Tuần 4 - Tiết 19
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong TV
- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong TV
2. Kĩ năng :
- Phân tích để thấy rõ mqh giữa việc sd từ ngữ xưng hô trong Vb cụ thể
- Sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp cho phù hợp
- Rèn KN sống :
+ Trình bày, trao đổi về cách xưng hô trong hội thoại, căn cứ vào đối tượng & đặc điểm giao tiếp.
+ Ra quyết dịnh: lựa chọn cách sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp
3.Thái độ :
- Có ý thức lựa chọn từ xưng hô trong giao tiếp
18 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xét bổ sung. GV treo bảng phụ phần tóm tắt.
Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm . Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới Thuỷ cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến sông Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện rồi biến mất.
? Theo em, văn bản có thể chia bố cục ntn?
HS thảo luận nhóm đưa ra các cách chia khác nhau.
? Theo em, chủ đề của văn bản là gì ?
HS trình bày, GV nhấn mạnh
? Nhân vật chính là ai? Nhân vật được đặt trong mối quan hệ với ai ?
? Điểm khác biệt của nàng với nhân vật cổ tích?`
+ Có đời sống tính cách rõ ràng hơn
? Mở đầu văn bản, nàng Vũ được giới thiệu qua những chi tiết nào?
? Cảm nhận của em về nhân vật qua những chi tiết đó? ( HS tự bộc lộ )
Hãy thảo luận theo hệ thống câu hỏi. HS thảo luận nhóm, thống nhất ghi nhanh vào bảng phụ
GV hướng dẫn học sinh nhận xét bổ sung.
Nhóm 1: Hoàn cảnh 1
Nhóm 2: Hoàn cảnh 2
Nhóm 3: Hoàn cảnh 3
Nhóm 4: Khái quát lên những nét đẹp trong phẩm hạnh của Vũ Nương
I.Giới thiệu chung:
1 Tác giả:( ? - ?)
- Khoảng thế kỉ thứ 16 đời Lê – Mạc
- Quê Thanh Miện- Hải Dương
- Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Tuy học rộng, tài cao nhưng Nguyễn Dữ tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà. Sáng tác của Nguyễn Dữ thể hiện cái nhìn tích cực của ông đối với văn học dân gian.
2 Văn bản:
* Thể loại: Truyền kì. Thể văn này có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc: Truyện tiên, phật, ma, quáivốn là những truyện có sẵn được lưu truyền
- Mang dấu ấn của văn biền ngẫu :
* Nhan đề: Truyền kì mạn lục
- Ghi chép tản mạn những truyện thần kì được lưu truyền trong dân gian.
+ Truyền kì mạn lục là áng thiên cổ kì bút ( Vũ Khâm Lân )
- Là áng văn hay của một bậc đại gia
- Gồm 20 truyện. “ Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16
+Truyện có nguồn gốc từ 1 truyện DG trong kho tàng cổ tích Việt Nam “ Vợ chàng Trương” đã được chuyển thể thành vở kịch chèo “ Chiếc bóng oan khiên
* Nội dung:
- Phản ánh ước mơ, khát vọng của con người, phê phán thói xấu, suy thoái của một thời kì xã hội.
II. Đọc hiểu văn bản:
1 Đọc, chú thích
2. Tóm tắt:
3. Bố cục: 3 phần
P1: Từ đầu đến .Như với cha mẹ mình: Vũ Nương trong cuộc hôn nhân với chàng Trương
P2 : Tiếp đến đã qua rồi: Nỗi oan của Vũ Nương và cái chết bi thảm
P3: Còn lại: Vũ Nương được giải oan, sống dưới thuỷ cung
4. Chủ đề:
- Ca ngợi vẻ đẹp đức hạnh của người phụ nữ và thể hiện số phận bi kịch của họ trong xã hội PK. - Là tiếng nói tố cáo XHPK làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi.
- Thể hiện thái độ thông cảm trước bất hạnh của người phụ nữ.
