Giáo án môn Sinh 7 tiết 2: Phân biệt động vật với thực vật đặc điểm chung của động vật

I. Phân biệt động vật-thực vật.

- Giống nhau: Đều có cấu tạo tế bào, khả năng sinh trưởng và phát triển.

- Khác nhau:

+ Thực vật: có thành xenlulôzơ ở tế bào, tự tổng hợp chất hữu cơ nuôi cơ thể.

+ Động vật: sử dụng chất hữu cơ có sẵn, có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 2: Phân biệt động vật với thực vật đặc điểm chung của động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Ngày soạn: . Tiết: 02 Ngày dạy: . Bài 2 PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được điểm giống và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật. - Nêu được các đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên và kể tên được các ngành Động vật. - Phân biệt được động vật không xương sống với động vật có xương sống, vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. II. Phương pháp Phân tích + so sánh + hoạt động nhóm. III. Thiết bị dạy học - Tranh vẽ: Hình 2.1 , 2.2 - Mô hình về tế bào thực vật và tế bào động vật. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Hãy kể tên những loài động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng, phong phú không? Nêu ví dụ. - Chúng ta phải làm gì để các loài động vật luôn đa dạng và phong phú ? 3. Nội dung bài mới a. Giới thiệu: 1’ Động vật và thực vật xuất hiện rất sớm trên hành tinh của chúng ta, đều xuất phát từ một nguồn gốc chung, nhưng trong quá trình tiến hoá đã hình thành nên hai nhánh sinh vật khác nhau. Bài học này đề cập đến những nội dung liên quan đến vấn đề đó. b. Phát triển bài Hoạt động 1: Phân biệt động vật và thực vật TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung 10’ - Yêu cầu HS quan sát h2.1 - Hãy cho biết đặc điểm nào mà động vật có, thực vật không có được? - Thực vật có mà động vật không có? - Tế bào của động vật và thực vật đều là đơn vị nhỏ nhất tạo nên cơ thể. - Tế bào của động vật và thực vật có khác nhau không? Vì sao? - Động vật giống thực vật ở những điểm nào? - Thức ăn của động vật và thực vật có giống nhau không? - Động vật và thực vật ăn gì? - GV tiểu kết. Lưu ý hs số ít động vật vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng (trùng roi). - Quan sát hình 2.1 - Động vật có khả năng di chuyển, hệ thần kinh và giác quan. - Thực vật có Thành xenlulô ở tế bào. - Ghi nhận. - Có. Vì thành tế bào thực vật có xenlulô. - Cùng cấu tạo tế bào lớn lên và sinh sản (sinh trưởng và phát triển) . - Thức ăn của chúng không giống nhau . - + Động vật ăn thức ăn sẵn có (dị dưỡng). + Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ (tự dưỡng). - Ghi bài. I. Phân biệt động vật-thực vật. - Giống nhau: Đều có cấu tạo tế bào, khả năng sinh trưởng và phát triển. - Khác nhau: + Thực vật: có thành xenlulôzơ ở tế bào, tự tổng hợp chất hữu cơ nuôi cơ thể. + Động vật: sử dụng chất hữu cơ có sẵn, có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan. Bảng 1. So sánh động vật với thực vật Đặc điểm cơ thể Đối tượng phân biệt Cấu tạo từ tế bào Thành xenlulôzơ của tế bào Lớn lên và sinh sản Chất hữu cơ nuôi cơ thể Khả năng di chuyển Hệ thần kinh và giác quan Không Có Không Có Không Có Tự tổng hợp được Sử dụng chất hữu cơ có sẵn Không Có Không Có Thực vạt √ √ √ √ √ √ Động vật √ √ √ √ √ √ Hoạt động 2: Đặc điểm chung của động vật 5’ - Yêu cầu học sinh tham khảo SGK, thực hiện theo yêu cầu