II. Đa dạng về môi trường sống:
Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống, động vật phân bố khắp các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 1: Thế giới động vật đa dạng – phong phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Ngày soạn: ..
Tiết: 01 Ngày dạy: .
Bài 1 THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG – PHONG PHÚ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được thế giới động vật đa dạng, phong phú (về loài, kích thước, về số lượng cá thể và môi trường sống).
- Xác định nước ta được thiên nhiên ưu đãi, nên có một thế giới động vật đa dạng phong phú.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát, so sánh.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng nhận biết các động vật qua các hình vẽ và liên hệ đến thực tế.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.
II. Phương pháp
Tìm tòi – đàm thoại – vấn đáp.
III. Thiết bị dạy học
- Tranh vẽ (hình1.1 SGK).
- Tranh ảnh.
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Nội dung bài mới
a. Giới thiệu: 1’
Thế giới động vật đa dạng, phong phú. Nước ta ở vùng nhiệt đới, nhiều tài nguyên rừng và biển được thiên nhiên ưu đãi cho một thế giới động vật rất đa dạng và phong phú.
b. Phát triển bài
Hoạt động 1: Động vật đa dạng về lồi và phong phú về số lượng cá thể.
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
18’
- Cho HS thông tin o và lệnh Ñ. Kết hợp quan sát hình 1.1
- Giáo viên treo tranh.
- Tên các loài động vật khi kéo một mẻ lưới trên biển/ Tát một ao cá/Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ,?
- Hãy kể tên các động vật tham gia vào bản giao hưởng thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê sông nước ta.
- Nhận xét. Yêu cầu hs rút nhận xét về thế giới động vật (về loài, số lượng).
- Âm thanh chúng phát ra coi như một tín hiệu để đực cái gặp nhau vào thời kì sinh sản.
- Gv tiểu kết.
- Liên hệ thực tế: một số động vật được con người thuần hóa thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người.
- Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu hoạt động .
- HS quan sát.
- Cá chuồn, cá chim, mực, cá ngừ, tôm, các loại tảo, động vật nguyên, giáp xác nhỏ,
=> Động vật rất đa dạng phong phú về phương diện loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống.
- Cóc, ếch, nhái, ễnh ương, nhái bầu, dế, cào cào, châu chấu, . . . .
- Ghi nhận.
- Ghi bài.
- Ghi nhận.
I. Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể.
Thế giới động vật xung quanh ta vô cùng đa dạng và phong phú . Chúng đa dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống.
Hoạt động 2 : Động vật đa dạng về môi trường sống.
17’
- Yêu cầu HS quan sát H1.3, H1.4 SGK
- Yêu cầu HS ghi tên các động vật nhận biết được ở ba môi trường sống.
-Yêu cầu học sinh thảo luận theo mục 2 SGK.
- Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
- Nguyên nhân nào khiến động vật ở vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và nam cực?
- ĐV nước ta có đa dạng phong phú không? tại sao?
- Gọi hs rút ra kết luận chung về môi trường sống của động vật.
- Gv tiểu kết.
- Tình huống chuyên môn: Chúng ta cần phải làm gì để thế giới động vật luôn đa dạng và phong phú?
- HS quan sát H1.3-4 HS thảo luận nhóm,phát biểu:
- + Dưới nước: cá, mực,ốc, sứa, ..
+ Trên cạn: hươu, nai, khỉ, báo, . . .
+ Trên không: chim, quạ, bướm, ong, .. .
- Có mỡ dày, lông rậm và tập tính chăm sóc trứng và con non chu đáo.
- Có nhiệt độ ấm áp, thức ăn phong phú, môi trường sống đa dạng.
- ĐV nước ta rất đa dạng và phong phú vì có nhiệt độ ấm áp, thức ăn phong phú, môi trường sống đa dạng, thêm nữa có tài nguyên rừng và biển chiếm diện tích lớn.
- Phát biểu.
- Ghi bài.
- Để thế giới động vật đa dạng phong phú, chúng ta phải: Bảo vệ “ ngôi nhà” của chúng ta (tức là bảo vệ môi trường sống của động vật như: rừng, biển, sông, hồ, ao,).
- Trước hết là học tập tốt phần động vật trong chương trình sinh học 7 để có được những kiến thức cơ bản về thế giới động vật.
II. Đa dạng về môi trường sống:
Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống, động vật phân bố khắp các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm.
4. Củng cố: 1’
Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ cuối bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 4’
- Kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng, phong phú không?
- Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?
→ Để thế giới động vật mãi đa dạng và phong phú, chúng ta phải:
- Bảo vệ “ ngôi nhà” của chúng ta (là bảo vệ môi trường sống của động vật như: rừng, biển, sông, hồ, ao,).
- Trước mắt là học tập tốt phầnn động vật trong chương trình sinh học 7 để có được những kiến thức cơ bản về thế giới động vật.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học bài
- Xem trước bài 2 “Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật”.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1B.doc