc đoạn 1
+ Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu như thế nào?
+ Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh nàng đã bộc lộ những đưc tính gì?
Thảo luận 3 phút
- Cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.GV chốt lại ý chính.
+ Trong những ngày đầu làm vợ chàng Trương, nàng đã tỏ ra là người như thế nào?
+ Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật Vũ Nương?
GV: Ba câu văn giới thiệu đều nói tới đức hạnh của nàng.
+ Khi tiễn chồng đi lính, nàng đã thể hiện nguyện ước gì?
*GV: Lời dặn dò đầy tình nghĩa, không ham phú quý, chỉ mong mỏi một hạnh phúc trọn vẹn, khắc khoải nhớ thương.
+ Nhận xét lời nói của Vũ Nương?
GV: Dùng điển tích: mùa dưa chín quá kì, thương người đất thú. Hình ảnh ước lệ: Thế chẻ tre, liễu rủ bãi hoang, cánh hồng bay bổng.
+ Khi xa chồng Vũ Nương đã bộc lộ những phẩm chất gì? Biểu hiện qua những chi tiết nghệ thuật nào?
*GV: Nàng thấm thía nỗi cô đơn: "Bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, nỗi buồn chân trười góc bể"® chỉ sự trôi chảy của thời gian.
+ So sánh với tâm trang của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm với Vũ Nương?
*GV: Người mẹ hiền: một mình nuôi con, yêu thương chồng (thể hiện ở chi tiết cái bóng). Người dâu thảo: chăm sóc mẹ chồng ốm, ma chay lúc chết
- Gọi HS đọc đoạn "qua năm sau gỡ ra được".
+ Khi chồng về, nàng đã bị rơi vào tình huống như thế nào?
+ Tại sao câu nói của trẻ gây nghi ngờ sâu sắc như vậy?
® HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
® Thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp
® Trong 4 hoàn cảnh
Sống với chồng
Chồng đi lính
Chăm sĩc mẹ chồng
Chồng về
® Nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng bất hoa.ø
® Ngắn gọn, đầy đủ, nhấn mạnh vào tính tình phẩm chất của nàng, giới thiệu tính nết trước nhan sắc
® Chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình an thổn thức tâm tình, thương người đất thú..
® Câu văn biền ngẫu: Việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng
® Thuỷ chung, nhớ chồng, cô đơn. Cách nói ước lệ diễn tả tâm trạng, khắc hoạ phẩm chất thuỷ chung bằng hình ảnh cái bóng: vợ chồng như hình với bóng, chỉ bóng mình trên tường mà nói với con là cha Đản.
® Cùng nhớ thương, thấm nỗi cô đơn. Ở Chinh phụ ngâm, người chinh phụ đau buồn tới heo hắt còn Vũ Nương nàng vẫn vượt lên để gánh giang san nhà chồng.
® Hs đọc từ "qua năm sau gỡ ra được".
® Nàng bị vu oan là hư, không đoan chính
® Phản ánh đúng ý nghĩa ngây thơ của trẻ
B. Đọc – hiểu văn bản:
I. Nội dung
1. Nhân vật Vũ Nương
- Thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp.
-Trong cuộc sống vợ chồng nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để xảy ra bất hoà.
- Khi tiễn chồng đi lính nàng không mong vinh hiển, áo gấm phong hầu chỉ mong ngày về mang theo hai chữ bình an.
- Khi xa chồng: Nàng luơn thuỷ chung, buồn nhớ, đảm đang, tháo vát, mẹ hiền, dâu thảo.
GV: Theo kinh nghiệm "ra đường hòi già, về nhà hỏi trẻ". Đây là yếu tố thắt nút gây bắt ngờ, giống như tạo mâu thuẫn kịch, thể hiện cái tài của tác giả.
+ Tin lời con trẻ, Trương đã xử sự ra sao?
+ Khi bị vu oan, Vũ Nương đã làm gì? Hậu quả ra sao?
+ Lời than thống thiết của nàng thể hiện điều gì?
+ Theo em nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương là gì?
+ Từ các ý trên em có nhận xét gì về tính cách của Vũ Nương?
® La um lên cho hả giậnmắng nhiếc, đánh đuổi vợ.
