NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1: (2,0 điểm)
Vỏ trai có cấu tạo như thế nào?
Câu 2: (3,0 điểm)
Trình bày đặc điểm và chức năng các phần của cơ thể nhện.
Câu 3: (3,0 điểm)
Vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ.
Câu 4: (2,0 điểm)
Tại sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 29: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Ngày soạn: ..
Tiết: 29 Ngày dạy: .
Bài 27 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được đặc điểm của một số đại diện của lớp sâu bọ thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau.
- Nêu được sự đa dạng về loài, lối sống, tập tính, môi trường sống của lớp sâu bọ.
- Biết được đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
- Nêu được vai trò của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với đời sống con người và động vật.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng quan sát – phân tích tổng hợp.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức biết bảo vệ thiên nhiên.
II. Phương pháp
Quan sát – hoạt động nhóm – vấn đáp – tìm tòi.
III. Thiết bị dạy học
- Tranh vẽ phóng to H. 27.1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
- Bảng phụ : ghi nội dung bảng 1: Sự đa dạng về môi trường sống.
Ghi nội dung bảng 2: Vai trò thực tiễn của sâu bọ.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra: 15’
NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1: (2,0 điểm)
Vỏ trai có cấu tạo như thế nào?
Câu 2: (3,0 điểm)
Trình bày đặc điểm và chức năng các phần của cơ thể nhện.
Câu 3: (3,0 điểm)
Vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ.
Câu 4: (2,0 điểm)
Tại sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,0 điểm)
- Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.
0,7 điểm
- Điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ nhờ dây chằng và 2 cơ khép vỏ.
0,7 điểm
- Vỏ gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ.
0,6
2
(3,0 điểm)
- Cấu tạo:
+ Phần đầu – ngực: đôi kìm, đôi chân xúc giá, 4 đôi chân bò.
0,75 điểm
+ Phần bụng: phía trước là đôi khe thở, ở giữa là 1 lỗ sinh dục, phía sau là các núm tuyến tơ.
0,75 điểm
- Chức năng:
+ Phần đầu - ngực: là trung tâm của vận động và định hướng.
0,75 điểm
+ Phần bụng: là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.
0,75 điểm
3
(3,0 điểm)
- Có lợi:
+ Làm thuốc chữa bệnh: ong mật, tằm,
0,4 điểm
+ Làm thực phẩm: tằm, ...
0,4 điểm
+ Thụ phân cây trồng: ong mật,..
0,5 điểm
+ Thức ăn cho động vật khác: tằm, bọ ngựa, ...
0,4 điểm
+ Diệt các sâu hại: ong mắt đỏ, bọ ngựa,
0,4 điểm
- Có hại:
+ Hại hạt ngủ cốc: mọt,
0,4 điểm
+ Truyền bệnh: ruồi, muỗi,
0,5 điểm
4
(2,0 điểm)
vì lớp vỏ cuticun bao ngoài cơ thể. Vỏ cũ bong ra để vỏ mới hình thành, trong thời gian trước khi vỏ mới cứng thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng.
2,0 điểm
3. Bài mới
a. Giới thiệu: 30”
Sâu bọ với khoảng gần 1 triệu loài rất đa dạng về loài, về lối sống, môi trường sống và tập tính. Các đại diện trong bài tiêu biểu cho tính đa dạng đó.
b. Phát triển bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đại diện sâu bọ khác.
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
11’
- Yêu cầu hs đọc thông tin mục 1 và quan sát tranh H.27.1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
- Hãy cho biết lớp Sâu bọ ngoài con châu chấu ra còn động vật nào thuộc lớp này?
- Mỗi đại diện có lối sống và tập tính như thế nào?
- Qua các đại vừa nêu và bằng sự hiểu biết của mình các em hãy điền tên chúng và các loài có thể biết thêm vào bảng 1.
- Lớp chia làm 3 nhóm. Phát phiếu học tập: Ghi nội dung bảng 1.
- Gọi nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.
- Kết luận.
- Đọc thông tin, nghiên cứu hình vẽ, chú thích kèm theo.
- Mọt hại gỗ, bọ ngựa, chuồn chuồn, ve sầu, bướm cải, ong mật, muỗi, ruồi.
- Nêu được lối sống và tập tính của một số đại diện lớp Sâu bọ.
- Thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
- Các nhóm nhận phiếu học tập.
- Nhóm trình bày và Nhóm khác nhận xét.
- Ghi bài
I. Một số đại diện sâu bọ khác
- Mọt hại gỗ, bọ ngựa, chuồn chuồn, ve sầu, bướm cải, ong mật, muỗi, ruồi.
- Sâu bọ rất đa dạng về số loài, lối sống, tập tính và môi trường sống.