5. Phân tích:
a. Nhân vật Vũ Nương
a1. Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương
+ Nhân vật chính: Vũ Nương có quan hệ với:
Bà mẹ ( Con dâu )
Trương Sinh ( Vợ )
Bé Đản ( Mẹ )
Hàng xóm ( Láng giềng ), Linh Phi
+ Quê: Nam Xương
+ Tên: Vũ Thị Thiết
+Tính: Thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp.
Yêu mến người con gái đẹp người, đẹp nết
* Trong mối quan hệ với chồng :
- Khi mới về nhà chồng:
+ Giữ gìn khuôn phép
+Không từng lúc nào vợ chồng phải thất hoà
+ Đang có thai
Cư xử đúng mực, nhịn nhường.
- Khi tiễn chồng đi lính.
+ Không mong vinh hiển -> bình yên
+ Cảm thông nỗi vất vả của chồng
+Thể hiện nỗi nhớ nhung, khắc khoải khi chồng đi xa.
Nhạy cảm, chu đáo , tình nghĩa
- Khi chồng ra trận:
+“ Mỗi khi thấy bướm lượn ”,“Ngõ liễu.”
=>Yêu thương,chờ mong,thuỷ chung nhất mực
* Trong mối quan hệ với mẹ chồng
+Chăm sóc mẹ già, nuôi dưỡng con nhỏ
+ Mẹ ốm : lo thuốc men chạy chữa, hết lời khuyên lơn
+ Mẹ chết: Ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ
hiếu nghĩa, giàu đức hi sinh.
* Trong mối quan hệ với con:
- “ Chỉ bóng mình trên tường..
=> Giàu tình yêu thương con
* Trong mối quan hệ chung:
- Một mình thay chồng gánh vác việc nhà, chăm mẹ nuôi con
- Khi bị nghi oan giãi bày, mong hàn gắn HP
- Sống dưới thủy cung luôn nhớ về quê hương
- Khi trở về trên sông không trách TS chỉ đa tạ.
=> Là người phụ nữ đảm đang tháo vát, trọng danh dự, khao khát hạnh phúc,nhân hậu, nghĩa tình, vị tha
TIẾT 17
Vũ Nương mang đầy đủ những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến. Nàng gánh trọn trên đôi vai nhỏ bé của mình gánh nặng gia đình thời buổi loạn ly: thay chồng nuôi mẹ nuôi con. Nhưng mọi vất vả ấy với nàng không có gì đáng kể bởi vì nàng có niềm tin vào ngày mai hội ngộ, ngày Trương Sinh trở về mang theo hai chữ “bình yên”. Thế rồi Trương Sinh trở về bình yên như Vũ Nương hằng mong ước, nhưng Vũ Nương có thoả ước nguyện của mình hay không?
- Phần hai câu chuyện mở ra bằng một sự kiện tốt lành: giặc tan, Trương Sinh trở về nhưng không khí ngày chàng trở về đượm sắc thái ngậm ngùi. Mẹ chàng đã mất, chàng bế con ra thăm mồ mẹ.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
? Em hình dung không khí gia đình khi chàng Trương trở về ntn? HS tự bộc lộ
? Khi Trương Sinh trở về, điều gì khiến anh ta nghi ngờ vợ ?
?Khi cùng Đản ra thăm mộ mẹ, Trương Sinh nghe con nói chàng có tâm trạng gì?
? Tại sao câu nói ngây thơ của trẻ lại gây nghi ngờ sâu sắc như vậy?
HS thảo luận,bộc lộ – GV đinh hướng.
? Em nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả?
? Tin lời con trẻ, mối nghi ngờ ngày càng sâu sắc, TS đã xử sự ntn?
?Nhận xét của em về cách xử sự của TS?
? Tại sao Trương Sinh lại có hành động như vậy?
- Đa nghi, thất học, ghen tuông mù quáng, hành động nóng vội, vũ phu, độc đoán.