® Nàng chỉ biết phân trần, không có quyền bảo vệ mình. Hậu quả nàng tự vẫn
® Sự bất công đối với người phụ nữ bất hạnh
® Sự vơ tình của trẻ (Nguyên nhân trực tiếp)
Sự ghen tuông mù quáng. Chiến tranh phi nghĩa, Vũ Nương yếu đuối bất lực
® Vũ Nương là người phụ nữ rất truyền thống của người Việt Nam. Đẹp người, đẹp nết, đầy đủ phẩm hạnh để có cuộc sống hạnh phúc.
- Khi bị chồng nghi oan:
+ Nàng phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình.
+ Đau đớn vì bị đối xử bất công.
+ Thất vọng đến tột cùng vì hạnh phúc gia đình không hàn gắn nổi.
® Vũ Nương xinh đẹp, hiền thục, hiếu thảo, thuỷ chung.
GV: Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn. Cuối cùng nỗi oan của Vũ Nương có được hoá giải hay không tiết sau chúng ta cùng tìm hiểu.
* Sơ kết á: 1 phút:
+ Khi xa chồng Vũ Nương đã bộc lộ những phẩm chất gì?
+ Khi bị vu oan, Vũ Nương đã làm gì ? Hậu quả ra sao?
+ Theo em nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương là gì?
- Học bài
- Chuẩn bị tìm hiểu nhân vật Trương Sinh và yếu tố hoang đường trong truyện.
Tiết 2 Ngày dạy: 13/9/2017
* Giới thiệu: (1 phút). Vũ Nương xinh đẹp, nết na lại chịu nỗi oan, vậy nàng được giải oan bằng cách nào chúng ta cùng tìm hiểu tiếp qua tiết học hôm nay.
Tiếp hoạt động 2 (39 /)
-Gọi HS đọc đoạn 2
+ Nhân vật Trương Sinh được giới thiệu là người có tính cách như thế nào?
+ Em thấy cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có bình thường không?
+ Khi Trương Sinh đi lính trở về, tâm trạng của chàng ra sao?
+ Trong hoàn cảnh như thế, lời nói ngây thơ của Đản có tác động như thế nào tới Trương Sinh?
+ Với những chi tiết trên, ta thấy Trương Sinh đã xử sự như thế nào?
Thảo luận 3 phút
- Cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại ý chính và cho HS ghi bài.
GV: Mắng nhiếc vợ thậm tệ, không nghe lời phân trần, không tin cả nhân chứng bênh vực cho nàng.
+ Từ bi kịch về cái chết thương tâm, oan nghiệt ấy tác giả đã thể hiện thái độ gì của mình?
® HS đọc tiếp đoạn 2
- Con nhà giàu, ít học, có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.
® Cuộc hôn nhân không bình thường, đem trăm lạng vàng cưới về (mang tính chất mua bán).
® Nặng nề, buồn đau vì mẹ mất.
® Ghen tuông, đa nghi
® Xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu
® Tố cáo XHPK trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, bày tỏ niềm cảm thông của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
2. Nhân vật Trương Sinh
- Con nhà giàu, ít học, có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.
- Tâm trạng Trương Sinh nặng nề, buồn đau vì mẹ mất.
- Lời nói của đứa con kích động tính ghen tuông, đa nghi của Trương Sinh đến mức cao trào, đinh ninh là vợ hư.
- Cách xử sự của Trương Sinh hồ đồ, độc đoán, đẩy vợ đến cái chết oan nghiệt.
Þ Tố cáo xã hội phong kiến phụ quyền, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đến số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
GV: Người phụ nữ đức hạnh ở đây không được bênh vực chở che mà còn bị đối xử bất công vô lí
+ Theo em giá trị nghệ thuật của câu chuyện được tạo nên từ đâu?
+ Nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện. Với cách dẫn dắt ấy có tác dụng gì cho câu chuyện?
® Từ nghệ thuật xây dựng nhân vật, lời thoại và lời tự bạch của nhân vật
® Cách dẫn dắt khéo léo làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật và lời thoại, lời tự bạch hợp lí. Cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, khắc hoạ thành công tâm lí, tính cách nhân vật làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
* Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương ở động Linh Phi như thế nào? Cuối cùng nỗi oan của nàng có được giải hay không? Chúng ta chuyển sang phần 3.
