2. Cấu tạo trong của tôm sông
Gồm: Cơ quan tiêu hóa à cơ quan thần kinh:
a. Cơ quan tiêu hóa
- Ống tiêu hóa: thực quản ngắn, miệng kề ngay dạ dày.
- Hai bên phần sau dạ dày là tuyến gan có màu vàng nhạt.
- Ruột: Có màu hồng thẫm, rất mảnh và đổ thẳng ra hậu môn ở dưới đuôi tôm.
- Vẽ hình quan sát được.
- Chú thích vào H.23. 3B.
b. Cơ quan thần kinh
- Hệ thần kinh gồm 2 hạch não, nằm phía trên phần trước của ống thực quản.
- Có 2 dây nối với hạch dưới hầu, làm nên 1 vòng thần kinh hầu lớn.
- Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi dài và tiếp theo là chuỗi hạch thần kinh bụng.
- Vẽ hình quan sát được.
- Chú thích vào H.23. 3C
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 25: Thực hành: mổ và quan sát tôm sông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn:
Tiết 25 Ngày dạy:
Bài 23 THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Tìm tòi, quan sát, nhận biết cấu tạo một số bộ phận của tôm sông đại diện cho chân khớp.
- Mổ quan sát cấu tạo trong của mang tôm và hệ tiêu hóa , hệ thần kinh ở chúng.
- Tường trình kết quả thực hành bằng cách tập chú thích vào hình vẽ câm trong SGK.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát, thực hành, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Yêu thích bộ môn.
II. Phương pháp
Trực quan, thực hành, vấn đáp, đàm thoại.
III. Thiết bị dạy học
- Dụng cụ : Chậu mổ, bộ đồ mổ, đinh ghim, nước sạch.
- Mẩu vật: tôm sông.
- Tranh vẽ cấu tạo ngoài của tôm sông.
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Nội dung bài mới:
a. Giới thiệu: 1’
Ở tiết trước cô và các em cùng tìm hiểu cấu tạo ngoài. Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu xem cấu tạo trong của tôm sông như thế nào?
b. Nội dung thực hành.
Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo mang tôm:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
15’
- Chia nhóm, phát dụng cụ thực hành.
- Yêu cầu hs quan sát cấu tạo mang tôm.
- Cách tiến hành: Đặt tôm lên khai mổ và thực hiện việc giải phẩu:
+ Tay trái dùng kẹp để nâng phần giáp đầu ngực của tôm và cắt theo đường chấm gạch như sơ đồ H.23.1
+ Sau đó khẽ gở 1 chân ngực kèm lá mang ở gốc và bắt đầu quan sát dưới kính lúp cầm tay hoặc kính lúp bàn.
+ Dùng kính lúp quan sát 1 chân ngực kèm lá mang nhận biết các bộ phận và ghi chú thích vào H23.1
- Gọi đại diện nhóm phát biểu.
- Yêu cầu hs thảo luận hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm lá mang
Ý nghĩa
-Bám vào gốc chân ngực
-Thành túi mang mỏng
-Có lông phủ
- Nhận xét.
- Tập trung theo nhóm, nhận dụng cụ thực hành.
- Quan sát mẫu vật, ghi lại cấu tạo mang tôm.
- Chú ý nghe giảng.
- Đại diện nhóm phát biểu, bổ sung=> kết luận
1. Lá mang
2. Cấu tạo hình lông chim của lá mang.
3. Bó cơ
4. Đốt gốc chân ngực.
- Thảo luận.
Đặc điểm lá mang
Ý nghĩa
- Bám vào gốc chân ngực
-Tạo dòng nước đem theo oxi
- Thành túi mang mỏng
- Trao đổi khí dễ dàng
- Có lông phủ
-Tạo dòng nước.
- Ghi nhận.
1. Cấu tạo mang tôm
Có 3 đặc điểm:
- Có lông phủ: Để khi lông run động, tạo ra dòng nước ra vào, đem theo thức ăn nhỏ và ôxi hòa tan vào trong mang.
- Thành túi mang mỏng: Để tiếp nhận ôxi vào mao mạch máu dày đặc trên thành mang.
- Bám vào gốc chân ngực: Để khi chân vận động thì lá mang dao động như “ phất cờ”, thích nghi với chức năng trao đổi khí ở mang.
Hoạt động 2: Cấu tạo trong của tôm sông
20’
- Hướng dẫn hs:
+ Yêu cầu: Mổ chính xác, nắm rõ các cấu tạo 2 cơ quan quan trọng.
+ Cách thực hiện mổ tôm sông: SGK
a. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa: Quan sát.
b. Cấu tạo cơ quan thần kinh: Quan sát
- Yêu cầu hs vẽ vào tập.
- Thịt tôm chứa nhiều canxi và protein.
- Nghe, tham khảo sgk.
- Tiến hành mổ tôm theo hướng dẫn sgk.
- Quan sát mẩu mổ, ghi kết quả quan sát được.
- Quan sát mẩu mổ, ghi kết quả quan sát được.
- Vẽ hình quan sát được
- Chú thích H.23.3B:
3. Dạ dày
4. Tuyến gan
6. Ruột
- Chú thích H23.3C
1. Hạch não
2. Vòng thần kinh hầu
5. Chuỗi thần kinh ngực
7. Chuỗi thần kinh bụng
- Làm theo yêu cầu của GV.
- Tình huống chuyên môn – liên hệ thực tế: Ăn thịt tôm có chất gì nhiều?
2. Cấu tạo trong của tôm sông
Gồm: Cơ quan tiêu hóa à cơ quan thần kinh:
a. Cơ quan tiêu hóa
- Ống tiêu hóa: thực quản ngắn, miệng kề ngay dạ dày.
- Hai bên phần sau dạ dày là tuyến gan có màu vàng nhạt.
- Ruột: Có màu hồng thẫm, rất mảnh và đổ thẳng ra hậu môn ở dưới đuôi tôm.
- Vẽ hình quan sát được.
- Chú thích vào H.23. 3B.
b. Cơ quan thần kinh
- Hệ thần kinh gồm 2 hạch não, nằm phía trên phần trước của ống thực quản.
- Có 2 dây nối với hạch dưới hầu, làm nên 1 vòng thần kinh hầu lớn.
- Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi dài và tiếp theo là chuỗi hạch thần kinh bụng.
- Vẽ hình quan sát được.
- Chú thích vào H.23. 3C
4. Đánh giá: 2’
- Yêu cầu mỗi nhóm lập một bảng tường trình nộp cho gv sau buổi thực hành.
- Kết quả về quan sát để chú thích hình.
- GV đánh giá buổi thực hành rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau.
5. Rửa và cắt dụng cụ thực hành: 3’
6. Làm vệ sinh PTH và dặn dò: 3’
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25B.doc