?Khi bị nghi oan, Vũ Nương đã làm gì?
? Qua đó, em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Vũ Nương lúc này?
? Và cuối cùng, nàng có hành động ntn?
? Qua lời than của VN, em có cảm nghĩ gì? ( HS tự bộc lộ )
? Nêu nhận xét của em về hành động trẫm mình của Vũ Nương?
+ GV so sánh với hành động trẫm mình của Vũ Nương trong truyện cổ tích “ Vợ chàng Trương”- Nguyễn Đổng Chi : “ Vũ Nương chạy một mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống nước”
? Nhận xét của em về tình tiết của đoạn truyện này?
? Cái chết của Vũ Nương có ý nghĩa gì?
- Tố cáo xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.
? Số phận bất hạnh của Vũ Nương gợi liên tưởng đến nhân vật nào trong một vở chèo cổ Việt Nam?
( Nhân vật Thị Kính -“Quan âm Thị Kính” )
? Theo em, có cách nào giải thoát oan trái cho những người phụ nữ như Vũ Nương, Thị Kính, mà không cần đến những sức mạnh siêu nhiên, thần bí?
HS thảo luận nhóm .
- Cần xoá bỏ chế độ áp bức bất công, tạo lập một xã hội công bằng bình đẳng, tôn trọng phụ nữ.
? Nêu nhận xét về nhân vật Vũ Nương ?
? Sau đó VN có được minh oan không? giải oan bằng cách nào ?
- GV nhấn mạnh ý nghĩa của chi tiết cái bóng được xây dựng trong truyện.
? Em nhận xét gì về chi tiết này?
? Theo em, thảm kịch của VN có tránh được không?
Hs thảo luận trình bày
? Truyện lẽ ra kết thúc tại đâu? vì sao lại thêm đoạn cuối?
?Em có suy nghĩ gì cuộc sống dưới thuỷ cung? Điều đó có ý nghĩa gì?
? Khi Phan Lang gặp lại VN ở động của Linh Phi, thái độ của VN ra sao?
? Qua lời nói của VN, ta thấy ở nàng còn hiện lên vẻ đẹp nào?
? Vì sao VN chẳng trở về nhân gian được nữa? ( HS thảo luận, tự bộc lộ quan điểm riêng – Gv đưa ra hướng gợi mở
? Ngay phần đầu truyện TS được giới thiệu là người ntn?
? Trương Sinh khi đi lính trở về trong tâm trạng ntn? Trương Sinh nghi ngờ và ghen tuông điều gì sau khi ra mồ mẹ?
?Sự ghen tuông đó bắt nguồn từ đâu?
Gv thuyết trình: Từ lời nói ngây thơ của con nhỏ về một người cha khác (cái bóng), TS đã một mực cho là vợ mình thất tiết và bắt đầu dẫn đến mọi bi kịch.
? Khi một mực cho là vợ mình thất tiết, TS đã có những hành động ntn đối với VN?
? Trước lời thanh minh của VN và sự bênh vực của hàng xóm, TS có tin không?Vì sao?
GV truyết trình: như vậy từ một lời nói ngây thơ của con nhỏ, với bản tinh đa nghi lại ít học TS đã không đủ bình tĩnh để nhìn nhận sự việc đến cái chết đầy oan khuất của VN.
* Liên hệ:
? Theo em vì sao TS cho mình cái quyền được mắng nhiếc đánh đuổi vợ?
? Em có suy nghĩ gì về tư tưởng bình đẳng giới trong XHPK ngày xưa ?
( HS tự bộc lộ -> GV định hướng )
?Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật TS.
? Qua nhân vật TS, nhà văn muốn lên án điều gì?
a2. Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương. (20')
* Không khí đượm buồn, ngậm ngùi, mẹ mất, con không nhận cha
* Tình huống VN bị nghi oan
+ Trương Sinh thăm mộ mẹ cùng đứa con, lời nói của đứa con từ chiếc bóng trên tường
+ Gạn hỏi con, nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ, đinh ninh là vợ hư.