GV: Tóm tắt phần truyện kể về việc Vũ Nương được giải oan.
+ Nỗi oan của nàng được hoá giải bởi tình huống nào?
+ Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện?
GV: Đây là yếu tố không thể thiếu của loại truyện truyền kì.
+ Chi tiết Vũ Nương gặp Phan Lang có ý nghĩa gì?
+ Sau khi được giải oan, nàng nói vọng câu gì?
+ Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
+ Truyện có thể kết thúc ở đây cũng đã trọn vẹn, song tác giả còn viết thêm đoạn Vũ Nương ở dưới thuỷ cung. Theo em đoạn truyện này đưa vào có ý nghĩa gì?
? Yếu tốà ảo xen lẫn yếu tố thực ở những chi tiết nào.
+ Kết thúc câu chuyện mang tính bi kịch này gợi em liên tưởng tới nhân vật nào của chèo cổ?
® Đứa con trỏ cái bóng lên tường và nói "cha Đản lại đến kia kìa".
® Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa, phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi được đãi yến và gặp Vũ Nương.
- Sứ giả của Linh Phi đưa Phan Lang về dương the.á
- Trương Sinh lập đàn giải oan Vũ Nương hiện về trên sông.
® Dưới thuỷ cung sống sung sướng nhưng vẫn nhớ gia đình® Mong bày tỏ, mong được xác nhận tấm lòng trong trắng, ngay thẳng, trọng tình.
® "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa".
® Thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân, đúng theo triết lí "Ở hiền gặp lành".
® Kết thúc có hậu, dùng lời thề minh oan cho nàng.
- Địa danh: bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng.
- Thời điểm lịch sử: cuối đời khai đại nhà Hồ.
- Nhân vật lịch sử: Trần Thiêm Bình.
- Sự kiện lịch sử: quân Minh xâm lược nước` ta nhiều người chạy trốn ra bể, thuyền bị đắm.
- Trang phục mỹ nhân
- Cảnh nhà Vũ Nương cây cối thành rừng, cỏ gai rợp mắt.
® Thị kính
3. Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương. Nàng được giải oan.
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa, phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi được đãi yến và gặp Vũ Nương.
- Sứ giả của Linh Phi đưa Phan Lang về dương thế.
- Trương Sinh lập đàn giải oan Vũ Nương hiện về trên sông.
- Yếu tố kỳ ảo làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn cĩ của Vũ Nương.
® Ý nghĩa: thể hiện cuộc sống công bằng, người tốt dù trải qua bao oan khúc cuối cùng cũng được giải oan.
GV: Chi tiết cái bóng là thắt nút truyện thì cũng là để mở nút truyện, giải toả sự oan khiên cho nàng. Đây là nét độc đáo của việc xây dựng tình huống truyện bằng chất liệu nghệ thuật
+ Nhận xét giá trị nghệ thuật của truyện?
? Nêu ý nghĩa văn bản.
- Giáo dục kĩ năng sống cho HS
® Khai thác vốn văn học dân gian.
- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kỳ.
- Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm khơng sáo mịn.
- Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ khơng thể hàn gắn được, truyện phê phán thĩi ghen tuơng mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
II. Nghệ thuật:
- Khai thác vốn văn học dân gian.
- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kỳ.
- Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm khơng sáo mịn
III. Ý nghĩa văn bản:
Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ khơng thể hàn gắn được, truyện phê phán thĩi ghen tuơng mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học (1/)
GVHDHS: Kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của mình và đọc bài đọc thêm Lại bài viếng Vũ Thị.
Tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục.
Nhớ được một số từ Hán Việt trong văn bản.
C. Hướng dẫn tự học
1. Kể lại chuyện người con gái Nam Xương theo cách kể của mình.
2. Đọc bài thơ "Lại bài viếng Vũ Thị" của Lê Thánh Tông.
- Tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục.
