Giáo án môn Sinh 7 tiết 16: Thực hành mổ và quan sát giun đất

I. YÊU CẦU

- Nhận biết được loài giun khoang, có cơ thể dài 20cm, thân to bằng chiếc đũa, lưng sẫm có màu biếc tím. Loài này dễ mổ và dễ quan sát.

- Làm quen với cách mổ động vật không xương sống là bao giờ cũng mổ mặt lưng và gỡ nội quan trong khay mổ ngập nước.

- Làm quen với cách dùng dao, kéo, kính lúp và thói quen quan sát, tìm tòi, tính kiến trì cũng như tinh thần hợp tác để buổi thực hành đạt kết quả tốt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 16: Thực hành mổ và quan sát giun đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08 Ngày soan: .... Tiết: 16 Ngày dạy: .... Bài 16 THỰC HÀNH MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết cách mổ động vật không xương sống (mổ mặt lưng trong môi trường ngập nước), thực hiện được kĩ thuật mổ từ cắm ghim để cố định mẩu vật trên chậu mổ, đến thực hiện các vết cắt, phanh cơ thể ngập trong nước, kể cả cách tìm tòi nội quan bằng lúp , và chú thích các kết quả tìm thấy vào hình vẽ có sẵn. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng thực hành, quan sát, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: HS yêu thích bộ môn hơn, giáo dục ý thức ngăn nắp, gọn gàng. II. Phương pháp Quan sát + tìm tòi + hoạt động nhóm + thực hành. III. Thiết bị dạy học - Tranh vẽ: cấu tạo ngồi và trong của giun đất - Dụng cụ : Chậu thuỷ tinh, bộ đồ mổ, lúp , khay mổ, khăn lau. - Mẩu vật : giun đất. III. Tiến trình dạy học 1. Ồn định lớp: 1’ Tình huống sư phạm: Hồi trống báo hiệu bắt đầu tiết học thứ hai vang lên, tôi bước vào lớp. Nhưng bài học mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một em học sinh đứng lên thất thanh: “Thưa ưa ưa cô em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi em vào thì đã không thấy đâu". Bạn ân cần nói với học sinh cứ bình tĩnh ngồi xuống tiếp tục học. Sau đó bạn cố gắng kết thúc bài sớm, dành ra 10 - 15 phút để giải quyết vấn đề của em. Bạn sẽ dùng lời lẽ nghiêm khắc nhưng ân cần để thuyết phục em học sinh nào đã trót lấy tự giác trả lại cho bạn. 2.Kiểm tra bài cũ: 3’ Nêu cấu tạo trong và ngoài của giun đất? 3. Nội dung bài mới: a. Giới thiệu: 1’ Các em đã tìm hiểu cấu tạo của giun đất. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành trên mẫu vật để xác định các cơ quan của giun đất. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo trong TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung 30’ - Liên hệ thực tế: Giun đất thường sông ở đâu? - Y/c hs nêu các bước mổ giun + kết hợp với hình 16.2 sgk. - Chú ý: Khi mổ sẽ thấy giữa thành cơ thể và thành ruột có 1 khoang trống chứa dịch. Đó là thể xoang, thể xoang được vách đốt chia thành nhiều ngăn bên trong chứa đầy dịch thể xoang. * Yêu cầu hs quan sát cấu tạo trong kết hợp với h 16.3. - Yêu cẩu hs quan sát: Cơ quan tiêu hóa của giun đốt. - Yêu câu hs quan sát hệ thần kinh. - Hệ thần kinh của giun đất. - Chú ý: Để quan sát được hệ thần kinh trước tiên phải dùng dao ( kéo) gỡ bỏ nhẹ nhàng ống tiêu hóa và cơ quan sinh dục ra, sẽ thấy ngay cơ quan thần kinh của giun đất ngay sau dưới ruột. - Y/c HS hoàn thành chú thích h16.1, 3 sgk ( tr 56, 58). - Nơi đất ẩm, sốp. - Nhắc lại các bước mổ giun: có 4 bước. - Nghe giảng. - Cơ quan tiêu hóa: Là 1 ống thẳng từ trước ra sau bao gồm: + Lỗ miệng, khoang miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột giữa, ruột sau và lỗ hậu môn. + Hầu có cơ khỏe. + Diều có thành mỏng. + Dạ dày cơ có thành rất dày. + Ruột giữa có các đặc điểm: - Có lớp TB vàng phủ bên ngoài, các TB này làm nhiệm vụ bài tiết. - Từ thành ruột đốt 27 có đôi manh tràng hình sừng bò hướng về phía trước. - Phía lưng: Ruột giữa lõm xuống tạo thành rãnh lưng, rãnh lưng lấp đầy Tb vàng nên nhìn không rõ. - Gồm 2 hạch não nối với 2 hạch dưới hầu tạo nên vòng hầu. + Vòng hầu nối liền với chuỗi thần kinh bụng ( hai hạch và 2 dây thần kinh bụng gần như gắn với nhau thành một). - Hoàn thành chú thích. I. YÊU CẦU - Nhận biết được loài giun khoang, có cơ thể dài 20cm, thân to bằng chiếc đũa, lưng sẫm có màu biếc tím. Loài này dễ mổ và dễ quan sát. - Làm quen với cách mổ động vật không xương sống là bao giờ cũng mổ mặt lưng và gỡ nội quan trong khay mổ ngập nước. - Làm quen với cách dùng dao, kéo, kính lúp và thói quen quan sát, tìm tòi, tính kiến trì cũng như tinh thần hợp tác để buổi thực hành đạt kết quả tốt. II. Quan sát cấu tạo trong. 1. Cách mổ Gồm 4 bước. (sgk) 2. Quan sát cấu tạo trong. * Cấu tạo trong gồm: - Có thể xoang. - Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch. - Hệ tiêu hóa: phân hóa rõ: Lỗ miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ. - Hệ tuần hoàn: kín. - Hô hấp qua da. - Hệ bài tiết: Có từng đôi ống trong mỗi đốt. Một đầu mở ra trong thể xoang còn đầu kia thông ra ngoài. - Hệ thần kinh: Chuỗi hạch. Hoạt động 2: Viết bài thu hoạch 5’ III. Viết bài thu hoach. 4. Củng cố: 1’ GV nhắc lại nội dung chính của bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 2’ - Gọi HS nêu đặc điểm hệ tuần hoàn và hệ thần kinh của giun đất. - Khi mổ động vật không xương sống cần lưu ý điều gì? 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ Học bài và xem trước bài 17. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệmvà bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16B.doc