+ Câu nói phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ của con trẻ “ Nín thin thít..ngồi ” Như 1 câu đố, dấu đi sự trả lời: Người cha nghi ngờ, người đọc cũng không đoán được
+ Tài kể chuyện: Khéo thắt nút câu chuyện đột ngột căng thẳng >< xuất hiện
+ Về nhà, la um lên giấu không kể lời con -> mắng nhiếc ->không nghe vợ thanh minh, hàng xóm bênh vực -> đánh đuổi vợ đi ->
=> Cách xử sự hồ đồ và độc đoán của Trương Sinh .
* Thái độ , hành động của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan:
+ Nàng thanh minh để chồng hiểu nỗi đau của mình bằng những lời lẽ bộc lộ tâm tư, tình cảm khi chồng vắng nhà “ Tô sonbén gót “
Đau khổ, thất vọng, không hiểu vì sao mình bị đối xử bất công như vậy. Nàng không có quyền tự bảo vệ.
+ Tìm đến cái chết. Hạnh phúc gia đình tan vỡ, thất vọng: Thú vui nghi gia, nghi thất .
=>Lời than thống thiết, thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ đức hạnh, họ không có quyền tự quyết định hạnh phúc mà phải phụ thuộc vào người khác.
- Hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, có nỗi tuyệt vọng đắng cay, có sự chỉ đạo của lí trí.
- Đầy kịch tính, hấp dẫn người đọc với những tình huống, xung đột gay cấn, nút thắt ngày một chặt miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
- ý nghĩa cái chết của Vũ Nương :
+ Tố cáo XH phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình .
+ Bày tỏ niềm cảm thương với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh không được bênh vực , chở che mà còn bị đối xử bất công , vô lí chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ và vì sự hồ đồ , vũ phu của người chồng ghen tuông mà phải kết liễu cuộc đời mình
=> Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang tháo vát, rất mực hiếu thảo , chung thuỷ với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình mà lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn trong bi kịch gia đình
a3. Nàng Vũ được giải oan
* Nàng Vũ được giải oan
+ Con nói ra sự thật từ chiếc bóng trên tường
+ Trương Sinh hiểu ra sự thật
Cởi nút truyện bất ngờ mà hợp lí gây sửng sốt cho người đọc.
+ Vũ Nương chết, chàng Trương hối hận
Kết thúc có hậu của thể truyền kì..Thể hiện thái độ của tác giả
* Cuộc sống của Vũ Nương dưới thủy cung
+ Là thế giới đẹp: Quang cảnh – con người. Đặc biệt là mối quan hệ nhân nghĩa đối lập với cuộc sống trần thế
Tố cáo hiện thực đen tối của XH suy tàn, thể hiện ước mơ của con người về một XH công bằng, tốt đẹp.
- Gặp Phan Lang
+ Lúc đầu: Không muốn quay về
+ Sau đó: Tất phải tìm về có ngày.
Vẫn là người vợ giàu tình nghĩa, người mẹ thương con, dù chết vẫn muốn được giải oan, bản chất của nàng vẫn tốt đẹp.
b. Nhân vật Trương Sinh.
- Đa nghi,đối với vợ luôn phòng ngừa quá sức, thất học.
- Mẹ mất, con không nhận, mệt mỏi, buồn bã.
- Đinh ninh là vợ hư.
- Bắt nguồn từ lời nói ngây thơ của con nhỏ về cái bóng trên tường.
- mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi.
- Không tin lời hàng xóm, không cho VN được thanh minh.
- Tư tưởng PK “ trọng nam khinh nữ”, XH không bênh vực phụ nữ
=>Nhỏ nhen, ích kỉ, độc đoán.
=> Lên án sự bất công đối với người phụ nữ trong XH nam quyền, những hủ tục hà khắc bất công với người phụ nữ.