- Nhớ được một số từ Hán Việt trong văn bản
4. Củng cố: (3 phút)
+ Nhận xét sau nói về tác phẩm nào? Tác phẩm này là một áng "Thiên cổ kỳ bút":
A. Chuyện người con gái Nam Xương
B.Tr uyện Lục Vân Tiên
C. Truyện Kiều
+ Chi tiết quan trọng nhất tạo ra bước ngoặt cho câu chuyện là:
A. Trương Sinh đi lính
B. Mẹ Trương Sinh mất sớm
C. Chi tiết "cái bóng"
D. Vũ Nương trầm mình xuống sông
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài và nắm các ý chính trong bài, tóm tắt truyện.
- Làm phần luyện tập như đã gợi ý
- Soạn chuẩn bị bài: Xưng hô trong hội thoại.
+ Đọc trước ví dụ ở các mục SGK/ 38,39
+ Tìm từ xưng hô và việc dùng từ xưng hô
Tuần: 4 / Tiết: 18 Soạn: 12/9/2017 Dạy: 159/9/2017
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I. Mức độ cần đạt:
- Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô TV.
- Biết sử dụng từ xưng hô một cách thích hợp.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng việt.
- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
2. Kĩ năng:
- Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.
- Sử dụng thích hợp từ xưng hô trong giao tiếp.
- Giáo dục kĩ năng sống cho HS: tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, hợp tác.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh cĩ ý thức sâu sắc về việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hơ và biết cách sử dụng tốt.
4. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ SGK
- HS: Trao đổi theo nhóm
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: (1/ )
2. Kiểm tra bài cũ: (4/ )
+ Việc khơng tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
+ Cho ví dụ về các trường hợp nêu ở câu 1?
3. Bài mới:
* Giới thiệu: (1 phút). Tiếng Việt có một kho tàng từ vựng phong phú, dồi dào, chỉ riêng từ ngữ dùng để xưng hô cũng chiếm một lượng không nhỏ, việc sử dụng các từ ngữ xưng hô khác nhau tạo ra sắc thái biểu cảm như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài: Xưng hô trong hội thoại.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô (20/ )
GV: Tổ chức cho HS thi tìm từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. Hai đội cùng viết trong thời gian nhất định, xem đội nào viết được nhiều hơn.
GV: Hệ thống từ ngữ xưng hô theo cách dùng và ngôi.
+ So sánh với từ xưng hô của tiếng Anh và nêu nhận xét về từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt?
GV: Phân tích thêm để HS hiểu
- Gọi HS đọc đoạn trich SGK/ 38 và thảo luận theo nhóm (3 phút)
- Cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và chốt lại ý chính.
+ Xác định từ xưng hô trong hai đoạn trích trên?
+ Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong hai đoạn trích?
GV: Giải thích sự thay đổi
Có sự thay đổi về xưng hô như vậy vì tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của hai nhân vật không còn như đoạn trích (a). Dế Choắt không còn coi mình là đàn em, cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.
+ Vậy hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có đặc điểm gì? Khi giao tiếp cần căn cứ vào đâu để xưng hô cho thích hợp?
GV chốt lại ý chính và gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK/ 39.
* Khi giao tiếp các em cần phải sử dụng từ ngữ cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp thì nó mới đạt hiệu quả cao.
® Hai đội tìm từ xưng hô và viết lên bảng nhất định, xem đội nào nhiều hơn
- Suống sã: mày, tao
- Thân mật: anh, chị
- Trang trọng: quý ông, quý vị
® So sánh
-Tiếng Anh Tiếng Việt
I Tôi, tao, tớ
we Chúng tôi,
Chúng em,
Chúng mình
® Từ xưng hô trong Tiếng Việt phong phú, tinh tế.
® Đọc đoạn trích SGK/ 38 và quan sát bảng phụ, thảo luận theo nhóm
® a. Em- anh; ta- chú mày
b. Tôi- anh;
® Đoạn 1: Xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn, nhờ vả người khác và một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng, hách dịch.
Đoạn 2: Xưng hô bình đẳng.
® Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
A. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
1. Những từ xưng hô trong Tiếng Việt:
- Ngôi thứ nhất: tôi, ta, chúng ta
- Ngôi thứ hai: anh, các anh
- Ngôi thứ ba: nó, họ, chúng nó
® Từ xưng hô trong Tiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Ngu van 9 chuan_12352336.doc