II. Cấu tạo trong và di chuyển
1. Cấu tạo trong
- Thành cơ thể có lớp biểu bì, lớp cơ dọc phát triển.
- Miệng có 3 môi bé.
- Có khoang cơ thể chưa chính thức.
- Ống tiêu hóa có ruột non và hậu môn.
- Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc.
2. Di chuyển
Di chuyển bằng cách cong và duỗi cơ thể trong môi trường kí sinh.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 13: Giun đũa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07 Ngày soạn: ...
Tiết: 13 Ngày dạy: ...
NGÀNH GIUN TRÒN
Bài 13 GIUN ĐŨA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Thông qua đại diện của giun đũa, hiểu được đặc điểm chung của ngành giun tròn , mà đa số đều kí sinh.
- Mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với kí sinh.
- Giải thích được vòng đời của giun đũa( có giai đoạn qua gan, tim, phổi). Từ đó biết cách phòng trừ giun đũa, một bệnh rất phổ biến ở VN.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm .
3. Thái độ:
Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe.
II. Phương pháp
So sánh + quan sát + tìm tòi + hoạt động nhóm
III. Thiết bị dạy học
Tranh vẽ cấu tạo ngoài , cấu tạo trong của giun đũa, sơ đồ vòng đời của giun đũa.
IV.Tiến trình dạy học
1. Ồn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Kể tên một số giun dẹp mà em biết?
- Các giun dẹp đó xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?
3. Nội dung bài mới
a. Giới thiệu: 1’
Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người , nhất là trẻ em, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
7’
- YC HS đọc thông tin SGK và quan sát hình 13.1.
- Em hãy tóm tắt về cấu tạo ngoài của giun đũa?
- Lớp vỏ cuticun của giun đũa có vai trò gì?
- Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận nó như thế nào?
- Giun cái dài và mập hơn giun đũa có ý nghĩa gì?
- Nhận xét.
- Kết luận.
- Đọc thông tin sgk và quan sát hình 13.1.
- Tóm tắt cấu tạo ngoài.
- Không bị tiêu hóa do dịch tiêu hóa của người tiết ra.
- Sẽ bị tiêu hóa như những thức ăn khác.
- Đảm bảo đẻ ra lượng trứng khổng lồ là 200 ngàn trứng (1 ngày).
- Chú ý nghe.
- Ghi bài.
I. Cấu tạo ngoài.
- Cơ thể hình ống dài 25cm.
- Thân có màu hồng nhạt, không phân đốt.
- Bên ngoài cơ thể có lớp vỏ cuticun bao bọc.
Hoạt động 2: Cấu tạo trong và di chuyển
7’
- YC HS đọc thông tin SGK và quan sát hình 13.2.
- Cấu tạo trong của giun đũa cái gồm những phần nào?
- Kết luận.
- Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa liên quan gì tới tốc độ tiêu hóa? Khác với giun dẹp đặc điểm nào? Tại sao?
- Giun đũa di chuyển bằng cách nào?
- Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với con người?
- Kết luận.
- Đọc thông tin SGK và quan sát hình 13.2.
- Gồm: ruột, tuyến sinh dục, lỗ sinh dục cái.
- Ghi bài.
- Tốc độ tiêu hóa nhanh.Vì thức ăn vận chuyển theo lối đi 1 chiều: đầu vào là thức ăn đầu ra là hậu môn
- Di chuyển bằng cách cong cơ thể lại và duỗi ra. Chui rúc trong môi trường kí sinh.
- Nhờ đầu giun nhọn, giun con nhỏ nên chui được vào ống mật, khi đó người bệnh sẽ đau bụng và rối loạn tiêu hóa do bị tắt mật.
- Ghi bài.
II. Cấu tạo trong và di chuyển
1. Cấu tạo trong
- Thành cơ thể có lớp biểu bì, lớp cơ dọc phát triển.
- Miệng có 3 môi bé.
- Có khoang cơ thể chưa chính thức.
- Ống tiêu hóa có ruột non và hậu môn.
- Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc.
2. Di chuyển
Di chuyển bằng cách cong và duỗi cơ thể trong môi trường kí sinh.
Hoạt động 3: Dinh dưỡng
5’
- Giun đũa dinh dưỡng như thế nào?
- Kết luận.
- Thức ăn đi một chiều theo ống ruột thẳng từ miệng tới hậu môn.
- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều.
- Ghi bài.
III. Dinh dưỡng
- Thức ăn đi một chiều theo ống ruột thẳng từ miệng tới hậu môn.
- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều.
Giun đũa trứng giun ấu trùng trong trứng
(ruột non người) (môi trường)
ấu trùng ấu trùng
(vào máu, gan, tim và phổi) (ruột non người)
Hoạt động 4: Sinh sản
12’
- YC HS dựa vào thông tin sgk: Cho biết cơ quan sinh sản của giun đũa là gì?
- Thông báo thêm: Mỗi năm có thể đẻ hàng chục triệu trứng. Trứng có vỏ dày và cứng, bảo vệ tốt cho ấu trùng ở trong.
- Kết luận.
- YC HS đọc thông tin SGK và quan sát hình 13.3 và 13.4.
- Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ.
- Nhận xét.
- Kết luận.
- Liên hệ thực tế: Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa?
- Do trình độ vệ sinh xã hội nước ta còn thấp, nên dù phòng tránh tích cực cũng không tránh khỏi mắc bệnh giun đũa. Vì thế, y học khuyên mỗi năm nên tẩy giun từ 1- 2 lần.
- Vậy chúng ta phải làm gì để phòng chống giun đũa?
- Kết luận.
- Gồm: Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: cái 2 ống, đực 1 ống.
- Chú ý nghe.
- Ghi bài.
- Đọc thông tin SGK và quan sát hình 13.3 và 13.4
- Vẽ sơ đồ vòng đời của giun đũa.
- Chú ý nghe.
- Ghi bài.
- + Rửa tay trước khi ăn: nhằm mục đích loại trừ giun sán và các bào tử, nấm mốc có hại.
+ Không ăn rau sống: vì rau sống ( xà lách, rau thơm, ) ở nước ta, theo thói quen thường tưới bằng phân tươi chứa đầy trứng giun. Nhờ thế rau xanh tốt, nhưng cũng mang theo một số lượng trứng giun rất nhiều mà dẫu có rửa nhiều lần vẫn không thể sạch được. Tiến tới cần phải trồng “rau sạch” thì lúc ấy sử dụng rau sống mới an toàn.
- Tình huống chuyên môn: Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong 1 năm.
- Biện pháp chủ yếu phòng chống giun đũa là:
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Dùng lồng bàn để đậy thức ăn.
+ Phải ăn uống hợp vệ sinh.
+ Không ăn rau sống, uống nước lã.
+ Tiêu diệt ruồi nhặng.
+ Vệ sinh xã hội ở công cộng (giữ vệ sinh môi trường chung).
+ Tẩy giun từ 1-2 lần/ năm.
- Ghi bài.
IV. Sinh sản.
1. Cơ quan sinh dục.
- Giun đũa phân tính.
- Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống:
+ Cái: 2 ống.
+ Đực: 1 ống.
+ Dài hơn chiều dài cơ thể.
- Giun đũa thụ tinh trong.
2. Vòng đời giun đũa
* Sơ đồ vòng đời giun đũa:
(Trang 4)
* Vòng đời phát triển của giun đũa:
- Giun trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân ra môi trường ngoài.
- Trứng gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành ấu trùng trong trứng.
- Ấu trùng trong trứng bám vào rau, quả tươi, người ăn phải.
- Ấu trùng đến ruột non chui ra khỏi trứng vào máu đi qua gan tim, phổi và trở về ruột non lần 2 và sống kí sinh ở đây.
4.Củng cố: 1’
Gọi HS đọc lại phần kết luận cuối bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 4’
- Giáo dục cho HS giữ gìn vệ sinh môi trường, thân thể.
- Lớp vỏ cuticun bao bọc cơ thể giun đũa có ý nghĩa?
Như là chiếc áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa trong ruột non của người. Nếu không có lớp vỏ cuticun bao bọc thì giun đũa sẽ bị tiêu hóa như các thức ăn khác.
- Nhờ đặc điểm đầu nhọn, nhiều giun con, kích thước nhỏ nên
Giun đũa chui được vào ống mật. Khi đó, người bị giun đũa chui vào ống mật sẽ đau bụng dữ dội và rối loạn tiêu hóa do ống mật bị tắc.
6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
Học bài – vẽ hình – làm bài tập, xem trước bài 14.
7. Nhận xét tiết học: 1’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13B.doc