TIẾT18
? Qua việc tìm hiểu cuộc đời của nhân vật VN, em hãy cho biết thông qua tác phẩm Nguyễn Dữ muốn phản ánh điều gì?
? Em hãy cho biết giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện ở những phương diện nào?
?Văn bản có những nét đắc sắc nào về nghệ thuật kể chuyện ?
? Hãy nêu ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong truyện ? ( truyện có mấy cái bóng? Vai trò)
HS trình bày 1 phút
HS vẽ sơ đồ tư duy ý nghĩa của chi tiết cái bóng
? Điểm khác biệt thể hiện thành công về NT kể chuyện của Nguyễn Dữ so với truyện cổ dân gian là gì?
? Hãy chỉ ra một vài yếu tố thực và yếu tố kì ảo và nêu ý nghĩa của các chi tiết này?
( HS tìm các chi tiết ở thủy cung, Phan Lang được linh Phi cứu, VN trở về thoáng chốc trên sông.....)
Hoạt động 4: Luyện tập: 10’
- Phương pháp: tái hiện, tri giác hình tượng NT , thảo luận nhóm
c. Giá trị hiện thực và nhân đạo
- Giá trị hiện thực:
+Phản ánh sự bất công của XHPK nam quyền với những quan niệm đạo đức hẹp hòi dành cho người phụ nữ.
+ Phản ánh số phận bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Giá trị nhân đạo:
+ Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ bình dân.
+ Cảm thông trước những nỗi đau mà người phụ nữ phải gánh chịu.
+ Lên án, tố cáo sự bất công của XH đương thời dành cho người phụ nữ.
+ Mơ ước một xã hội bình đẳng, công bằng
d. Thành công về nghệ thuật:
- Truyện có bố cục chặt chẽ, nhân vật có những nét tính cách riêng. ( TS + VN)
- NT dựng chuyện, kể chuyện khéo léo, với chi tiết NT đặc sắc - chi tiết cái bóng .
+ Cái bóng của VN: thắt nút
+ Cái bóng TS: cởi nút
+ Bộc lộ tính cách nhân vật : Vũ Nương yêu thương chồng; TS đa nghi, cả ghen, hồ đồ; bé Đản ngây thơ
- Chi tiết kì ảo xen hiện thực: Sáng tạo về nghệ thuật so với truyện cổ dân gian.
+ Yếu tố kì ảo : làm nên nét đặc sắc của thể truyền kì, tác phẩm không còn là bản kể của VHDG , góp phần khắc sâu hơn giá trị tố cáo cho tác phẩm.
+ Yếu tố thực : Những yếu tố thực về địa danh ( bến Hoàng Giang, ải Chi Lăng )thời điểm lịch sử cuối đời khai đại nhà Hồ ), nhân vật lịch sử ( Trần Thiêm Bình ), sự kiện lịch sử ( quân Minh xâm lược nước ta ), trang phục mĩ nhân, tình cảnh nhà Vũ Nương không người chăm sóc sau khi nàng mất -> thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ gần với đời thực, tăng độ tin cậy.
+ Kết thúc có hậu : oan tình được giải, VN hưởng HP nơi thủy cung nhưng không mất đi giá trị tố cáo.
III. Luyện tập
? Em hãy kể lại 1 đoạn truyện theo cách của mình ?
HS kể -> Gv nhận xét đánh giá cho điểm
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học: 5’
- Phương pháp: nêu vấn đề
* Củng cố :
- Đọc thêm bài: Lại viếng Vũ Thị – Lê Thánh Tông.
- Đọc văn bản: Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh và suy nghĩ về hiện thực XH được phản ánh trong VB này.
- Học kĩ bài- tìm đọc TKML . Nhớ một số từ HV trong VB
? Theo em, cái chết của VN có ý nghĩa gì?
? Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
* HDVN:
? Qua nhân vật VN em có suy nghĩ gì về số phận người phụ nữ xưa và nay?
- Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương.