- Chúng phân bố trên các môi trường sống trên trái đất của chúng ta.
Bảng 1: Sự đa dạng về môi trường sống
STT
Các môi trường sống
Một số sâu bọ đại diện
1
Ở nước
Trên mặt nước
Bọ vẽ
Trong nước
Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy
2
Ở cạn
Dưới đất
Ấu trùng ve sầu, dế trũi
Trên mặt đất
Dế mèn, bọ hung
Trên cây
Bọ ngựa
Trên không
Chuồn chuồn, bướm
3
Kí sinh
Ở cây
Bọ rầy
Ở động vật
Chấy, rận
Hoạt động 2: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn
14’
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk phần 1.
- Phân nhóm.
- Thảo luận và chọn lấy các đặc điểm chung nổi bậc của lớp Sâu bọ bằng cách đánh dấu (√) vào ô tương ứng.
- Nhận xét.
- Kết luận.
- Yêu cầu học sinh dựa vào các thông tin trong bài và gợi ý ở bảng 2 để điền tên một số loài sâu bọ làm ví dụ cho các mặt lợi hại ghi trong bảng. Phân nhóm
- Đưa ra 1 số ví dụ để học sinh lựa chọn: tằm, ruồi, muỗi, ong mắt đỏ, bọ ngựa, mọt. Phát phiếu học tập
- Gọi đại diện nhóm trình bày 1 vai trò. Nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét.
- Vậy lớp sâu bọ có vai trò gì đối với thực tiễn?
- Tình huống chuyên môn – liên hệ thực tế: Em có biết loài sâu bọ nào được son người khai thác tinh dầu dùng làm gia vị?
- Đọc thông tin sgk phần 1.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Đáp án: 3,4,5,6.
- Ghi nhận
- Ghi bài.
- Chia làm 3 nhóm.
- Trình bày từng vai trò nhóm khác nhận xét.
- Ghi nhận
- Vai trò: về mặt có lợi, có hại.
+ Làm thuốc chữa bệnh: ong mật, tằm,
+ Làm thực phẩm: tằm,..
+ Thụ phân cây trồng: ong mật,..
+ Thức ăn cho động vật khác: tằm, bọ ngựa,..
+ Diệt các sâu hại: ong mắt đỏ, bọ ngựa,
+ Hại hạt ngủ cốc: mọt,
+ Truyền bệnh: ruồi, muỗi,
- Loài cà cuống, chúng có tuyến tiết tinh dầu vừa cay, vừa thơm rất ngon. Ngoài ra còn làm thức ăn, nước mắm.
II. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn
1. Đặc điểm chung
- Có đủ 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác và thị giác.
- Cơ thể sâu bọ có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
- Phần đầu có 1đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
2. Vai trò thực tiễn
- Có lợi:
+ Làm thuốc chữa bệnh: ong mật, tằm,
+ Làm thực phẩm: tằm, ...
+ Thụ phân cây trồng: ong mật,..
+ Thức ăn cho động vật khác: tằm, bọ ngựa, ...
+ Diệt các sâu hại: ong mắt đỏ, bọ ngựa,
- Có hại:
+ Hại hạt ngủ cốc: mọt,
+ Truyền bệnh: ruồi, muỗi,
Bảng 2: Vai trò thực tiễn của sâu bọ
TT
Các đại diện
Vai trò thực tiễn
Ong mật
tằm
muỗi
Bọ rùa
bướm
Bọ ngựa
ruồi
1
Làm thuốc chữa bệnh
2
Làm thực phẩm
3
Thụ phấn cây trồng
4
Thức ăn cho động vật khác
5
Diệt các sâu hại
6
Hại hạt ngũ cốc
7
Truyền bệnh
4. Củng cố: 1’
Gọi học sinh đọc khung kết luận của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 2’
- Những biện pháp diệt sâu bọ có hại đảm bảo an toàn cho môi trường như:
Sử dụng thuốc trừ sâu an toàn: dùng thiên địch (kiến vàng, bọ rùa, ) bẫy đèn, bắt bằng tay, dùng thuốc vi sinh vật, thu hút và bảo vệ sâu bọ có ích ( ruộng lúa bờ hoa,), vệ sinh đồng ruộng, cày xới diệt trứng sâu bọ
.
- Vì sao người ta thường bảo vệ các tổ kiến vàng trong vườn cây ăn quả?
+ Tiêu diệt các loài thiên địch có hại.
+ Ít tốn kém chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật.
6. Dặn dò và nhận xét: 30”
- Trả lời các câu hỏi 1 tr.93 sgk.
- Đọc mục Em có biết?
- Chuẩn bị bài 28 : Thực hành: xem băng hình về tập tính của sâu bọ.
V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29B - 15.doc