Giáo án môn Sinh 7 tiết 15: Thực hành: quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của giun đất

III. Dinh dưỡng

- Giun đất: ăn vụn thực vật và mùn đất.

- Hệ tiêu hóa chia làm nhiều phần.

- Thức ăn được lấy từ miệng, chứa ở diều, thức ăn được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, được tiêu hóa nhờ ezim tiết ra từ ruột tịt và hấp thụ qua thành ruột.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 15: Thực hành: quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của giun đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08 Ngày soạn: .... Tiết: 15 Ngày dạy: NGÀNH GIUN ĐỐT Bài 15 THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA GIUN ĐẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được khái niệm về ngành Giun đốt. - Mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất. - Nêu được cấu tạo trong, dinh dưỡng và hình thức sinh sản ở giun đất. - Phân biệt được ngành giun đốt với ngành giun tròn ( đặc điểm về hình thái, sinh lí,..). 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng thực hành , quan sát, so sánh, hoạt động nhóm. 3. Thái độ Ý thức bảo vệ môi trường, gần gũi thiên nhiên hơn. II. Phương pháp: Quan sát + tìm tòi + hoạt động nhóm + thực hành. III. Thiết bị dạy học - Tranh, ảnh về cấu tạo ngồi, cấu tạo trong và sơ đồ di chuyển của giun đất. - Mẩu vật, băng hình , mô hình về giun (nếu có). IV. Tiến trình dạy học 1.Ồn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Nội dung bài mới a. Giới thiệu: 1’ Giun đất sống ở đâu? Em thấy giun đất vào thời gian nào trong ngày? b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Quan sát hình dạng ngoài TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung 4’ - Giun đất sống ở đâu? - Xử lí mẫu. - Cho hs quan sát mẫu vật hs đã chuẩn bị kết hợp với h15.1 - 15.2. - Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với lối sống chui rút trong đất như thế nào? - Cấu tạo ngoài ở phần đầu cơ thể gồm những phần nào? - Kết luận. - Phát biểu. - Tiến hành xử lí mẫu. - Quan sát. - + Cở thể dài, thuôn 2 đầu. + Phân đốt. - Gồm: Vòng tơ ở xung quanh mỗi đốt. Lỗ sinh dục cái, đai sinh dục, lỗ sinh dục đực. - Ghi bài. I. Hình dạng ngoài - Cơ thể dài phân đốt, phần đầu có thành cơ phát triển - Chi bên là các vòng tơ. - Cơ thể có chất nhày giúp da trơn. Hoạt động 2: Quan sát di chuyển 5’ - Cho HS quan sát mẫu vật kết hợp với H15.3 SGK. - YC HS hoàn thành bài tập tr.54. - Nhận xét. - Kết luận: đáp án: 2-1-4-3 + Giun chuẩn bị bò. + Thu mình làm phòng đoạn đầu, thun đoạn đuôi. + Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước. + Thu mình làm phòng đoạn đầu, thu đoạn đuôi. - Kết luận. - Quan sát mẫu vật kết hợp với H15.3 SGK. - Hoàn thành bài tập. - Ghi bài. II. Di chuyển - Do sự chun dãn của cơ thể. - Dùng toàn thân và vòng tơ làm làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước. Hoạt động 3: Tìm hiểu về dinh dưỡng 8’ - Thức ăn của giun đất là gì? Thức ăn tiêu hóa như thế nào? - Kết luận. - Sự trao đổi khí được thực hiện qua bộ phận nào của cơ thể giun đất? - Liên hệ thực tế: Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất? - Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì ? Tại sao? - Lợi ích của giun đất: + Giun đào hang, di chuyển hình thành các hang nhỏ ăn thông trong đất làm đất tơi xốp hơn, rễ cây hoạt động tốt hơn. + Giun ăn đất (những nơi đất khô ráo giun sẽ tiết nước ra làm cho đất ẩm). + Giun ăn mảnh vụn, xác bã động thực vật và thải phân ra ngoài là một loại đất xốp, tăng tính chịu nước, chịu ẩm, tăng độ mùn, dễ hòa tan khoáng, tăng cường hoạt động của vi sinh vật. - Vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp? - Giun đất có thể đào đất sâu tới 8m. Do hoạt động sống, giun đất đã đùn đất cao lên 0,5 – 0,8 cm / năm, làm tăng độ phì của đất. - Thức ăn: Vụn thực vật và mùn đất. - Thức ăn được tiêu hóa: + Thức ăn được lấy từ miệng, chứa ở diều, thức ăn được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, được tiêu hóa nhờ ezim tiết ra từ ruột tịt và hấp thụ qua thành ruột. - Ghi bài. - Qua da. - Vì nước ngập cơ thể làm chúng bị ngạt thở (do hô hấp qua da). - Chất lỏng màu đỏ là máu do có Oxi. Vì giun đất xuất hiện hệ tuần hoàn kín. - Tình huống chuyên môn: Giun đất dinh dưỡng và lối sống như vậy có lợi ích cho đất? - + Tiết chất nhầy làm mềm đất, ẩm ướt đất, làm màu mở đất trồng. + Đào xới đất làm đất tơi xốp, thoáng khí - Nghe giảng. III. Dinh dưỡng - Giun đất: ăn vụn thực vật và mùn đất. - Hệ tiêu hóa chia làm nhiều phần. - Thức ăn được lấy từ miệng, chứa ở diều, thức ăn được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, được tiêu hóa nhờ ezim tiết ra từ ruột tịt và hấp thụ qua thành ruột. Hoạt động 4: Tìm hiểu về sinh sản 6’ - Y/C HS Nghiên cứu SGK, quan sát HS 15.6 trả lời câu hỏi: - Giun đất sinh sản như thế nào? - Thông tin: + Giun đất lưỡng tính. + Khi sinh sản 2 con giun chập đầu vào nhau trao đổi tinh dịch. Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non. - Kết luận. - Quan sát h 15.6 và nghiên cứu thông tin. - Khi sinh sản chúng ghép đôi. - Ghi bài. IV. Sinh sản - Giun đất lưỡng tính. - Khi sinh sản chúng ghép đôi. - Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để nở thành giun non. 4. Củng cố: 1’ Gọi HS đọc nội dung kết luận của bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ - Cơ thể giun đất có màu hồng nhạt vì có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da. - Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt + Tiết chất nhầy làm mềm đất, ẩm ướt đất, làm màu mở đất trồng. + Đào xới đất làm đất tơi xốp, thoáng khí - Khi mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất Vì giun đất hô hấp bằng da nên khi nước ngập cơ thể làm chúng bị ngạt phải ngoi lên mặt đất để thở. - Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là máu của giun đất, giun đất có hệ tuần hoàn kín, máu mang sắc tố chứa sắc nên có màu đỏ. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Xem lại nội dung thực hành. - Chuẩn bị mẫu vật tiết sau thực hành mổ và quan sát giun đất. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc15B.doc