- Chuẩn bị nội dung cho tiết 19 : Lập bảng hệ thống từ ngữ xưng hô trong TV, nhận xét về từ loại của hệ thống từ ngữ đó
- Tiết sau học bài: Xưng hô trong hội thoại.
Soạn ngày 08 tháng 9 năm 2016
Dạy ngày tháng 9 năm 2016
Tuần 4 - Tiết 19
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong TV
- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong TV
2. Kĩ năng :
- Phân tích để thấy rõ mqh giữa việc sd từ ngữ xưng hô trong Vb cụ thể
- Sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp cho phù hợp
- Rèn KN sống :
+ Trình bày, trao đổi về cách xưng hô trong hội thoại, căn cứ vào đối tượng & đặc điểm giao tiếp.
+ Ra quyết dịnh: lựa chọn cách sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp
3.Thái độ :
- Có ý thức lựa chọn từ xưng hô trong giao tiếp
4. Năng lực chủ yếu cần hình thành: Năng lực: tự học, sáng tạo, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác , sử dụng ngôn ngữ
B. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài,bảng phụ
2. Học sinh : Soạn bài. Tìm hiểu kiến thức liên quan đến bài học
C.Tổ chức các hoạt động
* Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ : 3'
? Vẽ sơ đồ các PCHT đã học ? Qua tiết học trước em rút ra cho mình bài học gì gì khi sử dụng các PCHT ? Vì sao em rút ra bài học ấy?
* Tiến trình bài học: 42’
Hoạt động của thấy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: 2’
Phương pháp : vấn đáp
Gv nêu tình huống giao tiếp giao tiếp giữa 2 mẹ con có sự thay đổi từ ngữ xưng hô
- HS tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn hội thoại
- Nhận xét về từ ngữ xưng hô của các đối tượng tham gia hội thoại ?
? Vì sao cùng một chủ thể mà từ xưng hô lại khác nhau ?
GV dẫn vào bài
Hoạt động 2 : Từ ngữ xưng hô và cách sử dụng từ ngữ xưng hô : 15’
Phương pháp: Trực quan, vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
GV gọi HS đọc ví dụ.
? Em hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó?
HS trình bày, HS bổ sung. Gv chốt bằng thông tin trên bảng phụ
? Em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong TV?
(GVgiúp hs hiểu ngôi gộp, ngôi trừ Có thể so sánh với cách dùng từ xưng hô trong Tiếng Anh (I, you)à sự tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của tiếng Việt)
? Xác định các từ ngữ xưng hô trong 2 đoạn trích? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô?
? Vì sao lại có sự thay đổi đó?
? Qua đó em rút ra bài học gì về việc sử dụng từ ngữ xưng hô?
HS đọc,GV nhấn mạnh.
Hoạt động 3: Luyện tập : 23’
Phương pháp: vấn đáp, phân tích, thảo luận
? Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
? Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?
? Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?
? Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện?
Hoạt động nhóm cặp
? Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác?
* Chú ý so sánh: Trước năm 1945, người đứng đầu nhà nước có xưng hô với người dân của mình như vậy?
HS đọc bài tập
Dựa vào gợi ý trên, học sinh áp dụng làm bài tập -> Gv chấm bài : 03 HS.
I. Từ ngữ xưng hô và cách sử dụng từ ngữ xưng hô.
1 Ví dụ: SGK
2 Nhận xét:
VD 1: Bảng phụ:
- Đại từ :
+Tôi, tao, tớ, mày, mi... (số ít)
+ Chúng tôi, chúng tao, chúng mày, bọn.. (số nhiều)
- Danh từ:
+ Ông, bà, chú, bác, cô, anh, chị, em... ( quan hệ gia đình )
+ Thủ trưởng, Bác sĩ, gia sư, ( chức vụ, nghề nghiệp)
+ Bạn... ( quan hệ XH)
- DT riêng: Trang, Hùng, Hoa xưng hô bằng tên riêng
=>Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, có những cặp từ khác nhau
- Có những từ xưng hô ngôi gộp, ngôi trừ ( Ta, chúng ta..)