SGK. - Động vật có những đặc điểm nào chung nhất? - Trả lời câu hỏi. - Đặc điểm chung của động vật: di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, dị dưỡng. II. Đặc điểm chung của động vật: - Có khả năng di chuyển. - Có hệ thần kinh và giác quan . - Dị dưỡng. Hoạt động 3: Sơ lược phân chia giới động vật 5’ - Động vật chia thành hai nhóm đó là những nhóm nào? - Gv giới thiệu sơ lược về các ngành động vật và đại diện các ngành. - Nhóm động vật có xương sống và nhóm động vật không có xương sống . - Nghe và ghi nhận. III. Sơ lược về phân chia giới động vật Gồm các ngành động vật: - Ngành động vật nguyên sinh: trùng roi. - Ngành Ruột khoang: Thủy tức - Các ngành giun: + Ngành Giun dẹp: sán lá gan + Ngành giun tròn: giun đũa + Ngành giun đốt: giun đất - Ngành thân mềm: trai sông - Ngành chân khớp: tôm sông - Ngành động vật có xương sống: lớp Cá, lớp Lưỡng cư, lớp Bò sát, lớp Chim, lớp Thú. Hoạt động 4: Vai trò của động vật 11’ - Theo các em thì động vật có vai trò gì đối với con người? - Liên hệ thực tế: Ngoài vai trò các em vừa nói thì động vật còn có vai trò rất quan trọng đối với lâm nghiệp, nông nghiệp như : chồn, mèo rừng chúng tiêu diệt gậm nhấm phá hại mùa màng (dơi, chuột chù, ếchăn sâu, bọ, mối.) - Động vật còn làm thực phẩm, phục vụ nhu cầu thẩm mỹ, nghệ thuật. - Phục vụ nhu cầu thẩm mỹ, nghệ thuật: người ta dùng lông cừu, báo, hổ, gạt nai, ngà voi làm các đồ trang sức, trang trí. - Trong y học thì mật gấu, xương hổ, sừng tê, mật ong, nọc rắnlà các dược liệu. Chuột, thỏ, khỉ,là đối tượng dùng nghiên cứu giải phẩu sinh lí, sinh lí bệnh - Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các loài động vật? - Tình huống sư phạm: Khi đang giảng bài, phát hiện một HS đang đọc truyện. => Cách giải quyết: Yêu cầu HS đưa quyển truyện cho giáo viên, cuối giờ gặp riêng HS đọc truyện để góp ý. - Động vật làm thức ăn, làm thuốc chữa bệnh, - Ghi nhận. - Làm thực phẩm: là làm thức ăn. - Ghi nhận. - Ghi nhận. - + Bảo vệ môi trường sống của chúng. + Không săn bắn, buôn bán động vật hoang dã. + Thuần hóa, lai tạo giống. IV. Vai trò của động vật Động vật có vai trò rất quan trọng trong thiên nhiên và đối với đời sống con người: 1. Có lợi: - Cung cấp nguyên liệu cho con người: Thực phẩm, lông, da. - Dùng làm thí nghiệm: học tập, nghiên cứu khoa học, thử nghiệm thuốc. - Hỗ trợ cho người trong: Lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh. 2. Có hại: Truyền bệnh cho người và động vật. Bảng 2. Động vật với đời sống con người STT Các mặt lợi, hại Tên loài động vật đại diện 1 Động vật cung cấp nguyên liệu cho người: - Thực phẩm - Gà, lợn, trâu, thỏ, vịt, ... - Lông - Gà, cừu, vịt, ... - Da - Trâu, bò, ... 2 Động vật dùng làm thí nghiệm: - Học tập nghiên cứu khoa học - Ếch, thỏ, chó, ... - Thử nghiệm thuốc - Chuột bạch, chó, khỉ, ... 3 Động vật hỗ trợ con người - Lao động - Trâu, bò, ngựa, voi, lạc đà, ... - Giải trí - Cá heo, voi, - Thể thao - Ngựa, trâu chọi, - Bảo vệ an ninh - Chó nghiệp vụ, chim đưa thư, 4 Động vật truyền bệnh - Ruồi, muỗi, rận, rệp, ... 4. Củng cố: (1’) Gọi học sinh đọc nội dung trong khung kết luận. 5. Kiểm tra đánh giá: 5’ - Đặc điểm chung của động vật là gì? - Vai trò của động vật đối với đời sống con người? 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ Học bài và xem trước bài 3. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2B.doc
Tài liệu liên quan