VD2
a.‘Em- anh ’; “ Ta- Chú mày “
Cách xưng hô không bình đẳng: Kẻ vị thế yếu nhờ vả kẻ vị thế mạnh kiêu căng hách dịch.
b.“ Tôi- Anh”: bình đẳng, ngang hàng.
Thay đổi do tình huống giao tiếp. Dế Choắt không còn coi mình là kẻ thấp hèn mà trăng chối với tư cách là một người bạn.
3.Kết luận:
- Ghi nhớ SGK
* Chú ý: trong những tình huống giao tiếp cụ thể có những từ không thuộc hệ thống từ vựng xưng hô vẫn được sử dụng.
II. Luyện tập
Bài tập 1:
- Dùng sai từ chúng ta, nhầm chúng tôi, chúng em
Do trong tiếng Anh : we(chúng tôi, chúng ta)
Mà trong tiếng Việt :
chúng tôi ( ngôi trừ – chỉ có người nói )
chúng ta ( ngôi gộp – cả người nói lẫn người nghe )
-> Trong tình huống này làm cho người ta hiểu nhầm là lễ thành hôn của cô học viên và vị giáo sư Việt Nam.
Bài tập 2:
- Việc dùng “chúng tôi” thay cho “tôi” trong các văn bản khoa học nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản .
- Ngoài ra, việc xưng hô này còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
- Chú ý khi viết bài tranh luận, bình luận khi cần nhấn mạnh ý kiến riêng của cá nhân thì dùng tôi là thích hợp nhất.
Bài tập 3:
+Cậu bé xưng hô với mẹ: mẹ – con: Bình thường
+Cậu bé xưng hô với sứ giả: Ông – ta: Khác thường
Mục đích: Nhấn mạnh sự kì lạ về nhân vật của cổ tích: Nhân vật không bình thường.
Bài tập 4:
Vị tướng tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng quyền cao chức trọng nhưng vẫn dùng từ xưng hô thầy – con thể hiện thái độ kính cẩn , lòng biết ơn.
(tôn sư trọng đạo).
Bài tập 5:
- Trước 1945 , đất nước ta là nước phong kiến cách xưng hô của vua với dân có sự ngăn cách rất rõ ràng: trẫm- khanh.: vai trên - dưới
+ Bác đứng đầu Nhà nước : xưng hô tôi - đồng bào thể hiện sự gần gũi , thân thiết, tôn trọng. Đó là quan hệ bình đẳng: vai ngang hàng
=>Bác xưng hô “ Tôi “ và “ Đồng bào “ tạo nên sự gần gũi thân thiết giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân. Mối quan hệ giữa con người và con người trong mộit nền dân chủ.
Bài tập 6:
- Các nhân vật ở địa vị khác nhau xưng hô khác nhau.
- Hoàn cảnh .
- Có thái độ khác nhau
* Gợi ý
Cách xưng hô của cai lệ thể hiện sự trịch thượng, hống hách. Cách xưng hô của chị Dậu ban đầu hạ mình, nhẫn nhục (nhà cháu-ông), nhưng sau đó thay đổi hoàn toàn: tôi-ông, rồi bà-màyà thể hiện sự thay đổi thái độ và hành vi ứng xử của nhân vật. Nó thể hiện sự phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học : 2’
- Phương pháp: nêu vấn đề
*Củng cố :
? Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt như thế nào?
? Trong giao tiếp để xưng hô cho thích hợp người tham gia giao tiếp cần phải làm gì?
* HDVN:
- Học bài, nắm chắc hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
- Hoàn thiện các bài tập 6 còn lại vào vở bài tập .
- Tìm các ví dụ về việc lựa chọn từ ngữ xưng hô khiêm nhường và tôn trọng người đối thoại.
- Chuẩn bị bài : Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Sưu tầm đoạn văn nghị luận văn học
Soạn ngày 08 tháng 9 năm 2016
Dạy ngày tháng 9 năm 2016
Tuần 4 - Tiết 20
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp
2. Kĩ năng :
- Nhận diện ra cách dẫn trực tiếp và dẫn dán tiếp
- Sử dụng cách dẫn trực tiếp và dẫn dán tiếp trong quá trình tạo lập VB
3.Thái độ :
- Có ý thức lựa chọn cách dẫn hoặc lời dẫn
4. Năng lực chủ yếu cần hình thành: Năng lực: tự học, sáng tạo, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác , sử dụng ngôn ngữ, phân tích
B. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài, sưu tầm một số đoạn thơ, đoạn văn mẫu,bảng phụ
2. Học sinh : Soạn bài theo sự hướng dân củ GV
C.Tổ chức các hoạt động
* Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ : 3'
? Em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô ? Trong giao tiếp để xưng hô cho thích hợp người tham gia giao tiếp cần chú ý điều gì?
? Em hiểu thế nào về nguyên tắc giao tiếp trong TV “ xưng khiêm hô tôn” ? Cho VD minh họa.
* Tiến trình bài học: 42’
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: 1’
Phương pháp: thuyết trình
Trong khi nói hoặc viết nhiều khi chúng ta sử dụng lại những lời nói của người khác vậy khi sử dụng chúng ta cần tuân theo những yêu cầu gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2 : Lời dẫn trực tiếp:10’
- Phương pháp: nêu vấn đề, phân tích, thuyết trình, trực quan
Hs đọc VD SGK
? Em hiểu thế nào là lời nói, ý nghĩ?
- Lời nói : Nội dung diễn đạt được phát âm thành tiếng
- Ý nghĩ : Nội dung diễn đạt mới ở trong đầu chưa được nói ra
? Trong đoạn trích a,b phần câu in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Vì sao ?
? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
?Có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước với nó được không?
?Nếu được thì hai bộ phận ấy được ngăn cách với nhau bằng dấu gì?
=>Phần in đậm trong dấu “ ” ở VD a,b gọi là lời dẫn trực tiếp
? Em hiểu thế nào là lời dẫn trực tiếp
GVgọi HS đọc ghi nhớ.
GV đưa bài tập trên bảng phụ để củng cố bài học.
?Lời dẫn trực tiếp được sử dụng khi nào?(lời người khác, trích thơ, văn...)
GV hướng dẫn HS trao đổi đoạn văn đã sưu tầm và nhận ra dấu hiệu của lời dẫn trực tiếp ( dấu “” hoặc in nghiêng )
Hoạt động 3 : Lời dẫn trực tiếp : 10’
- Phương pháp: nêu vấn đề, phân tích, thuyết trình, trực quan
HS đọc VD SGK, GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK. Chú ý từ in đậm
?Trong đoạn trích bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
?Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?
?Có thể thay từ “rằng” bằng từ gì?
? Những bộ phận in đậm trên có được nhắc lại nguyên vẹn lời hoặc ý nghĩ của ai không?
Giáo viên khái quát nội dung kiến thức để học sinh rút ra ghi nhớ.
? Từ việc phân tích hai ví dụ trên, em hiểu thế nào là lời dẫn gián tiếp?
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GV hướng dẫn HS quan sát đoạn hội thoại trên bảng phụ, nhận ra dấu hiệu của lời dẫn gián tiếp ( dấu “” hoặc in nghiêng )
Hoạt động 4: Luyện tập : 18’
Phương pháp: vấn đáp, phân tích , thuyết trình, thảo luận
? Tìm lời dẫn trong những đoạn trích ( Trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
? Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp?
GV chia nhóm: HS làm vào vở, đại diện viết vào phiếu.
Tổ 1: a Tổ2:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 2 Dau tranh cho mot the gioi hoa binh_12407319.doc